Chúa nhật 4 mùa chay B 9 (2Ks 36, 14-16.19-23; Eph 2, 4-10; Ga 3, 14-21).
Câu truyện cuộc sống của ngày xưa cũng là câu truyện của ngày hôm nay. Sách Ký Sự ghi lại rằng: Các đầu mục tư tế và dân chúng bất trung, bắt chước những sự ghê tởm của dân ngoại. Người dân làm dơ bẩn đền thờ và nhạo báng các sứ giả của Chúa được sai đến. Năm 588 B.C., Thiên Chúa đã để cho quân thù thiêu đốt đền thờ, phá hủy thành quách và bắt con dân đi lưu đầy tại Babylon. Dân chúng bị dẫn đi làm nô lệ cho ngoại bang trong suốt 70 năm dòng dã. Trong lúc thất vọng và bĩ cực, dân chúng đã than van ăn năn khóc lóc và nhớ đến những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho cha ông. Thiên Chúa đã ghé mắt thương xem và xóa bỏ những nhơ nhớp lỗi lầm của họ. Thiên Chúa đã dùng miệng tiên tri Giêrêmia để loan báo cho dân biết, đã đến ngày họ sẽ được giải thoát. Hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba-tư, đã tuyên bố trả tự do và cho dân bị lưu đầy được trở về quê hương xứ sở đêt xây lại đên thờ.
Các tội phạm của dân Do-thái cách đây khoảng 2 ngàn 500 năm tiếp tục lập lại trong cuộc sống con người thời nay. Hình thức tội có khác nhưng bản chất của sự bất phục tùng Thiên Chúa vẫn có đó. Không chỉ những tội cá nhân, mà là tội xã hội đang lôi cuốn con người vào đường lầm lạc. Những chủ trương cấp tiến đáp ứng nhu cầu, thích nghi thời đại, dung túng đạo đức luân lý, loại bỏ những quyền lương tâm căn bản và những chủ trương tục hóa đời sống. Chúng ta thấy cuộc sống luân lý đạo đức của xã hội ngày nay đang chảy xuôi dòng. Nhiều chính quyền đã thuận theo và đồng tình trong những quyết định về các khoản luật như đồng tình luyến ái, về phá thai, trợ tử, án tử hình, cung cấp các dịch vụ như bao cao su và thuốc ngừa thai…dùng các tế bào gốc nơi phôi thai. Kinh tế tài chánh và đảng phái chính trị đã chi phối nhiều quyết định trọng đại trong vấn đề đạo đức luân lý. Tiếng nói lương tâm của con người bị lu mờ và mất dần ảnh hưởng chọn lựa.
Dân Do-thái thuở xưa đã nhạo báng các tiên tri và coi thường Lời Chúa. Các nhân chứng của Giáo Hội ngày nay không ngừng lên tiếng kêu gọi và tìm những phương hướng giải quyết thích đáng. Biết rằng chủ nghĩa thực dụng và tương đối đã len lỏi vào mọi khía cạnh cuộc sống đời thường. Truyền thông trấn áp hướng dẫn tư tưởng và hành động của con người. Con người khó có thể thoát ra khỏi dòng chảy của các chủ trương hưởng thụ thực tiễn. Tiếng nói lương tâm của cá nhân không còn ảnh hưởng nhiều trong những quyết định chung. Những suy tư và ý thức hệ của con người thời nay cũng đang thay đổi theo não trạng xã hội tiêu thụ và hưởng thụ. Có nhiều người chủ trương loại dần sự có mặt của Thiên Chúa khỏi cuộc sống. Là Kitô hữu, chúng ta phải là chứng nhân cho sự sáng và sự sống. Chúng ta sẽ không chán nản bỏ cuộc, cho dù phải đối diện với những thách đố của trào lưu tục hóa càng ngày càng mạnh và lan rộng khắp nơi.
