Cảm xúc 1: THUYỀN ĐỜI
Một vị cao tuổi lên cơn tai biến mạch máu não phải vào bệnh viện, tôi liên tưởng tới một con thuyền, đi từ nơi xuất phát đến bến bờ đã định. Thuyền phải đến bến thôi. Cuộc hành trình là một công trình hoàn tất của đời người. Thuyền trưởng giỏi, thì chưa hết cuộc hành trình đã có những lời khen tặng. Thật ra thì chỉ có Chúa mới biết ai tài, ai vụng. Mỗi cơn bệnh cũng giống như cơn gió làm thuyền chòng chành, qua khỏi thì khỏe; không qua khỏi thì thuyền đời đã đến bến, có đúng không?
Cảm xúc 2: VIÊC LÀNH
Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi vừa đi phát học bổng ở vùng sâu An Giang và Kiên Giang để gặp gỡ những em học sinh hiếu học. Bộ hình rất đẹp, chi tiết chuyến đi rất thú vị. Qua chuyến đi, chúng tôi có nhiều cảm xúc.
Gọi là nhà thờ Tràm Chẹt vì trước kia nơi đây có cây tràm, còn “chẹt” là tiếng Khơ-me có nghĩa là “chi chít” – Tràm Chẹt là tràm mọc chi chít. Bây giờ chỉ còn ruộng lúa. Ngôi nhà thờ đầu tiên có từ năm 1925 mà trước đó là một họ lẻ từ cuối thế kỷ 19, có hai linh mục người Pháp đến truyền giáo. Ngày nay, giáo xứ Tràm Chẹt đông vui, sinh hoạt tôn giáo và xã hội rất tốt.
Đến giáo xứ Ba Bần vùng An Giang, giáo dân không có đất, chỉ làm thuê làm mướn, bữa có bữa không như câu cá. Cha chánh xứ là một linh mục giỏi giang đang coi sóc giáo xứ . Tôi hỏi: “Vì sao gọi là Ba Bần, thưa cha?” . Cha cười : “Vì họ nghèo quá, không phải “một bần” mà là “ba bần”. Đùa một chút cho vui. Ngày xưa khi các cha người Pháp đến đây truyền giáo, trước nhà nguyện này có ba cây bần, thế là quí cha ấy gọi là nhà thờ Ba Bần.
Ngoài việc gặp gỡ tập thể các em, chúng tôi còn vào tận nhà học sinh cấp 3 để khuyến khích tinh thần học tập. 40 Usd cho học sinh lớn và 25 Usd cho học sinh nhỏ là món quà quí ở vùng đồng quê này.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng An Giang, Kiên Giang nói riêng thì đa số người dân làm ruộng. Nuôi con ăn học từ việc trồng lúa và chăn nuôi phụ thì khó khăn, bấp bênh nhiều. Chúng tôi nghĩ rằng, hỗ trợ những con em nông dân trong việc học hành mà trở thành một việc làm qui định, có tính hệ thống trong Giáo Hội là xây dựng xã hội thiết thực nhất, nhưng chắc chắn là không xuể! Việc “không xuể” có lẽ là để dành cho những ai có “cái tâm” chăm lo mà thôi!
Một chút suy tư trong lòng khi rời xa vùng quê về: Ở đâu có linh mục hiện diện, người ta bỗng yên tâm; còn chúng tôi như những cánh hoa thơm thoang thoảng giữa vùng quê tĩnh lặng này.
Cảm xúc 3: NHẬP VAI
Chị tôi ở nửa bên kia trái đất, nhờ tôi thay thế vai trò làm “mẹ” và “bà nội” đối với các con các cháu của chị. Tôi nhận lời “nhập vai”. Một năm qua, tôi hiểu thế nào là “làm mẹ” những đứa con đã trưởng thành và việc làm “bà nội” đã khiến tôi chảy nước mắt vì nhận ra mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người và tôi thay đổi một phần não trạng của mình về bậc hôn nhân.
- Người sống trong bậc hôn nhân được cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo dựng con người. Thật tuyệt vời! Nhưng để nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành “con người” với đúng bản chất, đúng hình ảnh Thiên Chúa thì....khó vô vàn. Cụ thể hơn, tôi cảm nhận được sự cực nhọc, vất vả khi cùng với chị Ôsin (và ba mẹ cháu) chăm sóc một đứa bé từ sơ sinh đến lúc bé biết đi biết nói; và tôi kết luận rằng: đó là một công trình phải được làm bằng trái tim và có Thiên Chúa trợ lực!
