Việc Giảng Dạy Tự Sắc "Summorum Pontificum" trong Chủng Viện

Lược Trích Bài Phỏng Vấn với Đức Hồng Justin Rigali của Tổng Giáo Phận Philadelphia thuộc tiểu bang Pennsylvania về việc Giới Thiệu cho Các Chủng Sinh về Sách Lễ Rôma 1962

Như chúng ta đều biết vào Tháng 7 năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã ban hành ra Tự Sắc "Summorum Pontificum" nhằm đưa người Kitô Giáo trở về lại tính nguyên thủy và cội nguồn đích thực của Giáo Hội qua Phụng Vụ, để qua đó tất cả mọi người - nhất là những người trẻ Công Giáo thời nay - biết cách tìm về lại căn tính Công Giáo nguyên thủy của mình. Cũng trong ý hướng đó, VietCatholic mỗi tuần vào Thứ Tư sẽ giới thiệu ra các bài viết về chủ đề này, hòng hướng độc giả có dịp làm quen với Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, để từ đó hiểu rõ được những khía cạnh về luân lý và thần học được bộc lộ qua Thánh Lễ La Tinh, và việc triển khai về Tự Sắc đó như thế nào trên bình diện của cả Giáo Hội hoàn vũ sau khi Tự Sắc đã được ban hành ra tính cho đến nay là đúng 1 năm rồi - NV!

Đức Hồng Y Justin Rigali với Các Chủng Sinh tại St. Charles Borromeo Seminary


PHILADELPHIA (Zenit.org).- Kể từ khi Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 cho biết Thánh Lễ được cử hành theo Sách Lễ Rôma 1962 (hay nói cách khác: Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống) được phổ biến bởi vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 nên được cử hành cho những người giáo dân nào yêu thích về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này, thì theo Đức Hồng Y Rigali các chủng sinh giờ đây cũng nên được giảng dạy về việc cử hành Thánh Lễ theo Sách Lễ Rôma 1962.

Đức Thánh Cha đã làm rõ điều này trong Tông Thư mà Ngài viết ra dưới dạng một Tự Sắc có tên là "Summorum Pontificum" qua đó Ngài đề cập đến hai dạng khác nhau có trong phụng vụ thuộc Nghi Lễ Rôma của Giáo Hội Công Giáo đó là: Thánh Lễ như thường lệ hay Thánh Lễ theo hình thức mới (tức Linh Mục đối diện với giáo dân) và Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống hay Thánh Lễ theo hình thức củ (tức cả Linh Mục và giáo dân đều cùng quy hướng về Thánh Giá, Nhà Tạm và Bàn Thờ để dâng Hy Tế lên cho Thiên Chúa).

Để biết được một số vị Giám Mục ở Hoa Kỳ đã giúp triển khai việc giảng dạy về Tự Sắc này nơi các Chủng Viện như thế nào, hãng tin Zenit đã có cuộc nói chuyện với Đức Hồng Y Rigali, Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Philadelphia, về những kế hoạch của ngài nhằm giới thiệu cho các chủng sinh tại Chủng Viện Thánh Charles Borromeo (St. Charles Borrome Seminary) về hình thức củ của Thánh Lễ.

Đức Hồng Y Rigali cũng đưa ra những lý do tại sao mà những vị Linh Mục đang phục vụ giáo xứ cần phải nên tập làm quen với việc cử hành Thánh Lễ theo Sách Lễ Rôma 1962.

Hỏi (H): Kính thưa Đức Hồng Y, đâu chính là những bước thực tiển để đem áp dụng Tự Sắc kể trên vào trong đời sống và chương trình giảng dạy cho các chủng sinh nơi chủng viện?

Đức Hồng Y Rigali (T): Trước hết sẽ có một khóa giảng dạy về Tự Sắc kể trên nhằm làm sáng tỏ về khía cạnh Thần Học được nhấn mạnh đến trong Sách Lễ Rôma 1962 để tất cả các chủng sinh hiểu được Tự Sắc kể trên một cách rõ ràng và thấu đáo hơn, cũng như hiểu được ý hướng quan tâm mục vụ của Đức Thánh Cha dành cho các tín hữu nào có một niềm yêu thương sâu kín dành cho Phụng Vụ La Tinh Truyền Thống.

Vì gần như tất cả các chủng sinh trong Chủng Viện Thánh Charles Borromeo đều được sinh ra và lớn lên cùng với Thánh Lễ hiện tại hay "Novus Ordo" (tức Thánh Lễ cử hành theo Sách Lễ được qui định bởi Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục), do đó điều quan trọng là trình bày ra một cách hết sức rõ ràng về Thánh Lễ được cử hành theo Sách Lễ Rôma 1962, vốn được phổ biến bởi vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23.

