Chúa nhật 4 mùa chay B
Hình ảnh con rắn xuất hiện ngay từ những trang đầu của sách Sáng thế (x. St 3) và được nhắc lại trên 40 lần. Kinh Thánh trình bày về rắn với cả hai ý nghĩa tốt và xấu. Phần nhiều rắn mang ý nghĩa xấu, rắn được đồng hóa với chính Satan, thủ lãnh của ma quỉ đã dụ dỗ nguyên tổ phạm tội (x. St 3, 1-15). Đôi khi, rắn được trình bày với ý nghĩa tốt như là biểu tượng của sự khôn ngoan: " Hãy khôn ngoan như con rắn!" (Mt 10,16), rắn đồng cứu người trong sa mạc (Ds 21, 4-9).
Trong truyền thuyết Hy Lạp, Thần Chữa Bệnh có tên là Asklepios được biểu tượng bằng con rắn. Ngày nay, hình con rắn quấn quanh cây cột được dùng làm biểu tượng cho ngành Dược và ngành Y. Hai ngành khoa học nghiên cứu và chữa trị bệnh tật cho con người.
Biểu tượng của ngành Y Dược cũng còn bắt nguồn từ một biến cố trong Kinh Thánh “con rắn đồng được giương cao” với ý nghĩa: Thiên Chúa cứu độ con người.
Ý nghĩa cứu độ bắt đầu bằng những biến cố trên đường về miền đất hứa. Trong sa mạc, người Do thái đã phạm tội thờ thần ngoại và đúc bò vàng để thờ lạy, họ hay phàn nàn kêu trách Chúa. Họ bị phạt nặng. Đức Chúa để cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Họ sợ hãi xin ông Môsê cứu chữa. Ông Môsê khẩn cầu cho dân. Đức Chúa nói với ông : "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống". Ông Môsê “làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống" (Ds 21, 4b-9).
Rắn đồng được giương lên cao, người bị rắn cắn nhìn vào được chữa lành. Đó là cái nhìn của lòng tin. Sách Khôn Ngoan giải thích (để tránh lối giải thích ma thuật): "Hễ ai nhìn lên thì được cứu vớt, cứu không phải do vật được nhìn, mà do Chúa, Đấng Cứu Độ của mọi người" (Kn 1, 6-7). Nhìn lên con rắn đồng là biểu hiệu một lòng tin vào Thiên Chúa, niềm tin từ bên trong phát xuất ra bên ngoài bằng cái nhìn, nhờ đức tin mà Chúa đã cứu họ. Thiên Chúa yêu thương tha thứ và ban ơn. Ngài cứu sống dân dù họ đã từng bất trung, oán trách, nổi loạn chống đối.
Và đó là ý nghĩa của lời Đức Giêsu nói với ông Nicôđêmô trong Tin Mừng hôm nay :“Ngày xưa, Môsê treo con rắn đồng thế nào thì Con Người sẽ bị treo lên như thế, để nhờ đó những ai tin nhận sẽ được cứu rỗi”. Chúa ý ám chỉ Người sẽ chết cách nào, sẽ bị treo lên thập giá đau thương. Ở đây, sự so sánh nằm ở từ "treo lên”; Đức Giêsu bị treo lên cây thập giá, cũng như con rắn đồng bị treo lên trước toàn dân. Và ở từ "sống”. Ai bị rắn độc cắn trong hoang địa, nếu nhìn lên con rắn đồng sẽ được cứu sống; những ai tin và tìm kiếm sự sống vĩnh cửu, sẽ tìm thấy trong Đức Giêsu. Người ban sự sống. Không phải sự sống nhân tính, mà “sự sống vĩnh cửu”. Ân huệ vô biên đó là do: "Thiên Chúa yêu thương”.
Khi nói Người sẽ bị treo lên như con rắn đồng của Môsê, Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy nhìn lên Thập giá để thấy được tình yêu bao la của Thiên Chúa. Thập giá là tột cùng của đau khổ và ô nhục, nhưng Thập giá lại là biểu hiện tuyệt vời của một tình yêu cao cả. Nhìn lên Đức Giêsu bị treo trên Thập giá để con người nhận biết thân phận tội lỗi và từ đó tin vào tình thương của Thiên Chúa.
1. Nhận biết thân phận tội lỗi con người.
Dân Do thái được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập. Hành trình gian truân trong sa mạc, họ nổi loạn chống lại Thiên Chúa, nên họ đã bị rắn lửa cắn chết. Tội lỗi đã gây ra tai hoạ cho toàn dân. Nhìn lên con rắn đồng là nhận biết mình tội lỗi.
Đức Giêsu chịu treo trên Thập giá là vì tội lỗi nhân loại. Thánh Phêrô viết những lời thật sâu xa: “Tất cả tội lỗi của chúng ta, Đức Giêsu đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. ” (2Pr 2,24a ). Đức Giêsu đã gánh lấy tất cả tội lỗi của con người. Người chịu chết cho con người được sống “Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (2 Pr 2,24b). Nhìn ngắm Đức Giêsu trên thập giá, chúng ta ý thức về thân phận yếu đuối mỏng dòn và tội lỗi của mình.
2. Tin vào tình thương của Chúa.
Con người phạm tội đáng phải chết. Thiên Chúa thương yêu tìm mọi cách để cứu sống. Thiên Chúa "yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để những ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời". Thiên Chúa biểu lộ tất cả tình thương đối với chúng ta trong Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô.Tình yêu của Ngài được thể hiện qua hành vi “trao ban”. Điều quí nhất của Người Cha là Người Con.Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại chính Con Một dấu yêu của Ngài. Đức Giêsu đến trần gian để phục vụ: “Con Người đến hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”. Người đã tự nguyện chết cho con người được sống: "Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hi sinh mạng sống cho bạn hữu"; “Này là mình Ta sẽ bị nộp vì các con, này là máu Ta sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Nhìn lên Đấng chịu đóng đinh trên Thập giá, chúng ta cảm nhận tình thương của Chúa thật bao la và diệu kỳ.
3. Chiêm ngắm Thánh giá tình yêu
Người Kitô hữu mỗi ngày nhìn thấy thập giá, nghe nói về thập giá. Thập giá trên tháp chuông, thập giá trên bàn thờ, thập giá bày bán trong tiệm, thập giá treo trên tường, thập giá cắm trong nghĩa trang, thập giá trong nghệ thuật, thập giá trong thi ca.
Có những người đã nhìn vào thập giá như một đơn vị kinh tế để xác định giàu nghèo: thập giá vàng thì quí hơn thập giá gỗ. Thập giá cũng tùy theo loại to nhỏ mà có giá trị khác nhau. Người có tiền thì mua thập giá bằng vàng. Người không có tiền thì cố gắng bằng mọi cách để có được thập giá vàng để khoe mình đã đạt được mức độ giàu có nào đó. Có những người khác dùng thập giá để xuống đường. Họ vác thập giá không phải để chịu đóng đinh như Chúa Giêsu, nhưng để biểu tình và đòi đóng đinh kẻ khác.
Nhiều người đã trần tục hóa thập giá Chúa Giêsu. Thập giá để khoe khoang trang điểm. Thập giá là đơn vị kinh tế phân biệt giàu nghèo. Thập giá là phương tiện tranh đấu. Thập giá là duyên cớ lòng tham. Vậy đâu là ý nghĩa thật của thập giá?
Không biết tự bao giờ, Thập giá đã được ngành tư pháp Rôma chọn làm án tử cho kẻ tội đồ và trở thành biểu tượng cho cái chết nhục nhã. Nhưng kể từ ngày thứ sáu Tuần Thánh, khi Chúa Giêsu bị treo lên, Thập giá trở thành Thánh giá và mang lấy ý nghĩa mới. Thánh giá là ơn cứu độ Thiên Chúa đem đến trần gian. Thánh giá là dấu chứng tình yêu khơi nguồn sự sống. “Khi nào Ta bị treo lên, ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”. Với tình yêu cứu độ, Thánh giá đem lại sự sống đời đời. Từ Thập giá đau thương, Chúa Giêsu đã đưa tình yêu tự hiến, tình yêu tận hiến và dâng hiến vào Thánh giá cứu độ.
a. Thánh giá,tình yêu tự hiến. Thánh giá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh chính là đỉnh cao tình yêu tự hiến. Thánh Phaolô diễn tả quá trình tự hiến khởi đi từ mầu nhiệm Nhập Thể và kết thúc nơi mầu nhiệm Cứu Độ. Chúa Giêsu vốn phận là Thiên Chúa, nhưng lại hủy mình ra không mà nhận lấy phận tôi đòi. Đó là tình yêu tự hiến trong mầu nhiệm Nhập Thể. Người lại còn tự hạ vâng lời Chúa Cha cho đến chết, không nhẹ nhàng trên gối ấm nệm êm mà đau thương trên cây Thập giá, để giải thoát muôn người. Đó là tình yêu tự hiến trong mầu nhiệm Tử Nạn – Phục Sinh. Tình yêu tự nguyện hiến mình cho vinh quang Chúa Cha và mưu ích cho phần rỗi thế gian. (x.Pl 2,6-11).
