Học hỏi về Sứ Mệnh của người công giáo trách nhiệm
Đại biểu Việt nam sinh hoạt với Các Sở Tuyên Úy Ngoại Kiều khác của Ban Mục Vụ Di Dân Pháp
Paris, 18-19 tháng 02 năm 2012. Học hỏi về sứ mệnh của người công giáo trách nhiệm ở Trung Tâm Ánh Quang Orsay, ngoại ô Paris, bốn đại biểu Việt Nam đã sinh hoạt với khoảng 60 đại biểu của mười Sở Tuyên Úy Ngoại Kiều khác ở Pháp.
I. Học hỏi về sứ mệnh của người công giáo trách nhiệm
« Sứ mệnh phục vụ Tin Mừng » là điều căn bản nhất và là nền tảng phải được mọi tín hữu ý thức, bất kể họ là giám mục, giáo sĩ, tu sĩ, hay giáo dân. Đó là lý do khiến Văn Phòng Mục Vụ Di Dân của HĐGM Pháp đã đưa ra đề tài « Những tín hữu trách nhiệm cùng nhau phục vụ Tin Mừng » cho khóa học hỏi dành cho các đại biểu của các cộng đoàn ngoại kiều ở Pháp năm nay ở Orsay. Sứ mệnh này đã được trình bày dựa vào ba nền tảng.
11. Nền tảng thánh kinh
Sáng thứ bảy, 18.02.2012, trách nhiệm hướng dẫn hội thảo tìm ra những sứ mệnh đã được trao cho các tín hữu trách nhiệm qua nền tảng thánh kinh, cha Dominique Fontaine, tác giả tập sách « Đức tin của kytô hữu kể cho các bạn vô thần », đã đặc biệt phân tích và chú giải hai sách tân ước : Phúc Âm thánh Luca, 9,1-10 ; 10, 1-22 và Tông Đồ Công Vụ, 1,12-15 ; 2,1-47.
Ai là những người tín hữu trách nhiệm ? Qua hai tài liệu thánh kinh trên, ba loại người tín hữu trách nhiệm đã được nhận ra sau khi Chúa về trời : trước nhất là 12 tông đồ, rồi các người thân cận của Chúa Kitô, khoảng 120 người. Đó là các Giám mục, giáo sĩ và tu sĩ ngày nay. Sau ngày lễ vượt qua, nhờ ơn Thánh Linh và nhờ lời rao giảng của các tông đồ, số người tiếp nhận lời các tông đồ và xin rửa tội lên đến 3000 người. Đó là các tín hữu giáo dân ngày nay.
Những tín hữu trách nhiệm này có sứ mệnh gì ? Tổng hợp hai tài liệu thánh kinh trên, cha Dominique Fontaine nêu ra những sứ mệnh chính sau đây :
1. Lập lên một giáo hội « ec-clesia » : họ được gọi thoát ra khỏi mình, khỏi nhà mình, để đi ra ngoài, tụ tập lại với nhau.
2. Kiều bào « Diaspora » : kytô hữu cũng như do thái xưa là những kiều bào, sống rải rắc khắp các quốc gia. Giống như những hạt lúa rải rắc khắp các đồng nội được gom góp lại để làm nên một tấm bánh, chúng ta, những tín hữu kytô, kết thành một Thân Thể, Thân Thể Chúa Kytô.
3. