Người lạc quan nhất về viễn tượng Hồi Giáo hẳn phải dừng lại và gãi đầu thật lâu trước các biến cố đang diễn ra tại Syria và Ai Cập. Một trong những người ấy không những chỉ gãi đầu mà mới đây có tin còn bị người Hồi Giáo sát hại, đó là linh mục Dall’Oglio, Dòng Tên, người đã lặn lội suốt 30 năm qua tại Syria để cổ vũ tình huynh đệ với “anh em” Hồi Giáo và công khai vận động lật đổ chế độ Assad và “sự thật” chế độ này không bênh vực gì Kitô Giáo cả. Tuy nhiên, khi trục xuất ngài khỏi Syria, ít nhất, chế độ Assad cũng đã duy trì mạng sống của ngài. Bí mật trở lại Syria, ngài vẫn không bị Assad giết mà là “anh em” Hồi Giáo! Kể cũng là một bài học thấm thía.
Còn tại Ai Cập, nơi mà một linh mục Dòng Tên khác là Cha Khalil, một nhà nghiên cứu Hồi Giáo lâu đời, vốn viết nhiều bài chào mừng sự thay đổi nơi Huynh Đệ Hồi Giáo đối với Kitô Giáo. Nhận định của ngài dường như không còn mấy vững trước những cuộc tấn công dã man vào nhà cửa, tiệm buôn và nơi thờ phượng của Kitô Giáo mấy ngày qua.
Thực vậy, John Rossomando của ITP News, ngày 14 tháng Tám vừa qua cho hay: “Thiểu số Kitô Giáo Coptic của Ai Cập đã trở thành mục tiêu tấn công ưa thích của các ủng hộ viên Huynh Đệ Hồi Giáo và những người Hồi Giáo quá khích khác khắp nơi trong nước”.
Ngay sau khi lực lượng an ninh của chính phủ giải tỏa các khu chiếm đóng của họ tại các công trường Nadha và Raba’a al Adiwiya, người Hồi Giáo quay qua tấn công các nhà thờ Kitô Giáo. Vào khoảng 1,000 ủng hộ viên của Huynh Đệ Hồi Giáo đã nổi lửa đốt hai nhà thờ Abraham và Đức Mẹ tại Menya.
Theo hãng tin Al-Ahram của Ai Cập, đám đông cuồng tín còn tấn công nhiều nhà thờ, tu viện và các tài sản khác của Giáo Hội tại Alexandria, Suez và một số các thành phố khác thuộc vùng Thượng Ai Cập.
Các thành viên của Huynh Đệ Hồi Giáo cũng ném bom Nhà Thờ Mar Geergisss, là nhà thờ chính của Coptic tại thành phố Sohag, phía nam Ai Cập, khiến nó cháy rụi. Trước đó, người Hồi Giáo còn kéo cờ Al-Qaeda lên nóc nhà thờ. Nhà thờ Thánh Têrêxa ở Assiut, Thượng Ai Cập, cũng bị thiêu rụi.
Cha Rafic Greiche, một phát ngôn viên của GH/CG tại Ai Cập cho rằng “Không khí ở đây là không khí bạo lực khiến người dân ai cũng sợ”
Huynh Đệ Hồi Giáo qui cho Kitô hữu Coptic tội lật đổ TT Morsi vì Giáo Chủ Coptic là Tawadros II đã ủng hộ động thái ngày 3 tháng Bẩy của quân đội nhằm lật đổ ông ta. Nhưng nếu hỏi một số lãnh tụ của Huynh Đệ Hồi Giáo (HĐHG), bạn sẽ thấy khác hẳn. Abdul Mawgoud Dardery, chẳng hạn, vốn là một chính trị gia của HĐHG, thứ Sáu tuần rồi, trong một cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí ở Hoa Thịnh Đốn, đã bác bỏ điều người ta cho là HĐHG kỳ thị Kitô Giáo.
Được hỏi về việc tra tấn và bạo lực mà HĐHG vốn nhằm vào Kitô hữu lúc Morsi còn cầm quyền, Dardery né không trả lời trực tiếp, chỉ nói chung chung rằng “chúng tôi vốn có những liên hệ tốt đẹp nhất trong 1,400 năm nay. Qúy vị hãy so sánh mối liên hệ tại Ai Cập giữa người Hồi Giáo và Kitô Giáo với nhiều quốc gia khác trên thế giới, qúy vị sẽ thấy mô thức Ai Cập là một trong những mô thức hay nhất trên mặt trái đất”.
