Tiền gởi về nhà, một sức đẩy cho nhiều quốc gia

Nghiên cứu nhấn mạnh đến vai trò của di dân trong việc thúc đẩy sự phát triển

WASHINGTON, D.C. (Zenit.org).-Di dân quốc tế có thể là một công cụ quan trọng trong việc trợ giúp các nước đang phát triển, đó là lời khẳng định của một bản báo cáo của Tổ Chức Ngân Hàng Thế Giới được đăng tải vào ngày 16 tháng 11 vừa qua. Những người di dân và đồng tiền mà họ gởi về, chính là chủ đề chính trong bản báo cáo hằng năm về “Những Viễn Ảnh của Nền Kinh Tế Toàn Cầu Trong Năm 2006.”

Francois Bourguignon, chuyên gia về kinh tế gia chính của Ngân Hàng Thế Giới bình luận rằng: “Thách đố mà các nhà làm luật phải diện đối chính là đạt được trọn vẹn mọi tiềm năng về những lợi ích kinh tế của việc di dân, cùng với những dấu chỉ có liên quan đến chính trị và xã hội.”

Theo ghi nhận chính thức thì tổng số tiền được gởi về trên khắp thế giới đã vượt qua 232 tỉ Mỹ kim trong năm 2005. Trong số tiền đó, thì những nước đang phát triển nhận được khoảng 167 tỉ Mỹ kim, gấp đôi mức độ viện trợ để phát triển từ tất cả mọi nguồn. Bản báo cáo ước tính rằng những số tiền được chuyển về thông qua những cách thức chui, có thể chiếm ít nhất là 50% trong tổng số 232 tỉ Mỹ kim kể trên, khiến chúng trở thành nguồn vốn ngoại tệ lớn nhất tại rất nhiều nước đang phát triển. Bản báo cáo cho rằng, trong những năm sắp tới đây, số tiền chính thức được gởi về sẽ tiếp tục tăng lên từ 7% đến 8% so với mức tăng hằng năm trong suốt những năm 1990.

Các quốc gia nhận được những khoản tiền kỷ lục được gởi về gồm có: Ấn Độ (21.7 tỉ Mỹ kim), Trung Cộng (21.3 tỉ Mỹ kim), Mêhicô (18.1 tỉ Mỹ kim), Pháp (12.7 tỉ Mỹ kim) và Phi Luật Tân (11.6 tỉ Mỹ kim). Những quốc gia có những khoản tiền được gởi về, chiếm phần lớn trong tổng sản lượng quốc gia gồm có: Tôngô (31%), Moldova (27.1%), Lesotho (25.8%), Haiti (24.8%) và Bosnia & Herzegovina (22.5%).

Những khoản tiền gởi về nhiều hơn cả số vốn công và tư được đổ vào 36 quốc gia đang phát triển trong năm 2004. Tại 28 quốc gia khác, những khoản tiền được gởi về còn nhiều hơn cả số tiền thu nhập vào từ các mặt hàng xuất khẩu cao. Tại Mêhicô, chẳng hạn, số tiền được gởi về còn lớn hơn tổng số tiền được đầu tư trực tiếp của nước ngoài, và tại Sri Lanka, chúng còn lớn hơn cả tổng số tiền thu vào được từ việc xuất khẩu trà.

Hoa Kỳ là quốc gia có nguồn lớn nhất, với gần 39 tỉ Mỹ kim được chuyển ra nước ngoài vào năm 2004. Thế nhưng nguồn tiền trên không chỉ có tại các nước giàu mà thôi. Số tiền được chuyển về giữa các quốc gia đang phát triển chiếm khoảng 30% đến 45% trong tổng số. Điều này nói lên được rằng hơn phân nửa dân di cư từ các nước đang phát triển, di cư đến các nước đang phát triển khác.

Các nước đón nhận dân nhập cư cũng còn nhận được một số lợi ích khác. Bản báo cáo nhận xét rằng, sự gia tăng trong tình trạng có đủ lao động thúc đẩy việc lấy lại vốn và làm giảm chi phí sản xuất. Theo một mô hình kinh tế được Ngân Hàng Thế Giới đề ra, thì một sự gia tăng trong việc di cư từ các nước đang phát triển cũng đủ làm gia tăng lực lượng lao động tại các quốc gia có thu nhập cao khoảng 3%, và điều này có thể đẩy thu nhập của những người dân bản địa tại các quốc gia có thu nhập cao lên 0.4%.

