BIỂN ĐẠI DƯƠNG CHÂU -- Vừa tổ chức xong Đại hội VietCatholic thì có một nhân vật quan trọng, người đã từng dịch các bài diễn văn và các thông điệp của các Đức Giáo Hoàng cho VietCatholic ghé thăm. Đó anh anh Vũ
Văn An từ Sydney bên Úc châu tới. Gọi là “anh” cho chân tình chứ thực ra anh đã trên 80 tuổi đời. Vì Anh đã có chương trình khác hoạch định từ trước nên không thể tham gia Đại hội VietCatholic được, nhưng anh hứa thế nào cũng sẽ ghé thăm trụ sở VietCatholic. Thật là “tay bắt mặt mừng”, chúng tôi có thì giờ ôn lại biết bao nhiêu kỷ niệm và nói chuyện huyên thuyên về những dự án tương lai của VietCatholic… Chúng tôi cùng cảm tạ Thiên Chúa đã cho chúng tôi còn có sức khỏe và nếu ngày nào còn làm việc được thì còn tiếp tục như tằm nhả tơ cho công việc truyền giáo qua phương tiện truyền tin.

Xem hình

Tiếp đến tôi nhận được cú điện thoại từ Văn phòng Apostolate of the Sea of USA vì có trường hợp emergency "Tầu Du lịch Noordam với 3000 người sắp lên đường mà không có Tuyên Úy!” Họ muốn mời tôi làm Tuyên Úy cho chuyến du thuyền thăm New Zealand này. Tôi nói xin một ngày rồi sẽ quyết định với điều kiện là nếu không mời được vị Tuyên Úy nào khác thì tôi sẽ tình nguyện. Sau một ngày họ cho biết không tìm được Tuyên úy nào khác, nên tôi đã nhận lời… Và lập tức lên đường trong vòng 12 giờ, bay sang Sydney để lên tầu đi Tân Tay Lan.

Tôi tới Sydney và được anh Diệp Hải Dung ra đón về thăm Cha Văn Chi. Ngài sắp sửa phải vào nhà thương kiểm tra lại sức khỏe toàn diện trước khi dấn thân “về hưu và làm việc cho VietCatholic TV”.

Nhân cơ hội vắn hỏi này hai anh em chúng tôi cùng với mấy cộng tác viên có dịp gặp gỡ và ăn trưa với nhau tại Bankstown. Ở đây chúng tôi đã tới thăm bia kỷ niệm “Trống Đồng” và đài kỷ niệm “Thuyền Nhân”. Người ta nói ghé đây thì phải uống cà phế “Nhớ” mùi vị đặm đà và nhất là tính thân thiện của ông chủ trẻ café Nhớ.

Sau khi thăm phố Bankstown chúng tôi ghé thăm nhà thờ Thánh Tâm và Cha chính xứ Dương Thanh Liêm trong khu đông người Việt nhất là Cabramatta. Cha Liêm là một trong những cổ động viên hăng hái cho VietCatholic. Đến thăm Cha vào giữa lúc có ai tặng Cha hai thùng xoài do chính họ trồng được với những tráii thơm ngon mầu vàng tươi. Cha tặng mấy trái ăn ngon ngọt vô cùng. Sau đó Cha dẫn ra thăm hang đá Giáng Sinh mới còn đang hoàn thành.

Tiếp đến thăm khu phố Việt ‘trọng điểm" Cabramatta bên Úc châu với muôn mầu muôn sắc…

Chỉ lưu lại Sydney có một ngày nhưng chất chứa biết bao niềm vui và kỷ niệm.

Lên tầu trực chỉ Tân Tây Lan

New Zealand là một quốc gia ở phía tây nam Thái Bình Dương Dương, gồm 2 hòn đảo chính, cả hai được đánh dấu bởi những ngọn núi lửa và băng hà. Thủ đô là Wellington. Núi Victoria của Wellington ở đảo Bắc, cùng với các thác ghềnh Fiordland và các hồ ở đảo Nam đã trở thành các vùng huyền thoại rất bí ẩn nhiệm mầu trong thần thoại Middle Earth trong loạt phim ảnh của Peter Jackson mang tên " Lord of the Rings - Chúa tể những chiếc nhẫn".

