HỒNG KÔNG - Hôm Chúa Nhật ngày 22 Tháng Tư 2012, Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon 湯漢) của Hồng Kông đã nhận nhà thờ hiệu tòa của mình tại Rôma. Khi tiếp xúc với báo giới, ngài nói rằng ngài hy vọng ban lãnh đạo mới của Trung Quốc (sắp được bầu vào cuối năm nay tại Bắc Kinh) sẽ tham gia vào một cuộc đối thoại chân thành với Giáo Hội Công Giáo và Tòa Thánh.
Vị giám mục của Hồng Kông nói: "Tôi hy vọng sẽ có được cuộc đối thoại. Không vấn đề nào được giải quyết nếu không thông qua đối thoại chân thành, nơi đó mới có thể đạt được một giải pháp làm hài lòng đôi bên. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện để cải thiện việc đối thoại với ban lãnh đạo mới".
Khi được đề cập đến việc có một vị giám mục đã bị vạ tuyệt thông nhưng vẫn tham gia vào lễ tấn phong giám mục mới của Nam Sung (tỉnh Tứ Xuyên, miền tây nam Trung Quốc) vào ngày 19 Tháng Tư vừa qua, Đức Hồng Y Thang Háng nói rằng việc này là "rất đáng tiếc".
"Chúng tôi phải luôn bảo vệ nguyên tắc của chúng tôi" - ngài giải thích: "Có hai yêu cầu quan trọng đối với việc tấn phong một giám mục Công giáo: thứ nhất, ứng viên chức giám mục phải có được sự chấp thuận của Đức Thánh Cha để bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo Hội; và thứ hai, tất cả các giám mục liên quan tới việc tấn phong cho một giám mục mới, họ không những đã chịu chức thành sự mà còn phải có tư cách hợp thức. Nói cách khác, họ phải vẫn còn trong sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng".
"Sự nhập nhằng giữa những người bất hợp thức và hợp thức là sai trái, không thể chấp nhận được". Ngài nói: "Tôi hy vọng trong tương lai điều này sẽ không xảy ra nữa, và bất cứ ai đã phạm sai lầm trong dịp này thì hãy nên ăn năn và trình một lời thỉnh cầu, xin Đức Thánh Cha tha thứ".
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán là vị hồng y người Trung Quốc thứ bảy, bây giờ trở thành một thành viên trong hàng giáo sĩ Rôma, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã giao phó cho ngài nhà thờ hiệu tòa Santa Maria Regina degli Apostoli alla Montagnola ("Đức Maria, Nữ Vương Các Tông Đồ"). Cách Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành không xa lắm, được Dòng Thánh Phaolô xây dựng vào đầu những năm 1950, nhà thờ này hiện là một tiểu vương cung thánh đường với trên 30.000 giáo dân.
Sau nghi lễ truyền thống là hôn thánh giá để vào nhà thờ, Đức Hồng Y Thang Hán đã được Cha Mario Conti - linh mục chánh xứ - chào đón rất nồng nhiệt. Sau đó, ngài cùng đồng tế thánh lễ bằng tiếng Latinh và tiếng Ý với các linh mục địa phương và phái đoàn đi cùng ngài từ Hồng Kông sang.
Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Thang Hán tự giới thiệu mình với khoàng 200 người tham dự, trong đó có nhiều nữ tu Dòng Thánh Phaolô và một ca đoàn hoành tráng. Ngài còn mô tả vắn tắt tiểu sử bản thân, từ khi sinh ra ở Hồng Kông vào năm 1939, cùng gia đình chuyển đến Trung Quốc đại lục khi quân Nhật chiếm đóng thành phố và thụ phong linh mục tại Rôma vào năm 1966, làm linh mục, giám mục và bây giờ là hồng y của Hồng Kông. Đặc biệt, ngài nhớ lại vào năm 1980, ngài được bổ nhiệm để thúc đẩy một chương trình của Giáo hội Hồng Kông "thể hiện sự quan tâm và giữ liên lạc với Giáo Hội lại đang được vực dậy ở Trung Quốc đại lục". Với công việc này, ngài đã hơn 100 lần tới thăm Giáo Hội tại đại lục.
Bốn quan tâm lớn:
Là giám mục Hồng Kông - một thành phố với 7 triệu dân, trong đó có 540.000 người Công giáo, và bây giờ là hồng y của Giáo Hội, vị tân hồng y cho biết ngài có bốn mối quan tâm lớn:
Mối quan tâm đầu tiên là truyền giáo. Ngài nhận thấy nhu cầu "hàng đầu" của Hồng Kông là "tái truyền giảng Tin Mừng", hy vọng Năm Đức Tin (2012-2013) sẽ cung cấp động lực mới cho sứ vụ của Giáo Hội địa phương, nơi có 6000 người mới được rửa tội mỗi năm (một nửa trong số ấy là người trưởng thành). Ngài cũng hy vọng sự tăng trưởng không chỉ ở số lượng mà còn "chất lượng" đức tin của họ.
