Chúa Nhật I Mùa Chay B
Có anh chàng kia lần nào đi xưng tội cũng nồng nặc mùi rượu. Vị linh mục ngồi tòa rất lấy làm khó chịu. Ngài khuyên anh ta cố gắng trước khi đi xưng tội thì đừng uống rượu, nhưng không làm sao anh ta thực hiện được. Anh lấy lý do là trên đoạn đường đến nhà thờ có một quán rượu, nên hễ đi ngang qua đó, anh không thể cưỡng lại được, phải vào làm một xị đã rồi mới đi.
Vị linh mục chỉ cách cho anh : mỗi lần sắp sửa tới quán rượu, thì nhắm mắt lại, nín thở và chạy một hơi thật nhanh qua khỏi quán rượu đó.
Nghe xong, anh ta gật gù tỏ ý tâm đắc, rồi ra về. Thế nhưng, tháng sau anh tới xưng tội, lại nặc mùi rượu. Vị linh mục ngồi toà trước đây nhất quyết không giải tội cho anh. Ngài vặn hỏi :
- Sao con không áp dụng cách cha đã chỉ cho con?
- Thưa cha, con đã áp dụng rồi mà, và đã rất thành công nữa là khác.
- Thế tại sao con vẫn còn đầy mùi rượu?
Anh gãi đầu đáp :
- Cha biết đấy! Theo cách cha chỉ, con nhắm mắt lại, nín thở và chạy một hơi. Khi qua được quán rượu rồi, con mừng quá vì đã thành công tuyệt vời, nên con quay lại thưởng cho mình một xị.
Câu chuyện nói với chúng ta một sự thật: cám dỗ là một thực tại gắn liền với thân phận con người, từ thời tổ phụ Ađam, Evà. Con vật không bị cám dỗ vì chúng không có tự do và ý chí. Chỉ có con người mới bị cám dỗ. Có nhiều thứ cám dỗ. Cám dỗ của thức ăn, cám dỗ của thức uống (rượu, bia), của thuốc lá, của ma tuý; cám dỗ của thú vui nhục dục, của tiền bạc, địa vị, công danh và vô vàn hình thức cám dỗ khác, mà ta vẫn quen gọi là ba thù : ma quỷ, thế gian, xác thịt.
Các thánh cũng bị cám dỗ triền miên, có khi còn bị cám dỗ dữ dội hơn những người thường nữa là khác. Chúa Giêsu đã xác nhận điều này: “Ma quỷ sẽ sàng các con như sàng gạo”. Chúng sàng cho đến khi lọt khỏi sàng mới thôi. Như thế, có thể nói được rằng các chước cám dỗ không buông tha bất cứ ai. Chúng sẽ bám riết con người cho đến chết. Chính Chúa Giêsu cũng bị cám dỗ, như Tin Mừng hôm nay mô tả. Mặc dầu Ngài thực sự là Thiên Chúa, nhưng đồng thời Ngài cũng hoàn toàn là con người như chúng ta, nên "Người cũng phải chịu trăm chiều thử thách y như ta" (Dt 4,15). Có điều đặc biệt là dù bị cám dỗ về “mọi phương diện” như chúng ta, nhưng Chúa Giêsu không bao giờ sa chước cám dỗ. Ngài không bao giờ phạm tội. Ngài đã chiến thắng, chiến thắng vẻ vang trước mọi cơn cám dỗ và luôn trung thành đi theo đường lối của Chúa Cha cho đến cùng.
Trong cuộc sống, không ai được miễn trừ cám dỗ. Tuy nhiên, điều chắc chắn là những cơn cám dỗ không nhằm khiến chúng ta sa ngã, nhưng làm cho đời sống đức tin chúng ta được trưởng thành, và trung kiên thi hành ý Chúa. Trong ý nghĩa đó, cám dỗ giúp thanh luyện ý chí, thanh luyện đức tin, đức cậy của chúng ta. Cám dỗ giúp con người chúng ta biết sống khiêm nhường và biết cậy trông vào Chúa cũng như vào ân sủng của Ngài hơn. Cám dỗ còn giúp ta lập công phúc nhờ chiến thắng các cơn cám dỗ đó.
Tắt một lời, những cơn cám dỗ có thể trở nên tuyệt vời trong hành trình nên thánh của người Kitô hữu. Vì thắng vượt được những cơn cám dỗ trong đời, làm cho các Kitô hữu tiến gần tới sự kết hiệp với Thiên Chúa toàn thiện. Niềm vui mỗi lần chiến thắng các chước cám dỗ, là niềm vui lớn lao, niềm vui vĩnh cửu.
Thế nhưng làm thế nào để có thể chiến thắng cám dỗ, vì thực tế số lần ta chiến bại nhiều hơn?