Chi Phí và Lợi Ích (Costs and Benefits)

Ngân Hàng Thế Giới giải thích rằng trong suốt hai thập kỷ vừa qua, những rào cản về thương mại và những giao dịch tài chính xuyên biên giới đã giảm thiểu một cách đáng kể, trong cung cách điều phối việc chuyển tiền. Cùng lúc đó, mặc cho những lợi ích kinh tế, việc di dân vẫn còn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Rõ ràng là chúng mang lại lợi ích cho một số người, thế nhưng cũng còn có những tổn thất nặng nề quan trọng cho những cá nhân và các nhóm khác. Một số nhân công có thể thấy được có một sự xói mòn trong lương bổng hay công ăn việc làm của họ, chẳng hạn, vì số lượng dân di cư ngày càng gia tăng.

Ngay cả những người di dân, cũng phải trả một giá, nếu như họ hưởng được những lợi ích về kinh tế. Bản báo cáo giải thích rằng, rất nhiều người nhập cư, đặc biệt là những người nhập cư bất thường (bất hợp pháp), phải gánh chịu sự khai thác và sự lạm dụng. Rồi cũng phải tốn kém nhiều, đặc biệt là những chi phí cắt cổ (exorbitant fees) phải trả cho những người buôn bán bất hợp pháp (traffickers). Các thành viên trong gia đình bị bỏ lại đằng sau, đặc biệt là các trẻ em, cũng phải gánh chịu, dẫu rằng họ cũng nhận được thêm lợi ích từ thu nhập mà những người di dân gởi tiền về cho các gia đình của họ.

Lợi lộc có thể lớn cho những gia đình nhận được tiền từ nước ngoài. Các mức lương được điều chỉnh vì sức mua tại những quốc gia có thu nhập cao vào khoảng 5 lần so với những quốc gia có thu nhập thấp trong một ngành nghề tương tự. Từ đó, khiến cho một tình huống mới xảy ra, đó là những người di dân lãnh lương theo giá của những nước công nghệ cao, và tiêu xài chúng tại các quốc gia đang phát triển, vì mọi giá cả hàng hóa và sinh sống thấp hơn rất nhiều so với các nước kỹ nghệ cao.

Ảnh hưởng chính xác của những khoản tiền được chuyển về vào sự phát triển của các quốc gia đang phát triển thì vẫn chưa rõ ràng cho lắm, theo bản báo cáo. Tuy nhiên, những khoản tiền chuyển về thật sự đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự tác động (incidence) và sự ngặt nghèo (severity) của tình trạng nghèo đói. Chúng làm gia tăng thu nhập của người nhận, và trông có vẽ giúp cho các gia đình đầu tư nhiều vào việc giáo dục, sức khỏe và việc thầu khoán doanh nghiệp.

Những trẻ em Mêhicô tại các gia đình có những người di dân tại các nước khác, có cơ hội đến trường học nhiều hơn, vốn có một ảnh hưởng rất lớn nơi các em gái mà mẹ của chúng chỉ có trình độ văn hóa rất thấp. Một bản thăm dò của 6,000 doanh nghiệp nhỏ tại 44 vùng đô thị chính ở nước Mêhicô cho thấy rằng những khoản tiền gởi về chiếm gần 20% tổng số vốn được dùng trong những doanh nghiệp nhỏ tại đô thị.

Trên tầm mức quốc gia, bằng việc tạo ra một làn sóng chuyển tiền ngoại tệ đều đặn, những khoản tiền được gởi về có thể giúp làm cải thiện uy tín của quốc gia đó trong việc vay nợ nước ngoài, từ đó mở rộng việc mượn vốn và làm giảm các chi phí về vay mượn.

Những khoản tiền được gởi về cũng còn giúp làm khai thông chu kỳ kinh tế của các nước nhận tiền. Có nghĩa là, tiền gởi sẽ gia tăng khi nền kinh tế của quốc gia nhận tiền đang bị suy sập, hay có chiều hướng giảm hay do những cú sốc của nền kinh tế vĩ mô (macroeconomics) được gây ra bởi sự khủng hoảng về tài chính, thảm họa tự nhiên hay những cuộc xung đột chính trị, vì những người di dân gởi tiền về nhiều hơn để giúp đỡ cho các gia đình và bạn bè của họ trong những lúc khó khăn như vậy.