Mối quan tâm thứ hai là thúc đẩy ơn gọi linh mục và đời sống tu trì. Trong khi mối quan tâm thứ ba là cung cấp các hoạt động mục vụ cho người Công giáo Trung Quốc ở Hồng Kông (bao gồm cả nhiều người Phi Luật Tân), họ là những người cần có các Thánh Lễ bằng tiếng Anh và các nhu cầu khác.
Đức Hồng Y Thang Hán cũng muốn tập trung vào mối quan tâm thứ tư của ngài: Đó là "Giáo Hội trong lòng Giáo Hội". Gần đây, Đức Giáo Hoàng đã "ủy thác" cho Giáo Hội tại Hồng Kông "giữ vai trò là cầu nối giữa Giáo Hội tại Trung Quốc và Giáo Hội Hoàn Vũ", ngài cho biết Đức Giáo Hoàng Bênêđictô "khuyến khích tôi thực hiện vai trò này".
Ngài nói, kể từ khi Trung Quốc cởi mở với thế giới vào cuối những năm 1970, "nền kinh tế của họ đang chuyển động rất nhanh theo hướng tự do hơn và chúng ta có thể thấy sự tiến bộ của họ, nhưng các chính sách về tôn giáo vẫn còn nghiêm ngặt. Mặc dù chỉ có một Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, nhưng giáo hội vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn: nguyên nhân chính là "sự kiểm soát của chính phủ, sự giới hạn tự do hoạt động, và sự chia rẽ giữa các tín hữu".
Đức Hồng Y Thang Hán vẫn lặp lại những ý trong bài phát biểu của ngài trước Hồng Y Đoàn hồi Tháng Hai vừa qua, ngài mô tả tình hình của Giáo Hội tại Trung Quốc với ba tính từ đơn giản: "tuyệt vời, khó khăn và có thể".
"Tuyệt vời không chỉ về sức sống của Giáo Hội và sự phát triển về số lượng (từ 3 triệu tín hữu hồi năm 1949 lên 12 triệu tín hữu hiện nay), mà còn tuyệt vời về lòng can đảm và nhiệt thành của giáo dân trong quá khứ và hiện tại. Họ đã sống như thể đang trong các tình huống ở thời Giáo Hội sơ khai. Chúa Thánh Thần đã bổ sức tinh thần truyền giáo cho hai môn đệ Emmau và tinh thần can đảm làm chứng nhân của các tông đồ thời sơ khai".
"Khó khăn bởi vì Giáo Hội tại Trung Quốc đang phải sống trong các tình huống rất gian khó. Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy hướng tới việc tạo ra một Giáo Hội tự trị quốc doanh, thông qua Hội Công Giáo Yêu Nước để cố gắng để đạt được mục tiêu này, ngay cả bằng phương cách bạo lực". Giáo Hội trong tình cảnh của Trung Quốc ngày nay "có vẻ đang mất hy vọng", đặc biệt là khi xuất hiện một số giám mục bất hợp thức, còn hàng chục vị giám mục và linh mục trung thành với Tòa Thánh thì vẫn phải ở tù. Tuy nhiên, "Giáo hội không tuyệt vọng, khi mà Chúa vẫn hiện diện và tác động".
Ngược lại, Giáo hội "có thể", bởi vì "Giáo Hội tại Trung Quốc vẫn còn bỏ ngỏ khả năng phi thường". Ngài lạc quan như vậy là dựa trên "sự thôi thúc mạnh mẽ của Thiên Chúa trong nhiều người Công giáo, để họ bảo vệ đức tin của họ".
Đức Hồng Y Thang Hán tiết lộ: một vị giám mục bạn ngài ở đại lục - người đã phải chịu những sự "quấy rầy" từ năm 1951 đến 1979 - đảm bảo với ngài rằng những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm gia tăng sự kiểm soát Giáo Hội chắc chắn họ sẽ không làm được, vì điều đó sẽ khiến cho Giáo Hội thêm ý thức hơn, đoàn kết hơn. Vị giám mục này nói với ngài rằng:" Để tương lai tươi sáng, chúng ta phải thầm lặng chờ đợi Thiên Chúa ban ân sủng, thời gian cho việc này không phải là đang rất gần mà cũng không phải là quá xa vời".
