Washington (CNS)-Trên một diễn đàn với những nhân vật tên tuổi như ĐHY Chicago Francis George và triết gia đoạt giải Templeton Charles Taylor, một dự án nghiên cứu đức tin trong thời đại thế tục đã được giới thiệu tại The Catholic University of America (Trường Đại học Công Giáo Mỹ) ngày 19 tháng 11 vừa qua.

Đức Hồng y George, chủ tịch Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, cũng là một tiến sĩ triết học giảng dạy tại Đại Chủng viện Oblate (dòng Tận Hiến) ở Pass Christian, Miss, và tại một số các trường đại học khác.

Taylor, một nhà triết học Công giáo người Canada mà gần đây mới xuất bản cuốn sách có tiêu đề "Một thời đại Thế tục," ("A Secular Age,") trong năm 2007 đã nhận giải Templeton cho những đóng góp đặc biệt về chiều kích tinh thần của cuộc sống. Năm 2008 ông cũng nhận giải thưởng Kyoto về nghệ thuật và triết học, thường được gọi là giải Nobel Nhật Bản.

Trong phần giới thiệu chương trình, Cha George F. McLean, dòng Oblate, chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu các giá trị và Triết học và là Giám đốc Trung tâm Công giáo Nghiên cứu Văn hóa và các giá trị của trường Đại học, nói rằng dự án 15 tháng nghiên cứu về ý nghĩa của đức tin và những thách thức và cơ hội phát triển sự nhận thức của con người đã đạt được nhiều quan tâm từ các giới học giả quốc tế và liên tôn.

Ngài cho biết đã nhận được những xác nhận ghi danh từ một chủng viện Baptist, từ một đại học Hồi giáo lâu đời nhất trên thế giới và từ một trong những đại học thế tục hàng đầu ở Châu Âu.

Trong bài phát biểu, Taylor nói rằng xã hội thế tục đương đại tạo ra những thử thách đức tin không giống như những thế hệ khác trong quá khứ. Ông bắt đầu tại thời điểm trước thế kỷ 17, một bối cảnh trong đó người dân không nghi ngờ vị trí cuả con người trong vũ trụ.

Lúc đó, thế giới này được chấp nhận rộng rãi như là "được thiết kế bởi Đức Chúa Trời", và các dấu hiệu được xem là đầy đủ để chứng minh có một vị sáng tạo thần thánh. Thế giới thế tục "phản ảnh" các bằng chứng về sự hiện hữu của một đấng sáng tạo vượt xa hơn nó.

Khi khoa học phát triển và thông tin tích lũy, những dấu hiệu mà trước đây người ta coi là bằng chứng vững chắc về bàn tay của Chúa trong vũ trụ đôi khi bị xoi thủng.

Một thay đổi quan trọng đã xảy ra trong thế kỷ 17 với ý niệm rằng vũ trụ bị chi phối bời các sự kiện do con người gây ra, đây là một "thế giới rộng lớn, vô nhân tính và phản ứng,” ("a vast, impersonal, imminent world,") trái ngược với một thế giới mà trong đó Thiên Chúa cai quản mỗi hành động.

Trong giai đoạn này, "Chúng ta vẫn còn kết nối với Thiên Chúa... Ngài đã thiết kế vũ trụ tuyệt đẹp, nơi tất cả mọi thứ phù hợp với nhau," Taylor nói. "Ngài đã thiết lập các quy tắc này cho xã hội của con người... một khái niệm rất mạnh mẽ của thiết kế."

Sau đó, với sự phổ biến của lý thuyết Darwin (Thuyết Tiến Hóa) trong thế kỷ 19, nảy sinh ra những bất đồng với ý niệm một Thiên Chúa thiết kế vũ trụ. Dựa vào khoa học và triết học người ta có thể lập luận cho rằng "đức tin là hiển nhiên" nhưng đồng thời cũng đủ lập luận để kết luận đức tin là khó hiểu, Taylor nói.

Tới nay, Taylor nhận xét xã hội có hai loại người, “loại người đi tìm" ("seekers") và "loại người định cư." ("dwellers.")

Ông định nghĩa loại người đi tìm là những người không muốn người khác bảo mình phải tin những gì. Trong bối cảnh tôn giáo, điều này không có nghĩa là những người vô thần nhưng họ là những người vẫn sẵn sàng trở thành một phần của một tôn giáo truyền thống, họ là những người đang tìm kiếm sự nối lại với một đức tin, Taylor cho biết.

Còn loại người định cư là những người muốn những điều đã được quyết định sẵn cho họ, những người nghiêng về "những điều đúng và cũ."

Ông lưu ý rằng điều này đặt các giáo hội vào một vị trí khó khăn.

"Những tín điều rõ ràng và tiên quyết là một vấn đề cho loại người đi tìm ", theo Cha McLean. "Ngược lại những điều còn mở và chưa quyết định là một vấn đề cho loại người định cư. Trong lúc này, tôi sẽ không muốn trở thành một giám mục.."

Hồng y George Taylor cho biết ngài nghĩ rằng ông Taylor "đã gợi ra cho chúng ta một vấn đề tối quan trọng", thách thức chúng ta xem xét "như thế nào tôi có thể nên thánh trong một thời đại thế tục?"

Cơ bản là con người vẫn quan tâm về vấn đề nên thánh, đức hồng y cho biết, và qua những tương tác trong giáo phận, ngài nhìn thấy việc này xảy ra hoài.

Ngài đề nghị một cái nhìn thích hợp là dùng một hình ảnh mà thánh Augustine đã đưa ra để mô tả sự lôi kéo giữa thiêng liêng và thế tục như giữa hai nhân vật của một vở kịch mà thế giới bị mắc kẹt ở giữa.

Những xã hội thế tục trong thế giới hiện đại có nhiều mô hình, một mô hình giống một như một quảng trường thế tục đóng kín, và những hoạt động dân sự cố gắng loại bỏ tôn giáo; kết quả là một xã hội giống như Liên Xô cũ, nơi không có tự do tôn giáo.

Mặt khác, một quảng trường thế tục nhưng mở "mà đức giáo hoàng nghĩ rằng chúng ta (Mỹ quốc) đang có,", thì tôn giáo có thể giúp xã hội dân sự, chủ yếu là thông qua các hành động của cá nhân.

"Dấu hiệu của một xã hội mở là sự tin tưởng trên tiến trình (thể thức, process)", Hồng y George nói. Khi mà tiến trình cai quản là cởi mở và minh bạch và đáng tin cậy thì bạn có thể dung dưỡng những người “thậm chí không trung thực”, nhưng tiến trình sẽ cho phép tất cả chúng ta được sống trong hòa bình và tiếp tục tìm kiếm.

Dự án nghiên cứu “Đức tin trong thời đại Thế tục” sẽ liên quan đến nhiều học giả từ nhiều nơi. Cho đến nay, hai nhóm đã được thành lập với các chủ đề cụ thể.

Cha dòng Tên John Haughey của Trung tâm Thần học Woodstock của Đại học Georgetown sẽ dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tìm kiếm các định nghĩa (studying the interior search for meaning.)

William Barbieri, giáo sư Thần học và Tôn giáo tại Trường Đại học Công Giáo, sẽ dẫn đầu một nhóm nhìn vào vai trò của niềm tin trong bối cảnh “chính trị xã hội” cuả xã hội toàn cầu (role of belief in the sociopolitical order of the global society)

Dự án được tài trợ bởi hai quĩ L. and H. Bradley Foundation và Raskob Foundation for Catholic Action.