b. Thánh giá, tình yêu tận hiến Với Chúa Giêsu, Thánh giá là dấu chứng tình yêu tự hiến. Với Thiên Chúa, Thánh giá còn là một dấu chứng của một tình yêu bao la và bao dung sẵn sàng hiến ban tất cả những gì cao quý nhất và cao giá nhất cho hạnh phúc của mọi tâm hồn: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3, 16). Trong mầu nhiệm của Đấng chịu đóng đinh trên Thánh gía, chúng ta nhận ra độ cao, sâu, rộng, dài của một tình yêu cho đi đến cùng. Chúa Cha đã hiến ban Con Một của mình trên Thánh giá. Thiên Chúa yêu thương đã hiến ban tất cả cho nhân trần.
c. Thánh giá, tình yêu dâng hiến “Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”. Khi Chúa Giêsu bị treo lên, Thánh giá phát huy sức mạnh cứu rỗi. Dân chúng được thanh tẩy tội lụy vì được bao bọc bởi tình yêu bao dung tha thứ: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Anh trộm lành đựơc vào Thiên đàng vì được đặt vào tình yêu thánh hóa gieo hy vọng:”Hôm nay, anh sẽ được ở trên Thiên đàng với Ta”. Những người chứng kiến cuộc Thương khó về đấm ngực ăn năn và người đội trưởng thốt lên: “Qủa thật người này là Con Thiên Chúa”, vì họ được soi sáng trong tình yêu kiếm tìm sự thật. Tất cả đã gặp nơi Thánh giá Chúa Giêsu một sức mạnh thánh hiến.
Trong Mùa Chay, đặc biệt trong những ngày Tuần Thánh sắp tới, chúng ta hãy siêng năng chiêm ngắm Thánh giá. Đó là địa chỉ mạc khải tình thương của Thiên Chúa và là suối nguồn ơn cứu độ. Hãy nhìn lên Thánh giá với tâm tình sám hối và tin yêu, nhờ đó chúng ta được Chúa thứ tha và được múc nguồn sự sống dồi dào.
Hình ảnh con rắn xuất hiện ngay từ những trang đầu của sách Sáng thế (x. St 3) và được nhắc lại trên 40 lần. Kinh Thánh trình bày về rắn với cả hai ý nghĩa tốt và xấu. Phần nhiều rắn mang ý nghĩa xấu, rắn được đồng hóa với chính Satan, thủ lãnh của ma quỉ đã dụ dỗ nguyên tổ phạm tội (x. St 3, 1-15). Đôi khi, rắn được trình bày với ý nghĩa tốt như là biểu tượng của sự khôn ngoan: " Hãy khôn ngoan như con rắn!" (Mt 10,16), rắn đồng cứu người trong sa mạc (Ds 21, 4-9).
Trong truyền thuyết Hy Lạp, Thần Chữa Bệnh có tên là Asklepios được biểu tượng bằng con rắn. Ngày nay, hình con rắn quấn quanh cây cột được dùng làm biểu tượng cho ngành Dược và ngành Y. Hai ngành khoa học nghiên cứu và chữa trị bệnh tật cho con người.
Biểu tượng của ngành Y Dược cũng còn bắt nguồn từ một biến cố trong Kinh Thánh “con rắn đồng được giương cao” với ý nghĩa: Thiên Chúa cứu độ con người.
Ý nghĩa cứu độ bắt đầu bằng những biến cố trên đường về miền đất hứa. Trong sa mạc, người Do thái đã phạm tội thờ thần ngoại và đúc bò vàng để thờ lạy, họ hay phàn nàn kêu trách Chúa. Họ bị phạt nặng. Đức Chúa để cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Họ sợ hãi xin ông Môsê cứu chữa. Ông Môsê khẩn cầu cho dân. Đức Chúa nói với ông : "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống". Ông Môsê “làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống" (Ds 21, 4b-9).
Rắn đồng được giương lên cao, người bị rắn cắn nhìn vào được chữa lành. Đó là cái nhìn của lòng tin. Sách Khôn Ngoan giải thích (để tránh lối giải thích ma thuật): "Hễ ai nhìn lên thì được cứu vớt, cứu không phải do vật được nhìn, mà do Chúa, Đấng Cứu Độ của mọi người" (Kn 1, 6-7). Nhìn lên con rắn đồng là biểu hiệu một lòng tin vào Thiên Chúa, niềm tin từ bên trong phát xuất ra bên ngoài bằng cái nhìn, nhờ đức tin mà Chúa đã cứu họ. Thiên Chúa yêu thương tha thứ và ban ơn. Ngài cứu sống dân dù họ đã từng bất trung, oán trách, nổi loạn chống đối.
