CỬ TRI PHÁP BẦU TỔNG THỐNG 2012 (7)

I. DANH SÁCH ỨNG VIÊN TRANH CỬ NĂM 2012.

Ngày 19.03.2012, từ ban sáng, cuộc ám sát một giáo sư và ba học sinh cùng làm bị thương một học sinh khác tại tư thục Do thái Ozar Hatorah (Toulouse) đã khiến nhiều ứng cử viên tuyên bố tạm ngưng vận động tranh cử. Tuy nhiên, đúng như dự trù, lúc 17 giờ 30 cùng hôm đó, ông Jean-Louis Debré, Chủ tịch Hội đồng Hiến pháp đã long trọng tuyên bố danh sách 10 ứng cử viên mà chúng tôi trích đăng từ trên (cực hữu) xuống dưới (cực tả) với vài chi tiết về các đảng ủng hộ họ, gồm :

01. Bà Marine Le Pen sinh ngày 05.08.1968, Luật sư.

Mặt trận Quốc gia (FN, Front national) là một đảng chính trị Pháp được thành lập ngày 05.12.1972 bởi ông Jean-Marie Le Pen, với tên đầy đủ lúc đầu là Mặt trận Dân tộc Thống nhất Pháp (FNUF, Front national pour l'unité française). Ngày 16.01.2011, bà Marine Le Pen tiếp nối thân phụ giữ chức Chủ tịch, sau khi thắng ông Bruno Gollnisch với số phiếu 67,65% đảng viên.

Nhiều quan sát viên chính trị xếp đảng này vào thành phần cực hữu (extrême droite), nhưng họ từ chối điều này và tự cho đây là một phong trào ái quốc, bình dân và tôn trọng chủ quyền quốc gia. Marine Le Pen cho rằng Mặt trận quốc gia ‘không là hữu hay tả phái’. Đầu năm 2012, đảng này tuyên bố hơn 50 000 thành viên có đóng niên liễm.

Vì thể thức đầu phiếu đa số hai vòng không phù hợp với FN, nên đảng này rất khó có thể đắc cử ở vòng hai vì không thể liên kết với các đảng đã bị loại. Do đó, FN không có dân biểu ở Quốc hội, trừ năm 1986, với thể thức đầu phiếu tỷ lệ, FN đã có 35 dân biểu.

02. Ông Nicolas Dupont-Aignan, tốt nghiệp Học viện chánh trị (Institut d’études politiques de Paris), chánh trị gia, sinh ngày 07.03.1961 tại Paris (Quận 15), dân biểu Quốc hội từ năm 1997. Ông đã kêu gọi trả lời ‘non’ (không) trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2005 về Hiến pháp Liên hiệp Âu châu đã tham dự cuộc bầu cử Tổng thống năm 2007.

Ngày 03.02.1999, ông thành lập đảng ‘Debout la République’ (Đứng lên Nền Cộng hòa), theo đường hướng của ông Charles de Gaulle (Thiếu tướng chỉ huy tái chiếm Pháp từ tay Đức trong thời Đệ nhị Thế chiến và Tổng thống) và bảo vệ chủ quyền quốc gia (souveraineté), với các chủ trương :
- Không để chủ quyền quốc gia Pháp lệ thuộc các tổ chức siêu quốc gia (Minh ước Bắc đại tây dương (NATO), Liên hiệp Aâu châu) hoặc siêu cường vì chịu ảnh hưởng kinh tế, chính trị hay văn hóa… ;
- Trật tự và công bằng xã hội ;
- Tôn trọng chủ quyền của người dân, qua việc sử dụng thường xuyên trưng cầu dân ý và bầu cử phổ thông đầu phiếu trực tiếp ;
- Bảo vệ chủ quyền tiền tệ (trở về franc, tiền tệ quốc gia)
- Bảo vệ một Âu châu dựa trên phương pháp tiếp cận liên chính phủ, chứ không là liên bang như Hoa kỳ.

03. Ông Nicolas Sarkozy sinh ngày 28.01.1955, Luật sư, đương kiêm Tổng thống.

Liên minh vì một Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un mouvement populaire) là một chính đảng Pháp, được thành lập để ủng hộ Tổng thống Jacques Chirac tái tranh cử nhiệm kỳ hai và hỗ trợ các ứng cử viên dân biểu Quốc hội vào năm 2002. UMP là thành viên đảng Nhân dân Âu châu, và Liên minh Dân chủ quốc tế.

Tập hợp vì nền Cộng hòa (RPR, Rassemblement pour la République) liên kết với Dân chủ tự do (DL, Démocratie libérale) để trở thành UMP cùng sự gia nhập 2/3 số dân biểu Liên minh vì nền Dân chủ Pháp (UDF, Union pour la Démocratie française). Như vậy, đảng này liên kết được những người theo các khuynh hướng gaulistes (theo ông De Gaulle), trung phái, tự do và bảo thủ. Hiện nay,UMP hô hào có 261 000 đảng viên.

