Lễ phục sinh

Hằng năm người tín hữu Chúa Giêsu Kitô mừng lễ phục sinh, một lễ mừng mầu nhiệm đức tin căn bản trong đời sống đức tin vào Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô

Nhưng đâu là nguồn gốc khởi thủy cùng ý nghĩa của lễ mầu nhiệm đức tin này?

1. Trong mẩu đối thoại về trái trứng

Có câu chuyện kể lại mẩu đối thoại giữa hoàng đế Maxentius và Bà Catharina : „Hoàng đế Maxentius cai trị đế quốc Roma từ 306 -312 ( * 278 - + 312) muốn nghe tìm hiểu về đức tin Kitô giáo, nên đã cho vời Catharina, một nữ tín hữu Chúa Giêsu Kitô ở thành phố hải cảng Alenxandria bên Aicập, đến giải thích cắt nghĩa.

Catharina bằng lòng đáp ứng yêu cầu của hòang đế và thuật kể về đời sống, sự chết và nhất là sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu. Nhưng hoàng đế không thể tin nổi người đã chết làm sao có thể sống lại được.

Hoàng đế nói: „ Làm sao có chuyện đó được? Bà phải làm sao cho một hòn đá sống động được, thì ta mới tin!“

Ngày hôm sau Catharina đến yết kiến hoàng đế mang theo một trái trứng vịt đã được ấp ủ tới ngày con vịt con sắp bật chui ra khỏi vỏ trứng trình diện. Bà cho Ông xem trái trứng bề ngoài nhìn tựa như một hòn đá mầu xám. Nhưng bên trong đó con vịt con đã thành hình, nó dùng chính mỏ mổ thành một làn vết rạn nứt vỏ trứng để tự giải thoát mình chui ra khỏi vỏ bao bọc nó.

„ Như thế, tâu hoàng thượng, xem như đã chết và dẫu vậy vẫn sống động.“ Catharina nói với Hoàng đế Maxentius.

Từ một trái trứng vịt , một con vịt con thành hình hài trong trái trứng chui ra khỏi vỏ trứng trở thành con vịt sống động. Đây cũng là hình ảnh dấu hiệu sự phục sinh - sống lại - của Chúa Giêsu Kitô chết chôn trong mồ đá dưới lòng đất ba ngày, rồi đã chỗi dậy sống lại ra khỏi mồ mả tối tăm. Điều này là một mầu nhiệm đức tin, nhưng không sao cắt nghĩa hiểu thấu được.

Đây là một phép lạ, một mầu nhiệm sự sống do Thiên Chúa thực hiện.

2. Trong dòng lịch sử thời gian

Lễ mừng phục sinh Kitô giáo có liên hệ đầu tiên với lễ Vượt Qua ( Pessah) của Do Thái giáo. Ngay từ ban thưở ban đầu thuở Giáo Hội sơ khai, người ta đã mừng lễ Chúa Giêsu sống lại vào ngày lễ Vượt Qua của Do Thái giáo. Lễ này trùng đúng vào ngày trăng tròn của mùa Xuân.

Ngày lễ mừng Chúa Giêsu sống lại dần được chuyển vào ngày Chúa Nhật sau tuần trăng tròn thứ nhất trong mùa Xuân, như Công đồng Nizea vào năm 325 đã ấn định lễ mừng này trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Quyết định của Công đồng Nizea như thế muốn tách biệt ra khỏi nguồn gốc rễ ngày lễ Vượt Qua của Do Thái giáo , và nhấn mạnh ngày Chúa Nhật là ngày lễ mừng của Kitô giáo. Vì thế ngày lễ phục sinh, mừng Chúa Giêsu sống lại, thay đổi tùy theo niên lịch phụng vụ mỗi năm trong khoảng thời gian từ ngày 22. Tháng Ba đến ngày 25. Tháng Tư Dương lịch.

Dù ngày lễ mừng phục sinh có tách riêng ra khỏi vòng lễ Vượt Qua của Do Thái giáo, nhưng sự tương quan về nội dung với ngày lễ mừng phục sinh của vẫn gắn bó với nhau.

Sự tương quan gắn bó thể hiện nơi ngôn ngữ tên ngày lễ, nhất là ở những đất nước có nền ngôn ngữ văn hóa tiếng latinh và một vài tên khác về ngày lễ bắt nguồn từ lễ Vượt Qua ( Pascha).

3. Trong văn hóa ngôn ngữ dân gian

Lễ phục sinh theo tiếng Latinh:dies paschalis hay pascha - Tiếng Ý:Pasqua- Tiếng Pháp: Paques- Tiếng Tây ban Nha: Pascua…

Lễ Pascha - Passah của người Do Thái có nguồn gốc lịch sử ngày xưa họ được Thiên Chúa giải cứu ra khỏi ách nô lệ từ bên AiCập trở về đất Chúa hứa Israel ( Xuất hành 12,27).

Lễ Pascha của người Do Thái là lễ mừng ơn cứu độ nhắc nhớ lại biến cố Thiên Chúa giải thoát họ khỏi cảnh sống nô lệ lưu đày sống tha hương bên Ai Cập, là lễ mừng Thiên Chúa „ Ta là Đấng tự hữu - Đấng luôn hằng cùng đồng hành với. “ đã nghe thấu lời kêu than của dân chúng trong cảnh lầm than thống khổ bị áp bức bóc lột.

Lễ Pascha của Do Thái giáo là lễ không chỉ mừng biến cố ơn cứu độ giải thoát Thiên Chúa làm cho họ, nhưng còn là lễ nói về niềm hy vọng được cứu khỏi sự chết bước sang sự sống vào tương lai.