Hơn nữa, các khóa học về Thần Học, Phụng Vụ, và Lịch Sử Giáo Hội tại chủng viện sẽ bao trùm và triển khai một cách sâu rộng hơn nữa về ý tưởng của Đức Thánh Cha qua Tự Sắc kể trên. Điều quan trọng và hữu ích chính là giúp cho các chủng sinh không những thấy được tính liên tục giữa hai hình thức biểu hiện khác nhau của Thánh Lễ, mà còn giúp các chủng sinh có dịp nhận ra những sự thay đổi vốn đã xảy ra trong phụng vụ theo sau Công Đồng Chung Vaticăn II.

Vào khoảng giữa học kỳ mùa Xuân, sau các bài giảng, thì Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống theo Sách Lễ Rôma 1962 sẽ được cử hành cho toàn thể các chủng sinh trong Chủng Viện Thánh Charles Borromeo. Điều này sẽ giúp cho các chủng sinh nhận thấy được đâu chính là những cử chỉ đúng đắn nhất phải có của Phụng Vụ có trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.

Tridentine Mass at FSSP
(H): Kính thưa Đức Hồng Y, chính Tự Sắc kể trên đã khiến cho Đức Hồng Y hội nhập văn kiện đó vào trong đời sống của Chủng Viện Thánh Charles Borromeo, thế Đức Hồng Y có tiên báo được một sự đòi hỏi lớn lại về Thánh Lễ Truyền Thống này trong tương lai không?

(T): Đức Thánh Cha đã ám chỉ rằng Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này cũng như việc cử hành các Phép Bí Tích phải luôn sẳn sàng cho những người tín hữu nào bày tỏ sự mong ước chính đáng của họ về phụng vụ theo hình thức cổ xưa này.

Rất nhiều giáo sĩ trong Tổng Giáo Phận của tôi chưa bao giờ cử hành Thánh Lễ hay thực hiện các Phép Bí Tích theo Sách Lễ Rôma 1962 cả. Do đó, để có thể đáp ứng ngay nguyện vọng chính đáng đó, nếu đến từ giáo dân, thì các chủng sinh hiện đang học tại Chủng Viện Thánh Charles Borromeo phải nên có cơ hội để được giáo dục một cách đúng đắn về những nghi lễ cũng như những khía cạnh Thần Học mà Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này nhấn mạnh đến.

Hiện tại thì tôi không thể nào dự đoán là có nhu cầu đòi hỏi lớn về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này trong thời gian sắp tới. Thế nhưng, trong Tổng Giáo Phận Philadelphia này, chúng tôi thật là có phúc khi đã có 2 giáo xứ vẫn hằng ngày cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống cho các giáo dân rồi, và con số giáo xứ có Thánh Lễ La Tinh được cử hành rồi cũng sẽ gia tăng lên trong thời gian tới đây.

(H): Kính thưa Đức Hồng Y, một số chuyên viên về Tự Sắc kể trên đã nói rằng: nó chủ yếu là trực tiếp ám chỉ đến các vị Linh Mục, và đó chính là một ơn huệ cho các vị đó. Thì Đức Hồng Y có quan điểm như thế nào về nhận xét này?

(T): Tự Sắc "Summorum Pontificum" là do Đức Thánh Cha ban hành ra cho tất cả mọi người Công Giáo, chứ không phải chỉ riêng cho giới Linh Mục hay tu sĩ mà thôi.

Liên quan đến các vị Linh Mục, bất cứ lời tuyên bố nào đến từ Đức Thánh Cha về phụng vụ, hay về bất kỳ sự thay đổi nào có trong các dạng hay công thức của Phụng Vụ, thì các vị Linh Mục nên xem đây là cơ hội để suy nghĩ và suy niệm về những mầu nhiệm mà các Vị ấy cử hành trong Phụng Vụ.

Rất nhiều vị Linh Mục sẽ tìm thấy qua những cơ hội này chính là ý thức canh tân và thái độ tôn kính cần có dành cho Phụng Vụ và đây cũng là cơ hội để tái cam kết vào việc cử hành những Phụng Vụnày theo một hình thức tôn kính, chính xác và trân trọng hơn.

Thì theo nghĩa này, thì Tự Sắc "Summorum Pontificum" mới đúng là một hồng ân thật sự của Đức Thánh Cha dành cho tất cả các vị Linh Mục, bởi vì qua Phụng Vụ Thánh, nó khuyến khích các vị Linh Mục biết lôi kéo tất cả mọi tín hữu vào một sự hiệp thông sâu sa hơn của việc trở nên Thánh cùng với Thiên Chúa.

Các Chủng Sinh Tham Dự Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống Rất Sốt Sắng


(H): Kính thưa Đức Hồng Y, các chủng viện có vai trò là đào tạo và huấn luyện các chủng sinh, cụ thể là trong lãnh vực của Phụng Vụ. Thì qua việc học và cử hành về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, thì đâu chính là hiệu quả huấn luyện và đào tạo tức thời mà Đồng Y tin là sẽ có nơi các chủng sinh?