- Một chút so sánh trong suy nghĩ của tôi: Người chọn sống đời thánh hiến thì đa phần hiểu hành trình đời mình (quyết định – tìm hiểu – gia nhập ơn gọi – đạt mục tiêu ơn gọi - đến đích) phải trải qua. Nhưng người sống bậc hôn nhân rất chênh vênh khi hướng về tương lai. Không biết gia đình mình sẽ bước đi như thế nào: người bạn đời của mình có thể đổi thay tâm tính; công ăn việc làm để bảo đảm đời sống gia đình là một thách đố; việc nuôi dạy con cái là một thử thách khó khăn (vì cha mẹ sinh con, trời sinh tính); phải chống chọi với nhiều rủi ro trong cuộc sống. Vì thế, người sống bậc hôn nhân cứ “chơi vơi thấp thỏm” khi nhìn thẳng xuống thế hệ con cháu của mình. Và việc “bám víu” lấy Thiên Chúa khi nhìn về phía trước khiến những người làm ông bà, cha mẹ trở nên khiêm tốn, nhẫn nhục đáng kính phục.
- Khi nhập vai làm “bà nội” đứa cháu nhỏ, tôi phải “trả giá” khá nhiều: bị hiểu lầm khi bỏ qua một số lời mời; ăn uống thất thường, không hoàn thành nghĩa vụ nhỏ trong giáo xứ, viết lách một cách khó khăn vì ít tập trung, phải tính toán thời gian khi đi công tác xã hội, sức khỏe yếu hơn...tôi bỗng thông cảm với những người có gia đình khi họ không thể tham gia việc chung hoặc có những thiếu xót gì đó...vì con thuyền đời người chỉ được đánh giá đúng khi nó đã đến bến.
Đầu tháng 9, cháu bé được đi nhà trẻ. Tôi không còn phải “nhập vai”. Sự tự do và thoái mái của người sống độc thân sẽ trở lại. Song tôi vừa trải qua một sự trải nghiệm quí báu lớn hơn một chuyến đi du lịch mà chị tôi thưởng cho tôi.
Cảm xúc 4: ĐI DU LỊCH
Sau ba năm không đi đâu vào mùa hè, tôi muốn đi du lịch trong nước để thưởng thức hết vẻ đẹp của đất Việt; để ghi lại cảm xúc hành trình khi đi thăm những nẻo đường trên quê hương. Nhưng người thân lại muốn đi du lịch nước ngoài, một đất nước ít người Công Giáo và việc sống đạo có vẻ khó khăn. Tôi uể oải nhận lời vì chiều chuộng người thân là một việc bác ái. Người thân cho rằng tôi nên nắm bắt cơ hội để du lịch xa trước khi đi dần vào tuổi sáu mươi, lúc đó sức khỏe yếu kèm theo nhiều điều bất lợi khác. Riêng tôi, nếu đi đến gần mức tuổi thọ đầu tiên – sáu mươi năm cuộc đời – thì tôi chỉ boăn khoăn về sự đói nghèo của người dân vùng sâu, khắc khoải mong làm nhiều việc lành để đền bù tội lỗi. Hẳn là thiên đàng đẹp hơn trần gian, nơi mà tôi có thể chu du một cách thanh thản.
Cảm xúc 5: CÁC TU SĨ
Chuyến đi cứu đói sắp tới, sẽ có một số tu sĩ cùng với nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đến một nơi đã chọn. Khi liên hệ công tác, chúng tôi cứ phải chú ý tránh giờ đọc kinh của quí cha quí thầy khiến chúng tôi có những suy nghĩ rất cạn. Đọc kinh nhiều như thế làm sao có thể làm được nhiều việc trong ngày. Đối với giáo dân, việc đọc một hai chục kinh Mân Côi và tham dự thánh lễ trong ngày là tốt lắm rồi....Nhưng khi đọc tin tức hằng ngày trên các kênh truyền thông, chúng tôi mới giật mình. Thế giới nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, càng ngày càng có nhiều tội ác, tội ác tày trời phá vỡ liên hệ huyết thống, tội độc ác khiến người biến thành thú, nghĩa “tào khang” nhạt nhòa....Đến lúc này chúng tôi mới thấy rằng, các linh mục, tu sĩ đọc kinh nhiều để cầu nguyện là việc thiết thực cho thế giới khốn khổ này.
Một chút cảm xúc mùa hè, xin chia sẻ cùng quí độc giả.