Đức Hồng Y Thang Hán kết thúc bằng cách đề nghị các giáo dân nhà thờ hiệu tòa của mình cầu nguyện cho các tín hữu tại Trung Quốc "đau khổ ". Tất cả mọi người vỗ tay rất to. (La stampa, 23 Tháng Tư 2012)
Vị giám mục của Hồng Kông nói: "Tôi hy vọng sẽ có được cuộc đối thoại. Không vấn đề nào được giải quyết nếu không thông qua đối thoại chân thành, nơi đó mới có thể đạt được một giải pháp làm hài lòng đôi bên. Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện để cải thiện việc đối thoại với ban lãnh đạo mới".
Khi được đề cập đến việc có một vị giám mục đã bị vạ tuyệt thông nhưng vẫn tham gia vào lễ tấn phong giám mục mới của Nam Sung (tỉnh Tứ Xuyên, miền tây nam Trung Quốc) vào ngày 19 Tháng Tư vừa qua, Đức Hồng Y Thang Háng nói rằng việc này là "rất đáng tiếc".
"Chúng tôi phải luôn bảo vệ nguyên tắc của chúng tôi" - ngài giải thích: "Có hai yêu cầu quan trọng đối với việc tấn phong một giám mục Công giáo: thứ nhất, ứng viên chức giám mục phải có được sự chấp thuận của Đức Thánh Cha để bảo vệ sự hiệp nhất của Giáo Hội; và thứ hai, tất cả các giám mục liên quan tới việc tấn phong cho một giám mục mới, họ không những đã chịu chức thành sự mà còn phải có tư cách hợp thức. Nói cách khác, họ phải vẫn còn trong sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng".
"Sự nhập nhằng giữa những người bất hợp thức và hợp thức là sai trái, không thể chấp nhận được". Ngài nói: "Tôi hy vọng trong tương lai điều này sẽ không xảy ra nữa, và bất cứ ai đã phạm sai lầm trong dịp này thì hãy nên ăn năn và trình một lời thỉnh cầu, xin Đức Thánh Cha tha thứ".
Đức Hồng Y Gioan Thang Hán là vị hồng y người Trung Quốc thứ bảy, bây giờ trở thành một thành viên trong hàng giáo sĩ Rôma, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã giao phó cho ngài nhà thờ hiệu tòa Santa Maria Regina degli Apostoli alla Montagnola ("Đức Maria, Nữ Vương Các Tông Đồ"). Cách Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại Thành không xa lắm, được Dòng Thánh Phaolô xây dựng vào đầu những năm 1950, nhà thờ này hiện là một tiểu vương cung thánh đường với trên 30.000 giáo dân.
Sau nghi lễ truyền thống là hôn thánh giá để vào nhà thờ, Đức Hồng Y Thang Hán đã được Cha Mario Conti - linh mục chánh xứ - chào đón rất nồng nhiệt. Sau đó, ngài cùng đồng tế thánh lễ bằng tiếng Latinh và tiếng Ý với các linh mục địa phương và phái đoàn đi cùng ngài từ Hồng Kông sang.
Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y Thang Hán tự giới thiệu mình với khoàng 200 người tham dự, trong đó có nhiều nữ tu Dòng Thánh Phaolô và một ca đoàn hoành tráng. Ngài còn mô tả vắn tắt tiểu sử bản thân, từ khi sinh ra ở Hồng Kông vào năm 1939, cùng gia đình chuyển đến Trung Quốc đại lục khi quân Nhật chiếm đóng thành phố và thụ phong linh mục tại Rôma vào năm 1966, làm linh mục, giám mục và bây giờ là hồng y của Hồng Kông. Đặc biệt, ngài nhớ lại vào năm 1980, ngài được bổ nhiệm để thúc đẩy một chương trình của Giáo hội Hồng Kông "thể hiện sự quan tâm và giữ liên lạc với Giáo Hội lại đang được vực dậy ở Trung Quốc đại lục". Với công việc này, ngài đã hơn 100 lần tới thăm Giáo Hội tại đại lục.
Bốn quan tâm lớn:
Là giám mục Hồng Kông - một thành phố với 7 triệu dân, trong đó có 540.000 người Công giáo, và bây giờ là hồng y của Giáo Hội, vị tân hồng y cho biết ngài có bốn mối quan tâm lớn:
Mối quan tâm đầu tiên là truyền giáo. Ngài nhận thấy nhu cầu "hàng đầu" của Hồng Kông là "tái truyền giảng Tin Mừng", hy vọng Năm Đức Tin (2012-2013) sẽ cung cấp động lực mới cho sứ vụ của Giáo Hội địa phương, nơi có 6000 người mới được rửa tội mỗi năm (một nửa trong số ấy là người trưởng thành). Ngài cũng hy vọng sự tăng trưởng không chỉ ở số lượng mà còn "chất lượng" đức tin của họ.