Ý hướng con đường thần học ngày lễ Pascha của Do Thái giáo diễn tả kinh nghiệm của đức tin của người Do Thái là mốc điểm quan trọng hướng chỉ cắt nghĩa đức tin sự sống lại cho người Kitô giáo.

Lễ phục sinh tiếng Đức có tên „Ostern“ , và tiếng Anh có tên „Easter“ có một nguồn gộc khác nữa cắt nghĩa về ý nghĩa ngày lễ mừng. Dựa theo nguồn gốc ngôn ngữ cùng phong tục tập quán của dân gian, người ta đã truy tầm tìm hiểu sau một thời gian dài, rất có thể là đúng tên của Vị nữ thần Mùa Xuân và vị nữ thần Ánh sáng Eostra hay Ostara. Theo tìm hiểu về Eos - Mặt Trời- trong văn hóa Hylạp dẫn đưa tới chữ Eostro - Bình minh - . Chữ này trong ngôn ngữ cổ tiếng Anh thành „Eastron“, và trong ngôn ngữ cổ tiếng Đức thành „ostarum“.

Tên biến đổi này phù hợp với ý nghĩa của Kitô giáo về lễ phục sinh: „ Vào buổi sáng sớm lúc ánh bình minh ló dạng ngay thứ ba sự phục sinh sống lại của Chúa Giêsu đã diễn xảy ra. Người tín hữu Chúa Giêsu Kitô nên trong đêm này tới sáng sớm lúc bình minh ngày hôm sau canh thức, và vào lúc buổi sáng sớm mừng lễ phục sinh, Chúa Giêsu Kitô sống lại“ ( Canones Hippolytus năm 350).

Chúa Giêsu Kitô là ánh sáng của Thiên Chúa. Ánh sáng của Ngài mang đến cho con người trong bóng tối sự chết vì tội lỗi ơn tha thứ, sự sống lại cho linh hồn con người. Ánh sáng của Chúa phục sinh xóa tan xua đuổi bóng tối trong mồ chôn nơi lòng đất, và bóng tối đêm đen tội lỗi trong tâm hồn con người. Ngài trở thành ánh sáng sự sống cho con người, những ai tin vào Ngài và vào sự phục sinh sống lại của ngài.

4. Trong tuyên tín vào Chúa Giêsu phục sinh

Lễ mừng Chúa Giêsu phục sinh là lễ tuyên xưng lòng tin vào sự sống. Đây là ngày lễ mùa Xuân, một lễ của sức sống bừng dậy vươn lên sau mùa Đông chết khô cứng. Lễ phục sinh là lễ mừng sự sống.

Lễ phục sinh nói lên lòng tuyên tín vào hành động cứu độ của Thiên Chúa, như Ngài ngày xưa đã hướng tới con người cứu thoát họ khỏi đời sống nô lệ bên Ai Cập cho họ trở về sống trên quê hương đất nước Israel. Cũng vậy, Chúa Giêsu Kitô được Thiên Chúa gọi đánh thức cho sống lại không dừng nằm lại nơi bóng tối sự chết trong mồ huyệt. Qua đó Thiên Chúa hướng về con người luôn luôn cứu họ thoát mọi cảnh nguy khốn . Lễ phục sinh là lễ mừng niềm hy vọng.

Lễ phục sinh diễn tả lòng tuyên tín vào ánh sáng, mà Chúa Giêsu Kitô mang đến, khi ngài sinh ra trong trần gian, và cùng với sự phục sinh sống lại đã chiếu tỏa sức mạnh ánh sáng đó ra cùng khắp nơi. Bóng tối đêm đen sự chết bị ánh sáng chiếu vào chế ngự xua tan. Công trình này mang lại hiệu qủa to lớn trên những người tin tưởng vào Chúa, cho những ai cần đến sự trợ giúp của Chúa trong cơn nguy nan khốn khó muốn đứng dậy vươn lên. Lễ phục sinh là lễ mừng sự phấn khởi đứng dậy bừng lên.

Trong đời sống con người xưa nay vào mọi thời đại thời gian cũng như không gian, và tùy theo nếp sống văn hóa luôn cần có những phong tục tập quán, lễ mừng.

Văn hào Antoine de Saint-Exupery viết trong truyện Hoàng tử nhỏ mẩu đối thoại : “ Cần phải có những tập tục nhất định. „. và Hoàng nhỏ hỏi „ Tập tục cố định là gì vậy?“ Con chó Sói trả lời: „ Và cả những điều đã bị quên lãng. Đó là những điều để có thể phân biệt ngày này khác biệt với ngày khác, thời giờ này với những thời giờ khác…Không thì mọi ngày sẽ trở thành giống nhau.“.

Phong tục, tập tục nếp sống trong đời sống cần thiết, qua đó ý nghĩa đời sống được làm nổi bật, cùng như sợi giây liên kết giúp những cá nhân lại thành một xã hội cùng chung sống trong mọi lãnh vực đời sống phần tâm linh tinh thần cũng như hoạt động sinh sống.

Hằng năm người tín hữu Chúa Kitô trong Hội Thánh Công Giáo có những nếp sống tập tục sống mùa chay thánh, mùa thương khó Chúa chịu nạn, rồi ngày lễ Lá, ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày Thứ bảy Tuần Thánh và cao điểm ngày lễ mừng Chúa phục sinh.

Những tập tục tinh thần đạo giáo này giúp người tín hữu sống hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa cứu độ con người qua những giai đoạn biến cố, và sau cùng đạt tới cao điểm ý nghĩa lễ phục sinh : ngày lễ mừng sự sống Chúa Giêsu chiến thắng khải hoàn trên sự chết.

Tập tục nếp sống đạo đức đó nhắc nhớ cùng làm sống động, và củng cố đức tin vào Chúa.

Mừng lễ Chúa Giêsu Phục sinh, 16.04.2017

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long