DỊCH LẠI LÀM GÌ ?
Có người quan tâm đến Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (NPD/CGKPV) nên đặt câu hỏi : Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ đã dịch xong, toàn bộ Kinh Thánh cũng vậy, nay anh chị em làm gì ? Và khi nghe trả lời là đang dịch lại Kinh Thánh thì tỏ vẻ ngạc nhiên, có khi thắc mắc : sao không để thì giờ làm việc khác, dịch lại làm gì ? Xin được có đôi lời giải thích.
Đặc tính mỗi bản dịch
Bản dịch Kinh Thánh do NPD/CGKPV thực hiện đã và đang được phổ biến rộng rãi trong giới Công Giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước từ hơn 20 năm nay (tạm gọi là bản KPA) được hoàn tất năm 1998. Ngày 31-01-1999 NPD/CGKPV tổ chức thánh lễ tạ ơn do Đức Cha Phạm Minh Mẫn chủ tế tại nhà thờ Phan-xi-cô Đa-kao, thầy Sáu Phạm Xuân Hưng dẫn đầu đoàn rước, tay dương cao cuốn Kinh Thánh vừa mới in xong. Bản dịch KPA nàymang tính phổ thông được thực hiện để dùng trong phụng vụ như chính tên gọi bộ Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Như vậy bản KPA là bản dịch thứ nhất của NPD/CGKPV. Nhắc lại biến cố này để nói rằng ngay sau đó, NPD/CGKPV đã tra tay vào việc phiên dịch bản thứ 2 (tạm gọi là KPB) với mục đích phục vụ nhu cầu học tập.
KPA : Bản dịch phổ thông
Có người thắc mắc : Đã có một bản dịch rồi, lại là một bản dịch được nhiều người chấp nhận, vì nói chung, bản dịch vừa trung thành với bản gốc, vừa xuôi về ngôn ngữ, thế thì tại sao mất công làm một bản dịch khác. Thưa vì mỗi bản dịch đều có đặc tính riêng tuỳ theo mục đích mình nhắm tới, đối tượng mình phục vụ. Bản KPAđược thực hiện tiếp theo sau Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Vì sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ như tên gọi, là một bản Kinh Phụng Vụ, có thể đọc lớn tiếng, nhất là tiếng Việt lại là một ngôn ngữ giàu âm sắc, nên đây là một công việc đòi hỏi nhiều công sức. Khi chuyển sang dịch các phần còn lại của Sách Thánh, Nhóm vẫn cố giữ tinh thần đó. Nhờ vậy mà bản dịch KPA khá hoàn chỉnh về ngôn ngữ.
KPB : Bản dịch để học hỏi
Vì các lý do vừa nói, bản dịch này không đáp ứng nhu cầu của những người muốn học hỏi, đào sâu bản văn Kinh Thánh. Bản dịch dùng để học hỏi phải sát bản gốc tối đa. Một bản dịch như thế không thể hay về văn chương tiếng Việt, thậm chí đọc lên có vẻ xa lạ, ngô nghê, nhưng đàng sau cái xa lạ, ngô nghê của bản dịch, người đọc có thể nhận ra nét văn hoá đặc trưng Híp-ri hay Hy-lạp.
Như đã nói ở trên, bản dịch KPB bắt đầu từ năm 1999, nay thấm thoát đã 16 năm, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm 2021 lúc NPD/CGKPV tròn 50 tuổi, tức là còn năm năm nữa. Tại sao cần nhiều thời gian như vậy ?
Công trình tập thể duy nhất tại Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có 6 bản dịch toàn bộ Kinh Thánh ấn hành trong quãng thời gian 85 năm (từ 1913 đến 1998). Năm bản dịch đầu tiên đều là của cá nhân : cố Chính Linh, cha Gérard Gagnon, cha Trần Đức Huân, cha Nguyễn Thế Thuấn và đức Hồng Y Trịnh Văn Căn. Bản dịch của NPD/CGKPV là bản thứ 6, nhưng đây là lần đầu tiên bản dịch được thực hiện không do một cá nhân, nhưng là một tập thể. Đó là nói về bản KPA. Nay đến KPB cũng vậy. Làm việc chung thì an toàn hơn vì anh chị em bổ túc cho nhau, nhưng nhiều người nhiều ý, trao đổi sao cho đến khi đồng thuận. Việc đó đòi hỏi thời gian. Ngoài 2 linh mục triều (cả hai nay đã qua đời) và 2 giáo dân, tất cả những người khác đều là tu sĩ hay tu sĩ linh mục thuộc hơn mười hội dòng khác nhau, nên mỗi người đều phải dành ưu tiên cho công việc nhà dòng, mỗi tuần chỉ đến trụ sở Nhóm làm việc 2 ngày.
Công việc hiện nay của Nhóm là hoàn tất phần Cựu Ước của bản KPB vói hai cuốn Các Sách Giáo Huấn vàCác Sách Ngôn Sứ sẽ ấn hành nay mai, rà soát lại cuốn Ngũ Thư và Các Sách Lịch Sử sao cho từ ngữ và văn phong được thống nhất, đồng thời làm lại phần Tân Ước.
