Sài Gòn – Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM, đã chia sẻ với cộng đoàn Dân Chúa trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình, ngày 29.09.2013, tại DCCT Sài Gòn. Ngài đề cập đến vấn đề vô cảm theo ngôn sứ Amos và Tin mừng Luca. Đồng thời ngài cũng giới thiệu một lớp trẻ Việt Nam hiện nay trước vấn đề của đất nước và dân tộc, họ không vô cảm, họ đang dấn thân cho người nghèo và bảo vệ tổ quốc. Kính mời quý vị cùng nghe và đọc nguyên văn bài chia sẻ.
Bài giảng của LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM
DẤN THÂN VÌ NGƯỜI NGHÈO, VÌ TỔ QUỐC
(suy niệm Lời Chúa CN XXVI C Thường Niên *)
Bài Tin Mừng
Trong bài dụ ngôn của Chúa Giê-su, “ông nhà giàu” không có tên. Nhân vật đó đại diện cho một giai cấp trong xã hội. Ông ấy giàu, nhưng ta không biết giàu do đâu. Có thể đó là một người làm ăn lương thiện, thành công nhờ tài trí, nhờ sức lao động. Cũng có thể giàu vì đã khéo léo ăn cắp của công, mạnh tay bóc lột, cướp đất dân oan. Vấn đề Chúa Giê-su muốn chúng ta lưu tâm ở đây không ở chỗ nguồn gốc của tài sản có chính đáng hay không, nhưng là thái độ của người có tài sản. Người giàu bị kết án vì thái độ đối với người nghèo. Tội của ông ta là tội vô cảm. Chúa Giê-su sẽ lặp lại giáo huấn này cách cặn kẽ hơn khi Ngài đề cập đến cuộc phán xét chung trong Tin Mừng Mát-thêu. “Mỗi lần các ngươi không làm cho một trong những người bé nhỏ nhất đây là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,31-35). Tội bị kết án ở đây vẫn là tội vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, đặc biệt những người nghèo.
Đoạn sách ngôn sứ A-mốt
Và để làm sáng tỏ giáo huấn của Chúa Giê-su thì Giáo Hội cho ta nghe bài đọc 1 trích trong sách ngôn sứ A-mốt, vị ngôn sứ đầu tiên trong sách Kinh Thánh có những lời lẽ mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất về các vấn đề xã hội. Và tội bị vạch trần trong bài đọc 1 hôm nay vẫn là tội vô cảm. Bây giờ từ nội dung Lời Chúa, chúng ta hãy duyệt qua một số vấn đề thời sự.
Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô với người nghèo
Đối với anh chị em tín hữu Công Giáo chúng ta thì biến cố lớn trong những tháng đầu năm 2013 hẳn là việc Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô từ nhiệm, và tiếp theo sau là việc vị lên thay thế, Đức Giáo Hoàng đương kim, đã chọn danh hiệu Phan-xi-cô, tên của vị thánh thành Át-xi-di, thường được gọi là vị thánh nghèo. Và một trong những lời tuyên bố đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô là “Tôi muốn một Giáo Hội nghèo giữa những người nghèo”. Và chuyến du hành đầu tiên của ngài ra khỏi đất Ý là để đến thăm những thuyền nhân tỵ nạn tại đảo Lampedusa. Đề cập đến chuyến viếng thăm này khi trả lời phỏng vấn trên chuyến bay ngày 29-07-2013 từ Rio de Janeiro về Rô-ma, ngài nói: “Có một chuyện đau lòng lọt vào tim tôi, đó là chuyến viếng thăm Lampedusa. Nó đã khiến tôi phải khóc, nhưng đã đem lại thiện ích cho tôi. Khi các người tị nạn tới, họ để thuyền xa bờ hàng mấy hải lý trước bãi biển và họ phải tìm cách vào bờ một mình. Điều này khiến cho tôi đau khổ, vì tôi nghĩ họ là các nạn nhân của một hệ thống xã hội kinh tế toàn cầu.” Lời nói cũng như việc làm của Đức Giáo Hoàng cho thấy ngài không vô cảm trước nỗi đau của người nghèo, trái lại ngài đã quan tâm, gần gũi, chia sớt nỗi đau của những người bị bỏ rơi. Thái độ của Đức Giáo Hoàng hoàn toàn tương phản với thái độ ông nhà giàu đối với anh La-da-rô, trong bài dụ ngôn.
Tội bị kết án ở đây là tội vô cảm
Khi cho người nghèo một tên, La-da-rô, hẳn Chúa Giê-su muốn chúng ta nghĩ tới những con người cụ thể, bằng xương bằng thịt đang sống cạnh chúng ta, chung quanh chúng ta. Đó là những con người nghèo vật chất như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, và cả những người nghèo tinh thần, thiếu hiểu biết, thiếu tự do, thiếu dân chủ, thiếu công lý. Có những cá nhân nghèo thì đã hiển nhiên, nhưng còn có những tập thể nghèo, chẳng hạn một tầng lớp xã hội như những công nhân bị bóc lột, những nông dân suốt đời dãi nắng dầm mưa mà vẫn thiếu ăn thiếu mặc, những người dân oan bỗng dưng bị tước đoạt ruộng vườn từ bao đời tổ tiên để lại cho con cháu. Ta còn có thể nói đến cái nghèo của đất nước. 38 năm sau ngày im tiếng súng, bất chấp vẻ bên ngoài hào nhoáng, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Đất đai bị kẻ thù gặm nhắm, hết hải đảo đến cao nguyên. Bao nhiêu cây số vuông rừng phòng hộ, trên danh nghĩa là cho người nước ngoài thuê 50 năm, thực chất là mở toang cửa rước giặc vào nhà. Người dân bị lừa bịp, bị bóc lột, bị đàn áp, không có dân chủ, không có tự do, những quyền thiêng liêng Thượng Đế ban cho con người thì bị tước đoạt. So với cái nghèo vật chất, cái nghèo tinh thần còn khủng khiếp gấp bội.
Lúc nãy trong đoạn sách ngôn sứ A-mốt cũng như trong bài Tin Mừng, những người giàu có bị trừng phạt phải đi lưu đày hay đẩy xuống địa ngục vì đã dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của người nghèo. Vì vô cảm với người nghèo mà đã bị trừng phạt nặng nề như thế thì phải nói làm sao về những kẻ nhân danh một chủ nghĩa hoang tưởng đã bị lịch sử bỏ vào sọt rác, để đàn áp, bóc lột, tước đoạt cả những quyền thiêng liêng cơ bản nhất của con người ?
Những người đồng cảm và dấn thân
Tuy nhiên, thay vì nói đến những chuyện tiêu cực nói không bao giờ hết, tôi muốn làm nổi bật những khuôn mặt, đề cao những con người hiên ngang, can đảm lội ngược dòng, mạnh mẽ đấu tranh cho quyền con người, cho sự sống còn của dân tộc. Đó là những con người dấn thân, bất chấp mọi nguy hiểm cho bản thân, sẵn sàng trả giá để đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ tự do, cho vẹn toàn lãnh thổ. Chỉ nói đến quãng thời gian năm bảy năm trở lại đây thôi, trong số những người đã công khai và mạnh mẽ lên tiếng, một số đã bị bắt và cầm tù. Điều đáng ghi nhận là những tiếng nói mạnh mẽ không chỉ xuất phát từ những người đã lớn tuổi như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sự Cù Huy Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày, hay giáo sư Phạm Minh Hoàng, nhưng ngày càng có những người trẻ hơn như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, rồi Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Trịnh Kim Tiến… Để khỏi quá dài dòng, tôi xin giới hạn chuyện thời sự vào thời gian mấy tuần lễ gần đây thôi. Xin lấy vụ xử Nguyên Kha và Phương Uyên làm mốc.
Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên
Khi bị bắt, Đinh Nguyên Kha mới 25 tuổi, sinh năm 1988 là sinh viên Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp tỉnh Long An. Còn Nguyễn Phương Uyên lúc đó chưa tròn 20, sinh năm 1992, là sinh viên năm thứ 3 trường Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh.
Tại sao hai em bị kết án ? Thưa vì đã phổ biến truyền đơn, và đây là một đoạn trích nội dung: “Hỡi đồng bào Việt Nam hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng sản Việt Nam… hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và Chân Lý ! … Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi ! … Trung Quốc đang từng bước thôn tính nước ta, bọn chúng đang chiếm dần biển đảo của ta … Ðảng Cộng sản Việt Nam dâng hiến Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và hàng ngàn cây số vuông đất biên giới cho Trung Quốc … Tổ quốc đang lâm nguy ! Toàn dân hãy đứng lên cứu nước !”
Trong phiên xử ngày 16-05-2013 tại Long An, Nguyên Kha dõng dạc tuyên bố: “Trước sau tôi vẫn là một nguời yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, mà tôi chỉ chống đảng Cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội.” Còn Phương Uyên thì khẳng định: “Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn.”
Có mặt tai phiên toà phúc thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, blogger Hoàng Hưng đã mô tả “cuộc biểu dương khí thế của lương tri, của chính nghĩa, của tình đồng bào, đồng đội, của lòng yêu nước đẹp tuyệt vời” như sau: “Bà mẹ trẻ địu đứa bé một tuổi trước ngực lặn lội cả ngàn cây số vào Long An chia lửa cho hai bà mẹ của Uyên và Kha; …các cụ bảy mươi cùng các cháu gái trai nằm lăn xuống đường chặn bánh xe hung bạo bắt người; …tiếng hát vang ‘Dậy mà đi’ do người cựu tù Côn Đảo tóc bạc phơ khởi giọng, tiếng hô ‘Đả đảo Trung Quốc xâm lược’, ‘Đả đảo bọn tay sai bán nước !’, ‘Uyên – Kha vô tội’… đánh thức cả khu trung tâm thành phố Tân An; … một bà bán quán chạy tới ôm chầm người mẹ có con đang lâm nạn, khiến hàng trăm người đi đường dừng lại lắng nghe. Hãy nhìn cảnh một rừng công an cảnh sát, dân phòng tự vệ… ngây mặt nghe một người đàn bà sang sảng kêu gọi ‘Hãy tìm một lối quay súng trở về với nhân dân’ ! Phiên phúc thẩm Uyên – Kha sẽ đi vào lịch sử…”
Khi trả lời phóng viên đài VOA, mẹ của Phương Uyên nhắc lại lời Phương Uyên tuyên bố trước toà: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất.” Ta cứ tưởng tượng những buổi học chủ thuyết Mác-Lê mà mọi sinh viên đại học buộc phải có mặt, khi người nói nếu đủ thông minh thì cũng không thể tin những gì mình nói, làm sao thuyết phục nỗi người nghe ? Chuyện đó ai cũng biết. Nhưng một trong những mục tiêu và cũng là hậu quả tất yếu của những lớp học này là làm cho thanh niên chán ghét chính trị, coi việc nước không phải việc của mình. Mặc dù cho đến hôm nay, trên mọi văn bản mang tính pháp lý luôn phải có từ “độc lập”, nhưng trong thực tế, về mọi mặt, Việt Nam đã là một tỉnh lẻ của Tàu. Tình cảnh đất nước bi thảm như vậy, nhưng đa số người dân không biết, mà có biết cũng chỉ thở dài vì bất lực. Quả là kỳ diệu khi ta gặp thấy một khí phách, một sự tự tin, một lòng yêu nước nồng nàn như qua mấy câu thơ của cô bé Phương Uyên sau đây:
Ơi đồng bào Việt Quốc
Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột !
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh.
Bọn cường quyền gian manh cơ hội
Đào bới bóc lột dân lành
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng
Âm thầm bán từng mảnh đất quê hương…
Ơi thanh niên Việt Quốc !
Chúng ta là ai ?
Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc
Giặc đang tràn tới ngõ…
Đọc những vần thơ này, hay nhìn dáng dấp của cô bé Phương Uyên trước vành móng ngựa, cho dù thân hình mảnh khảnh, mình khoác áo học trò, mặt mày non choẹt, nhưng lời lẽ thì đanh thép, không khoan nhượng, biểu thị một ý chí quật cường, cô bé tuổi 20 này không thua kém gì một Điếu Cày, một Cù Huy Hà Vũ hay một Nguyễn Văn Lý. Và từ đó ta hiểu được tâm tình của người Việt khắp nơi trên thế giới, những ai nặng lòng với dân tộc, với quê hương, khi theo dõi phiên toà xử Phương Uyên qua màn ảnh.
Phương Uyên là một nguồn cảm hứng
Phương Uyên đã làm dấy lên bao niềm vui, niềm tự hào và hy vọng nơi người trẻ cũng như người già, và đã gây cảm hứng cho nhiều người. Những bài viết và bài thơ ca ngợi Phương Uyên thì nhiều lắm, chỉ xin đưa ra một số đoạn trích làm ví dụ.
Trước tiên là bài “Phương Uyên, Thiên thần nhỏ” của Nguyễn Hàm Thuận Bắc, một người lính Trường Sa và cũng là bạn học đồng hương của Phương Uyên:
Phương Uyên thiên thần nhỏ
Hiên ngang đứng trước tòa
Ngẩng cao đầu tuyên bố
Tôi yêu nước thiết tha !
Tôi ghét bầy tham nhũng
Làm tay sai giặc Tàu
Nếu ai cũng như chúng
Việt Nam sẽ về đâu ?…
Và sau đây là nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Ít lâu trước phiên toà sơ thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, tác giả đã thở dài ngao ngán khi đặt câu hỏi và cũng là lời than “Đất nước có bao giờ buồn như hôm nay ?” Nhưng sau phiên toà thì Trần Mạnh Hảo đã sững sờ trước vẻ đẹp không chỉ của khuôn mặt thiên thần, nhưng là của khí phách, của lòng dũng cảm, của lòng yêu nước nơi một bạn trẻ chỉ đáng tuổi con mình:
Nguyễn Phương Uyên đứng trước tòa
Em xinh hơn mọi loài hoa trên đời
Em không phải đóa mặt trời
Mà sao bóng tối rụng rời vây quanh.
Trước vành móng ngựa gian manh
Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen
Trái tim yêu nước thắp đèn
Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa.
Em là nụ, em là hoa
Bởi yêu nước phải ra tòa em ơi
Đưa tay chúng tính che trời
Làm sao che nổi nụ cười trinh nguyên…
Và đây Nguyễn Quốc Chánh. Trước hết qua bài thơ “Quê hương và chủ nghĩa” tác giả nhìn thẳng vào sự thật phũ phàng xót xa của dân tộc, của đất nước:
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !
Sự thật đó có làm em đau nhói ?…
Rồi Nguyễn Quốc Chánh mời tuổi trẻ Việt Nam hướng nhìn tương lai để nhận ra trách nhiệm của mình đối với lịch sử qua những lời tâm huyết sau đây:
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghênh ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ !
Ngoài những tác giả vừa nêu trên đây, ta cần ghi thêm lời nói hay bài viết của một số người khác nữa liên quan đến hai bạn trẻ được tôn vinh như những bậc anh hùng của Việt Nam hôm nay.