Mục tiêu Đảng là tạo cho nền chính trị Pháp một ‘sinh hoạt mới’và ngăn chặn ‘việc gia tăng sự mất lòng tin nơi các chính trị gia’ với khẩu hiệu: ‘lắng nghe các công dân, hành động với và cho họ’.

UMP chủ trương để mọi cá nhân tự do hành động theo ‘vận mạng của mình’ trên ‘quyết định luận xã hội’. Đảng bác bỏ ‘những hệ thống bóp nghẹt tự do (kinh tế) trong khi tìm cách để điều chỉnh tất cả mọi vấn đề’, có thể được hiểu như là một tấn công trực tiếp vào những chính kiến tả phái. Lao động, Công việc, công trạng và sự đổi mới cần được khuyến khích để đưa nước Pháp đến sự phục hồi tăng trưởng kinh tế và giảm số người thất nghiệp. Để thực thi quyền tự do, sự tuân thủ quy định pháp luật thật cần thiết: ‘thẩm quyền của Nhà nước và Luật pháp phải đảm bảo mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành động của mình."

04. Ông François Bayrou sinh ngày 25.05.1961, Giáo sư thạc sĩ Lettres modernes (Pháp văn).

Phong trào Dân chủ (Modem, Mouvement démocrate) chính đảng trung phái Pháp, thành lập bởi ông Francois Bayrou (khi đó là Chủ tịch UDF) sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 2007. Mục đích đảng nhằm xác định vị trí trung phái, độc lập về chính trị với hai phe tả và hữu.

Trong cuộc tuyển cử Tổng thống năm 2007, ông Bayrou, với 18,57% số phiếu hợp lệ trong vòng một, đứng thứ ba. Vì tuyên bố không ủng hộ ứng cử viên Nicolas Sarkozy ở vòng nhì, nên nhiều dân biểu UDF đã tách ra để kêu gọi bầu cho ông Sarkozy và, sau đó, tham chính với đảng tịch ‘Tân Trung phái’(Nouveau Centre).

05. Bà Eva Joly sinh ngày 05.12.1943, Thẩm phán hồi hưu.

Sinh thái học Âu châu Xanh (EELV, Europe Écologie Les Verts) là danh xưng mới của chánh đảng Xanh (Les Verts) từ ngày 13.11.2010, sau khi thành công trong hai cuộc tuyển cử : dân biểu Nghị viện Âu châu (16,30% số phiếu hợp lệ ngày 07.06.2009, với sự trợ giúp của ông Daniel Cohn-Bendit, dân biểu Aâu châu, song tịch Đức-Pháp) và nghị viên Hội đồng Vùng (12,18% số phiếu hợp lệ vòng một, ngày 14.03.2010).
Để giới thiệu ứng cử viên bầu cử Tổng thống 2012, EELV đã tổ chức ‘bầu sơ bộ’ (primaire), với 10 euros khi tham gia đầu phiếu. Vòng một ngày 29.06.2011 đã đưa hai trong bố ứng cử viên về đầu vào vòng hai. Ngày 12.07.2011, kết quả vòng này cho thấy bà Eva Joly (EELV, cựu thẩm phán, gốc Na uy) được 58,16% số phiếu hợp lệ trước ông Nicolas Hulot (không đảng phái, nhưng nổi tiếng về bảo vệ môi sinh) đạt 41,34% và 0,50% là phiếu trắng.

06. Ông François Hollande, sinh ngày 12.08.1954, tốt nghiệp Học viện chánh trị (Institut d’études politiques de Paris), chánh trị gia.

Đảng Xã hội (PS, Parti Socialiste) là chánh đảng tả phái lớn nhất ở Pháp và là đối lập chính tại Quốc hội và vừa chiếm được đa số nơi Thượng nghị viện từ tháng 10.2011. PS bao gồm nhiều phân dòng và theo những xu hướng ít nhiều khác nhau. Do đó, PS thường có những Đại hội để thông qua các văn bản hướng dẫn theo những quy ước chung. Từ đó, những nhóm chánh trị này biết từ bỏ những chính kiến riêng để liên kết với nhau quanh một nhà lãnh đạo có uy tín, dù đó chỉ là một cách làm chính trị và phân tích xã hội.

Để giới thiệu ứng cử viên bầu cử Tổng thống 2012, EELV đã tổ chức ‘bầu sơ bộ’ (primaire), với 10 euros khi tham gia đầu phiếu. Vòng một ngày 29.06.2011 đã đưa hai trong bố ứng cử viên về đầu vào vòng hai. Ngày 12.07.2011, kết quả vòng này cho thấy bà Eva Joly (EELV, cựu thẩm phán, gốc Na uy) được 58,16% số phiếu hợp lệ trước ông Nicolas Hulot (không đảng phái, nhưng nổi tiếng về bảo vệ môi sinh) đạt 41,34% và 0,50% là phiếu trắng.

