Bài 3.- Hoán cải

Có một vài điều rất hệ trọng trong cuộc đời của bạn cũng như trong cuộc đời của tôi là hoán cải, hoán cải để trở lại với Thiên Chúa.

Thánh Gioan đã nhắn gởi với chúng ta qua những lời đẹp đẽ như sau: “Nếu chúng ta bước đi trong ánh sáng cũng như Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng, thì chúng ta được hiệp thông với nhau, và máu Đức Chúa Giêsu, Con của Người, thanh tẩy chúng ta sạch hết mọi tội lỗi. Nếu chúng ta nói, ‘Chúng tôi không có tội,’ chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không có nơi chúng ta. Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi của chúng ta, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công bình sẽ tha thứ tội lỗi cho chúng ta và chữa sạch chúng ta mọi lỗi lầm. Nếu chúng ta nói là ‘Chúng tôi đã không phạm tội, thì chúng ta coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta,” (Gn 1: 7-10)

Trong khi chúng ta suy tư đề tài quan trọng về sự hoán cải, chúng ta đặc biệt bị đánh động bởi những lời của thánh Gioan là máu của Chúa Giêsu chữa sạch chúng ta mọi tội lỗi. Chúng ta đừng bao giờ để cho chúng ta chỉ chú trọng riêng về chính mình hay về tội lỗi của chính mình, mà chúng ta nên chú trọng đến lời mời gọi hoán cải của Chúa Giêsu và sự hiệu lực về máu rất thánh của Ngài.

Sách Phúc Âm mở ra với lời mời gọi của Chúa Giêsu là chúng ta hãy nhìn nhận tội lỗi của chính mình, để ăn năn và hối cải. Phải chăng đó là lời rao giảng đầu tiên của Chúa Giêsu trong đời sống công khai khi Chúa xuất hiện trên hiện trường của lịch sử cứu độ? Thánh Mác cô ghi lại lời Chúa cho chúng ta như sau: “Thời kỳ đã mãn và Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”(Mc 1:15). Với những lời trên Chúa Giêsu đưa tin về Nước Thiên Chúa. Với những lời trên Chúa Giêsu loan báo lời mời gọi đến các thế hệ dân chúng trở về với Thiên Chúa, hoán cải và tìm lại sự sống và sự cứu độ trong máu rất châu báu của Ngài.

Thánh Gioan Baotixita đã dọn đường cho Chúa Giêsu. Thánh Gioan Baotixita cũng đã nói: “ Anh em hãy thống hối, vì nước trời đã đến gần! (Mat 3:2) Lời loan truyền của Thánh Gioan Baotixita chứng tỏ cuộc sửa soạn thực sự cho Đấng Kitô, ngài đúng thật là đấng tiền hô, người dọn đường cho Chúa Giêsu, Đấng sẽ rao giảng việc hoán cải.

“Chúng ta phải làm gì?”

Từ khởi đầu Giáo Hội đã am hiểu lời kêu gọi hoán cải của Chúa Giêsu, và trải qua nhiều thế hệ lời kêu gọi đó luôn được nhắc nhở. Thánh Phêrô trong ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, đã trả lời cho dân chúng Do Thái khi họ hỏi: “Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì?” Thánh Phêrô đã trả lời: “Anh em hãy sám hối và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô để được tha tội và anh em sẽ được nhận ân huệ Chúa Thánh Thẩn (CV 2:37-38).

Sau đó chúng ta tìm thấy thánh Phao lồ cũng tha thiết kêu gọi hoán cải. Ngài đã nói với Vua Agrippa như sau: “Tôi rao giảng điều khẩn thiết là hoán cải và trở lại cùng Thiên Chúa và đồng thời làm những việc chứng tỏ lòng ăn năn sám hối.” (CV 26:20). Ngài cũng thêm vào lơì kêu gọi sám hối mà ngài đã trung thành rao giảng, lời giáo huấn của Chúa Giêsu, nên đó là nguyên do mà ngài bị bắt bớ trong đền thờ và đám đông muốn giết chết ngài.

Điều tối ư quan trọng là việc Chúa Giêsu chịu phép rửa trong lúc thánh Gioan Baotixita kêu gọi ăn năn sám hối đã được minh chứng bằng lời của Đức Chúa Cha. Chỉ có ba lần trong lịch sử nhân loại cũng như trong các sách Phúc Âm, là lời của Đức Chúa Cha Hằng Sống đã được lắng nghe. Thánh Luca đã diển tả cho chúng ta một trong những trường hợp cao cả đó. Đó chính là lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa. Lời của Đức Chúa Cha đến từ Trời: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha rất bằng lòng về Con” (Lc 3:22). Với những lời này không những Đức Chúa Cha giới thiệu Đức Chúa Con với thế gian, nhưng chính Đức Chúa Cha cũng chứng nhận lời rao giảng của Thánh Gioan Baotixita là đấng mở đường đi trước của Chúa Giêsu là lời kêu gọi hoán cải.

Vậy hoán cải là gì? Đó là việc Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta nhận biết tội lỗi của chúng ta trong cuộc sống của chúng ta. Chúa đòi hỏi chúng ta nhận biết những điều răn của Thiên Chúa, nhận biết điều cần thiết là đáp lại tình yêu thương của Thiên Chúa, điều cần thiết là sống theo Các Mối Phúc Thật. Sự hoán cải còn đi xa hơn nữa. Đó cũng chính là lời kêu gọi nhìn nhận uy lực ân sủng của Thiên Chúa, là nhận biết sự tha thứ tội lỗi còn lớn lao hơn cả chính tội lỗi.

Thánh Phao lồ nói với chúng ta: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn thì ở đó ân sủng càng lan tràn nhiều hơn gấp bội.” (Rom 5:20) Điều làm cho chúng ta được an ủi là Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hoán cải và bảo đảm với chúng ta lòng thương xót của Chúa Cha. Và cũng trong buổi chiều đầu tiên ngày Phục Sinh Chúa Giêsu đã ban cho Hội Thánh của Chúa bí tích tha tội, một phương tiện cao cả để những ai theo Chúa được làm hoà cùng Thiên Chúa.

Chúng ta tự hỏi: “Tại sao sự hoán cải quan trọng đến dường ấy! Tại sao đó là lời loan báo của thánh Gioan Baotixita? Tại sao đó lại là lời rao giảng đầu tiên của Chúa Giêsu? Tại sao Giáo Hội thu nhận lời rao giảng đó một cách nghiêm túc?

Chúng ta biết rằng Chúa kêu gọi chúng ta trở nên giống như Chúa. Chúa kêu gọi chúng ta loại bỏ những trở ngại hòng làm cho chúng trở nên giống Chúa và trỏ nên giống như hình ảnh của Chúa Con. Trong Sách Leviticus chúng ta đọc những lời trang trọng của Thiên Chúa: “Thật vậy, Ta là Đức Chúa, Đấng đã đưa các ngươi từ Ai Cập lên, để Ta làm Thiên Chúa các ngươi, vậy các ngươi phải thánh thiện vì Ta Đấng Thánh (Lev 11:45).

Sau này trong Tin Mừng của Chúa Giêsu, Chúa đã gợi lại lời đó. Chúa Giêsu đã phán dạy: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện. (Matt 5:48). Trở nên thánh thiện là ơn gọi của chúng ta. Trở nên thánh thiện là ý hướng của Thiên Chúa khi tạo dựng nên chúng ta. Trở nên thánh thiện là đúng như sự thật của bản tính của chúng ta. Khi kêu gọi chúng ta hoán cải, Chúa Kitô báo cho chúng ta là có một cơ hội mới để trở lại cùng Thiên Chúa, lánh xa tội lỗi và hướng đời sống tới sự toàn thiện như Thiên Chúa muốn. Vâng, điều đó có thể thực hiện được. Thánh Gioan đã nói với chúng ta: “Tôi viết cho anh em những điều này để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng Công Chính. Chính Đức Chúa Giêsu là của lễ đền tội, vì tội lỗi chúng ta, không những vì tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn vì tội lỗi cả và thế gian nữa” (1 Jn 2:1-2)

Bạo lực của tội lỗi đè nặng lên Chúa Kitô.

Để am hiểu ước muốn ưu tiên của Chúa Kitô và Cha của Ngài là sự hoán cải của chúng ta, thì chúng ta phải hiểu hậu quả của tội lỗi đè nặng lên Chúa Kitô ghê gớm biết chừng nào. Có hai đoạn Kinh Thánh mà chúng ta cần phải suy tư.

Tiên tri Isaiah đã tiên báo hậu quả tôi lỗi của chúng ta mà Chúa Kitô phải gánh chịu như thế nào. Chúng ta hãy lắng nghe nhà tiên tri: “Sự thật, chính người đã mang lấy bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng họa, phải nhục nhã ê chề. Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghièn nát vì chúng ta lỗi lầm, người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích để chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu, lang thang mỗi người một ngã. Nhưng Đức Chúa đã đổ trên đầu Người tội lỗi của chúng ta. Bị ngược đãi người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu. Dòng dỏi của người, ai nào nghĩ tới? Người đã bị khai trừ khỏi cỏi nhân sinh, vì tội của dân, người bị đánh phạt.” (Isa 53:4-8)

Bạo lực của tội lỗi đè nặng lên Chúa Kitô là lý do tối quan trọng trong việc hoán cải của chúng ta. Hoán cải đòi hỏi từ chối sự xấu xa ghê gớm đã đánh gục Chúa Kitô như Chúa đã chấp nhận. Từ khước sự xấu xa này rất khẩn thiết trong việc làm hòa lại cùng Thiên Chúa và Giáo Hội. Thánh Phao lồ trong Thư thứ hai gởi cho các tín hữu Corintô cho chúng ta biết là chúng ta chưa phải đã đến tận cùng. Ngài mô tả cho chúng ta, trong thành ngữ của người tông đồ mà người có thể dùng, là sự nặng nề to lớn của tôi lỗi. Thánh Phao lồ nói với chúng ta trước tiên: “Vì thế chúng ta là sứ giả thay mặt của Đức Chúa Kitô, như thế Thiên Chúa đã dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy nhân danh Đức Chúa Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa lại cùng Thiên Chúa.” Tức thì thánh Phao lồ tiếp tục thêm vào câu này và chúng ta cần phải để tâm suy nghĩ: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta và để làm cho chúng ta nên công chính trong Ngưòi.” (2Cor 5:20-21)