Thêm vào đó, tại một số quốc gia có sự di cư của một số người có tay nghề thấp, thì quốc gia đó có thể nâng cao những đòi hỏi cho những công nhân có tay nghề thấp còn lại. Điều này có thể dẫn đến một vài sự phối hợp giữa việc có lương cao, làm giảm tình trạng thất nghiệp và có sự tham gia lớn hơn của lực lượng lao động. Kết quả là, bản báo cáo viết tiếp, sự di cư có thể cung cấp một cái valve an toàn khi các cơ hội công ăn việc làm tại quê nhà trở nên hiếm hoi.

Tuy nhiên, Ngân Hàng Thế Giới, cũng cảnh cáo rằng, xét về lâu về dài, những chính sách tại các quốc gia đang phát triển nên chú trọng vào việc tạo ra lao động vừa đủ và sự phát triển nhanh chóng, hơn là tùy thuộc vào những người di dân, như là một phương cách thay thế cho những cơ hội để phát triển.

Việc Mất Đi Những Kỹ Năng (Loosing Skills)

Tình huống này sẽ khác đi trong trường hợp có sự di cư của những người có kỹ năng cao. Nó cũng mang về một số lợi ích kinh tế, khi các kiều bào này quay trở về và mang theo họ những sợi dây liên kết với các nước ngoài, điều này giúp làm cải thiện nguồn vốn và trình độ kỷ thuật, cũng như những mối liên hệ kinh doanh cho các công ty tại những nước đang phát triển.

Thế nhưng, nếu xét về mặt tiêu cực, thì tình trạng di cư ào ạt của những công nhân có tay nghề cao có thể làm giảm sự phát triển tại quốc gia đó. Những dịch vụ về giáo dục và sức khỏe tại những nước đó có thể bị suy giảm hay hủy hoại đi vì tình trạng mất đi những viên chuyên nghiệp. Cũng như, quốc gia đó sẽ mất đi mọi chi phí huấn luyện cho những người có tay nghề cao đó.

Bản báo cáo ghi nhận rằng, con số những người có tay nghề cao đang di dân ra khỏi quốc gia nguyên thủy của họ đang trên đà gia tăng. Con số những di dân có trình độ học vấn cao từ các nước đang phát triển hiện đang cự ngụ tại những quốc gia thành viên của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế, đã tăng lên gấp đôi từ năm 1900 đến 2000, so với gần 50% gia tăng, chỉ vì lý do giáo dục là chính.

Bản báo cáo đã trích dẫn lại nghiên cứu của năm 1999, vốn ước tính khoảng 12% những người được huấn luyện tại các quốc gia đang phát triển trong các ngành khoa học và kỷ thuật, hiện đang sống tại Hoa Kỳ. Một nghiên cứu khác, được xuất bản vào năm 2001, tính toán rằng có ít nhất là 12% những bác sĩ được huấn luyện tại Ấn Độ, hiện đang sống và làm việc tại Anh Quốc.

Ngân Hàng Thế Giới đề nghị rằng những quốc gia có thể giúp việc giữ lại những công nhân có tay nghề cao và chính yếu của họ bằng cách cải thiện các điều kiện làm việc tại các công sở, và bằng việc đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển, cũng như thực hiện từng bước việc điều phối sự trở lại hay hồi hương của những ai đã bỏ nước ra đi.

Bản báo cáo chỉ ra rằng những người di dân thường phải bị buộc trả chi phí cao khi họ chuyển tiền ra nước ngoài. Các chính phủ có thể gia tăng các lợi ích trong việc phát triển kinh tế từ những vụ chuyển tiền ra nước ngoài bằng việc cải thiện việc chuyển tiền cho những người di dân nghèo và các gia đình của họ qua những dịch vụ tài chánh này.

Những bước đề nghị trong chính sách gồm việc cung cấp thẻ nhận dạng cho những người di dân, và việc vận động họ tham gia vào các tổ chức kinh tế vi mô, và các ngân hàng tín dụng trong việc cung cấp các dịch vụ chuyển tiền có chi phí thấp. Việc xóa nợ và viện trợ đối với những nước giàu dành cho các quốc gia nghèo cũng cần phải được chú ý tới. Nhưng cho dẫu có là thế nào đi chăng nữa, thì những khoản tiền gởi về có thể trở thành một yếu tố quan trọng hơn tại rất nhiều quốc gia.