Một vị cao tuổi lên cơn tai biến mạch máu não phải vào bệnh viện, tôi liên tưởng tới một con thuyền, đi từ nơi xuất phát đến bến bờ đã định. Thuyền phải đến bến thôi. Cuộc hành trình là một công trình hoàn tất của đời người. Thuyền trưởng giỏi, thì chưa hết cuộc hành trình đã có những lời khen tặng. Thật ra thì chỉ có Chúa mới biết ai tài, ai vụng. Mỗi cơn bệnh cũng giống như cơn gió làm thuyền chòng chành, qua khỏi thì khỏe; không qua khỏi thì thuyền đời đã đến bến, có đúng không?
Cảm xúc 2: VIÊC LÀNH
Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi vừa đi phát học bổng ở vùng sâu An Giang và Kiên Giang để gặp gỡ những em học sinh hiếu học. Bộ hình rất đẹp, chi tiết chuyến đi rất thú vị. Qua chuyến đi, chúng tôi có nhiều cảm xúc.
Gọi là nhà thờ Tràm Chẹt vì trước kia nơi đây có cây tràm, còn “chẹt” là tiếng Khơ-me có nghĩa là “chi chít” – Tràm Chẹt là tràm mọc chi chít. Bây giờ chỉ còn ruộng lúa. Ngôi nhà thờ đầu tiên có từ năm 1925 mà trước đó là một họ lẻ từ cuối thế kỷ 19, có hai linh mục người Pháp đến truyền giáo. Ngày nay, giáo xứ Tràm Chẹt đông vui, sinh hoạt tôn giáo và xã hội rất tốt.
Đến giáo xứ Ba Bần vùng An Giang, giáo dân không có đất, chỉ làm thuê làm mướn, bữa có bữa không như câu cá. Cha chánh xứ là một linh mục giỏi giang đang coi sóc giáo xứ . Tôi hỏi: “Vì sao gọi là Ba Bần, thưa cha?” . Cha cười : “Vì họ nghèo quá, không phải “một bần” mà là “ba bần”. Đùa một chút cho vui. Ngày xưa khi các cha người Pháp đến đây truyền giáo, trước nhà nguyện này có ba cây bần, thế là quí cha ấy gọi là nhà thờ Ba Bần.
Ngoài việc gặp gỡ tập thể các em, chúng tôi còn vào tận nhà học sinh cấp 3 để khuyến khích tinh thần học tập. 40 Usd cho học sinh lớn và 25 Usd cho học sinh nhỏ là món quà quí ở vùng đồng quê này.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng An Giang, Kiên Giang nói riêng thì đa số người dân làm ruộng. Nuôi con ăn học từ việc trồng lúa và chăn nuôi phụ thì khó khăn, bấp bênh nhiều. Chúng tôi nghĩ rằng, hỗ trợ những con em nông dân trong việc học hành mà trở thành một việc làm qui định, có tính hệ thống trong Giáo Hội là xây dựng xã hội thiết thực nhất, nhưng chắc chắn là không xuể! Việc “không xuể” có lẽ là để dành cho những ai có “cái tâm” chăm lo mà thôi!
Một chút suy tư trong lòng khi rời xa vùng quê về: Ở đâu có linh mục hiện diện, người ta bỗng yên tâm; còn chúng tôi như những cánh hoa thơm thoang thoảng giữa vùng quê tĩnh lặng này.
Cảm xúc 3: NHẬP VAI
Chị tôi ở nửa bên kia trái đất, nhờ tôi thay thế vai trò làm “mẹ” và “bà nội” đối với các con các cháu của chị. Tôi nhận lời “nhập vai”. Một năm qua, tôi hiểu thế nào là “làm mẹ” những đứa con đã trưởng thành và việc làm “bà nội” đã khiến tôi chảy nước mắt vì nhận ra mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người và tôi thay đổi một phần não trạng của mình về bậc hôn nhân.
- Người sống trong bậc hôn nhân được cộng tác với Thiên Chúa trong việc tạo dựng con người. Thật tuyệt vời! Nhưng để nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành “con người” với đúng bản chất, đúng hình ảnh Thiên Chúa thì....khó vô vàn. Cụ thể hơn, tôi cảm nhận được sự cực nhọc, vất vả khi cùng với chị Ôsin (và ba mẹ cháu) chăm sóc một đứa bé từ sơ sinh đến lúc bé biết đi biết nói; và tôi kết luận rằng: đó là một công trình phải được làm bằng trái tim và có Thiên Chúa trợ lực!