Một năm cầm quyền của Huynh Đệ Hồi Giáo đã đem lại đủ thứ lạm dụng chống Kitô hữu. Điển hình là tra tấn người chống đối, ngăn cản Kitô hữu bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp hồi tháng Mười Hai năm ngoái; để mặc người Hồi Giáo quá khích tấn công nhà thờ chính tòa thánh thiêng nhất của Kitô Giáo hồi tháng Tư; và dẹp bỏ cuộc điều tra vụ thảm sát Maspero hồi tháng Mười năm 2011 khiến 30 Kitô hữu thiệt mạng và 500 người bị thương.
Thế giới bất lực
Nhà báo kỳ cựu của Ý là ký giả Riccardo Cristiano, vốn là bạn thân của Dall’Oglio, gần đây thắc mắc không biết ta nên lo lắng vì ai, vì Dall’Oglio hay vì ai khác. Ông ngỏ mấy lời này với vị tu sĩ Dòng Tên: “Cha Paolo rất thân mến của tôi, trong những giờ phút khó khăn này tôi tự nhiên muốn hỏi mình: ai thực sự đã chết? Một số người cho là cha, nhưng tôi tự hỏi phải chăng không thực sự là chính chúng tôi”.
Bởi thế giới hoàn toàn bất lực đứng ngó cảnh Syria đang nổ tung dưới triết lý mà ông gọi là cuộc “thanh trừng sắc tộc và ném bom trải thảm nhiều khu xóm, làng mạc, song song với chủ nghĩa khủng bố mà những tội ác tầy trời chống lại nhân loại kia đã tự nhiên sản xuất ra”.
“Cha đã không thể chấp nhận sống mà lại không có sự thật và chứng tá. Chúng tôi, mặt khác, lại chấp nhận điều ấy, ngay cả hôm nay, sẵn sàng câm lặng, lấy khăn che kín mắt, để mừng vui được nghỉ hè. Dường như chúng tôi hết khả năng nghĩ rằng với cha, tháng Tám có thể là tháng ‘làm chứng’ cho nhân phẩm”.
Về sự câm lặng của Hoa Kỳ, nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo tại nước này là Nina Shea, hôm thứ Năm qua, cũng có bài tố cáo chính phủ Obama đã đáp ứng một cách xìu xìu ển ển đối với các cuộc tấn công tàn bạo của Huynh Đệ Hồi Giáo vào Kitô hữu Coptic tại Ai Cập, mà tin tức cho là lên tới 30 vụ nội trong tuần này, một loại tấn công “chưa từng thấy trong thời hiện đại”.
Trong diễn văn với quốc dân vào hôm thứ Năm, Obama có lên tiếng chỉ trích các cuộc tấn công này, đặc biệt có thêm câu: “kể cả các nhà thờ”, và kêu gọi phải bảo vệ nhiều hơn quyền lợi “phụ nữ và các nhóm thiểu số tôn giáo”.
Tuy nhiên, Shea cho rằng chính phủ cần đe dọa giữ lại ngân khoản 1.3 tỷ viện trợ quân sự cung cấp mỗi năm cho Ai Cập cho tới khi họ bảo đảm an toàn cho Kitô hữu tại đó.
Vai trò của Giáo Chủ Tawadros II
Như trên đã nói, để biện minh cho hành động bạo tàn của mình, HĐHG tố cáo Giáo Chủ Tawadros II đã góp tay lật đổ TT Morsi của họ. Việc giáo chủ Tawadros ủng hộ quân đội trong động thái này đã đi vào lịch sử với cuộc họp báo hồi ấy, trong đó, ngài ngồi không xa tướng Abdel Fatah al-Sisi trên diễn đàn. Ngài gọi động thái này là “giờ phút quyết định trong lịch sử dân tộc”.
Bất cứ ai theo dõi các xu hướng tôn giáo tại Ai Cập trong mấy thập niên qua cũng đều tỏ ra khó hiểu đối với sự hiện diện lộ liễu bất thường nói trên của Giáo Chủ Tawadros. Vì Kitô hữu Coptic vốn là dê tế thần rất thuận tiện cho các bạo lực quần chúng tại Ai Cập, bất kể nhà cầm quyền là ai. Sự việc càng ngày càng tồi tệ hơn dưới sự kiểm soát của HĐHG. Nhưng sự việc cũng đâu có tốt hơn gì dưới chế độ quân sự trước đây.
Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là Giáo Chủ Tawadros II không phải là người duy nhất đứng cạnh tướng al-Sisi trong cuộc họp báo để thông báo tin Morsi bị lật đổ. Cùng với ngài còn có đại giáo sĩ (Imam) của Ai Cập là Sheik Ahmed el-Tayeb. Ngoài ra, còn có lãnh tụ Đảng Lập Hiến, Mohamed el-Baradei, khôi nguyên Nobel, Mohamed El Bareidi, lãnh tụ Phong Trào Tamarod, Mohamed Badr, cố vấn của Morsi, Sekina Fouad, và nhiều người khác nữa.
Chính HĐHG cũng thấy ra điều đó, nên họ còn tố cáo giáo chủ Tawadros ủng hộ cuộc càn quét vừa qua. Họ bảo rằng ngài đã xuất hiện để cám ơn cảnh sát và binh lính trong vụ ra tay hành động chống HĐHG này. Do đó, Mamdouh Hamdi, 35 tuổi, một kế toán viên, cho rằng: “Sau cuộc tàn sát, khi giáo chủ xuất hiện để cám ơn quân đội và cảnh sát, thì đừng kết án tôi theo chủ nghĩa bè phái”.
Không có tường trình báo chí nào về hành động cám ơn này cả. Nên người ta sợ mục đích các suy diễn loại này chỉ để biện minh cho chính sách bài Kitô Giáo cố hữu của HĐHG.
Từ tranh luận chính trị qua bạo lực qui mô
John Pontifex, thuộc cơ quan Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn, tuy hy vọng rằng số người đông đảo, khoảng 30 triệu hay hơn, từng lên tiếng chống chế độ của HĐHG và đại diện cho mọi giới của Ai Cập, sẽ thắng thế trong việc tạo ra một xã hội khoan dung, biết tôn trọng các nhóm thiểu số và bảo vệ nhân phẩm, nhưng cũng cho rằng Ai Cập đang đương đầu với tình thế khác hẳn lúc Morsi mới bị lật đổ. “Chúng ta đang chứng kiến việc thay đổi đột ngột và đầy kịch tính từ tranh luận chính trị qua bạo lực qui mô, và có người nói rằng xứ sở vĩ đại này sẽ rơi vào nội chiến”.
Những người ủng hộ và chống đối Morsi, từ trước đến nay, vốn khác nhau về ý thức hệ. Nhưng cuộc thay đổi kia cho thấy không những sự hợp tác giữa đôi bên đã không còn nữa mà sự tức giận và sợ sệt nguyên hình còn dâng cao đến độ đe dọa nền hòa bình của xứ sở.
Tuy thế, Pontifex cho thấy có nhiều dấu hiệu lạc quan về phần Kitô hữu. Giám mục Joannes Zakaria của Luxor, một trong các giáo phận bị bách hại, phát biểu “chúng tôi sung sướng được chịu đau khổ và trở thành nạn nhân bị mất nhà thờ, nhà cửa và lối sống của mình để cứu Ai Cập cho cả Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo”. Họ biết phải trả giá cao cho cam kết của họ đối với đức tin và tự do.
Và cả về phía tín đồ Hồi Giáo nữa. Bên cạnh những hình ảnh đốt phá nhà thờ, tu viện, trường học, tiệm buôn, nhà cửa của Kitô Giáo, còn nhiều hình ảnh khác không được báo chí ghi nhận. Giám mục Kyrillos William cho Pontifex hay: nhiều người Hồi Giáo đã đẩy lui những người đồng đạo quá khích của họ khỏi tiến về phía các khu vực Kitô Giáo tại Cổ Thành Assiut. Ngài cho hay các thanh thiếu niên Hồi Giáo này không chia sẻ quan điểm thần trị của người Hồi Giáo quá khích. Họ muốn có sự phân biệt rõ rệt giữa nhà nước và tôn giáo. Theo ngài, đại đa số người Hồi Giáo thất vọng đối với các chính sách cứng rắn của HĐHG. Nhờ thế, các liên hệ với lân bang Hồi giáo vẫn tiếp tục khả quan.