07. Ông Jacques Cheminade, sinh ngày 12.08.1954, tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại (École des hautes études commerciales, HEC Paris) và Học viện Quốc gia Hành chánh (École nationale d'administration, ENA), độc lập (tự cho là ‘gaulliste de gauche’, người theo ông Charles De Gaulle tả phái, đã ứng cử năm 1995 và thu được 0,28% tổng số phiếu hợp lệ).

08. Ông Jean-Luc Mélenchon sinh ngày 19.08.1951, cử nhân Luật, chánh trị gia.

Mặt trận Tả phái (Front de gauche, nguyên thủy là ‘Front de gauche pour changer d'Europe’) được thành hình do sáng kiến của ông Jean-Luc Mélenchon, đảng viên PS nhưng chống lại chủ trương đảng này kêu gọi trả lời ‘Oui’ để ủng hộ Hiến pháp Âu châu trong dịp Trưng cầu Dân ý ngày 29.05.2005 và phe ‘Non’ (không) đã thắng 54,68% phiếu hợp lệ và dự án Hiến pháp tiêu thành mây khói. Đảng Cộng sản Pháp (PCF, Parti Communiste Français) gia nhập vào vì không còn được người dân tín nhiệm nhiều để có thể đưa ứng cử viên với đảng hiệu cộng sản trong cuộc tuyển cử dân biểu Nghị viện Âu châu ngày 07.06.2009 và nghị viên Hội đồng Vùng ngày 14.03.2010. Những ứng cử viên Tổng thống PCF Robert Hue (năm 1995 thu 8,64% phiếu hợp lệ và chỉ được 3,37% năm 2002) và Marie George Buffet chỉ có 3,37% số phiếu hợp lệ năm 2007).

09. Ông Philippe Poutou sinh ngày 14.03.1967, công nhân và cán bộ công đoàn.

Tân đảng chống tư bản (NPA, Nouveau Parti anticapitaliste) là tên đổi mới năm 2009 của đảng ‘Liên đồn Cộng sản cách mạng’ (LCR, Ligue Communiste Révolutionnaire) thuộc Đệ Tứ Cộng sản.
10. Bà Nathalie Arthaud sinh ngày 23.02.1970, Giáo sư thạc sĩ Kinh tế và Quản lý.

Tranh đấu thợ thuyền (LO, Lutte ouvrière) bắt nguồn gốc từ David Korner, nhà hoạt động trẻ Trotskyist Roumanie, với ba đồng chí khác, tập hợp các Trotskyiste Pháp năm 1936 bị loại trừ khỏi Section Franẫaise de l’Internationale Ouvrière (SFIO Đảng Công nhân Quốc tế). Với danh xưng ‘Đấu tranh thợ thuyền’, đảng giới thiệu các ứng cử viên tham gia các cuộc bầu cử mà nổi tiếng là bà Arlette Laguiller (nữ ứng cử viên Pháp đầu tiên tham gia tranh chức Tổng thống (1974, 1981, 1988, 1995 : 5,30% số phiếu hợp lệ; 2002 : 5,72% và 2007 chỉ được 1,33%).

Tại Hội nghị thường niên ngày 06 và 07.12.2008, bà Nathalie Arthaud được cử tiếp nối bà Laguiller trong vai trò Phát ngôn nhân.

II. CỘNG SẢN QUỐC TẾ.

Trong 10 ứng cử viên, chúng ta thấy có đến hai thuộc Đệ Tứ Cộng sản LO và NPA cùng một có liên hệ với PCF, Đệ Tam Cộng sản, mà những lần đầu có ứng cử viên : Jacques Duclos (1969 với 21,27% số phiếu hợp lệ) và Georges Marchais (1981 với 15,35%)…

1. Hiệp hội Lao động quốc tế (Association internationale des travailleurs) là tên chính thức tổ chức Quốc tế Đệ nhất, được thành lập ngày 28.09.1864 tại Hội trường St Martin, London Anh quốc với sự tham dự của Karl Marx. Từ đó, học thuyết Marx được truyền bá thông qua các nghị quyết quan trọng: tán thành bãi công, thành lập công đoàn, đấu tranh đòi làm việc ngày 8 giờ và cải thiện đời sống thợ thuyền. Do sự ảnh hưởng này, công nhân các nước tích cực tham gia và biến thành tranh đấu chính trị. Tại Philadelphia (Hoa kỳ), năm 1876, Đệ Nhất Quốc tế đã phân hóa và tuyên bố giải tán vì sự phân hóa giữa khuynh hướng Marxism và chủ nghĩa Vô chính phủ.