Bao gồm hai hòn đảo chính và nhiều đảo nhỏ ở Nam Thái Bình Dương, quần đảo này nằm 1.600 km (1.000 dặm) về phía đông nam Australia.

New Zealand còn được gọi là "đất nước của Thiên Chúa" và "Thiên đường của Thái Bình Dương" kể từ những năm đầu khởi đi từ 1800. Trong ngôn ngữ người Māori bản địa Pakeha, New Zealand được gọi là Aotearoa, dịch là “những đám mây trắng dài”.

Người Úc thường gọi New Zealand là "The The Shaky Isles – các đảo run rẩy" vì các hoạt động địa chấn thường xuyên. Nằm trên lề của hai mảng vỡ núi lửa va chạm (Thái Bình Dương và Ấn-Úc), nên động đất rất là phổ biến, đặc biệt là ở phía tây nam của đảo Nam và trên đảo trung tâm Bắc. Phong cảnh đảo Bắc được đánh dấu bằng nhiều núi lửa còn hoạt động và núi lửa nón cối không còn hoạt động.

Những hòn đảo này là một trong những vùng sinh học đặc biệt nhất của Trái đất, nơi sinh sống của các loài chim không bay được mà ngày nay không thấy có ở nơi nào khác: như loài vẹt đêm gọi là Kakapo và kiwi. Kiwi không chỉ là một trong những biểu tượng quốc gia cùng chung biểu tượng với lá dương xỉ bạc và Koru.

Những hòn đảo thưa thớt dân cư, đặc biệt là đi từ đảo Bắc, nhưng dễ dàng đi tới. Có những khách sạn hiện đại, với mạng lưới giao thông vận tải phát triển cùng với các sân bay trong cả nước và đường cao tốc đi khắp nơi. New Zealand thường mệnh danh là đảo phiêu lưu với thiên nhiên: đây là nơi tiên khởi khai mào loại thuyền phản lực dùng lướt qua những hẻm núi cạn và vượt bay cao qua các trở ngại tạo một cảm giác kinh hãi.

Dân số New Zealand (Tân Tây Lan) chừng trên 4 triệu rưởi người và thuộc Châu Đại Dương. Trong số dân này có đến hơn 1 triệu người sinh ra ở ngoài New Zealand. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Māori.

Auckland, với dân số khoảng 1,5 triệu người, là thành phố lớn nhất ở Polynesia. Thật vậy, nhiều quốc gia Thái Bình Dương nhỏ, chẳng hạn như quần đảo Cook, Niue và Tokelau, có nhiều dân thuộc các quốc gia này sống tại vùng Metro Auckland hơn là số dân sống ở chính các đảo của họ!

Văn hóa Māori tiếp tục đóng một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống chính phủ. Có nhiều biểu tượng Maori tạo cơ hội để du khách hiểu và kinh nghiệm cả về lịch sử và cuộc sống hằng ngày của người Maori.

Nhà thám hiểm James Cook, một thuyền trưởng của Hải quân Hoàng gia Anh đã đi vòng quanh các đảo Bắc, Nam và Stewart vào năm 1769 và cập vào bờ biển của dân bản xứ. Trong vọng 80 Năm sau đó một vài người có nguồn gốc châu Âu và Mỹ, chủ yếu thương nhân và các nhà truyền giáo đã tới sinh sống và một số họ đã lấy vợ người địa phương.

Năm 1840, với sự hỗ trợ của các nhà truyền giáo, người Maori đã ký các hiệp ước khác nhau như Hiệp ước Waitangi. Ban đầu New Zealand năm trong thuộc địa New South Wales, New Zealand được tách ra để tạo thành một thuộc địa riêng biệt vào năm 1841. Một loạt các cuộc chiến tranh trên đất liền giữa năm 1843 và 1872, và các tranh chấp dài sau đó giữa người Maori dân thuộc địa Anh quốc.

Khi sáu thuộc địa của Anh liên kết để tạo ra Úc năm 1901, New Zealand đã quyết định không tham gia các liên đoàn. Thay vào đó, các thuộc địa Anh ở New Zealand đã trở thành một lãnh địa tự trị vào năm 1907. New Zealand được độc lập hoàn toàn vào năm 1931 Quy chế Westminster, mặc dù chỉ được chấp nhận chính thức vào năm 1947.