Trên mạng “danlambao.vn”, Vũ Đông Hà đã viết: “Bản án dành cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha nếu nhìn cho kỹ, suy cho sâu, chính là bản án dành cho chế độ. Nó bày ra hết những ti tiện, nhỏ nhen, yếu hèn, gian ác của chế độ và những con người cộng sản Việt Nam – từ cấp lãnh đạo cho đến những người đang xếp hàng chờ sổ hưu…
Một tiếng nói khác rất có uy tín là giáo sư Tương Lai, một giáo sư ngành xã hội học từng làm cố vấn cho 2 thủ tướng từ 1991 đến 2006. Ông đã có một bài viết đăng trên một nhật báo hàng đầu của Mỹ là tờ “Nựu Ước Thời Báo” (New York Times) bản tiếng Việt do chính ông cung cấp cho đài VOA mang tựa đề “Những bàn chân nổi giận”. Xin ghi lại mấy đoạn trích sau đây: “Tháng trước, Tòa Án tỉnh Long An Việt Nam đã kết án nặng nề hai sinh viên yêu nước ở độ tuổi 20. Trong những tội danh bị áp đặt có tội ‘nói xấu Trung Quốc’. Những cáo buộc này đã chạm vào điểm nhạy cảm bậc nhất trong tâm thế người Việt Nam là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Người ta phẫn nộ vì như thế là ai đó đã hợp đồng với Trung Quốc xâm lược để quay lại đàn áp người yêu nước. Đầu tuần này, công an Hà Nội đã đàn áp một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ.
Vì thế, những ‘bàn chân nổi giận’ đã rầm rập xuống đường biểu tình chông Trung Quốc xâm lược. Cùng với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu kiện tập thể của nông dân cũng dồn dập bùng lên. Sự nối kết giữa tầng lớp trí thức với giới trẻ ở đô thị và nông dân – những người bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo vì mất đất sản xuất khi người ta nhân danh ‘sở hữu toàn dân’ để tước đoạt quyền sở hữu mảnh đất cha ông họ để lại mà không được đền bù thỏa đáng.”
Và có lẽ hơn lúc nào hết, từ khắp nơi trên thế giới, đồng bào Việt Nam tỵ nạn cộng sản dù đã an cư lạc nghiệp và một số lớn đã thành đạt từ nhiều năm nay, vẫn hướng về quê mẹ, đau nỗi đau của những người ở trong nước, nhất là từ khi thấy rõ Việt Nam đang trở thành tỉnh lẻ của Tàu. Ta hãy nghe Kiều Tiến Dũng từ Úc Châu: “Lòng người đang sôi sục căm phẫn. Căm phẫn Trung Cộng đã chiếm đoạt từng mảng, cả đất lẫn biển của quê cha đất tổ. Căm phẫn hơn nữa bọn người nắm quân đội trong tay mà lại khiếp nhược, cúi đầu cam tâm quy phục ngoại bang, giữ công an trong tay chỉ để dùng bạo lực đàn áp chính người dân, và tệ hơn, chà đạp tuổi trẻ tương lai của đất nước.”
Và Trần Trung Đạo từ Hoa Kỳ: “Bức tường chuyên chính CSVN đã không sụp đổ vì những cơn bão thời đại Liên Xô, Đông Âu, Bắc Phi xa xôi nhưng chắc chắn sẽ sụp đổ vì những giọt nước kiên nhẫn Việt Nam đang nhỏ xuống từ tuổi trẻ Việt Nam, từ đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước… Đừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ ước của em.”
Ví dụ cuối cùng tôi trưng dẫn ở đây rất là độc đáo. Đó là một đoạn trích lá thư ngỏ khá dài đề ngày 16-05-2013 tức là sau phiên toà sơ thẩm xử Nguyên kha và Phương Uyên, kính gửi một người bạn học cùng trường là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xin được đi tù thay cho Nguyên Kha và Phương Uyên, tác giả đã 70 tuổi, hiện sống tại Hà Nội, đó là tiến sĩ Đặng Huy Văn: “Ông có biết Phương Uyên và Nguyên Kha là ai không ? Là những thanh niên ưu tú của nhân dân toàn nước Việt. Chủ nghĩa Công sản không rành, nhưng kẻ thù của nhân dân là ai thì biết. Và các cháu đã sẵn sàng dấn thân để cứu dân tộc, non sông.
Chúng ta phải làm thế nào để được họ gọi bằng ông ? Đừng để các cháu khinh rẻ chúng mình là già rồi sinh lú: Hèn với giặc, ác với dân, ghét tự do, yêu độc tài, bài dân chủ, Chỉ vì đồng đô la và địa vị chức quyền mà bán biển đảo, núi sông!
Nhưng hai cháu Uyên, Kha là hiền nhân của Tổ Quốc, Có sức trẻ và chí khí kiên cường có thể cứu được núi sông. Ông hãy lấy quyền làm vua để bắt tôi đi tù thay hai cháu. Tôi 70 đã lẫn rồi, sống làm gì thêm khốn khổ thưa ông !…
Khởi điểm mới chứ không phải điểm dừng
So sánh với thái độ nơm nớp, co rúm vì sợ hãi của người dân suốt mấy chục năm trường thì những gì chúng ta đang chứng kiến hôm nay qua những bài viết, những lời nói, những việc làm của những người đấu tranh cho dân chủ tự do, cho độc lập quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ thật là kỳ diệu. Nhưng nếu chỉ có vậy thì tự do hạnh phúc của tuyệt đại đa số nhân dân không là cái bánh vẽ thì cũng mới chỉ là những mẩu bánh ăn để cầm hơi, trong khi nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc thì hoàn toàn là bánh vẽ. Nhưng hy vọng đã bừng sáng khi không chỉ có một số khuôn mặt đã trở nên quen thuộc, nhưng trong những tháng, những ngày gần đây, cho dù thông tin lề phải hoàn toàn im bặt, nhưng nhờ internet mà ta thấy được khuôn mặt, nghe được tiếng nói của những người ở trong cũng như ngoài nước đang hiên ngang mạnh mẽ tranh đấu cho dân tộc, cho đất nước mình.
Chẳng hạn giữa hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, chính xác là ngày 15-08, lễ Đức Mẹ Lên Trời, bổn mạng vương cung thánh đường Đức Bà tại Paris, các bạn trẻ Việt Nam đã có sáng kiến tham gia vào cuộc rước truyền thống trước thánh lễ chiều. Trong đoàn rước khổng lồ theo sau kiệu Đức Mẹ, ta thấy một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, thấy các bạn trẻ Việt Nam rạng rỡ, tay cầm cờ hay dương biểu ngữ, ngực đeo những tấm hình phóng lớn của Uyên Kha và Phương Uyên hay của các bạn trẻ Việt Nam đang ở tù, giữa tiếng hát trầm buồn “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn…”.
Trước đó, ngày 02-08-2013, một nhóm năm thanh niên gồm Phạm Đoan Trang và Nguyễn Lâm Thắng từ Hà Nội, Nguyễn Thảo Chi và Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng, cùng với Nguyễn Nữ Phương Dung từ Sài Gòn đã qua Thái Lan, tới văn phòng Uỷ Ban Luật Gia Quốc Tế tại Bangkok, nộp tuyên bố 258 với nội dung phản đối điều 258 của bộ luật Hình Sự quy định tội danh “lợi dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” và yêu cầu bãi bỏ điều luật đối với những ai viết bài chỉ trích nhà nước, vì như thế là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Khi trở về Việt Nam, những người này dù có gặp khó khăn tại phi trường Tân Sơn Nhất, cuối cùng đã được các bạn blogger công khai rước về an toàn.