Trước hết cần phải biết mình. Biết mình là thân phận yếu đuối mỏng giòn. Kẻ nào tự phụ mình mạnh mẽ, mình vững vàng, kẻ đó dễ bị vấp ngã nhất. Biết mình có “tử huyệt” nào, điểm yếu nào khiến mình dễ sa ngã nhất. Bởi chưng, mỗi người đều có một “tử huyệt”, một chỗ hiểm riêng. Nơi người nầy là cái miệng tham ăn tham uống, nơi người khác là bệnh háo sắc, hay thói tham danh hám lợi, nơi người khác nữa có thể là lòng ích kỷ, hận thù, ghen ghét, kiêu căng, v.v… Cần phải xác định được đâu là những điểm yếu của mình, những “tử huyệt” của mình để cần canh phòng che chắn. Vì Satan chắc chắn biết rất rõ. Satan biết chính xác điều gì dễ khiến ta vấp ngã và hắn liên tục tìm cách đưa ta vào hoàn cảnh đó. Chính vì thế, thánh Phêrô đã cảnh giác chúng ta: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8).
Thứ đến là biết Chúa. Biết Chúa là Chúa Tể đời mình để biết cậy dựa vào sức mạnh của Ngài. Cậy dựa vào Ngài bằng cách sống gắn bó vào Ngài. Suốt cuộc đời dương thế, Chúa Giêsu đã anh dũng chiến đấu chống mọi cơn cám dỗ và Ngài đã chiến thắng rất vẻ vang. Do đó, nếu biết cậy trông vào Chúa, ta sẽ có sức mạnh để chế ngự cám dỗ.
Đường dây điện thoại nối Thiên đàng với trần thế là đường dây trực 24/24. Thiên Chúa luôn mong muốn ta cầu xin Ngài giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại cám dỗ. Chính Ngài đã phán: “Trong ngày gian truân hãy kêu cầu cùng Ta, Ta sẽ giải cứu ngươi, và ngươi sẽ ngợi khen Ta.” (Tv 50,15). Ta có thể gọi đây là lời cầu nguyện có “sóng cực ngắn”, vì khẩn cấp và trực tuyến. Nhiều khi bị cám dỗ tấn công, ta không có thời giờ để dài dòng với Chúa. Ta chỉ kịp kêu lên với Ngài bằng những lời nguyện tắt mà thôi. Đavít, Phêrô, Phaolô, và hàng triệu người khác vẫn cầu nguyện như thế trong lúc gặp thử thách gian truân.
Thực tế trong đời sống hằng ngày, nhiều khi đối diện với cám dỗ, thay vì “nói vâng” với Thiên Chúa, ta lại “nói vâng” với cám dỗ ngay từ đầu, nên ta sa ngã phạm tội, ta thua ngay trên sân nhà là cái chắc. Tất nhiên, để “nói không” với cám dỗ, với ma quỷ không phải là chuyện dễ. “Nói không” với ma quỷ, với cám dỗ, cần phải có ý chí, nỗ lực và Lời Chúa. “Nói không” với cám dỗ cần phải có sự khổ chế, chay tịnh và đặc biệt là cầu nguyện. Cầu nguyện chính là phương thế hữu hiệu nhất để có ơn Chúa trợ giúp.
Vậy nếu Thiên Chúa chờ đợi ta để giúp ta đánh bại sự cám dỗ, tại sao ta lại không chạy đến kêu cầu Ngài thường xuyên hơn? Thành thật mà nói nhiều khi ta không muốn được giúp đỡ. Hay vì ngại mà không dám kêu cầu Chúa, bởi chưng có khi ta đã chiều theo cám dỗ hết lần này đến lần khác. Sự thật thì Thiên Chúa không bao giờ chán nản hay mất kiên nhẫn đối với ta. Cho dẫu một ngày ta có kêu cầu Ngài cả 100 lần đi nữa để chiến thắng một cơn cám dỗ nào đó, thì Ngài vẫn sẵn lòng thương xót mà ban ơn.
Càng bị cám dỗ, ta càng được mời gọi cậy trông vào ơn Chúa hơn. Và mỗi khi ta kiên cường chống trả trước các cơn cám dỗ ta sẽ trở nên giống Chúa Kitô hơn. Phần thưởng lớn lao cũng đang chờ đợi ta: “Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là triều thiên sự sống mà Thiên Chúa hứa ban cho những ai yêu mến Ngài.” (Gc 1,12).
Xin Chúa Giêsu cùng chiến đấu với chúng ta và thông ban Thánh Thần trợ lực, để chúng ta không lùi bước, không ngã gục, không đắm chìm trong tội lụy, nhưng được chiến thắng và được chung hưởng vinh quang với Chúa đến muôn đời. Amen.