Từ bản “có hiệu đính” đến bản “để học hỏi”
Tại sao làm lại phần Tân Ước ? Thưa khi tra tay vào việc thực hiện bản KPB, anh chị em bắt đầu với phần Tân Ước, với ý định lấy bản dịch KPA điều chỉnh lại hầu có thể dùng để dạy học. Kết quả là cuốn Tân Ước : bản dịch có hiệu đính. Trong quá trình đó, anh chị em khám phá ra rằng “bắt cá hai tay” là cách làm vá víu, vừa khó thực hiện vì cứ phải đặt câu hỏi sẽ trung thành với bản KPA đến mức nào, vừa khó đáp ứng nhu cầu có bản dịch sát khi dạy học. Từ kinh nghiệm đó, anh chị em mới dứt khoát thực hiện “bản dịch để học hỏi” bắt đầu với cuốn Ngũ Thư và sau đó là Các Sách Lịch Sử. Chính vì vậy mà nay sau khi hoàn tất phần Cựu Ước của bản dịch KPB, Nhóm phải trở lại phần Tân Ước để thực sự có một bản Tân Ước : bản dịch để học hỏi. Lúc đó sẽ hoàn tất công trình Kinh Thánh KPB, bản dịch để học hỏi.
Kết luận
Đi vào lãnh vực Kinh Thánh thì cũng như “chiền chiện lạc vào rừng xanh”, đây là một lãnh vực mênh mông. Tại Đại Hội của Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo mới đây diễn ra tại thành phố Nemi, gần Rô-ma, nhằm đánh dấu 50 năm Hiến chế Dei Verbum, Lời Thiên Chúa, theo bản báo cáo của Tổng Thư Ký miền Nam Á trong đó có Giáo Hội Việt Nam, hoạt động Kinh Thánh tại Việt Nam hầu như không có gì, ngoài những cố gắng của NPD/CGKPV để phiên dịch và phổ biến Lời Chúa. Công việc phiên dịch mới chỉ là bước đầu, nhưng lại là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động khác. Nhất là thực hiện một bản dịch để dùng trong các lớp học Kinh Thánh tại các đại chủng viện hay học viên, là công việc nền tảng giúp giảng dạy và đào sâu bộ môn thiết yếu cho đời sống đức tin. Hy vọng trước câu hỏi tại sao NPD/CGKPV lại mất công làm một bản dịch khác thì nay đã có câu trả lời.
Sài Gòn, ngày 31 tháng 07 năm 2015
LM. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
Có người quan tâm đến Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (NPD/CGKPV) nên đặt câu hỏi : Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ đã dịch xong, toàn bộ Kinh Thánh cũng vậy, nay anh chị em làm gì ? Và khi nghe trả lời là đang dịch lại Kinh Thánh thì tỏ vẻ ngạc nhiên, có khi thắc mắc : sao không để thì giờ làm việc khác, dịch lại làm gì ? Xin được có đôi lời giải thích.
Đặc tính mỗi bản dịch
Bản dịch Kinh Thánh do NPD/CGKPV thực hiện đã và đang được phổ biến rộng rãi trong giới Công Giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước từ hơn 20 năm nay (tạm gọi là bản KPA) được hoàn tất năm 1998. Ngày 31-01-1999 NPD/CGKPV tổ chức thánh lễ tạ ơn do Đức Cha Phạm Minh Mẫn chủ tế tại nhà thờ Phan-xi-cô Đa-kao, thầy Sáu Phạm Xuân Hưng dẫn đầu đoàn rước, tay dương cao cuốn Kinh Thánh vừa mới in xong. Bản dịch KPA nàymang tính phổ thông được thực hiện để dùng trong phụng vụ như chính tên gọi bộ Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Như vậy bản KPA là bản dịch thứ nhất của NPD/CGKPV. Nhắc lại biến cố này để nói rằng ngay sau đó, NPD/CGKPV đã tra tay vào việc phiên dịch bản thứ 2 (tạm gọi là KPB) với mục đích phục vụ nhu cầu học tập.
KPA : Bản dịch phổ thông
Có người thắc mắc : Đã có một bản dịch rồi, lại là một bản dịch được nhiều người chấp nhận, vì nói chung, bản dịch vừa trung thành với bản gốc, vừa xuôi về ngôn ngữ, thế thì tại sao mất công làm một bản dịch khác. Thưa vì mỗi bản dịch đều có đặc tính riêng tuỳ theo mục đích mình nhắm tới, đối tượng mình phục vụ. Bản KPAđược thực hiện tiếp theo sau Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Vì sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ như tên gọi, là một bản Kinh Phụng Vụ, có thể đọc lớn tiếng, nhất là tiếng Việt lại là một ngôn ngữ giàu âm sắc, nên đây là một công việc đòi hỏi nhiều công sức. Khi chuyển sang dịch các phần còn lại của Sách Thánh, Nhóm vẫn cố giữ tinh thần đó. Nhờ vậy mà bản dịch KPA khá hoàn chỉnh về ngôn ngữ.