Năm 1867, một thợ đúc đồng ở Paris bãi công và Quốc tế thứ nhất quyên góp tiền giúp đỡ cho đến thắng lợi. Năm sau, tại Anh, công dân bãi công lớn vì bị địa chủ đưa sang làm việc ở Pháp nhằm làm thất bại cuộc bãi công, nhưng họ vẫn thắng lợi dù Pháp không làm theo Đệ Nhất Quốc tế. Năm 1868-1869, họ đã kêu gọi thợ thuyền các nước quyên góp và ủng hộ thợ mỏ ở Bỉ bãi công, bị chính phủ ra lệnh tàn sát.

2. Đệ Nhị Quốc tế là Liên minh quốc tế các đảng công nhân, được thành lập ngày 14.07.1889 tại Paris, và được tân hưng lại vào các năm 1923 và 1951. Tham dự đại hội thành lập gồm hầu hết đại biểu các tổ chức công nhân các nước Âu và Mỹ Châu. Đại hội thông qua các nghị quyết quan trọng: nêu lên sự cần thiết phải thành lập các chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động.... Dưới sự lãnh đạo của Friedrich Engels, Đại hội đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới. Năm 1895, Engels qua đời, những người theo chủ nghĩa chống lại học thuyết Marx như K. Kautsky, E. Bernstein (1850-1932) chiếm dần ưu thế trong tổ chức. Do không thống nhất về chiến lược và về tổ chức, Đệ Nhị Quốc tế tan rã khi Thế Chiến I bùng nổ.

3. Đệ Tam Quốc tế tức Cộng sản Đệ Tam hay Comintern là tổ chức của những người cộng sản, được tách rời ngày 02.03.1919 tại Moskva, dưới sự xách động của Lénine và những người bolcheviques, theo nhóm dân chủ xã hội do Lénine thành lãp, và giải tán năm 1943, rồi tái sinh lại năm 1947 và tan hàng năm 1956, sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô. Cương lĩnh hoạt động Đệ Tam Quốc tế là đấu tranh lật đổ các chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập chuyên chính vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Lenin, Cộng sản Đệ Tam đã tiến hành 7 lần Đại hội để vạch ra chiến lược, sách lược chỉ đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và đề ra biện pháp đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Đệ Tam Quốc tế được điều khiển bởi Đảng Cộng sản Liên Xô như chúng ta biết, nhưng cả Lénine và Staline đều phủ nhận. Đảng Cộng sản Việt Nam theo khuynh hướng này.

4. Đệ Tứ Quốc tế hay Cộng sản Đệ Tứ là liên minh quốc tế của những người theo chủ nghĩa Trotskiste thành lập năm 1938 tại Paris, theo khuynh hướng ‘cách mạng thường trực’ do Trotsky đưa ra từ sau khi Lenin qua đời (1924) để chống lại đường lối ‘cách mạng vô sản trong một quốc gia’ của Staline. Kể từ năm 1953, Đệ Tứ Quốc tế phân hóa ra nhiều nhóm nhỏ.

Đệ Tứ Cộng sản Việt Nam do Tạ Thu Thâu đạo và, năm 1929, tham gia khuynh hướng chính trị Troskiste tại Pháp đã biểu tình trước điện Elysée (dinh Tổng thống Pháp) để phản đối thực dân Pháp xử tử các chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng khởi nghĩa ở Yên Bái. Năm 1931, ông thành lập nhóm Troskiste tại miền Nam và đã có ảnh hưởng nhanh chóng lan rộng. Đồng thời, ông hợp tác với phái Staliniste (Đệ Tam với Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai) làm tờ báo La Lutte (Tranh đấu). Những năm 1934-1937 nhóm La Lutte tham gia ứng cử Hội đồng Thành phố và Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, gồm cả Đệ Tam và Đệ Tứ đều có người đắc cử. Năm 1938, các đảng viên Đệ Tam rút khỏi ‘La Lutte’ và báo tiếp tục và thêm mục tiếng Việt. Sau đo, là những công kích lẫn nhau giữa Đệ Tam và Đệ Tứ, như nhóm Đệ Tứ nói ‘thực hiện chủ nghĩa xã hội trong nước’ , ‘chế độ độc đảng’, ‘ chính sách manh động trong cuộc nổi dậy Xô viết Nghệ Tĩnh’, ‘sùng bái Stalin’. Đệ Tam nói lại ‘một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế’.
Năm 1939, ‘La Lutte’ bị đình bản và Tạ Thu Thâu bị xử 5 năm tù, 10 năm quản thúc. Tháng 10.1940, ông bị đày ra Côn đảo cùng với Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch,…

Năm 1944, sau khi được trả tự do những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục hoạt động. Trong thời kỳ Cách mạng Tháng Tám, những nhân vật chính yếu của Cộng sản Đệ Tứ đã bị giết và Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam xem như chấm dứt.