Có anh chàng kia lần nào đi xưng tội cũng nồng nặc mùi rượu. Vị linh mục ngồi tòa rất lấy làm khó chịu. Ngài khuyên anh ta cố gắng trước khi đi xưng tội thì đừng uống rượu, nhưng không làm sao anh ta thực hiện được. Anh lấy lý do là trên đoạn đường đến nhà thờ có một quán rượu, nên hễ đi ngang qua đó, anh không thể cưỡng lại được, phải vào làm một xị đã rồi mới đi.
Vị linh mục chỉ cách cho anh : mỗi lần sắp sửa tới quán rượu, thì nhắm mắt lại, nín thở và chạy một hơi thật nhanh qua khỏi quán rượu đó.
Nghe xong, anh ta gật gù tỏ ý tâm đắc, rồi ra về. Thế nhưng, tháng sau anh tới xưng tội, lại nặc mùi rượu. Vị linh mục ngồi toà trước đây nhất quyết không giải tội cho anh. Ngài vặn hỏi :
- Sao con không áp dụng cách cha đã chỉ cho con?
- Thưa cha, con đã áp dụng rồi mà, và đã rất thành công nữa là khác.
- Thế tại sao con vẫn còn đầy mùi rượu?
Anh gãi đầu đáp :
- Cha biết đấy! Theo cách cha chỉ, con nhắm mắt lại, nín thở và chạy một hơi. Khi qua được quán rượu rồi, con mừng quá vì đã thành công tuyệt vời, nên con quay lại thưởng cho mình một xị.
Câu chuyện nói với chúng ta một sự thật: cám dỗ là một thực tại gắn liền với thân phận con người, từ thời tổ phụ Ađam, Evà. Con vật không bị cám dỗ vì chúng không có tự do và ý chí. Chỉ có con người mới bị cám dỗ. Có nhiều thứ cám dỗ. Cám dỗ của thức ăn, cám dỗ của thức uống (rượu, bia), của thuốc lá, của ma tuý; cám dỗ của thú vui nhục dục, của tiền bạc, địa vị, công danh và vô vàn hình thức cám dỗ khác, mà ta vẫn quen gọi là ba thù : ma quỷ, thế gian, xác thịt.
Các thánh cũng bị cám dỗ triền miên, có khi còn bị cám dỗ dữ dội hơn những người thường nữa là khác. Chúa Giêsu đã xác nhận điều này: “Ma quỷ sẽ sàng các con như sàng gạo”. Chúng sàng cho đến khi lọt khỏi sàng mới thôi. Như thế, có thể nói được rằng các chước cám dỗ không buông tha bất cứ ai. Chúng sẽ bám riết con người cho đến chết. Chính Chúa Giêsu cũng bị cám dỗ, như Tin Mừng hôm nay mô tả. Mặc dầu Ngài thực sự là Thiên Chúa, nhưng đồng thời Ngài cũng hoàn toàn là con người như chúng ta, nên "Người cũng phải chịu trăm chiều thử thách y như ta" (Dt 4,15). Có điều đặc biệt là dù bị cám dỗ về “mọi phương diện” như chúng ta, nhưng Chúa Giêsu không bao giờ sa chước cám dỗ. Ngài không bao giờ phạm tội. Ngài đã chiến thắng, chiến thắng vẻ vang trước mọi cơn cám dỗ và luôn trung thành đi theo đường lối của Chúa Cha cho đến cùng.
Trong cuộc sống, không ai được miễn trừ cám dỗ. Tuy nhiên, điều chắc chắn là những cơn cám dỗ không nhằm khiến chúng ta sa ngã, nhưng làm cho đời sống đức tin chúng ta được trưởng thành, và trung kiên thi hành ý Chúa. Trong ý nghĩa đó, cám dỗ giúp thanh luyện ý chí, thanh luyện đức tin, đức cậy của chúng ta. Cám dỗ giúp con người chúng ta biết sống khiêm nhường và biết cậy trông vào Chúa cũng như vào ân sủng của Ngài hơn. Cám dỗ còn giúp ta lập công phúc nhờ chiến thắng các cơn cám dỗ đó.
Tắt một lời, những cơn cám dỗ có thể trở nên tuyệt vời trong hành trình nên thánh của người Kitô hữu. Vì thắng vượt được những cơn cám dỗ trong đời, làm cho các Kitô hữu tiến gần tới sự kết hiệp với Thiên Chúa toàn thiện. Niềm vui mỗi lần chiến thắng các chước cám dỗ, là niềm vui lớn lao, niềm vui vĩnh cửu.
Thế nhưng làm thế nào để có thể chiến thắng cám dỗ, vì thực tế số lần ta chiến bại nhiều hơn?