Pontifex cho rằng ngoài trợ giúp vật chất để Kitô Giáo Ai Cập đóng góp cho đồng bào họ, các Kitô hữu ở đây mong Phương Tây tỉnh giấc để nhận rõ thực tại ở Ai Cập và gây áp lực với các chính phủ của họ để chấm dứt các phương thức bạo lực và áp chế ở đây.
Còn tại Ai Cập, nơi mà một linh mục Dòng Tên khác là Cha Khalil, một nhà nghiên cứu Hồi Giáo lâu đời, vốn viết nhiều bài chào mừng sự thay đổi nơi Huynh Đệ Hồi Giáo đối với Kitô Giáo. Nhận định của ngài dường như không còn mấy vững trước những cuộc tấn công dã man vào nhà cửa, tiệm buôn và nơi thờ phượng của Kitô Giáo mấy ngày qua.
Thực vậy, John Rossomando của ITP News, ngày 14 tháng Tám vừa qua cho hay: “Thiểu số Kitô Giáo Coptic của Ai Cập đã trở thành mục tiêu tấn công ưa thích của các ủng hộ viên Huynh Đệ Hồi Giáo và những người Hồi Giáo quá khích khác khắp nơi trong nước”.
Ngay sau khi lực lượng an ninh của chính phủ giải tỏa các khu chiếm đóng của họ tại các công trường Nadha và Raba’a al Adiwiya, người Hồi Giáo quay qua tấn công các nhà thờ Kitô Giáo. Vào khoảng 1,000 ủng hộ viên của Huynh Đệ Hồi Giáo đã nổi lửa đốt hai nhà thờ Abraham và Đức Mẹ tại Menya.
Theo hãng tin Al-Ahram của Ai Cập, đám đông cuồng tín còn tấn công nhiều nhà thờ, tu viện và các tài sản khác của Giáo Hội tại Alexandria, Suez và một số các thành phố khác thuộc vùng Thượng Ai Cập.
Các thành viên của Huynh Đệ Hồi Giáo cũng ném bom Nhà Thờ Mar Geergisss, là nhà thờ chính của Coptic tại thành phố Sohag, phía nam Ai Cập, khiến nó cháy rụi. Trước đó, người Hồi Giáo còn kéo cờ Al-Qaeda lên nóc nhà thờ. Nhà thờ Thánh Têrêxa ở Assiut, Thượng Ai Cập, cũng bị thiêu rụi.
Cha Rafic Greiche, một phát ngôn viên của GH/CG tại Ai Cập cho rằng “Không khí ở đây là không khí bạo lực khiến người dân ai cũng sợ”
Huynh Đệ Hồi Giáo qui cho Kitô hữu Coptic tội lật đổ TT Morsi vì Giáo Chủ Coptic là Tawadros II đã ủng hộ động thái ngày 3 tháng Bẩy của quân đội nhằm lật đổ ông ta. Nhưng nếu hỏi một số lãnh tụ của Huynh Đệ Hồi Giáo (HĐHG), bạn sẽ thấy khác hẳn. Abdul Mawgoud Dardery, chẳng hạn, vốn là một chính trị gia của HĐHG, thứ Sáu tuần rồi, trong một cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí ở Hoa Thịnh Đốn, đã bác bỏ điều người ta cho là HĐHG kỳ thị Kitô Giáo.
Được hỏi về việc tra tấn và bạo lực mà HĐHG vốn nhằm vào Kitô hữu lúc Morsi còn cầm quyền, Dardery né không trả lời trực tiếp, chỉ nói chung chung rằng “chúng tôi vốn có những liên hệ tốt đẹp nhất trong 1,400 năm nay. Qúy vị hãy so sánh mối liên hệ tại Ai Cập giữa người Hồi Giáo và Kitô Giáo với nhiều quốc gia khác trên thế giới, qúy vị sẽ thấy mô thức Ai Cập là một trong những mô thức hay nhất trên mặt trái đất”.