Và đó là ý nghĩa của lời Đức Giêsu nói với ông Nicôđêmô trong Tin Mừng hôm nay :“Ngày xưa, Môsê treo con rắn đồng thế nào thì Con Người sẽ bị treo lên như thế, để nhờ đó những ai tin nhận sẽ được cứu rỗi”. Chúa ý ám chỉ Người sẽ chết cách nào, sẽ bị treo lên thập giá đau thương. Ở đây, sự so sánh nằm ở từ "treo lên”; Đức Giêsu bị treo lên cây thập giá, cũng như con rắn đồng bị treo lên trước toàn dân. Và ở từ "sống”. Ai bị rắn độc cắn trong hoang địa, nếu nhìn lên con rắn đồng sẽ được cứu sống; những ai tin và tìm kiếm sự sống vĩnh cửu, sẽ tìm thấy trong Đức Giêsu. Người ban sự sống. Không phải sự sống nhân tính, mà “sự sống vĩnh cửu”. Ân huệ vô biên đó là do: "Thiên Chúa yêu thương”.
Khi nói Người sẽ bị treo lên như con rắn đồng của Môsê, Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy nhìn lên Thập giá để thấy được tình yêu bao la của Thiên Chúa. Thập giá là tột cùng của đau khổ và ô nhục, nhưng Thập giá lại là biểu hiện tuyệt vời của một tình yêu cao cả. Nhìn lên Đức Giêsu bị treo trên Thập giá để con người nhận biết thân phận tội lỗi và từ đó tin vào tình thương của Thiên Chúa.
1. Nhận biết thân phận tội lỗi con người.
Dân Do thái được giải thoát khỏi ách nô lệ Ai cập. Hành trình gian truân trong sa mạc, họ nổi loạn chống lại Thiên Chúa, nên họ đã bị rắn lửa cắn chết. Tội lỗi đã gây ra tai hoạ cho toàn dân. Nhìn lên con rắn đồng là nhận biết mình tội lỗi.
Đức Giêsu chịu treo trên Thập giá là vì tội lỗi nhân loại. Thánh Phêrô viết những lời thật sâu xa: “Tất cả tội lỗi của chúng ta, Đức Giêsu đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. ” (2Pr 2,24a ). Đức Giêsu đã gánh lấy tất cả tội lỗi của con người. Người chịu chết cho con người được sống “Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (2 Pr 2,24b). Nhìn ngắm Đức Giêsu trên thập giá, chúng ta ý thức về thân phận yếu đuối mỏng dòn và tội lỗi của mình.
2. Tin vào tình thương của Chúa.
Con người phạm tội đáng phải chết. Thiên Chúa thương yêu tìm mọi cách để cứu sống. Thiên Chúa "yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để những ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời". Thiên Chúa biểu lộ tất cả tình thương đối với chúng ta trong Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô.Tình yêu của Ngài được thể hiện qua hành vi “trao ban”. Điều quí nhất của Người Cha là Người Con.Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại chính Con Một dấu yêu của Ngài. Đức Giêsu đến trần gian để phục vụ: “Con Người đến hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”. Người đã tự nguyện chết cho con người được sống: "Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hi sinh mạng sống cho bạn hữu"; “Này là mình Ta sẽ bị nộp vì các con, này là máu Ta sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Nhìn lên Đấng chịu đóng đinh trên Thập giá, chúng ta cảm nhận tình thương của Chúa thật bao la và diệu kỳ.
3. Chiêm ngắm Thánh giá tình yêu
Người Kitô hữu mỗi ngày nhìn thấy thập giá, nghe nói về thập giá. Thập giá trên tháp chuông, thập giá trên bàn thờ, thập giá bày bán trong tiệm, thập giá treo trên tường, thập giá cắm trong nghĩa trang, thập giá trong nghệ thuật, thập giá trong thi ca.
Có những người đã nhìn vào thập giá như một đơn vị kinh tế để xác định giàu nghèo: thập giá vàng thì quí hơn thập giá gỗ. Thập giá cũng tùy theo loại to nhỏ mà có giá trị khác nhau. Người có tiền thì mua thập giá bằng vàng. Người không có tiền thì cố gắng bằng mọi cách để có được thập giá vàng để khoe mình đã đạt được mức độ giàu có nào đó. Có những người khác dùng thập giá để xuống đường. Họ vác thập giá không phải để chịu đóng đinh như Chúa Giêsu, nhưng để biểu tình và đòi đóng đinh kẻ khác.