(T): Việc học và nghiên cứu về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống theo Sách Lễ Rôma 1962 sẽ giúp cho các chủng sinh có dịp cảm nghiệm được tính nối tiếp giữa hai hình thức củ và mới của Thánh Lễ.

Phần lớn đức tin của chúng ta là được dựa vào sự nối tiếp (continuity) và tính truyền thống, đức tin được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đôi lúc các lễ nghi thay đổi và phát triển, thế nhưng tính cốt lõi vẫn còn tồn tại từ trước và mãi cho đến mai này.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã nói rất rõ về điều này trong Lá Thư của Ngài gởi cho các Vị Giám Mục theo sau việc Ngài ban hành ra Tự Sắc kể trên rằng:

"Không có bất kỳ một sự mâu thuẫn nào giữa hai dạng khác nhau của Thánh Lễ có trong Nghi Lễ Rôma cả. Trong lịch sử của Phụng Vụ, có sự gia tăng và tiến bộ, thế nhưng không bao giờ có sự ngắt quãng hay gián đoạn nào cả. Những gì mà các thế hệ trước kia cung kính, và gìn giữ như là thánh thiêng, thì đó vẫn còn là thánh thiên và vĩ đại cho cả chúng ta nữa ngay vào thời đại hôm nay và mãi mãi về sau này, và đó không có gì là phải hết sức ngạc nhiên hay bất ngờ gì cả, hay bị cấm đoán hoàn toàn, hoặc thậm chí được xem là có hại. Tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ để bảo tồn sự phong phú đó, vốn đã được thăng tiến trong đức tin và lời nguyện cầu của Giáo Hội, và chúng ta phải biết dành một chổ đúng đắn cho việc tôn kính về truyền thống đó."

Việc huấn luyện về Phụng Vụ mà các chủng sinh tại Chủng Viện Thánh Charles Borromeo lãnh nhận được sẽ giúp hình thành và đào tạo bên trong họ một sự tôn kính và thánh thiện, vốn sau này sẽ có ích cho việc phụng vụ đàn chiên mà họ sẽ cai quản một khi họ được phong chức Linh Mục.

(H): Kính thưa Đức Hồng Y, liệu việc cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống theo Sách Lễ của Vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan 23 sẽ ảnh hưởng đến cách mà một vị Linh Mục cử hành Thánh Lễ "Novus Ordo" theo hình thức hiện nay không?

(T): Bất cứ vị Linh Mục nào không quen với việc cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, hay chưa bao giờ cử hành Thánh Lễ theo hình thức củ xưa này, có lẽ sẽ, và chắc chắn theo lẽ tự nhiên thôi, phải nhanh chóng xem xét lại cử chỉ và cung cách mà Vị ấy cử hành Thánh Lễ theo hình thức mới như hiện nay.

Và việc phản ánh đó là tích cực thôi vì lẽ nó chẳng những không giúp mà còn hướng vị Linh Mục đó biết quay về cách cử hành Phụng Vụ để làm sao cho việc cử hành Phụng Vụ đó được tôn kính và xứng đáng hơn mà thôi.

>(H): Kính thưa Đức Hồng Y, các vị Linh Mục có thể làm được điều gì để hội nhập Tự Sắc "Summorum Pontificum" đó vào trong sứ vụ mục tử của các vị Linh Mục đó?

(T): Chủng Viện Thánh Charles Borromeo đang có một khóa giảng dạy cho các vị Linh Mục nào muốn được giáo dục và huấn luyện về cung cách đúng đắn để cử hành Thánh Lễ theo Sách Lễ Rôma 1962 này nhằm bảo đảm và giúp cho các Vị ấy có đủ kiến thức, và biết cách phát âm một cách đúng đắn về ngôn ngữ La Tinh và các chuyên mục có trong Sách Lễ Rôma 1962 này.

Trước khi tiếp cận vào kinh nghiệm "thực tiễn" này, thì khía cạnh về Thần Học nằm sau Phụng Vụ và tinh thần của Tự Sắc kể trên sẽ được các vị Linh Mục học hỏi và nghiên cứu tới. Tôi đã khuyến khích bất kỳ vị Linh Mục nào muốn học hỏi để biết cách cử hành về Phụng Vụ này thì nên tận dụng các cơ hội học hỏi này để Phụng Vụ được cử hành theo cách tôn kính, sốt sắng, và có tính cầu nguyện hơn.

T.B. Bài viết kế tiếp vào Thứ Tư tuần tới sẽ có nhan đề "Điều Gì Tiềm Ẩn Đằng Sau Việc Lạm Dụng về Phụng Vụ?" - kính mong Quý Vị nhớ dõi theo!