Thư này rất quan trọng để giúp chúng ta am hiểu toàn diện thế nào là tội lỗi, là ăn năn sám hối và là sư thánh thiện. Trong sự mời gọi hoán cải, Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ gì? Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ điều mà thánh Phao lồ vừa trình bày với chúng ta là tội lỗi của chúng ta đã biến Chuá Giêsu thành người tội lỗi! Sự giải thích này thật rõ ràng và phũ phàng! Chúa Giêsu không chỉ bị tội lỗi đánh ngã gục, khi chịu đau khổ ghê gớm vì tội của chúng ta, mà thánh Phao lồ còn nói là Chúa trở thành người tội lỗi. Điều này cho chúng ta thấy tội lỗi đối với Chúa Giêsu nặng nề như thế nào. Đức Chúa Giêsu biết Đức Chúa Cha ghê tởm tội lỗi biết dường nào. Đức Chúa Giêsu biết là Ngài là Con Yêu Dấu của Đức Chúa Cha. Đức Chúa Giêsu biết mối liên hệ của Đức Chúa Con với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Cha với Đức Chúa Con là mối liên hệ yêu thương trong Đức Chúa Thánh Thần. Và Đức Chúa Giêsu trong ngôn ngữ của thánh Phao lồ là nhìn chính mình như là người tôi lỗi, trở thành người tội lỗi vì gánh vác tội lỗi của những người anh chị em của mình. Trở thành tội lỗi thật là ghê rợn vì Chúa Giêsu biết Đức Chúa Cha ghê tởm tội lỗi là dường nào, điều này làm cho Chúa Giêsu đau đớn đến tột cùng.

Những điều đó một phần mang lại cuộc khổ nạn và sự chết mà Chúa Giêsu phải gánh chịu. Tất cả mọi sự việc đó được xẩy ra để chúng ta được cứu độ. Những điều đó chúng ta cần phải nhận biết là việc đền tội nặng nề mà Chúa Giêsu đã gánh chịu để “ nhận lấy mọi tội lỗi” hòng chúng ta được cứu rỗi.

“Để chúng ta được trở nên Thánh Thiện của Thiên Chúa.”

Cuối cùng, chúng ta cần nhận biết kế hoạch cứu độ cao cả của Thiên Chúa. Tất cả đều được bày tỏ trong những lời rất thánh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu trỏ thành người tội lỗi thì đau đớn khổn khổ và ghê gớm biết dường nào trước Đức Chúa Cha rất nhân ái và rất thánh. Và chúng ta thấy điều này được thánh Phao lồ đưa ra lý do tại sao Chúa Giêsu Kitô đã làm như vậy và thánh Phao lồ đã kết luận là “để chúng ta được trở nên công chính trong Người”

Suốt trong Thánh Kinh không có đoạn nào được mô tả sâu sắc và bi thảm về tội lỗi như đoạn này. Sự tương phản giữa tội lỗi và thánh thiên được mô tả rõ ràng, không có đọan nào chính xác hơn nói lên nỗi đau đớn chua xót mà Chúa Giêsu phải gánh chịu để làm cho chúng ta nên thánh và thúc đẩy chúng ta hoán cải. Và Chúa Giêsu trở thành tội lỗi cho chúng ta để chúng ta trở thành công chính trong Chúa hay nói một cách khác là vì sự công bình của Thiên Chúa và sự thánh thiện của Thiên Chúa, Chúa Giêsu trở thành tội lỗi để chúng ta được trở nên thánh thiện của Thiên Chúa.

Vậy chúng ta được đòi hỏi phải làm gì? Với ân sủng của Thiên Chúa, với mảnh lực của tình yêu thương của Chúa Giêsu Kitô, ngài đã chịu khổ nạn và chịu chết, chúng ta hãy dùng tự do của chúng ta mà ăn năn sám hối tội lỗi của chúng ta mà trở lại cùng Chúa hầu chúng ta được trở thành thánh thiện của Thiên Chúa!

Vậy chúng ta được đòi hỏi phải làm gì? Là chúng ta phải tin tưởng trông cậy mà trở lại cùng Chúa Giêsu, Đấng “biến thành tội lỗi” cho chúng ta và là “ nguyên nhân “ cho sư thánh thiện của chúng ta và chúng ta hãy thổ lộ cùng Chúa Giêsu: Lạy Chúa Giêsu, con tin cậy Chúa! (Hồng Y Justin Rigali)