Một năm cầm quyền của Huynh Đệ Hồi Giáo đã đem lại đủ thứ lạm dụng chống Kitô hữu. Điển hình là tra tấn người chống đối, ngăn cản Kitô hữu bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp hồi tháng Mười Hai năm ngoái; để mặc người Hồi Giáo quá khích tấn công nhà thờ chính tòa thánh thiêng nhất của Kitô Giáo hồi tháng Tư; và dẹp bỏ cuộc điều tra vụ thảm sát Maspero hồi tháng Mười năm 2011 khiến 30 Kitô hữu thiệt mạng và 500 người bị thương.
Thế giới bất lực
Nhà báo kỳ cựu của Ý là ký giả Riccardo Cristiano, vốn là bạn thân của Dall’Oglio, gần đây thắc mắc không biết ta nên lo lắng vì ai, vì Dall’Oglio hay vì ai khác. Ông ngỏ mấy lời này với vị tu sĩ Dòng Tên: “Cha Paolo rất thân mến của tôi, trong những giờ phút khó khăn này tôi tự nhiên muốn hỏi mình: ai thực sự đã chết? Một số người cho là cha, nhưng tôi tự hỏi phải chăng không thực sự là chính chúng tôi”.
Bởi thế giới hoàn toàn bất lực đứng ngó cảnh Syria đang nổ tung dưới triết lý mà ông gọi là cuộc “thanh trừng sắc tộc và ném bom trải thảm nhiều khu xóm, làng mạc, song song với chủ nghĩa khủng bố mà những tội ác tầy trời chống lại nhân loại kia đã tự nhiên sản xuất ra”.
“Cha đã không thể chấp nhận sống mà lại không có sự thật và chứng tá. Chúng tôi, mặt khác, lại chấp nhận điều ấy, ngay cả hôm nay, sẵn sàng câm lặng, lấy khăn che kín mắt, để mừng vui được nghỉ hè. Dường như chúng tôi hết khả năng nghĩ rằng với cha, tháng Tám có thể là tháng ‘làm chứng’ cho nhân phẩm”.
Về sự câm lặng của Hoa Kỳ, nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo tại nước này là Nina Shea, hôm thứ Năm qua, cũng có bài tố cáo chính phủ Obama đã đáp ứng một cách xìu xìu ển ển đối với các cuộc tấn công tàn bạo của Huynh Đệ Hồi Giáo vào Kitô hữu Coptic tại Ai Cập, mà tin tức cho là lên tới 30 vụ nội trong tuần này, một loại tấn công “chưa từng thấy trong thời hiện đại”.
Trong diễn văn với quốc dân vào hôm thứ Năm, Obama có lên tiếng chỉ trích các cuộc tấn công này, đặc biệt có thêm câu: “kể cả các nhà thờ”, và kêu gọi phải bảo vệ nhiều hơn quyền lợi “phụ nữ và các nhóm thiểu số tôn giáo”.
Tuy nhiên, Shea cho rằng chính phủ cần đe dọa giữ lại ngân khoản 1.3 tỷ viện trợ quân sự cung cấp mỗi năm cho Ai Cập cho tới khi họ bảo đảm an toàn cho Kitô hữu tại đó.
Vai trò của Giáo Chủ Tawadros II
Như trên đã nói, để biện minh cho hành động bạo tàn của mình, HĐHG tố cáo Giáo Chủ Tawadros II đã góp tay lật đổ TT Morsi của họ. Việc giáo chủ Tawadros ủng hộ quân đội trong động thái này đã đi vào lịch sử với cuộc họp báo hồi ấy, trong đó, ngài ngồi không xa tướng Abdel Fatah al-Sisi trên diễn đàn. Ngài gọi động thái này là “giờ phút quyết định trong lịch sử dân tộc”.
Bất cứ ai theo dõi các xu hướng tôn giáo tại Ai Cập trong mấy thập niên qua cũng đều tỏ ra khó hiểu đối với sự hiện diện lộ liễu bất thường nói trên của Giáo Chủ Tawadros. Vì Kitô hữu Coptic vốn là dê tế thần rất thuận tiện cho các bạo lực quần chúng tại Ai Cập, bất kể nhà cầm quyền là ai. Sự việc càng ngày càng tồi tệ hơn dưới sự kiểm soát của HĐHG. Nhưng sự việc cũng đâu có tốt hơn gì dưới chế độ quân sự trước đây.
Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là Giáo Chủ Tawadros II không phải là người duy nhất đứng cạnh tướng al-Sisi trong cuộc họp báo để thông báo tin Morsi bị lật đổ. Cùng với ngài còn có đại giáo sĩ (Imam) của Ai Cập là Sheik Ahmed el-Tayeb. Ngoài ra, còn có lãnh tụ Đảng Lập Hiến, Mohamed el-Baradei, khôi nguyên Nobel, Mohamed El Bareidi, lãnh tụ Phong Trào Tamarod, Mohamed Badr, cố vấn của Morsi, Sekina Fouad, và nhiều người khác nữa.
Chính HĐHG cũng thấy ra điều đó, nên họ còn tố cáo giáo chủ Tawadros ủng hộ cuộc càn quét vừa qua. Họ bảo rằng ngài đã xuất hiện để cám ơn cảnh sát và binh lính trong vụ ra tay hành động chống HĐHG này. Do đó, Mamdouh Hamdi, 35 tuổi, một kế toán viên, cho rằng: “Sau cuộc tàn sát, khi giáo chủ xuất hiện để cám ơn quân đội và cảnh sát, thì đừng kết án tôi theo chủ nghĩa bè phái”.
Không có tường trình báo chí nào về hành động cám ơn này cả. Nên người ta sợ mục đích các suy diễn loại này chỉ để biện minh cho chính sách bài Kitô Giáo cố hữu của HĐHG.
Từ tranh luận chính trị qua bạo lực qui mô
John Pontifex, thuộc cơ quan Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn, tuy hy vọng rằng số người đông đảo, khoảng 30 triệu hay hơn, từng lên tiếng chống chế độ của HĐHG và đại diện cho mọi giới của Ai Cập, sẽ thắng thế trong việc tạo ra một xã hội khoan dung, biết tôn trọng các nhóm thiểu số và bảo vệ nhân phẩm, nhưng cũng cho rằng Ai Cập đang đương đầu với tình thế khác hẳn lúc Morsi mới bị lật đổ. “Chúng ta đang chứng kiến việc thay đổi đột ngột và đầy kịch tính từ tranh luận chính trị qua bạo lực qui mô, và có người nói rằng xứ sở vĩ đại này sẽ rơi vào nội chiến”.
Những người ủng hộ và chống đối Morsi, từ trước đến nay, vốn khác nhau về ý thức hệ. Nhưng cuộc thay đổi kia cho thấy không những sự hợp tác giữa đôi bên đã không còn nữa mà sự tức giận và sợ sệt nguyên hình còn dâng cao đến độ đe dọa nền hòa bình của xứ sở.
Tuy thế, Pontifex cho thấy có nhiều dấu hiệu lạc quan về phần Kitô hữu. Giám mục Joannes Zakaria của Luxor, một trong các giáo phận bị bách hại, phát biểu “chúng tôi sung sướng được chịu đau khổ và trở thành nạn nhân bị mất nhà thờ, nhà cửa và lối sống của mình để cứu Ai Cập cho cả Kitô hữu lẫn người Hồi Giáo”. Họ biết phải trả giá cao cho cam kết của họ đối với đức tin và tự do.
Và cả về phía tín đồ Hồi Giáo nữa. Bên cạnh những hình ảnh đốt phá nhà thờ, tu viện, trường học, tiệm buôn, nhà cửa của Kitô Giáo, còn nhiều hình ảnh khác không được báo chí ghi nhận. Giám mục Kyrillos William cho Pontifex hay: nhiều người Hồi Giáo đã đẩy lui những người đồng đạo quá khích của họ khỏi tiến về phía các khu vực Kitô Giáo tại Cổ Thành Assiut. Ngài cho hay các thanh thiếu niên Hồi Giáo này không chia sẻ quan điểm thần trị của người Hồi Giáo quá khích. Họ muốn có sự phân biệt rõ rệt giữa nhà nước và tôn giáo. Theo ngài, đại đa số người Hồi Giáo thất vọng đối với các chính sách cứng rắn của HĐHG. Nhờ thế, các liên hệ với lân bang Hồi giáo vẫn tiếp tục khả quan.
Pontifex cho rằng ngoài trợ giúp vật chất để Kitô Giáo Ai Cập đóng góp cho đồng bào họ, các Kitô hữu ở đây mong Phương Tây tỉnh giấc để nhận rõ thực tại ở Ai Cập và gây áp lực với các chính phủ của họ để chấm dứt các phương thức bạo lực và áp chế ở đây.