KPB : Bản dịch để học hỏi
Vì các lý do vừa nói, bản dịch này không đáp ứng nhu cầu của những người muốn học hỏi, đào sâu bản văn Kinh Thánh. Bản dịch dùng để học hỏi phải sát bản gốc tối đa. Một bản dịch như thế không thể hay về văn chương tiếng Việt, thậm chí đọc lên có vẻ xa lạ, ngô nghê, nhưng đàng sau cái xa lạ, ngô nghê của bản dịch, người đọc có thể nhận ra nét văn hoá đặc trưng Híp-ri hay Hy-lạp.
Như đã nói ở trên, bản dịch KPB bắt đầu từ năm 1999, nay thấm thoát đã 16 năm, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm 2021 lúc NPD/CGKPV tròn 50 tuổi, tức là còn năm năm nữa. Tại sao cần nhiều thời gian như vậy ?
Công trình tập thể duy nhất tại Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có 6 bản dịch toàn bộ Kinh Thánh ấn hành trong quãng thời gian 85 năm (từ 1913 đến 1998). Năm bản dịch đầu tiên đều là của cá nhân : cố Chính Linh, cha Gérard Gagnon, cha Trần Đức Huân, cha Nguyễn Thế Thuấn và đức Hồng Y Trịnh Văn Căn. Bản dịch của NPD/CGKPV là bản thứ 6, nhưng đây là lần đầu tiên bản dịch được thực hiện không do một cá nhân, nhưng là một tập thể. Đó là nói về bản KPA. Nay đến KPB cũng vậy. Làm việc chung thì an toàn hơn vì anh chị em bổ túc cho nhau, nhưng nhiều người nhiều ý, trao đổi sao cho đến khi đồng thuận. Việc đó đòi hỏi thời gian. Ngoài 2 linh mục triều (cả hai nay đã qua đời) và 2 giáo dân, tất cả những người khác đều là tu sĩ hay tu sĩ linh mục thuộc hơn mười hội dòng khác nhau, nên mỗi người đều phải dành ưu tiên cho công việc nhà dòng, mỗi tuần chỉ đến trụ sở Nhóm làm việc 2 ngày.
Công việc hiện nay của Nhóm là hoàn tất phần Cựu Ước của bản KPB vói hai cuốn Các Sách Giáo Huấn vàCác Sách Ngôn Sứ sẽ ấn hành nay mai, rà soát lại cuốn Ngũ Thư và Các Sách Lịch Sử sao cho từ ngữ và văn phong được thống nhất, đồng thời làm lại phần Tân Ước.
Từ bản “có hiệu đính” đến bản “để học hỏi”
Tại sao làm lại phần Tân Ước ? Thưa khi tra tay vào việc thực hiện bản KPB, anh chị em bắt đầu với phần Tân Ước, với ý định lấy bản dịch KPA điều chỉnh lại hầu có thể dùng để dạy học. Kết quả là cuốn Tân Ước : bản dịch có hiệu đính. Trong quá trình đó, anh chị em khám phá ra rằng “bắt cá hai tay” là cách làm vá víu, vừa khó thực hiện vì cứ phải đặt câu hỏi sẽ trung thành với bản KPA đến mức nào, vừa khó đáp ứng nhu cầu có bản dịch sát khi dạy học. Từ kinh nghiệm đó, anh chị em mới dứt khoát thực hiện “bản dịch để học hỏi” bắt đầu với cuốn Ngũ Thư và sau đó là Các Sách Lịch Sử. Chính vì vậy mà nay sau khi hoàn tất phần Cựu Ước của bản dịch KPB, Nhóm phải trở lại phần Tân Ước để thực sự có một bản Tân Ước : bản dịch để học hỏi. Lúc đó sẽ hoàn tất công trình Kinh Thánh KPB, bản dịch để học hỏi.
Kết luận
Đi vào lãnh vực Kinh Thánh thì cũng như “chiền chiện lạc vào rừng xanh”, đây là một lãnh vực mênh mông. Tại Đại Hội của Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo mới đây diễn ra tại thành phố Nemi, gần Rô-ma, nhằm đánh dấu 50 năm Hiến chế Dei Verbum, Lời Thiên Chúa, theo bản báo cáo của Tổng Thư Ký miền Nam Á trong đó có Giáo Hội Việt Nam, hoạt động Kinh Thánh tại Việt Nam hầu như không có gì, ngoài những cố gắng của NPD/CGKPV để phiên dịch và phổ biến Lời Chúa. Công việc phiên dịch mới chỉ là bước đầu, nhưng lại là điều kiện tiên quyết cho các hoạt động khác. Nhất là thực hiện một bản dịch để dùng trong các lớp học Kinh Thánh tại các đại chủng viện hay học viên, là công việc nền tảng giúp giảng dạy và đào sâu bộ môn thiết yếu cho đời sống đức tin. Hy vọng trước câu hỏi tại sao NPD/CGKPV lại mất công làm một bản dịch khác thì nay đã có câu trả lời.
Sài Gòn, ngày 31 tháng 07 năm 2015
LM. Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm