“Nguyên tắc 5 K gồm Kiến thức – Kỹ năng – Kinh nghiệm – Kinh phí - Kinh nguyện là hành trang cần thiết cho người làm trong công tác Bác ái xã hội – Caritas”, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã nhắn nhủ với các tham dự viên trong ngày Họp Mặt Thường Niên Caritas Phan Thiết lần thứ 4 tại Giáo xứ Vinh Tân hôm nay 16/4/2012.
Xem hình ảnh
Về tham dự Ngày Họp Mặt có 348 tham dự viên là ban điều hành Caritas của các giáo xứ - giáo họ, và đại diện các dòng tu, tổ chức, cơ sở hoạt động bác ái trên khắp Giáo phận Phan Thiết. Trong số đó, hạt Hàm Tân tham dự đông nhất với 219 đại biểu (23/31 đơn vị); tiếp đến là hạt Đức Tánh 57 đại biểu (16/30 đơn vị); hạt Hàm Thuận Nam 33 đại biểu (9/13 đơn vị); hạt Phan Thiết 25 đại biểu (11/25); và hạt Bắc Tuy với 10 đại biểu (4/5 đơn vị).
Xem hình ảnh
Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc Caritas Phan Thiết khai mạc với lời chào mừng Đức Cha Giuse, Giám Mục Giáo Phận, Cha Tổng Đại diện, cha hạt trưởng Giáo hạt Hàm Tân, cha Chưởng Ấn Giáo phận, quý cha Đặc trách Caritas các giáo hạt, Quý Cha trong hạt Hàm Tân, Quý tu sĩ và Anh Chị Em tham dự viên. Cha tuyên bố khai mạc Ngày Họp Mặt Thường Niên Caritas Phan Thiết lần thứ 4. Đây là dịp để tổng kết đánh giá tình hình sinh hoạt của Ban BAXH- Caritas Giáo xứ- Giáo phận trong năm qua. Đồng thời để học tập về các linh đạo liên quan đến Caritas. Cũng cố mối liên kết hiệp thông của những người làm công tác bác ái trong Giáo phận.
Đức Cha Giuse bắt đầu lời huấn từ bằng lời chào chúc thân thương đến mọi người. Ngài lấy hình ảnh bàn tay đầy đủ với năm ngón tay để diễn tả sự liên kết chặt chẽ và cần thiết đối với người làm bác ái xã hội – Caritas khi phục vụ anh chị em, nhất là những người nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Nguyên tắc 5K ứng với mỗi ngón tay là: Kiến thức – Kỹ năng – Kinh nghiệm – Kinh phí - Kinh nguyện. Đức Cha cũng cám ơn những người làm công việc bác ái xã hội - Caritas đã là nhịp cầu, là bàn tay xoa dịu nỗi đau và trong những việc phục vụ âm thầm đã mang Tình yêu Chúa đến với những anh chị em gặp đau khổ. Đây cũng là cách Loan Báo Tin Mừng hữu hiệu và thuyết phục đến với anh chị em lương dân. (Xem huấn từ của Đức Cha Giuse)
Cha Tổng đại diện chúc mừng Ngày Họp mặt Caritas Phan Thiết và cám ơn bài huấn từ súc tích và rất ý nghĩa của Đức Cha Giuse. Đây có thể bắt nguồn từ việc Đức Cha đã sống và nghiền ngẫm khẩu hiệu khi được thụ phong Giám Mục của mình: “Caritas Christi Urget nos" (Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi).
Tiếp theo là phần thuyết trình các đề tài: Linh đạo Caritas do Cha Giám đốc Caritas Phan Thiết hướng dẫn; Bác ái phục vụ con người toàn diện do cha GB Nguyễn Hồng Uy (đặc trách Caritas hạt Hàm Tân) trình bày; Linh đạo bảo vệ sự sống – chôn cất thai nhi do cha Giuse Nguyễn Hữu An, PGĐ Caritas Phan Thiết thuyết trình.
Từ những gợi ý này, giờ buổi chiều, tham dự viên chia theo 5 giáo hạt để thảo luận và đưa ra những đóng góp, ý kiến thiết thực cho hoạt động Caritas Phan Thiết trong năm tới. Các giáo hạt đều rất sôi nổi đóng góp ý kiến về các lãnh vực: đào tạo nhân sự qua các chương trình tĩnh huấn; cách gây quỹ cho giáo xứ và giáo phận; phát triển hoạt động bảo vệ sự sống bằng việc gây ý thức cho cộng đồng, hướng dẫn các chị em lầm lỡ và chôn cất thai nhi (Caritas Phan Thiết đã và đang xây dựng 2 nghĩa trang chôn cất thai nhi tại Kim Ngọc và Hòa Vinh, tại Lagi có nghĩa trang do các soeurs MTG Nha Trang phụ trách); khuyến khích các giáo xứ thành lập và làm lễ ra mắt hội Caritas;. v.v. và nhiều vấn đề liên quan.
Buổi họp mặt kết thúc với giờ Chầu Thánh Thể.
Đức cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận viết: “Bác ái là nối dài tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại” (Đường Hy Vọng 792). Mỗi thành viên Caritas cũng luôn ý thức rằng “Chỉ có việc phục vụ anh chị em mới mở mắt cho tôi thấy điều Thiên Chúa làm cho tôi và Người đã yêu tôi thế nào” (Thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu số 18).
BÀN TAY TRÁI CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CARITAS
Bài nói chuyện tại ĐH Caritas Phan Thiết lần 4 (Vinh Tân 16/4/2012)
Xin được cùng với cha tổng đại diện, cha quản hạt và quý cha gởi đến các thành viên Caritas giáo phận nhà lời chào mừng đặc biệt của buổi họp mặt hôm nay.
Cho đến sáng nay, tôi được cho biết là Caritas Giáo phận có cuộc gặp gỡ mà không biết gọi tên là gì, chỉ khi đặt chân đến đây mới biết là một cuộc gặp gỡ lớn. Nét lớn ấy được nhận ra trên khuôn mặt các vị: một số vị tôi đã gặp trong đại lễ Lòng Thương Xót hôm qua, một số khác lại được gặp gỡ ở đó đây. Nếu như hôm qua cuộc gặp gỡ đa số là nữ giới, hôm nay thì con số rất cân bằng cả nam lẫn nữ chia đều cho hai phía. Nét lớn ấy tôi cũng nhận thấy trên trang phục của các thành viên tham dự, cứ như là một Dòng mới vậy. Các nữ tu, có người trong tu phục, có người ẩn thân dưới trang phục mới của Caritas giáo phận, khiến tôi cũng cảm thấy phấn khích. Và nét lớn thứ ba nữa là tôi mường tượng chỉ có cha giám đốc Caritas và tôi thôi, nhưng đến đây được gặp cha Tổng đại diện, cha hạt trưởng, nhất là quý cha đặc trách Caritas giáo phận và quý cha Toà giám mục. Những nét lớn ấy hoà quyện thành một vòng tròn, làm thành niềm vui lớn. Và chúng tôi biết ngoài quý cha ngồi ở đây, còn có quý cha ngồi ở dưới kia nữa… Thôi thì chúng ta chào nhau bằng một tràng pháo tay…
Tối hôm qua tôi hỏi cha giám đốc Caritas là nhiệm vụ của tôi hôm nay thế nào? Phải nói gì? Ngài chỉ cười bằng nụ cười muôn thuở hiền từ. Thôi thì mình cũng đành phải hiểu nhiệm vụ của mình. Hôm nay gặp gỡ tất cả anh chị em xin chia sẻ đôi nét về công tác của người làm việc trong Caritas, khỏi phải định nghĩa Caritas như thế nào, mỗi người làm việc trong Caritas cũng hiểu rồi. Danh Thiên Chúa cũng được gọi là Caritas “Thiên Chúa là Tình Yêu” và mỗi người hít thở được cũng như chia sẻ được với mọi người trong cuộc sống này là đang thể hiện tinh thần caritas đấy. Nhưng để làm công tác của những chuyên gia dấn bước trên đường Caritas thì phải tuân thủ vài điều cần thiết. Vẫn biết mỗi khi thực hiện công tác caritas là biết cúi xuống với những nỗi đau của người khác, biết chia sẻ phận số của những người kém may mắn, và biết đem lòng quảng đại của mình, kín múc từ tình yêu của Thiên Chúa mà tuôn đổ cũng như trao gởi cho những người xung quanh mình.
Nhưng cần ghi nhớ năm điểm nhỏ, rất dễ nhớ. Chúa Giêsu lúc sinh thời đã nói “khi tay phải làm phúc bố thí thì đừng cho tay trái biết”. Tại sao vậy? Hai tay cùng một con người mà sao tay phải lại không cho tay trái biết được. Biết hay không là khi hai bàn tay cùng nhìn nhau (úp vào nhau), còn khi mở ra và trao đi thì hai bàn tay không còn nhìn nhau nữa. Tay phải cứ việc từ con tim mình mà trao đi, còn tay trái cũng có định luật của nó. Và hôm nay chỉ muốn chia sẻ những định luật từ bàn tay trái thôi. Bàn tay trái có 5 ngón, biểu trưng năm chữ ‘K’ làm nên nhiệm vụ của người thi hành công tác Caritas.
- Chữ ‘K’ đầu tiên là ‘Kiến Thức’. Tất nhiên, các thành viên Caritas Việt Nam cũng như thế giới, hoặc giáo phận nhà, hoặc tại các giáo xứ đều là những chuyên gia làm việc bác ái, không thể không nói đến một số chuyên môn nào đó mà phải nắm vững trong khi thi hành nhiệm vụ. Vẫn biết Thiên Chúa là Tình Yêu, một khi thực thi lòng bác ái với anh chị em kém may mắn là khi chúng ta thực thi giới luật yêu thương của Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng đang vận hành những bước của công tác Caritas, để tấm lòng của chúng ta đụng chạm đến những nỗi đau của những người khác được và cũng thông qua đó chúng ta còn gởi trao tình yêu của Thiên Chúa đến cho người ta nữa. Vì vậy, kiến thức ở đây là những điều học tập cần thiết về cơ bản cũng như linh đạo của Caritas. Sáng nay, cha giám đốc Caritas sẽ chia sẻ với ông bà anh chị em ‘linh đạo của người làm công tác Caritas’, đó chính là lúc vun bồi những kiến thức cần thiết cần ghi nhận trong công tác Caritas.
- Chữ ‘K’ thứ hai là ‘Kỹ Năng’. Gì thì gì, làm gì cũng cần có những kỹ năng, thuận mua vừa bán, trao đổi, gặp gỡ, tay bắt mặt mừng, hoặc chào đón cũng vẫn phải có những kỹ năng trong đó, huống chi chúng ta gởi trao những món quà cho anh chị em đồng loại trong những lúc cần thiết. Không phải chỉ gửi trao cho người thiếu thốn một gói quà là đã đủ, mà làm thế nào để khi trao gói quà đó còn gói ghém cả con tim, ‘một tấm lòng’, thì đây là một kỹ năng mà anh chị em được mời gọi phải trau dồi trong khi thi hành công tác. Tôi thấy có nhiều người, nhất là những người lâm cảnh túng thiếu, khi nhận được món quà người ta cảm thấy hân hoan lắm, bởi vì ở đây, một mặt là nâng đỡ đời sống, mặt khác là được an ủi trong lòng nữa. Ông bà chúng ta vẫn nói: “cách cho quý hơn của cho”. Của cho dù có lớn, mà cho như kiểu thí cô hồn thì ở đó món quà sẽ buồn lắm. Trái lại, món quà về trọng lượng có khi chẳng thấm tháp gì, nhưng được trao bằng sự trân trọng thì ở đó người ta gặp được một tấm lòng. Chỉ có điều này thôi cũng đòi hỏi phải có những kỹ năng được trau dồi bằng những khoá huấn luyện của Caritas và những thực nghiệm hằng ngày. Đó là chữ ‘K’ thứ hai.
- Chữ ‘K’ thứ ba là ‘Kinh Nghiệm’. Mới bước chân vào Caritas có lẽ chúng ta còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng trải qua thời gian chúng ta sẽ được tích luỹ nhiều kinh nghiệm thêm. Kinh nghiệm có thể do những người khác, những người đã được thụ huấn, những người đã gia nhập lâu năm chia sẻ lại cho những anh chị em mới chân ướt chân ráo bước vào. Nhưng kinh nghiệm thường là được tích luỹ lâu đời nhờ vào những phong trào, những hội Caritas đón nhận như một thứ gia bảo của hội đoàn mình truyền lại cho tất cả mọi thành viên. Để rồi khi đón nhận những kinh nghiệm ấy cùng với sự trui rèn đời sống cho phù hợp với người trao kẻ nhận, thì lúc ấy công tác của Caritas mới đạt được hiệu quả, nhất là thông qua hiệu quả về nhân bản, giúp người ta nhận ra hiệu quả lớn hơn trong đức tin, nhận ra Thiên Chúa là Tình Yêu.
- Chữ ‘K’ thứ tư rất thực tế chính là ‘Kinh Phí’. Làm việc Caritas đòi hỏi phải có kinh phí, vì nếu không có kinh phí thì không làm được. Ví dụ như buổi họp mặt hôm nay không có kinh phí không tổ chức được, muốn đi giúp đỡ một nơi đang cần sự giúp đỡ của chúng ta không thể đến bằng đôi tay không. Đến bằng tấm lòng hoặc chỉ bằng sự nâng đỡ an ủi thôi cũng khó mà đánh giá. Chính vì vậy, cùng với tấm lòng, cùng với sự trân trọng còn phải có món quà để lại. Chính món quà ấy trở thành ước mơ cũng như giấc mơ của những người làm công tác Caritas. Tóm lại, phải có kinh phí để chuyển từ kinh phí ấy trở thành những món quà mà trao cho những đối tượng chúng ta được mời gọi để phục vụ. Chẳng phải nói đâu xa, ví dụ anh chị em đi phục vụ những người bị lũ lụt tại tỉnh nhà hay toàn quốc mà chỉ đến bằng tấm lòng với lời an ủi có lẽ cũng tốt thôi, nhưng một khi có những món quà hữu hình gởi trao cho từng nhà, có khi là gói mì, gói bột ngọt, một kí gạo. .. thì lúc bấy giờ chữ ‘Caritas’ kia mới thành một chữ cụ thể vun bồi cho đời sống vật chất của tất cả anh chị em chúng ta gặp gỡ và thông qua đó nâng đời sống của họ lên một tầm cao hơn. Đó là chữ ‘K’ thứ tư.
- Và đối với người công giáo, chữ ‘Caritas’ là cả một danh hiệu bao gồm từ danh xưng của Thiên Chúa đến mọi sinh hoạt của đời sống gắn liền với giới luật yêu thương, nên cần có chữ ‘K’ thứ năm, chính là ‘Kinh Nguyện’. Làm việc Caritas mà không cầu nguyện thì khó lòng đạt được kết quả. Bởi vì chúng ta không làm một mình mà làm với Hội Thánh. Mà Hội Thánh chính là gia đình của Thiên Chúa Ba Ngôi, là dân Chúa Cha, là thân mình Chúa Kitô, là đền thờ Chúa Thánh Thần, nên một khi làm trong tư cách người công giáo thì cầu nguyện không phải là chuyện bên lề, mà là hơi thở làm cho công tác Caritas trở thành sinh động. Vẫn biết mỗi lần làm công tác Caritas chúng ta muốn thông qua đó để cho đối tượng tiếp cận chúng ta đọc được những điều xa gần về bóng dáng của Thiên Chúa. Muốn được như thế, cần phải có kinh nguyện khởi đầu, kinh nguyện khi đang làm và kinh nguyện kết thúc. Kinh nguyện khởi đầu xin ơn soi sáng, khi thực thi xin ơn bền bỉ và khi kết thúc là tạ ơn cùng với tất cả mọi người, người cho cũng như người nhận. Và chính ở đây niềm vui đã trở thành niềm vui lớn, bởi vì niềm vui không chỉ của người cho thôi, mà là tổng số niềm vui của người cho và người nhận góp lại.
Vâng, với năm chữ ‘K’ dễ nhớ ấy, xin khép lại những giây phút gặp gỡ khai mạc hôm nay. Xin kính chào cha Tổng, cha hạt, quý cha cùng toàn thể quý vị. Chúc Đại Hội thành công mỹ mãn.
GM. Giuse Vũ Duy Thống
Xem hình ảnh
Về tham dự Ngày Họp Mặt có 348 tham dự viên là ban điều hành Caritas của các giáo xứ - giáo họ, và đại diện các dòng tu, tổ chức, cơ sở hoạt động bác ái trên khắp Giáo phận Phan Thiết. Trong số đó, hạt Hàm Tân tham dự đông nhất với 219 đại biểu (23/31 đơn vị); tiếp đến là hạt Đức Tánh 57 đại biểu (16/30 đơn vị); hạt Hàm Thuận Nam 33 đại biểu (9/13 đơn vị); hạt Phan Thiết 25 đại biểu (11/25); và hạt Bắc Tuy với 10 đại biểu (4/5 đơn vị).
Xem hình ảnh
Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc Caritas Phan Thiết khai mạc với lời chào mừng Đức Cha Giuse, Giám Mục Giáo Phận, Cha Tổng Đại diện, cha hạt trưởng Giáo hạt Hàm Tân, cha Chưởng Ấn Giáo phận, quý cha Đặc trách Caritas các giáo hạt, Quý Cha trong hạt Hàm Tân, Quý tu sĩ và Anh Chị Em tham dự viên. Cha tuyên bố khai mạc Ngày Họp Mặt Thường Niên Caritas Phan Thiết lần thứ 4. Đây là dịp để tổng kết đánh giá tình hình sinh hoạt của Ban BAXH- Caritas Giáo xứ- Giáo phận trong năm qua. Đồng thời để học tập về các linh đạo liên quan đến Caritas. Cũng cố mối liên kết hiệp thông của những người làm công tác bác ái trong Giáo phận.
Đức Cha Giuse bắt đầu lời huấn từ bằng lời chào chúc thân thương đến mọi người. Ngài lấy hình ảnh bàn tay đầy đủ với năm ngón tay để diễn tả sự liên kết chặt chẽ và cần thiết đối với người làm bác ái xã hội – Caritas khi phục vụ anh chị em, nhất là những người nghèo cả về vật chất lẫn tinh thần. Nguyên tắc 5K ứng với mỗi ngón tay là: Kiến thức – Kỹ năng – Kinh nghiệm – Kinh phí - Kinh nguyện. Đức Cha cũng cám ơn những người làm công việc bác ái xã hội - Caritas đã là nhịp cầu, là bàn tay xoa dịu nỗi đau và trong những việc phục vụ âm thầm đã mang Tình yêu Chúa đến với những anh chị em gặp đau khổ. Đây cũng là cách Loan Báo Tin Mừng hữu hiệu và thuyết phục đến với anh chị em lương dân. (Xem huấn từ của Đức Cha Giuse)
Cha Tổng đại diện chúc mừng Ngày Họp mặt Caritas Phan Thiết và cám ơn bài huấn từ súc tích và rất ý nghĩa của Đức Cha Giuse. Đây có thể bắt nguồn từ việc Đức Cha đã sống và nghiền ngẫm khẩu hiệu khi được thụ phong Giám Mục của mình: “Caritas Christi Urget nos" (Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi).
Tiếp theo là phần thuyết trình các đề tài: Linh đạo Caritas do Cha Giám đốc Caritas Phan Thiết hướng dẫn; Bác ái phục vụ con người toàn diện do cha GB Nguyễn Hồng Uy (đặc trách Caritas hạt Hàm Tân) trình bày; Linh đạo bảo vệ sự sống – chôn cất thai nhi do cha Giuse Nguyễn Hữu An, PGĐ Caritas Phan Thiết thuyết trình.
Từ những gợi ý này, giờ buổi chiều, tham dự viên chia theo 5 giáo hạt để thảo luận và đưa ra những đóng góp, ý kiến thiết thực cho hoạt động Caritas Phan Thiết trong năm tới. Các giáo hạt đều rất sôi nổi đóng góp ý kiến về các lãnh vực: đào tạo nhân sự qua các chương trình tĩnh huấn; cách gây quỹ cho giáo xứ và giáo phận; phát triển hoạt động bảo vệ sự sống bằng việc gây ý thức cho cộng đồng, hướng dẫn các chị em lầm lỡ và chôn cất thai nhi (Caritas Phan Thiết đã và đang xây dựng 2 nghĩa trang chôn cất thai nhi tại Kim Ngọc và Hòa Vinh, tại Lagi có nghĩa trang do các soeurs MTG Nha Trang phụ trách); khuyến khích các giáo xứ thành lập và làm lễ ra mắt hội Caritas;. v.v. và nhiều vấn đề liên quan.
Buổi họp mặt kết thúc với giờ Chầu Thánh Thể.
Đức cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận viết: “Bác ái là nối dài tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại” (Đường Hy Vọng 792). Mỗi thành viên Caritas cũng luôn ý thức rằng “Chỉ có việc phục vụ anh chị em mới mở mắt cho tôi thấy điều Thiên Chúa làm cho tôi và Người đã yêu tôi thế nào” (Thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu số 18).
BÀN TAY TRÁI CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CARITAS
Bài nói chuyện tại ĐH Caritas Phan Thiết lần 4 (Vinh Tân 16/4/2012)
Xin được cùng với cha tổng đại diện, cha quản hạt và quý cha gởi đến các thành viên Caritas giáo phận nhà lời chào mừng đặc biệt của buổi họp mặt hôm nay.
Cho đến sáng nay, tôi được cho biết là Caritas Giáo phận có cuộc gặp gỡ mà không biết gọi tên là gì, chỉ khi đặt chân đến đây mới biết là một cuộc gặp gỡ lớn. Nét lớn ấy được nhận ra trên khuôn mặt các vị: một số vị tôi đã gặp trong đại lễ Lòng Thương Xót hôm qua, một số khác lại được gặp gỡ ở đó đây. Nếu như hôm qua cuộc gặp gỡ đa số là nữ giới, hôm nay thì con số rất cân bằng cả nam lẫn nữ chia đều cho hai phía. Nét lớn ấy tôi cũng nhận thấy trên trang phục của các thành viên tham dự, cứ như là một Dòng mới vậy. Các nữ tu, có người trong tu phục, có người ẩn thân dưới trang phục mới của Caritas giáo phận, khiến tôi cũng cảm thấy phấn khích. Và nét lớn thứ ba nữa là tôi mường tượng chỉ có cha giám đốc Caritas và tôi thôi, nhưng đến đây được gặp cha Tổng đại diện, cha hạt trưởng, nhất là quý cha đặc trách Caritas giáo phận và quý cha Toà giám mục. Những nét lớn ấy hoà quyện thành một vòng tròn, làm thành niềm vui lớn. Và chúng tôi biết ngoài quý cha ngồi ở đây, còn có quý cha ngồi ở dưới kia nữa… Thôi thì chúng ta chào nhau bằng một tràng pháo tay…
Tối hôm qua tôi hỏi cha giám đốc Caritas là nhiệm vụ của tôi hôm nay thế nào? Phải nói gì? Ngài chỉ cười bằng nụ cười muôn thuở hiền từ. Thôi thì mình cũng đành phải hiểu nhiệm vụ của mình. Hôm nay gặp gỡ tất cả anh chị em xin chia sẻ đôi nét về công tác của người làm việc trong Caritas, khỏi phải định nghĩa Caritas như thế nào, mỗi người làm việc trong Caritas cũng hiểu rồi. Danh Thiên Chúa cũng được gọi là Caritas “Thiên Chúa là Tình Yêu” và mỗi người hít thở được cũng như chia sẻ được với mọi người trong cuộc sống này là đang thể hiện tinh thần caritas đấy. Nhưng để làm công tác của những chuyên gia dấn bước trên đường Caritas thì phải tuân thủ vài điều cần thiết. Vẫn biết mỗi khi thực hiện công tác caritas là biết cúi xuống với những nỗi đau của người khác, biết chia sẻ phận số của những người kém may mắn, và biết đem lòng quảng đại của mình, kín múc từ tình yêu của Thiên Chúa mà tuôn đổ cũng như trao gởi cho những người xung quanh mình.
Nhưng cần ghi nhớ năm điểm nhỏ, rất dễ nhớ. Chúa Giêsu lúc sinh thời đã nói “khi tay phải làm phúc bố thí thì đừng cho tay trái biết”. Tại sao vậy? Hai tay cùng một con người mà sao tay phải lại không cho tay trái biết được. Biết hay không là khi hai bàn tay cùng nhìn nhau (úp vào nhau), còn khi mở ra và trao đi thì hai bàn tay không còn nhìn nhau nữa. Tay phải cứ việc từ con tim mình mà trao đi, còn tay trái cũng có định luật của nó. Và hôm nay chỉ muốn chia sẻ những định luật từ bàn tay trái thôi. Bàn tay trái có 5 ngón, biểu trưng năm chữ ‘K’ làm nên nhiệm vụ của người thi hành công tác Caritas.
- Chữ ‘K’ đầu tiên là ‘Kiến Thức’. Tất nhiên, các thành viên Caritas Việt Nam cũng như thế giới, hoặc giáo phận nhà, hoặc tại các giáo xứ đều là những chuyên gia làm việc bác ái, không thể không nói đến một số chuyên môn nào đó mà phải nắm vững trong khi thi hành nhiệm vụ. Vẫn biết Thiên Chúa là Tình Yêu, một khi thực thi lòng bác ái với anh chị em kém may mắn là khi chúng ta thực thi giới luật yêu thương của Thiên Chúa, nhưng chúng ta cũng đang vận hành những bước của công tác Caritas, để tấm lòng của chúng ta đụng chạm đến những nỗi đau của những người khác được và cũng thông qua đó chúng ta còn gởi trao tình yêu của Thiên Chúa đến cho người ta nữa. Vì vậy, kiến thức ở đây là những điều học tập cần thiết về cơ bản cũng như linh đạo của Caritas. Sáng nay, cha giám đốc Caritas sẽ chia sẻ với ông bà anh chị em ‘linh đạo của người làm công tác Caritas’, đó chính là lúc vun bồi những kiến thức cần thiết cần ghi nhận trong công tác Caritas.
- Chữ ‘K’ thứ hai là ‘Kỹ Năng’. Gì thì gì, làm gì cũng cần có những kỹ năng, thuận mua vừa bán, trao đổi, gặp gỡ, tay bắt mặt mừng, hoặc chào đón cũng vẫn phải có những kỹ năng trong đó, huống chi chúng ta gởi trao những món quà cho anh chị em đồng loại trong những lúc cần thiết. Không phải chỉ gửi trao cho người thiếu thốn một gói quà là đã đủ, mà làm thế nào để khi trao gói quà đó còn gói ghém cả con tim, ‘một tấm lòng’, thì đây là một kỹ năng mà anh chị em được mời gọi phải trau dồi trong khi thi hành công tác. Tôi thấy có nhiều người, nhất là những người lâm cảnh túng thiếu, khi nhận được món quà người ta cảm thấy hân hoan lắm, bởi vì ở đây, một mặt là nâng đỡ đời sống, mặt khác là được an ủi trong lòng nữa. Ông bà chúng ta vẫn nói: “cách cho quý hơn của cho”. Của cho dù có lớn, mà cho như kiểu thí cô hồn thì ở đó món quà sẽ buồn lắm. Trái lại, món quà về trọng lượng có khi chẳng thấm tháp gì, nhưng được trao bằng sự trân trọng thì ở đó người ta gặp được một tấm lòng. Chỉ có điều này thôi cũng đòi hỏi phải có những kỹ năng được trau dồi bằng những khoá huấn luyện của Caritas và những thực nghiệm hằng ngày. Đó là chữ ‘K’ thứ hai.
- Chữ ‘K’ thứ ba là ‘Kinh Nghiệm’. Mới bước chân vào Caritas có lẽ chúng ta còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng trải qua thời gian chúng ta sẽ được tích luỹ nhiều kinh nghiệm thêm. Kinh nghiệm có thể do những người khác, những người đã được thụ huấn, những người đã gia nhập lâu năm chia sẻ lại cho những anh chị em mới chân ướt chân ráo bước vào. Nhưng kinh nghiệm thường là được tích luỹ lâu đời nhờ vào những phong trào, những hội Caritas đón nhận như một thứ gia bảo của hội đoàn mình truyền lại cho tất cả mọi thành viên. Để rồi khi đón nhận những kinh nghiệm ấy cùng với sự trui rèn đời sống cho phù hợp với người trao kẻ nhận, thì lúc ấy công tác của Caritas mới đạt được hiệu quả, nhất là thông qua hiệu quả về nhân bản, giúp người ta nhận ra hiệu quả lớn hơn trong đức tin, nhận ra Thiên Chúa là Tình Yêu.
- Chữ ‘K’ thứ tư rất thực tế chính là ‘Kinh Phí’. Làm việc Caritas đòi hỏi phải có kinh phí, vì nếu không có kinh phí thì không làm được. Ví dụ như buổi họp mặt hôm nay không có kinh phí không tổ chức được, muốn đi giúp đỡ một nơi đang cần sự giúp đỡ của chúng ta không thể đến bằng đôi tay không. Đến bằng tấm lòng hoặc chỉ bằng sự nâng đỡ an ủi thôi cũng khó mà đánh giá. Chính vì vậy, cùng với tấm lòng, cùng với sự trân trọng còn phải có món quà để lại. Chính món quà ấy trở thành ước mơ cũng như giấc mơ của những người làm công tác Caritas. Tóm lại, phải có kinh phí để chuyển từ kinh phí ấy trở thành những món quà mà trao cho những đối tượng chúng ta được mời gọi để phục vụ. Chẳng phải nói đâu xa, ví dụ anh chị em đi phục vụ những người bị lũ lụt tại tỉnh nhà hay toàn quốc mà chỉ đến bằng tấm lòng với lời an ủi có lẽ cũng tốt thôi, nhưng một khi có những món quà hữu hình gởi trao cho từng nhà, có khi là gói mì, gói bột ngọt, một kí gạo. .. thì lúc bấy giờ chữ ‘Caritas’ kia mới thành một chữ cụ thể vun bồi cho đời sống vật chất của tất cả anh chị em chúng ta gặp gỡ và thông qua đó nâng đời sống của họ lên một tầm cao hơn. Đó là chữ ‘K’ thứ tư.
- Và đối với người công giáo, chữ ‘Caritas’ là cả một danh hiệu bao gồm từ danh xưng của Thiên Chúa đến mọi sinh hoạt của đời sống gắn liền với giới luật yêu thương, nên cần có chữ ‘K’ thứ năm, chính là ‘Kinh Nguyện’. Làm việc Caritas mà không cầu nguyện thì khó lòng đạt được kết quả. Bởi vì chúng ta không làm một mình mà làm với Hội Thánh. Mà Hội Thánh chính là gia đình của Thiên Chúa Ba Ngôi, là dân Chúa Cha, là thân mình Chúa Kitô, là đền thờ Chúa Thánh Thần, nên một khi làm trong tư cách người công giáo thì cầu nguyện không phải là chuyện bên lề, mà là hơi thở làm cho công tác Caritas trở thành sinh động. Vẫn biết mỗi lần làm công tác Caritas chúng ta muốn thông qua đó để cho đối tượng tiếp cận chúng ta đọc được những điều xa gần về bóng dáng của Thiên Chúa. Muốn được như thế, cần phải có kinh nguyện khởi đầu, kinh nguyện khi đang làm và kinh nguyện kết thúc. Kinh nguyện khởi đầu xin ơn soi sáng, khi thực thi xin ơn bền bỉ và khi kết thúc là tạ ơn cùng với tất cả mọi người, người cho cũng như người nhận. Và chính ở đây niềm vui đã trở thành niềm vui lớn, bởi vì niềm vui không chỉ của người cho thôi, mà là tổng số niềm vui của người cho và người nhận góp lại.
Vâng, với năm chữ ‘K’ dễ nhớ ấy, xin khép lại những giây phút gặp gỡ khai mạc hôm nay. Xin kính chào cha Tổng, cha hạt, quý cha cùng toàn thể quý vị. Chúc Đại Hội thành công mỹ mãn.
GM. Giuse Vũ Duy Thống