Là những người có niềm tin, chúng ta cần đặt niềm cậy trông vào Thiên Chúa. Chúng ta không cầu xin cho những tai ương xảy ra hay lưu đầy xa xứ, nhưng mỗi người tự ý thức thân phận tội lỗi của mình. Thơ của thánh Phaolô tông đồ gởi cho tín hữu Êphêsô xác tín rằng: Thiên Chúa là Đấng giầu lòng từ bi và lòng yêu thương cao cả mà Người đã yêu thương chúng ta. Dầu chúng ta tội lỗi đáng phải chết, nhưng Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ và làm cho chúng ta được sống lại trong Đức Kitô. Biết rằng, chúng ta là những người thấp cổ bé miệng không thể làm thay đổi được cục diện thế giới. Chúng ta cũng khó có thể ngăn cản được những thế lực và những trào lưu tục hóa. Điều chúng ta có thể làm là nhận ra thân phận yếu đuối mỏng dòn và tội lỗi của mình. Chúng ta hãy sửa sai chính mình và sống phó thác cậy trông. Chúng ta đặt niềm tin tưởng vào quyền năng cứu rỗi của Thiên Chúa. Ơn cứu độ nhờ đức tin, đó là ân huệ của Chúa.
Khi xưa dân Do-thái xuất hành lang thang trong sa mạc gặp nhiều khó khăn, nhiều người đã than trách và phạm tội chống lại Thiên Chúa, Chúa đã cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Ông Môisen đã đúc con rắn đồng treo lên làm dấu và ai nhìn lên rắn đồng đã được cứu sống. Con người đã phạm tội và tội lỗi dẫn đến sự chết. Chúng ta hãy ngước nhìn lên Chúa Kitô bị treo lên cây thập giá. Ngài đến để cứu độ chúng ta khỏi chết muôn đời. Chúa Kitô là nguồn sống và là sự sống đời đời. Ai tin vào Chúa, sẽ không bị luận phạt.
Trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu dùng hình ảnh ông Môisen treo con rắn lên ở sa mạc để nói về chính Ngài. Chúa Giêsu sẽ bị treo lên cây thập giá để cứu độ chúng sinh. Vì Thiên Chúa không sai Con của Người đến để luận phạt thế gian nhưng để thế gian nhờ Con ngài mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy thì không bị luận phạt. Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian. Ánh sáng soi dọi cho những người đang ngồi trong tối tăm, nhưng người đời yêu sự tối tăm hơn sự sáng. Lời của Chúa là ánh sáng soi đường. Những ai biết lắng nghe lời Chúa sẽ bước đi trong ánh sáng của sự thật. Và chỉ có sự thật mới có thể giải thoát.
Con người sống trong xã hội tục hóa bị luẩn quẩn bởi những đam mê lầm lạc và thích ẩn náu trong bóng tối. Nhiều người tìm cậy dựa vào sự khôn ngoan tài trí và lý luận của loài người. Một số những đại diện chính quyền nhắm mắt bịt tai không lắng nghe lời hằng sống chân thật. Có những luật gia xum vầy hân hoan qua những bản văn được ký kết và xem như là chiến thắng đoạt được. Những người quyền thế sung sướng loại trừ được những địch thủ lương tâm ngay chính. Xã hội của chúng ta đang lập lại câu truyện cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô hai ngàn năm trước. Chúa Giêsu đã bị các nhà lãnh đạo, cả tôn giáo lẫn chính quyền dùng sức mạnh để bắt bớ, trói buộc, phân xử và kết án. Họ đã hả hê vui sướng khi đã đóng đinh Chúa Kitô vào cây thập giá. Các nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ đã loại trừ được kẻ đã gây trái tai gai mắt họ.