Đến ngày 07-08, năm blogger khác lại đến Toà Đại Sứ Thuỵ Điển ở Hà Nội cũng để trao bản Tuyên Bố 258. Bà Phó Đại Sứ đã ra tiếp đón ngay tại cổng.
Chiều ngày 10-09 đại diện mạng lưới blogger Việt Nam đã trao tuyên bố 258 cho phái đoàn đại diện Liên Hiệp Châu Âu tại Hà Nội. Trước đó họ cũng đã trao tuyên bố này cho đại diện Toà Đại Sứ Úc Đại Lợi.
Kết quả là chỉ 24 giờ sau, cho dù truyền thông nhà nước coi như không có gì xảy ra, khắp nơi trên thế giới đều biết đến bản Tuyên bố này.
Sự kiện Đặng Chí Hùng
Và sự kiện cuối cùng tôi muốn đề cập tới hôm nay là hơn 2 tuần sau ngày nghị định 72 của thủ tướng chính phủ có hiệu lực, nghị định nhằm “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”, thì ngày 18-09-2013, trên diễn đàn Danlambao, người ta đọc thấy lá thư tác giả Đặng Chí Hùng “gửi bạn đọc thôn Danlambao”, Đặng Chí Hùng tuyên bố: “Tôi sẽ yêu quê hương bằng cả trái tim của mình và đi đến cùng con đường chân lý đem lại độc lập cho quê hương trước bạo quyền của cộng sản cho đến khi tôi không còn hơi thở nữa thì đành chịu”… “Bản thân tôi chưa bao giờ có liên hệ với Việt Nam Cộng Hoà…”, “Bản thân tôi chưa bao giờ là đảng viên mặc dù tôi đã có thời gian nắm chức vụ khá lớn trong tổ chức đoàn thanh niên cộng sản HCM. Tôi không vào đảng vì tôi đã nhận ra bộ mặt thật của nó từ khá sớm. Tôi đã chấp nhận bỏ lại sau lưng cơ ngơi, tương lai tươi sáng mà bao nhiêu người trẻ ở Việt Nam mong muốn để ẩn mình thực hiện công việc mà tôi cho là cần thiết cho dân tộc.”
Sau khi đã công bố loạt bài viết “Những sự thật không thể chối bỏ” gồm 18 phần liên quan đến nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh, tác giả cho biết đã bỏ ra 5 năm trời ròng rã để nghiên cứu, thu thập tài liệu và thực hiện công trình này. Tác giả còn nói là trong tương lai gần sẽ công bố “Những sự thật cần phải biết” liên quan đến các lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Hy vọng công trình của Đặng Chí Hùng sẽ soi sáng cho những ai, đặc biệt các bạn trẻ, muốn tìm hiểu sự thật về những con người có trách nhiệm đối với dân tộc Việt Nam từ 68 năm nay.
Ở tuổi ngoài 50, Đặng Chí Hùng vẫn là một người trẻ. Chỉ vì khát khao đi tìm sự thật, tâm can bị thiêu đốt bởi tình yêu đồng bào, yêu tổ quốc mà dám dấn thân vào một cuộc chiến vô cùng nguy hiểm cho bản thân cũng như gia đình, dám liều cả mạng sống, thì ngọn đuốc phi thường đó, không sức mạnh nào dập tắt được.
Những cánh én báo hiệu mùa xuân ?
Nếu một con én không làm nổi mùa xuân như ai cũng biết, thì điều ta đang chứng kiến là trên đất nước chúng ta, đã thấy xuất hiện nhiều con én, và đàng sau là cả một bầy én đã sẵn sàng vỗ cánh giữa khung trời bát ngát bao la. Điều đặc biệt đáng ghi nhận là sự tích cực tham gia của một số bạn trẻ ngày càng nhiều vào các vấn đề của xã hội, của đất nước. Các bạn không chỉ có sức trẻ, nhưng còn giàu nghị lực, giàu sáng kiến, giàu khả năng linh hoạt, thích nghi, lại dễ dàng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại. Tôi nói “đặc biệt” vì các bạn đã hấp thụ một nền giáo dục què quặt do chính sách ngu dân và sự tuyên truyền lừa bịp từ khi cắp sách đến trường. Dù vậy, ngay giữa lúc xã hội tan hoang, đất nước như con mồi sắp bị con hổ đói khổng lồ ăn tươi nuốt sống thì ý thức quốc gia và lòng yêu nước bừng tỉnh như do một phép mầu.
Và trong lúc đó thì những bậc cha anh cũng đang thoát ra khỏi sự sợ hãi, và thể hiện quyết tâm của mình bằng nhiều cách khác nhau. Chỉ cần nhìn lại những gì đã xảy ra từ các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Toà, Cồn Dầu cũng thấy. Rồi trong khi tiếng súng Đoàn Văn Vươn còn âm ỉ thì lại xảy ra vụ Đặng Văn Viết ở Thái Bình, và mới đây nhất là vụ Mỹ Yên. Khi người dân bị đàn áp dã man, bị bóc lột đến tận cùng nên chẳng còn gì để mất, đồng thời ý thức được quyền lợi của mình, cũng như ý thức được sứ mạng đối với xã hội, đối với tổ quốc, và nhờ các phương tiện tân kỳ của công nghệ thông tin mà biết rõ tình hình, nhìn ra sự thật, biết mình không đơn độc, lẻ loi, nên đã thoát ra khỏi vòng sợ hãi, thì mọi vũ khí đều vô hiệu.
Đến đây không thể không nói đến một sự kiện quan trọng xảy ra hơn 3 tuần sau khi nghị định 72 đã nói trên có hiệu lực, và 2 tháng sau bản tuyên bố 258 của các blogger về tự do ngôn luận ta đã đề cập tới. Đó là ngày 23 tháng 09 vừa qua, thay vì ký thỉnh nguyện thư hay kiến nghị mà bao nhiêu lần kinh nghiệm cho thấy đã bị bỏ vào sọt rác, thì 130 nhân sĩ, trí thức, trong đó có giám mục Chủ tịch Uỷ Ban Công Lý & Hoà Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã ra một tuyên bố xuất hiện trên tất cả các trang mạng nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay. Đó là tuyên bố quyền thực thi dân sự. Trong bản Tuyên bố này, có đoạn viết: “Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”.
Kết luận
Những ai là tín hữu Chúa Ki-tô thì qua đoạn Tin Mừng hôm nay đã nghe lời cảnh cáo nặng nề của Chúa về tội vô cảm. Nhưng hôm nay tôi đã cố gắng đề cao những con người Việt Nam, đặc biệt các bạn trẻ, đã không vô cảm, hơn nữa đã đồng cảm, đã dấn thân vì người nghèo, vì đất nước nghèo, vì dân tộc, vì tổ quốc. Khi nhìn thấy “giặc Tàu tràn lan trên quê hương ta”, Việt Khang đã nghẹn ngào: “Giờ đây, Việt Nam còn hay đã mất ?” Nay ta đã nghe Phương Uyên cũng như các bạn đồng trang lứa, cùng với các bậc cha anh đồng thanh nhiệt tình đáp lại: “Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây ** !” Liệu chúng ta sẽ đáp lại như thế nào ?