Mối quan tâm thứ hai là thúc đẩy ơn gọi linh mục và đời sống tu trì. Trong khi mối quan tâm thứ ba là cung cấp các hoạt động mục vụ cho người Công giáo Trung Quốc ở Hồng Kông (bao gồm cả nhiều người Phi Luật Tân), họ là những người cần có các Thánh Lễ bằng tiếng Anh và các nhu cầu khác.
Đức Hồng Y Thang Hán cũng muốn tập trung vào mối quan tâm thứ tư của ngài: Đó là "Giáo Hội trong lòng Giáo Hội". Gần đây, Đức Giáo Hoàng đã "ủy thác" cho Giáo Hội tại Hồng Kông "giữ vai trò là cầu nối giữa Giáo Hội tại Trung Quốc và Giáo Hội Hoàn Vũ", ngài cho biết Đức Giáo Hoàng Bênêđictô "khuyến khích tôi thực hiện vai trò này".
Ngài nói, kể từ khi Trung Quốc cởi mở với thế giới vào cuối những năm 1970, "nền kinh tế của họ đang chuyển động rất nhanh theo hướng tự do hơn và chúng ta có thể thấy sự tiến bộ của họ, nhưng các chính sách về tôn giáo vẫn còn nghiêm ngặt. Mặc dù chỉ có một Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, nhưng giáo hội vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn: nguyên nhân chính là "sự kiểm soát của chính phủ, sự giới hạn tự do hoạt động, và sự chia rẽ giữa các tín hữu".
Đức Hồng Y Thang Hán vẫn lặp lại những ý trong bài phát biểu của ngài trước Hồng Y Đoàn hồi Tháng Hai vừa qua, ngài mô tả tình hình của Giáo Hội tại Trung Quốc với ba tính từ đơn giản: "tuyệt vời, khó khăn và có thể".
"Tuyệt vời không chỉ về sức sống của Giáo Hội và sự phát triển về số lượng (từ 3 triệu tín hữu hồi năm 1949 lên 12 triệu tín hữu hiện nay), mà còn tuyệt vời về lòng can đảm và nhiệt thành của giáo dân trong quá khứ và hiện tại. Họ đã sống như thể đang trong các tình huống ở thời Giáo Hội sơ khai. Chúa Thánh Thần đã bổ sức tinh thần truyền giáo cho hai môn đệ Emmau và tinh thần can đảm làm chứng nhân của các tông đồ thời sơ khai".
"Khó khăn bởi vì Giáo Hội tại Trung Quốc đang phải sống trong các tình huống rất gian khó. Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy hướng tới việc tạo ra một Giáo Hội tự trị quốc doanh, thông qua Hội Công Giáo Yêu Nước để cố gắng để đạt được mục tiêu này, ngay cả bằng phương cách bạo lực". Giáo Hội trong tình cảnh của Trung Quốc ngày nay "có vẻ đang mất hy vọng", đặc biệt là khi xuất hiện một số giám mục bất hợp thức, còn hàng chục vị giám mục và linh mục trung thành với Tòa Thánh thì vẫn phải ở tù. Tuy nhiên, "Giáo hội không tuyệt vọng, khi mà Chúa vẫn hiện diện và tác động".
Ngược lại, Giáo hội "có thể", bởi vì "Giáo Hội tại Trung Quốc vẫn còn bỏ ngỏ khả năng phi thường". Ngài lạc quan như vậy là dựa trên "sự thôi thúc mạnh mẽ của Thiên Chúa trong nhiều người Công giáo, để họ bảo vệ đức tin của họ".
Đức Hồng Y Thang Hán tiết lộ: một vị giám mục bạn ngài ở đại lục - người đã phải chịu những sự "quấy rầy" từ năm 1951 đến 1979 - đảm bảo với ngài rằng những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm gia tăng sự kiểm soát Giáo Hội chắc chắn họ sẽ không làm được, vì điều đó sẽ khiến cho Giáo Hội thêm ý thức hơn, đoàn kết hơn. Vị giám mục này nói với ngài rằng:" Để tương lai tươi sáng, chúng ta phải thầm lặng chờ đợi Thiên Chúa ban ân sủng, thời gian cho việc này không phải là đang rất gần mà cũng không phải là quá xa vời".
Đức Hồng Y Thang Hán kết thúc bằng cách đề nghị các giáo dân nhà thờ hiệu tòa của mình cầu nguyện cho các tín hữu tại Trung Quốc "đau khổ ". Tất cả mọi người vỗ tay rất to. (La stampa, 23 Tháng Tư 2012)