Trước hết cần phải biết mình. Biết mình là thân phận yếu đuối mỏng giòn. Kẻ nào tự phụ mình mạnh mẽ, mình vững vàng, kẻ đó dễ bị vấp ngã nhất. Biết mình có “tử huyệt” nào, điểm yếu nào khiến mình dễ sa ngã nhất. Bởi chưng, mỗi người đều có một “tử huyệt”, một chỗ hiểm riêng. Nơi người nầy là cái miệng tham ăn tham uống, nơi người khác là bệnh háo sắc, hay thói tham danh hám lợi, nơi người khác nữa có thể là lòng ích kỷ, hận thù, ghen ghét, kiêu căng, v.v… Cần phải xác định được đâu là những điểm yếu của mình, những “tử huyệt” của mình để cần canh phòng che chắn. Vì Satan chắc chắn biết rất rõ. Satan biết chính xác điều gì dễ khiến ta vấp ngã và hắn liên tục tìm cách đưa ta vào hoàn cảnh đó. Chính vì thế, thánh Phêrô đã cảnh giác chúng ta: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8).
Thứ đến là biết Chúa. Biết Chúa là Chúa Tể đời mình để biết cậy dựa vào sức mạnh của Ngài. Cậy dựa vào Ngài bằng cách sống gắn bó vào Ngài. Suốt cuộc đời dương thế, Chúa Giêsu đã anh dũng chiến đấu chống mọi cơn cám dỗ và Ngài đã chiến thắng rất vẻ vang. Do đó, nếu biết cậy trông vào Chúa, ta sẽ có sức mạnh để chế ngự cám dỗ.
Đường dây điện thoại nối Thiên đàng với trần thế là đường dây trực 24/24. Thiên Chúa luôn mong muốn ta cầu xin Ngài giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại cám dỗ. Chính Ngài đã phán: “Trong ngày gian truân hãy kêu cầu cùng Ta, Ta sẽ giải cứu ngươi, và ngươi sẽ ngợi khen Ta.” (Tv 50,15). Ta có thể gọi đây là lời cầu nguyện có “sóng cực ngắn”, vì khẩn cấp và trực tuyến. Nhiều khi bị cám dỗ tấn công, ta không có thời giờ để dài dòng với Chúa. Ta chỉ kịp kêu lên với Ngài bằng những lời nguyện tắt mà thôi. Đavít, Phêrô, Phaolô, và hàng triệu người khác vẫn cầu nguyện như thế trong lúc gặp thử thách gian truân.
Thực tế trong đời sống hằng ngày, nhiều khi đối diện với cám dỗ, thay vì “nói vâng” với Thiên Chúa, ta lại “nói vâng” với cám dỗ ngay từ đầu, nên ta sa ngã phạm tội, ta thua ngay trên sân nhà là cái chắc. Tất nhiên, để “nói không” với cám dỗ, với ma quỷ không phải là chuyện dễ. “Nói không” với ma quỷ, với cám dỗ, cần phải có ý chí, nỗ lực và Lời Chúa. “Nói không” với cám dỗ cần phải có sự khổ chế, chay tịnh và đặc biệt là cầu nguyện. Cầu nguyện chính là phương thế hữu hiệu nhất để có ơn Chúa trợ giúp.
Vậy nếu Thiên Chúa chờ đợi ta để giúp ta đánh bại sự cám dỗ, tại sao ta lại không chạy đến kêu cầu Ngài thường xuyên hơn? Thành thật mà nói nhiều khi ta không muốn được giúp đỡ. Hay vì ngại mà không dám kêu cầu Chúa, bởi chưng có khi ta đã chiều theo cám dỗ hết lần này đến lần khác. Sự thật thì Thiên Chúa không bao giờ chán nản hay mất kiên nhẫn đối với ta. Cho dẫu một ngày ta có kêu cầu Ngài cả 100 lần đi nữa để chiến thắng một cơn cám dỗ nào đó, thì Ngài vẫn sẵn lòng thương xót mà ban ơn.
Càng bị cám dỗ, ta càng được mời gọi cậy trông vào ơn Chúa hơn. Và mỗi khi ta kiên cường chống trả trước các cơn cám dỗ ta sẽ trở nên giống Chúa Kitô hơn. Phần thưởng lớn lao cũng đang chờ đợi ta: “Phúc thay người biết kiên trì chịu đựng cơn thử thách, vì một khi đã được tôi luyện, họ sẽ lãnh phần thưởng là triều thiên sự sống mà Thiên Chúa hứa ban cho những ai yêu mến Ngài.” (Gc 1,12).
Xin Chúa Giêsu cùng chiến đấu với chúng ta và thông ban Thánh Thần trợ lực, để chúng ta không lùi bước, không ngã gục, không đắm chìm trong tội lụy, nhưng được chiến thắng và được chung hưởng vinh quang với Chúa đến muôn đời. Amen.