Sài Gòn, ngày 29 tháng 09 năm 2013
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
địa chỉ mới: pascaltinh2011@gmail.com
(Nguồn: Chuacuuthe.com -- Ngày 30.9.2013)
Phần 1
Phần 2
Bài giảng của LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, OFM
DẤN THÂN VÌ NGƯỜI NGHÈO, VÌ TỔ QUỐC
(suy niệm Lời Chúa CN XXVI C Thường Niên *)
Bài Tin Mừng
Trong bài dụ ngôn của Chúa Giê-su, “ông nhà giàu” không có tên. Nhân vật đó đại diện cho một giai cấp trong xã hội. Ông ấy giàu, nhưng ta không biết giàu do đâu. Có thể đó là một người làm ăn lương thiện, thành công nhờ tài trí, nhờ sức lao động. Cũng có thể giàu vì đã khéo léo ăn cắp của công, mạnh tay bóc lột, cướp đất dân oan. Vấn đề Chúa Giê-su muốn chúng ta lưu tâm ở đây không ở chỗ nguồn gốc của tài sản có chính đáng hay không, nhưng là thái độ của người có tài sản. Người giàu bị kết án vì thái độ đối với người nghèo. Tội của ông ta là tội vô cảm. Chúa Giê-su sẽ lặp lại giáo huấn này cách cặn kẽ hơn khi Ngài đề cập đến cuộc phán xét chung trong Tin Mừng Mát-thêu. “Mỗi lần các ngươi không làm cho một trong những người bé nhỏ nhất đây là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,31-35). Tội bị kết án ở đây vẫn là tội vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, đặc biệt những người nghèo.
Đoạn sách ngôn sứ A-mốt
Và để làm sáng tỏ giáo huấn của Chúa Giê-su thì Giáo Hội cho ta nghe bài đọc 1 trích trong sách ngôn sứ A-mốt, vị ngôn sứ đầu tiên trong sách Kinh Thánh có những lời lẽ mạnh mẽ nhất, hùng hồn nhất về các vấn đề xã hội. Và tội bị vạch trần trong bài đọc 1 hôm nay vẫn là tội vô cảm. Bây giờ từ nội dung Lời Chúa, chúng ta hãy duyệt qua một số vấn đề thời sự.
Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô với người nghèo
Đối với anh chị em tín hữu Công Giáo chúng ta thì biến cố lớn trong những tháng đầu năm 2013 hẳn là việc Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô từ nhiệm, và tiếp theo sau là việc vị lên thay thế, Đức Giáo Hoàng đương kim, đã chọn danh hiệu Phan-xi-cô, tên của vị thánh thành Át-xi-di, thường được gọi là vị thánh nghèo. Và một trong những lời tuyên bố đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô là “Tôi muốn một Giáo Hội nghèo giữa những người nghèo”. Và chuyến du hành đầu tiên của ngài ra khỏi đất Ý là để đến thăm những thuyền nhân tỵ nạn tại đảo Lampedusa. Đề cập đến chuyến viếng thăm này khi trả lời phỏng vấn trên chuyến bay ngày 29-07-2013 từ Rio de Janeiro về Rô-ma, ngài nói: “Có một chuyện đau lòng lọt vào tim tôi, đó là chuyến viếng thăm Lampedusa. Nó đã khiến tôi phải khóc, nhưng đã đem lại thiện ích cho tôi. Khi các người tị nạn tới, họ để thuyền xa bờ hàng mấy hải lý trước bãi biển và họ phải tìm cách vào bờ một mình. Điều này khiến cho tôi đau khổ, vì tôi nghĩ họ là các nạn nhân của một hệ thống xã hội kinh tế toàn cầu.” Lời nói cũng như việc làm của Đức Giáo Hoàng cho thấy ngài không vô cảm trước nỗi đau của người nghèo, trái lại ngài đã quan tâm, gần gũi, chia sớt nỗi đau của những người bị bỏ rơi. Thái độ của Đức Giáo Hoàng hoàn toàn tương phản với thái độ ông nhà giàu đối với anh La-da-rô, trong bài dụ ngôn.
Tội bị kết án ở đây là tội vô cảm
Khi cho người nghèo một tên, La-da-rô, hẳn Chúa Giê-su muốn chúng ta nghĩ tới những con người cụ thể, bằng xương bằng thịt đang sống cạnh chúng ta, chung quanh chúng ta. Đó là những con người nghèo vật chất như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, và cả những người nghèo tinh thần, thiếu hiểu biết, thiếu tự do, thiếu dân chủ, thiếu công lý. Có những cá nhân nghèo thì đã hiển nhiên, nhưng còn có những tập thể nghèo, chẳng hạn một tầng lớp xã hội như những công nhân bị bóc lột, những nông dân suốt đời dãi nắng dầm mưa mà vẫn thiếu ăn thiếu mặc, những người dân oan bỗng dưng bị tước đoạt ruộng vườn từ bao đời tổ tiên để lại cho con cháu. Ta còn có thể nói đến cái nghèo của đất nước. 38 năm sau ngày im tiếng súng, bất chấp vẻ bên ngoài hào nhoáng, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Đất đai bị kẻ thù gặm nhắm, hết hải đảo đến cao nguyên. Bao nhiêu cây số vuông rừng phòng hộ, trên danh nghĩa là cho người nước ngoài thuê 50 năm, thực chất là mở toang cửa rước giặc vào nhà. Người dân bị lừa bịp, bị bóc lột, bị đàn áp, không có dân chủ, không có tự do, những quyền thiêng liêng Thượng Đế ban cho con người thì bị tước đoạt. So với cái nghèo vật chất, cái nghèo tinh thần còn khủng khiếp gấp bội.
Lúc nãy trong đoạn sách ngôn sứ A-mốt cũng như trong bài Tin Mừng, những người giàu có bị trừng phạt phải đi lưu đày hay đẩy xuống địa ngục vì đã dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của người nghèo. Vì vô cảm với người nghèo mà đã bị trừng phạt nặng nề như thế thì phải nói làm sao về những kẻ nhân danh một chủ nghĩa hoang tưởng đã bị lịch sử bỏ vào sọt rác, để đàn áp, bóc lột, tước đoạt cả những quyền thiêng liêng cơ bản nhất của con người ?
Những người đồng cảm và dấn thân
Tuy nhiên, thay vì nói đến những chuyện tiêu cực nói không bao giờ hết, tôi muốn làm nổi bật những khuôn mặt, đề cao những con người hiên ngang, can đảm lội ngược dòng, mạnh mẽ đấu tranh cho quyền con người, cho sự sống còn của dân tộc. Đó là những con người dấn thân, bất chấp mọi nguy hiểm cho bản thân, sẵn sàng trả giá để đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ tự do, cho vẹn toàn lãnh thổ. Chỉ nói đến quãng thời gian năm bảy năm trở lại đây thôi, trong số những người đã công khai và mạnh mẽ lên tiếng, một số đã bị bắt và cầm tù. Điều đáng ghi nhận là những tiếng nói mạnh mẽ không chỉ xuất phát từ những người đã lớn tuổi như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sự Cù Huy Hà Vũ, nhà báo Điếu Cày, hay giáo sư Phạm Minh Hoàng, nhưng ngày càng có những người trẻ hơn như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, rồi Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Trịnh Kim Tiến… Để khỏi quá dài dòng, tôi xin giới hạn chuyện thời sự vào thời gian mấy tuần lễ gần đây thôi. Xin lấy vụ xử Nguyên Kha và Phương Uyên làm mốc.
Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên
Khi bị bắt, Đinh Nguyên Kha mới 25 tuổi, sinh năm 1988 là sinh viên Đại Học Kinh Tế Công Nghiệp tỉnh Long An. Còn Nguyễn Phương Uyên lúc đó chưa tròn 20, sinh năm 1992, là sinh viên năm thứ 3 trường Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh.