Họ đã giết đi chính Đấng ban sự sống. Chúa Kitô đã bị đóng đinh vào thánh giá và đã trút hơi thở. Nhưng sau ba ngày, Chúa Kitô đã sống lại. Ngài là sự sáng chiếu tỏa khắp nơi. Ánh sáng đã đẩy lùi bóng tối. Chúa Giêsu là nguồn hy vọng cho những ai đang đi trong bóng tối của sự dữ. Những ai hành động trong sự thật thì đến cùng ánh sáng. Chỉ nơi ánh sáng của Chúa Kitô phục sinh, chúng ta mới tìm được câu giải đáp cho tất cả những khúc mắc của thân phận con người. Biết rằng chúng ta được lãnh nhận ơn cứu rỗi nhờ đức tin. Ơn cứu rỗi không phải do việc làm, nên không ai được tự phụ. Tất cả đều là ân huệ Chúa ban. Chúa ban cho ai nhiều, Ngài sẽ đòi hỏi nhiều hơn.
Trong Mùa Chay, chúng ta không vạch lưng đếm tội của kẻ khác. Chúng ta không ném đá kết án ai. Chúng ta cũng không tố cáo hay đoán xét người nào khác. Mỗi người chúng ta hãy dùng chút thời gian xét mình, tự vấn và nhận diện ra con người thật của mình. Hãy soi lòng mình qua ánh sáng của Chúa Kitô và bước đi trong đường lối của Ngài. Chúng ta hãy thắp đèn cháy sáng và để trên giá soi chung cho mọi người. Hãy sống thật với lòng mình và sống như con cái sự sáng. Mỗi người hãy trở thành chứng nhân cho sự sáng. Ánh sáng sẽ chiếu tỏa khắp nơi. Chúng ta không ngồi đó nguyền rủa bóng tối nhưng hãy tích cực làm một việc gì tốt, dù là một việc nhỏ cũng có thể giúp cho ánh sáng tỏa lan.
Lạy Chúa, Chúa là đường, sự thật và là sự sáng. Xin hướng dẫn chúng con can đảm bước theo con đường của Chúa. Chỉ nơi Chúa, chúng con sẽ tìm được nguồn hạnh phúc viên mãn trường sinh.
Câu truyện cuộc sống của ngày xưa cũng là câu truyện của ngày hôm nay. Sách Ký Sự ghi lại rằng: Các đầu mục tư tế và dân chúng bất trung, bắt chước những sự ghê tởm của dân ngoại. Người dân làm dơ bẩn đền thờ và nhạo báng các sứ giả của Chúa được sai đến. Năm 588 B.C., Thiên Chúa đã để cho quân thù thiêu đốt đền thờ, phá hủy thành quách và bắt con dân đi lưu đầy tại Babylon. Dân chúng bị dẫn đi làm nô lệ cho ngoại bang trong suốt 70 năm dòng dã. Trong lúc thất vọng và bĩ cực, dân chúng đã than van ăn năn khóc lóc và nhớ đến những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho cha ông. Thiên Chúa đã ghé mắt thương xem và xóa bỏ những nhơ nhớp lỗi lầm của họ. Thiên Chúa đã dùng miệng tiên tri Giêrêmia để loan báo cho dân biết, đã đến ngày họ sẽ được giải thoát. Hoàng đế Cyrô, vua xứ Ba-tư, đã tuyên bố trả tự do và cho dân bị lưu đầy được trở về quê hương xứ sở đêt xây lại đên thờ.
Các tội phạm của dân Do-thái cách đây khoảng 2 ngàn 500 năm tiếp tục lập lại trong cuộc sống con người thời nay. Hình thức tội có khác nhưng bản chất của sự bất phục tùng Thiên Chúa vẫn có đó. Không chỉ những tội cá nhân, mà là tội xã hội đang lôi cuốn con người vào đường lầm lạc. Những chủ trương cấp tiến đáp ứng nhu cầu, thích nghi thời đại, dung túng đạo đức luân lý, loại bỏ những quyền lương tâm căn bản và những chủ trương tục hóa đời sống. Chúng ta thấy cuộc sống luân lý đạo đức của xã hội ngày nay đang chảy xuôi dòng. Nhiều chính quyền đã thuận theo và đồng tình trong những quyết định về các khoản luật như đồng tình luyến ái, về phá thai, trợ tử, án tử hình, cung cấp các dịch vụ như bao cao su và thuốc ngừa thai…dùng các tế bào gốc nơi phôi thai. Kinh tế tài chánh và đảng phái chính trị đã chi phối nhiều quyết định trọng đại trong vấn đề đạo đức luân lý. Tiếng nói lương tâm của con người bị lu mờ và mất dần ảnh hưởng chọn lựa.
Dân Do-thái thuở xưa đã nhạo báng các tiên tri và coi thường Lời Chúa. Các nhân chứng của Giáo Hội ngày nay không ngừng lên tiếng kêu gọi và tìm những phương hướng giải quyết thích đáng. Biết rằng chủ nghĩa thực dụng và tương đối đã len lỏi vào mọi khía cạnh cuộc sống đời thường. Truyền thông trấn áp hướng dẫn tư tưởng và hành động của con người. Con người khó có thể thoát ra khỏi dòng chảy của các chủ trương hưởng thụ thực tiễn. Tiếng nói lương tâm của cá nhân không còn ảnh hưởng nhiều trong những quyết định chung. Những suy tư và ý thức hệ của con người thời nay cũng đang thay đổi theo não trạng xã hội tiêu thụ và hưởng thụ. Có nhiều người chủ trương loại dần sự có mặt của Thiên Chúa khỏi cuộc sống. Là Kitô hữu, chúng ta phải là chứng nhân cho sự sáng và sự sống. Chúng ta sẽ không chán nản bỏ cuộc, cho dù phải đối diện với những thách đố của trào lưu tục hóa càng ngày càng mạnh và lan rộng khắp nơi.
Là những người có niềm tin, chúng ta cần đặt niềm cậy trông vào Thiên Chúa. Chúng ta không cầu xin cho những tai ương xảy ra hay lưu đầy xa xứ, nhưng mỗi người tự ý thức thân phận tội lỗi của mình. Thơ của thánh Phaolô tông đồ gởi cho tín hữu Êphêsô xác tín rằng: Thiên Chúa là Đấng giầu lòng từ bi và lòng yêu thương cao cả mà Người đã yêu thương chúng ta. Dầu chúng ta tội lỗi đáng phải chết, nhưng Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ và làm cho chúng ta được sống lại trong Đức Kitô. Biết rằng, chúng ta là những người thấp cổ bé miệng không thể làm thay đổi được cục diện thế giới. Chúng ta cũng khó có thể ngăn cản được những thế lực và những trào lưu tục hóa. Điều chúng ta có thể làm là nhận ra thân phận yếu đuối mỏng dòn và tội lỗi của mình. Chúng ta hãy sửa sai chính mình và sống phó thác cậy trông. Chúng ta đặt niềm tin tưởng vào quyền năng cứu rỗi của Thiên Chúa. Ơn cứu độ nhờ đức tin, đó là ân huệ của Chúa.
Khi xưa dân Do-thái xuất hành lang thang trong sa mạc gặp nhiều khó khăn, nhiều người đã than trách và phạm tội chống lại Thiên Chúa, Chúa đã cho rắn lửa bò ra cắn chết nhiều người. Ông Môisen đã đúc con rắn đồng treo lên làm dấu và ai nhìn lên rắn đồng đã được cứu sống. Con người đã phạm tội và tội lỗi dẫn đến sự chết. Chúng ta hãy ngước nhìn lên Chúa Kitô bị treo lên cây thập giá. Ngài đến để cứu độ chúng ta khỏi chết muôn đời. Chúa Kitô là nguồn sống và là sự sống đời đời. Ai tin vào Chúa, sẽ không bị luận phạt.
Trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu dùng hình ảnh ông Môisen treo con rắn lên ở sa mạc để nói về chính Ngài. Chúa Giêsu sẽ bị treo lên cây thập giá để cứu độ chúng sinh. Vì Thiên Chúa không sai Con của Người đến để luận phạt thế gian nhưng để thế gian nhờ Con ngài mà được cứu độ. Ai tin Người Con ấy thì không bị luận phạt. Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian. Ánh sáng soi dọi cho những người đang ngồi trong tối tăm, nhưng người đời yêu sự tối tăm hơn sự sáng. Lời của Chúa là ánh sáng soi đường. Những ai biết lắng nghe lời Chúa sẽ bước đi trong ánh sáng của sự thật. Và chỉ có sự thật mới có thể giải thoát.
Con người sống trong xã hội tục hóa bị luẩn quẩn bởi những đam mê lầm lạc và thích ẩn náu trong bóng tối. Nhiều người tìm cậy dựa vào sự khôn ngoan tài trí và lý luận của loài người. Một số những đại diện chính quyền nhắm mắt bịt tai không lắng nghe lời hằng sống chân thật. Có những luật gia xum vầy hân hoan qua những bản văn được ký kết và xem như là chiến thắng đoạt được. Những người quyền thế sung sướng loại trừ được những địch thủ lương tâm ngay chính. Xã hội của chúng ta đang lập lại câu truyện cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô hai ngàn năm trước. Chúa Giêsu đã bị các nhà lãnh đạo, cả tôn giáo lẫn chính quyền dùng sức mạnh để bắt bớ, trói buộc, phân xử và kết án. Họ đã hả hê vui sướng khi đã đóng đinh Chúa Kitô vào cây thập giá. Các nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ đã loại trừ được kẻ đã gây trái tai gai mắt họ.
Họ đã giết đi chính Đấng ban sự sống. Chúa Kitô đã bị đóng đinh vào thánh giá và đã trút hơi thở. Nhưng sau ba ngày, Chúa Kitô đã sống lại. Ngài là sự sáng chiếu tỏa khắp nơi. Ánh sáng đã đẩy lùi bóng tối. Chúa Giêsu là nguồn hy vọng cho những ai đang đi trong bóng tối của sự dữ. Những ai hành động trong sự thật thì đến cùng ánh sáng. Chỉ nơi ánh sáng của Chúa Kitô phục sinh, chúng ta mới tìm được câu giải đáp cho tất cả những khúc mắc của thân phận con người. Biết rằng chúng ta được lãnh nhận ơn cứu rỗi nhờ đức tin. Ơn cứu rỗi không phải do việc làm, nên không ai được tự phụ. Tất cả đều là ân huệ Chúa ban. Chúa ban cho ai nhiều, Ngài sẽ đòi hỏi nhiều hơn.
Trong Mùa Chay, chúng ta không vạch lưng đếm tội của kẻ khác. Chúng ta không ném đá kết án ai. Chúng ta cũng không tố cáo hay đoán xét người nào khác. Mỗi người chúng ta hãy dùng chút thời gian xét mình, tự vấn và nhận diện ra con người thật của mình. Hãy soi lòng mình qua ánh sáng của Chúa Kitô và bước đi trong đường lối của Ngài. Chúng ta hãy thắp đèn cháy sáng và để trên giá soi chung cho mọi người. Hãy sống thật với lòng mình và sống như con cái sự sáng. Mỗi người hãy trở thành chứng nhân cho sự sáng. Ánh sáng sẽ chiếu tỏa khắp nơi. Chúng ta không ngồi đó nguyền rủa bóng tối nhưng hãy tích cực làm một việc gì tốt, dù là một việc nhỏ cũng có thể giúp cho ánh sáng tỏa lan.
Lạy Chúa, Chúa là đường, sự thật và là sự sáng. Xin hướng dẫn chúng con can đảm bước theo con đường của Chúa. Chỉ nơi Chúa, chúng con sẽ tìm được nguồn hạnh phúc viên mãn trường sinh.