- Một chút so sánh trong suy nghĩ của tôi: Người chọn sống đời thánh hiến thì đa phần hiểu hành trình đời mình (quyết định – tìm hiểu – gia nhập ơn gọi – đạt mục tiêu ơn gọi - đến đích) phải trải qua. Nhưng người sống bậc hôn nhân rất chênh vênh khi hướng về tương lai. Không biết gia đình mình sẽ bước đi như thế nào: người bạn đời của mình có thể đổi thay tâm tính; công ăn việc làm để bảo đảm đời sống gia đình là một thách đố; việc nuôi dạy con cái là một thử thách khó khăn (vì cha mẹ sinh con, trời sinh tính); phải chống chọi với nhiều rủi ro trong cuộc sống. Vì thế, người sống bậc hôn nhân cứ “chơi vơi thấp thỏm” khi nhìn thẳng xuống thế hệ con cháu của mình. Và việc “bám víu” lấy Thiên Chúa khi nhìn về phía trước khiến những người làm ông bà, cha mẹ trở nên khiêm tốn, nhẫn nhục đáng kính phục.
- Khi nhập vai làm “bà nội” đứa cháu nhỏ, tôi phải “trả giá” khá nhiều: bị hiểu lầm khi bỏ qua một số lời mời; ăn uống thất thường, không hoàn thành nghĩa vụ nhỏ trong giáo xứ, viết lách một cách khó khăn vì ít tập trung, phải tính toán thời gian khi đi công tác xã hội, sức khỏe yếu hơn...tôi bỗng thông cảm với những người có gia đình khi họ không thể tham gia việc chung hoặc có những thiếu xót gì đó...vì con thuyền đời người chỉ được đánh giá đúng khi nó đã đến bến.
Đầu tháng 9, cháu bé được đi nhà trẻ. Tôi không còn phải “nhập vai”. Sự tự do và thoái mái của người sống độc thân sẽ trở lại. Song tôi vừa trải qua một sự trải nghiệm quí báu lớn hơn một chuyến đi du lịch mà chị tôi thưởng cho tôi.
Cảm xúc 4: ĐI DU LỊCH
Sau ba năm không đi đâu vào mùa hè, tôi muốn đi du lịch trong nước để thưởng thức hết vẻ đẹp của đất Việt; để ghi lại cảm xúc hành trình khi đi thăm những nẻo đường trên quê hương. Nhưng người thân lại muốn đi du lịch nước ngoài, một đất nước ít người Công Giáo và việc sống đạo có vẻ khó khăn. Tôi uể oải nhận lời vì chiều chuộng người thân là một việc bác ái. Người thân cho rằng tôi nên nắm bắt cơ hội để du lịch xa trước khi đi dần vào tuổi sáu mươi, lúc đó sức khỏe yếu kèm theo nhiều điều bất lợi khác. Riêng tôi, nếu đi đến gần mức tuổi thọ đầu tiên – sáu mươi năm cuộc đời – thì tôi chỉ boăn khoăn về sự đói nghèo của người dân vùng sâu, khắc khoải mong làm nhiều việc lành để đền bù tội lỗi. Hẳn là thiên đàng đẹp hơn trần gian, nơi mà tôi có thể chu du một cách thanh thản.
Cảm xúc 5: CÁC TU SĨ
Chuyến đi cứu đói sắp tới, sẽ có một số tu sĩ cùng với nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi đến một nơi đã chọn. Khi liên hệ công tác, chúng tôi cứ phải chú ý tránh giờ đọc kinh của quí cha quí thầy khiến chúng tôi có những suy nghĩ rất cạn. Đọc kinh nhiều như thế làm sao có thể làm được nhiều việc trong ngày. Đối với giáo dân, việc đọc một hai chục kinh Mân Côi và tham dự thánh lễ trong ngày là tốt lắm rồi....Nhưng khi đọc tin tức hằng ngày trên các kênh truyền thông, chúng tôi mới giật mình. Thế giới nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, càng ngày càng có nhiều tội ác, tội ác tày trời phá vỡ liên hệ huyết thống, tội độc ác khiến người biến thành thú, nghĩa “tào khang” nhạt nhòa....Đến lúc này chúng tôi mới thấy rằng, các linh mục, tu sĩ đọc kinh nhiều để cầu nguyện là việc thiết thực cho thế giới khốn khổ này.
Một chút cảm xúc mùa hè, xin chia sẻ cùng quí độc giả.