Tại sao hai em bị kết án ? Thưa vì đã phổ biến truyền đơn, và đây là một đoạn trích nội dung: “Hỡi đồng bào Việt Nam hãy đứng lên chống lại bạo quyền độc tài Cộng sản Việt Nam… hãy đứng lên vì Tự Do, Nhân Quyền và Chân Lý ! … Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi ! … Trung Quốc đang từng bước thôn tính nước ta, bọn chúng đang chiếm dần biển đảo của ta … Ðảng Cộng sản Việt Nam dâng hiến Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và hàng ngàn cây số vuông đất biên giới cho Trung Quốc … Tổ quốc đang lâm nguy ! Toàn dân hãy đứng lên cứu nước !”
Trong phiên xử ngày 16-05-2013 tại Long An, Nguyên Kha dõng dạc tuyên bố: “Trước sau tôi vẫn là một nguời yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, mà tôi chỉ chống đảng Cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội.” Còn Phương Uyên thì khẳng định: “Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn.”
Có mặt tai phiên toà phúc thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, blogger Hoàng Hưng đã mô tả “cuộc biểu dương khí thế của lương tri, của chính nghĩa, của tình đồng bào, đồng đội, của lòng yêu nước đẹp tuyệt vời” như sau: “Bà mẹ trẻ địu đứa bé một tuổi trước ngực lặn lội cả ngàn cây số vào Long An chia lửa cho hai bà mẹ của Uyên và Kha; …các cụ bảy mươi cùng các cháu gái trai nằm lăn xuống đường chặn bánh xe hung bạo bắt người; …tiếng hát vang ‘Dậy mà đi’ do người cựu tù Côn Đảo tóc bạc phơ khởi giọng, tiếng hô ‘Đả đảo Trung Quốc xâm lược’, ‘Đả đảo bọn tay sai bán nước !’, ‘Uyên – Kha vô tội’… đánh thức cả khu trung tâm thành phố Tân An; … một bà bán quán chạy tới ôm chầm người mẹ có con đang lâm nạn, khiến hàng trăm người đi đường dừng lại lắng nghe. Hãy nhìn cảnh một rừng công an cảnh sát, dân phòng tự vệ… ngây mặt nghe một người đàn bà sang sảng kêu gọi ‘Hãy tìm một lối quay súng trở về với nhân dân’ ! Phiên phúc thẩm Uyên – Kha sẽ đi vào lịch sử…”
Khi trả lời phóng viên đài VOA, mẹ của Phương Uyên nhắc lại lời Phương Uyên tuyên bố trước toà: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất.” Ta cứ tưởng tượng những buổi học chủ thuyết Mác-Lê mà mọi sinh viên đại học buộc phải có mặt, khi người nói nếu đủ thông minh thì cũng không thể tin những gì mình nói, làm sao thuyết phục nỗi người nghe ? Chuyện đó ai cũng biết. Nhưng một trong những mục tiêu và cũng là hậu quả tất yếu của những lớp học này là làm cho thanh niên chán ghét chính trị, coi việc nước không phải việc của mình. Mặc dù cho đến hôm nay, trên mọi văn bản mang tính pháp lý luôn phải có từ “độc lập”, nhưng trong thực tế, về mọi mặt, Việt Nam đã là một tỉnh lẻ của Tàu. Tình cảnh đất nước bi thảm như vậy, nhưng đa số người dân không biết, mà có biết cũng chỉ thở dài vì bất lực. Quả là kỳ diệu khi ta gặp thấy một khí phách, một sự tự tin, một lòng yêu nước nồng nàn như qua mấy câu thơ của cô bé Phương Uyên sau đây:
Ơi đồng bào Việt Quốc
Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột !
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh.
Bọn cường quyền gian manh cơ hội
Đào bới bóc lột dân lành
Núp dưới bóng cờ máu, bác đảng
Âm thầm bán từng mảnh đất quê hương…
Ơi thanh niên Việt Quốc !
Chúng ta là ai ?
Hãy đứng lên trước vận mệnh tổ quốc
Giặc đang tràn tới ngõ…
Đọc những vần thơ này, hay nhìn dáng dấp của cô bé Phương Uyên trước vành móng ngựa, cho dù thân hình mảnh khảnh, mình khoác áo học trò, mặt mày non choẹt, nhưng lời lẽ thì đanh thép, không khoan nhượng, biểu thị một ý chí quật cường, cô bé tuổi 20 này không thua kém gì một Điếu Cày, một Cù Huy Hà Vũ hay một Nguyễn Văn Lý. Và từ đó ta hiểu được tâm tình của người Việt khắp nơi trên thế giới, những ai nặng lòng với dân tộc, với quê hương, khi theo dõi phiên toà xử Phương Uyên qua màn ảnh.
Phương Uyên là một nguồn cảm hứng
Phương Uyên đã làm dấy lên bao niềm vui, niềm tự hào và hy vọng nơi người trẻ cũng như người già, và đã gây cảm hứng cho nhiều người. Những bài viết và bài thơ ca ngợi Phương Uyên thì nhiều lắm, chỉ xin đưa ra một số đoạn trích làm ví dụ.
Trước tiên là bài “Phương Uyên, Thiên thần nhỏ” của Nguyễn Hàm Thuận Bắc, một người lính Trường Sa và cũng là bạn học đồng hương của Phương Uyên:
Phương Uyên thiên thần nhỏ
Hiên ngang đứng trước tòa
Ngẩng cao đầu tuyên bố
Tôi yêu nước thiết tha !
Tôi ghét bầy tham nhũng
Làm tay sai giặc Tàu
Nếu ai cũng như chúng
Việt Nam sẽ về đâu ?…
Và sau đây là nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Ít lâu trước phiên toà sơ thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, tác giả đã thở dài ngao ngán khi đặt câu hỏi và cũng là lời than “Đất nước có bao giờ buồn như hôm nay ?” Nhưng sau phiên toà thì Trần Mạnh Hảo đã sững sờ trước vẻ đẹp không chỉ của khuôn mặt thiên thần, nhưng là của khí phách, của lòng dũng cảm, của lòng yêu nước nơi một bạn trẻ chỉ đáng tuổi con mình:
Nguyễn Phương Uyên đứng trước tòa
Em xinh hơn mọi loài hoa trên đời
Em không phải đóa mặt trời
Mà sao bóng tối rụng rời vây quanh.
Trước vành móng ngựa gian manh
Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen
Trái tim yêu nước thắp đèn
Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa.
Em là nụ, em là hoa
Bởi yêu nước phải ra tòa em ơi
Đưa tay chúng tính che trời
Làm sao che nổi nụ cười trinh nguyên…
Và đây Nguyễn Quốc Chánh. Trước hết qua bài thơ “Quê hương và chủ nghĩa” tác giả nhìn thẳng vào sự thật phũ phàng xót xa của dân tộc, của đất nước:
Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !
Sự thật đó có làm em đau nhói ?…
Rồi Nguyễn Quốc Chánh mời tuổi trẻ Việt Nam hướng nhìn tương lai để nhận ra trách nhiệm của mình đối với lịch sử qua những lời tâm huyết sau đây:
Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghênh ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ !
Ngoài những tác giả vừa nêu trên đây, ta cần ghi thêm lời nói hay bài viết của một số người khác nữa liên quan đến hai bạn trẻ được tôn vinh như những bậc anh hùng của Việt Nam hôm nay.