Nhiều người đã trần tục hóa thập giá Chúa Giêsu. Thập giá để khoe khoang trang điểm. Thập giá là đơn vị kinh tế phân biệt giàu nghèo. Thập giá là phương tiện tranh đấu. Thập giá là duyên cớ lòng tham. Vậy đâu là ý nghĩa thật của thập giá?
Không biết tự bao giờ, Thập giá đã được ngành tư pháp Rôma chọn làm án tử cho kẻ tội đồ và trở thành biểu tượng cho cái chết nhục nhã. Nhưng kể từ ngày thứ sáu Tuần Thánh, khi Chúa Giêsu bị treo lên, Thập giá trở thành Thánh giá và mang lấy ý nghĩa mới. Thánh giá là ơn cứu độ Thiên Chúa đem đến trần gian. Thánh giá là dấu chứng tình yêu khơi nguồn sự sống. “Khi nào Ta bị treo lên, ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”. Với tình yêu cứu độ, Thánh giá đem lại sự sống đời đời. Từ Thập giá đau thương, Chúa Giêsu đã đưa tình yêu tự hiến, tình yêu tận hiến và dâng hiến vào Thánh giá cứu độ.
a. Thánh giá,tình yêu tự hiến. Thánh giá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh chính là đỉnh cao tình yêu tự hiến. Thánh Phaolô diễn tả quá trình tự hiến khởi đi từ mầu nhiệm Nhập Thể và kết thúc nơi mầu nhiệm Cứu Độ. Chúa Giêsu vốn phận là Thiên Chúa, nhưng lại hủy mình ra không mà nhận lấy phận tôi đòi. Đó là tình yêu tự hiến trong mầu nhiệm Nhập Thể. Người lại còn tự hạ vâng lời Chúa Cha cho đến chết, không nhẹ nhàng trên gối ấm nệm êm mà đau thương trên cây Thập giá, để giải thoát muôn người. Đó là tình yêu tự hiến trong mầu nhiệm Tử Nạn – Phục Sinh. Tình yêu tự nguyện hiến mình cho vinh quang Chúa Cha và mưu ích cho phần rỗi thế gian. (x.Pl 2,6-11).
b. Thánh giá, tình yêu tận hiến Với Chúa Giêsu, Thánh giá là dấu chứng tình yêu tự hiến. Với Thiên Chúa, Thánh giá còn là một dấu chứng của một tình yêu bao la và bao dung sẵn sàng hiến ban tất cả những gì cao quý nhất và cao giá nhất cho hạnh phúc của mọi tâm hồn: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3, 16). Trong mầu nhiệm của Đấng chịu đóng đinh trên Thánh gía, chúng ta nhận ra độ cao, sâu, rộng, dài của một tình yêu cho đi đến cùng. Chúa Cha đã hiến ban Con Một của mình trên Thánh giá. Thiên Chúa yêu thương đã hiến ban tất cả cho nhân trần.
c. Thánh giá, tình yêu dâng hiến “Khi nào Ta bị treo lên, Ta sẽ kéo mọi sự lên với Ta”. Khi Chúa Giêsu bị treo lên, Thánh giá phát huy sức mạnh cứu rỗi. Dân chúng được thanh tẩy tội lụy vì được bao bọc bởi tình yêu bao dung tha thứ: “Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Anh trộm lành đựơc vào Thiên đàng vì được đặt vào tình yêu thánh hóa gieo hy vọng:”Hôm nay, anh sẽ được ở trên Thiên đàng với Ta”. Những người chứng kiến cuộc Thương khó về đấm ngực ăn năn và người đội trưởng thốt lên: “Qủa thật người này là Con Thiên Chúa”, vì họ được soi sáng trong tình yêu kiếm tìm sự thật. Tất cả đã gặp nơi Thánh giá Chúa Giêsu một sức mạnh thánh hiến.
Trong Mùa Chay, đặc biệt trong những ngày Tuần Thánh sắp tới, chúng ta hãy siêng năng chiêm ngắm Thánh giá. Đó là địa chỉ mạc khải tình thương của Thiên Chúa và là suối nguồn ơn cứu độ. Hãy nhìn lên Thánh giá với tâm tình sám hối và tin yêu, nhờ đó chúng ta được Chúa thứ tha và được múc nguồn sự sống dồi dào.