Trên mạng “danlambao.vn”, Vũ Đông Hà đã viết: “Bản án dành cho Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha nếu nhìn cho kỹ, suy cho sâu, chính là bản án dành cho chế độ. Nó bày ra hết những ti tiện, nhỏ nhen, yếu hèn, gian ác của chế độ và những con người cộng sản Việt Nam – từ cấp lãnh đạo cho đến những người đang xếp hàng chờ sổ hưu…
Một tiếng nói khác rất có uy tín là giáo sư Tương Lai, một giáo sư ngành xã hội học từng làm cố vấn cho 2 thủ tướng từ 1991 đến 2006. Ông đã có một bài viết đăng trên một nhật báo hàng đầu của Mỹ là tờ “Nựu Ước Thời Báo” (New York Times) bản tiếng Việt do chính ông cung cấp cho đài VOA mang tựa đề “Những bàn chân nổi giận”. Xin ghi lại mấy đoạn trích sau đây: “Tháng trước, Tòa Án tỉnh Long An Việt Nam đã kết án nặng nề hai sinh viên yêu nước ở độ tuổi 20. Trong những tội danh bị áp đặt có tội ‘nói xấu Trung Quốc’. Những cáo buộc này đã chạm vào điểm nhạy cảm bậc nhất trong tâm thế người Việt Nam là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Người ta phẫn nộ vì như thế là ai đó đã hợp đồng với Trung Quốc xâm lược để quay lại đàn áp người yêu nước. Đầu tuần này, công an Hà Nội đã đàn áp một cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bắt nhiều người, hành hung, đánh đập họ, trong đó có cả phụ nữ.
Vì thế, những ‘bàn chân nổi giận’ đã rầm rập xuống đường biểu tình chông Trung Quốc xâm lược. Cùng với những cuộc biểu tình ấy, những khiếu kiện tập thể của nông dân cũng dồn dập bùng lên. Sự nối kết giữa tầng lớp trí thức với giới trẻ ở đô thị và nông dân – những người bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo vì mất đất sản xuất khi người ta nhân danh ‘sở hữu toàn dân’ để tước đoạt quyền sở hữu mảnh đất cha ông họ để lại mà không được đền bù thỏa đáng.”
Và có lẽ hơn lúc nào hết, từ khắp nơi trên thế giới, đồng bào Việt Nam tỵ nạn cộng sản dù đã an cư lạc nghiệp và một số lớn đã thành đạt từ nhiều năm nay, vẫn hướng về quê mẹ, đau nỗi đau của những người ở trong nước, nhất là từ khi thấy rõ Việt Nam đang trở thành tỉnh lẻ của Tàu. Ta hãy nghe Kiều Tiến Dũng từ Úc Châu: “Lòng người đang sôi sục căm phẫn. Căm phẫn Trung Cộng đã chiếm đoạt từng mảng, cả đất lẫn biển của quê cha đất tổ. Căm phẫn hơn nữa bọn người nắm quân đội trong tay mà lại khiếp nhược, cúi đầu cam tâm quy phục ngoại bang, giữ công an trong tay chỉ để dùng bạo lực đàn áp chính người dân, và tệ hơn, chà đạp tuổi trẻ tương lai của đất nước.”
Và Trần Trung Đạo từ Hoa Kỳ: “Bức tường chuyên chính CSVN đã không sụp đổ vì những cơn bão thời đại Liên Xô, Đông Âu, Bắc Phi xa xôi nhưng chắc chắn sẽ sụp đổ vì những giọt nước kiên nhẫn Việt Nam đang nhỏ xuống từ tuổi trẻ Việt Nam, từ đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước… Đừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ ước của em.”
Ví dụ cuối cùng tôi trưng dẫn ở đây rất là độc đáo. Đó là một đoạn trích lá thư ngỏ khá dài đề ngày 16-05-2013 tức là sau phiên toà sơ thẩm xử Nguyên kha và Phương Uyên, kính gửi một người bạn học cùng trường là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xin được đi tù thay cho Nguyên Kha và Phương Uyên, tác giả đã 70 tuổi, hiện sống tại Hà Nội, đó là tiến sĩ Đặng Huy Văn: “Ông có biết Phương Uyên và Nguyên Kha là ai không ? Là những thanh niên ưu tú của nhân dân toàn nước Việt. Chủ nghĩa Công sản không rành, nhưng kẻ thù của nhân dân là ai thì biết. Và các cháu đã sẵn sàng dấn thân để cứu dân tộc, non sông.
Chúng ta phải làm thế nào để được họ gọi bằng ông ? Đừng để các cháu khinh rẻ chúng mình là già rồi sinh lú: Hèn với giặc, ác với dân, ghét tự do, yêu độc tài, bài dân chủ, Chỉ vì đồng đô la và địa vị chức quyền mà bán biển đảo, núi sông!
Nhưng hai cháu Uyên, Kha là hiền nhân của Tổ Quốc, Có sức trẻ và chí khí kiên cường có thể cứu được núi sông. Ông hãy lấy quyền làm vua để bắt tôi đi tù thay hai cháu. Tôi 70 đã lẫn rồi, sống làm gì thêm khốn khổ thưa ông !…
Khởi điểm mới chứ không phải điểm dừng
So sánh với thái độ nơm nớp, co rúm vì sợ hãi của người dân suốt mấy chục năm trường thì những gì chúng ta đang chứng kiến hôm nay qua những bài viết, những lời nói, những việc làm của những người đấu tranh cho dân chủ tự do, cho độc lập quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ thật là kỳ diệu. Nhưng nếu chỉ có vậy thì tự do hạnh phúc của tuyệt đại đa số nhân dân không là cái bánh vẽ thì cũng mới chỉ là những mẩu bánh ăn để cầm hơi, trong khi nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc thì hoàn toàn là bánh vẽ. Nhưng hy vọng đã bừng sáng khi không chỉ có một số khuôn mặt đã trở nên quen thuộc, nhưng trong những tháng, những ngày gần đây, cho dù thông tin lề phải hoàn toàn im bặt, nhưng nhờ internet mà ta thấy được khuôn mặt, nghe được tiếng nói của những người ở trong cũng như ngoài nước đang hiên ngang mạnh mẽ tranh đấu cho dân tộc, cho đất nước mình.
Chẳng hạn giữa hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm xử Nguyên Kha và Phương Uyên, chính xác là ngày 15-08, lễ Đức Mẹ Lên Trời, bổn mạng vương cung thánh đường Đức Bà tại Paris, các bạn trẻ Việt Nam đã có sáng kiến tham gia vào cuộc rước truyền thống trước thánh lễ chiều. Trong đoàn rước khổng lồ theo sau kiệu Đức Mẹ, ta thấy một rừng cờ vàng ba sọc đỏ, thấy các bạn trẻ Việt Nam rạng rỡ, tay cầm cờ hay dương biểu ngữ, ngực đeo những tấm hình phóng lớn của Uyên Kha và Phương Uyên hay của các bạn trẻ Việt Nam đang ở tù, giữa tiếng hát trầm buồn “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn…”.
Trước đó, ngày 02-08-2013, một nhóm năm thanh niên gồm Phạm Đoan Trang và Nguyễn Lâm Thắng từ Hà Nội, Nguyễn Thảo Chi và Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng, cùng với Nguyễn Nữ Phương Dung từ Sài Gòn đã qua Thái Lan, tới văn phòng Uỷ Ban Luật Gia Quốc Tế tại Bangkok, nộp tuyên bố 258 với nội dung phản đối điều 258 của bộ luật Hình Sự quy định tội danh “lợi dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” và yêu cầu bãi bỏ điều luật đối với những ai viết bài chỉ trích nhà nước, vì như thế là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Khi trở về Việt Nam, những người này dù có gặp khó khăn tại phi trường Tân Sơn Nhất, cuối cùng đã được các bạn blogger công khai rước về an toàn.
Đến ngày 07-08, năm blogger khác lại đến Toà Đại Sứ Thuỵ Điển ở Hà Nội cũng để trao bản Tuyên Bố 258. Bà Phó Đại Sứ đã ra tiếp đón ngay tại cổng.
Chiều ngày 10-09 đại diện mạng lưới blogger Việt Nam đã trao tuyên bố 258 cho phái đoàn đại diện Liên Hiệp Châu Âu tại Hà Nội. Trước đó họ cũng đã trao tuyên bố này cho đại diện Toà Đại Sứ Úc Đại Lợi.
Kết quả là chỉ 24 giờ sau, cho dù truyền thông nhà nước coi như không có gì xảy ra, khắp nơi trên thế giới đều biết đến bản Tuyên bố này.
Sự kiện Đặng Chí Hùng
Và sự kiện cuối cùng tôi muốn đề cập tới hôm nay là hơn 2 tuần sau ngày nghị định 72 của thủ tướng chính phủ có hiệu lực, nghị định nhằm “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”, thì ngày 18-09-2013, trên diễn đàn Danlambao, người ta đọc thấy lá thư tác giả Đặng Chí Hùng “gửi bạn đọc thôn Danlambao”, Đặng Chí Hùng tuyên bố: “Tôi sẽ yêu quê hương bằng cả trái tim của mình và đi đến cùng con đường chân lý đem lại độc lập cho quê hương trước bạo quyền của cộng sản cho đến khi tôi không còn hơi thở nữa thì đành chịu”… “Bản thân tôi chưa bao giờ có liên hệ với Việt Nam Cộng Hoà…”, “Bản thân tôi chưa bao giờ là đảng viên mặc dù tôi đã có thời gian nắm chức vụ khá lớn trong tổ chức đoàn thanh niên cộng sản HCM. Tôi không vào đảng vì tôi đã nhận ra bộ mặt thật của nó từ khá sớm. Tôi đã chấp nhận bỏ lại sau lưng cơ ngơi, tương lai tươi sáng mà bao nhiêu người trẻ ở Việt Nam mong muốn để ẩn mình thực hiện công việc mà tôi cho là cần thiết cho dân tộc.”
Sau khi đã công bố loạt bài viết “Những sự thật không thể chối bỏ” gồm 18 phần liên quan đến nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh, tác giả cho biết đã bỏ ra 5 năm trời ròng rã để nghiên cứu, thu thập tài liệu và thực hiện công trình này. Tác giả còn nói là trong tương lai gần sẽ công bố “Những sự thật cần phải biết” liên quan đến các lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Hy vọng công trình của Đặng Chí Hùng sẽ soi sáng cho những ai, đặc biệt các bạn trẻ, muốn tìm hiểu sự thật về những con người có trách nhiệm đối với dân tộc Việt Nam từ 68 năm nay.
Ở tuổi ngoài 50, Đặng Chí Hùng vẫn là một người trẻ. Chỉ vì khát khao đi tìm sự thật, tâm can bị thiêu đốt bởi tình yêu đồng bào, yêu tổ quốc mà dám dấn thân vào một cuộc chiến vô cùng nguy hiểm cho bản thân cũng như gia đình, dám liều cả mạng sống, thì ngọn đuốc phi thường đó, không sức mạnh nào dập tắt được.
Những cánh én báo hiệu mùa xuân ?
Nếu một con én không làm nổi mùa xuân như ai cũng biết, thì điều ta đang chứng kiến là trên đất nước chúng ta, đã thấy xuất hiện nhiều con én, và đàng sau là cả một bầy én đã sẵn sàng vỗ cánh giữa khung trời bát ngát bao la. Điều đặc biệt đáng ghi nhận là sự tích cực tham gia của một số bạn trẻ ngày càng nhiều vào các vấn đề của xã hội, của đất nước. Các bạn không chỉ có sức trẻ, nhưng còn giàu nghị lực, giàu sáng kiến, giàu khả năng linh hoạt, thích nghi, lại dễ dàng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại. Tôi nói “đặc biệt” vì các bạn đã hấp thụ một nền giáo dục què quặt do chính sách ngu dân và sự tuyên truyền lừa bịp từ khi cắp sách đến trường. Dù vậy, ngay giữa lúc xã hội tan hoang, đất nước như con mồi sắp bị con hổ đói khổng lồ ăn tươi nuốt sống thì ý thức quốc gia và lòng yêu nước bừng tỉnh như do một phép mầu.
Và trong lúc đó thì những bậc cha anh cũng đang thoát ra khỏi sự sợ hãi, và thể hiện quyết tâm của mình bằng nhiều cách khác nhau. Chỉ cần nhìn lại những gì đã xảy ra từ các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Đồng Chiêm, Tam Toà, Cồn Dầu cũng thấy. Rồi trong khi tiếng súng Đoàn Văn Vươn còn âm ỉ thì lại xảy ra vụ Đặng Văn Viết ở Thái Bình, và mới đây nhất là vụ Mỹ Yên. Khi người dân bị đàn áp dã man, bị bóc lột đến tận cùng nên chẳng còn gì để mất, đồng thời ý thức được quyền lợi của mình, cũng như ý thức được sứ mạng đối với xã hội, đối với tổ quốc, và nhờ các phương tiện tân kỳ của công nghệ thông tin mà biết rõ tình hình, nhìn ra sự thật, biết mình không đơn độc, lẻ loi, nên đã thoát ra khỏi vòng sợ hãi, thì mọi vũ khí đều vô hiệu.
Đến đây không thể không nói đến một sự kiện quan trọng xảy ra hơn 3 tuần sau khi nghị định 72 đã nói trên có hiệu lực, và 2 tháng sau bản tuyên bố 258 của các blogger về tự do ngôn luận ta đã đề cập tới. Đó là ngày 23 tháng 09 vừa qua, thay vì ký thỉnh nguyện thư hay kiến nghị mà bao nhiêu lần kinh nghiệm cho thấy đã bị bỏ vào sọt rác, thì 130 nhân sĩ, trí thức, trong đó có giám mục Chủ tịch Uỷ Ban Công Lý & Hoà Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã ra một tuyên bố xuất hiện trên tất cả các trang mạng nổi tiếng và có nhiều người truy cập nhất hiện nay. Đó là tuyên bố quyền thực thi dân sự. Trong bản Tuyên bố này, có đoạn viết: “Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền”.
Kết luận
Những ai là tín hữu Chúa Ki-tô thì qua đoạn Tin Mừng hôm nay đã nghe lời cảnh cáo nặng nề của Chúa về tội vô cảm. Nhưng hôm nay tôi đã cố gắng đề cao những con người Việt Nam, đặc biệt các bạn trẻ, đã không vô cảm, hơn nữa đã đồng cảm, đã dấn thân vì người nghèo, vì đất nước nghèo, vì dân tộc, vì tổ quốc. Khi nhìn thấy “giặc Tàu tràn lan trên quê hương ta”, Việt Khang đã nghẹn ngào: “Giờ đây, Việt Nam còn hay đã mất ?” Nay ta đã nghe Phương Uyên cũng như các bạn đồng trang lứa, cùng với các bậc cha anh đồng thanh nhiệt tình đáp lại: “Mẹ Việt Nam ơi, chúng con vẫn còn đây ** !” Liệu chúng ta sẽ đáp lại như thế nào ?
Sài Gòn, ngày 29 tháng 09 năm 2013
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
địa chỉ mới: pascaltinh2011@gmail.com
(Nguồn: Chuacuuthe.com -- Ngày 30.9.2013)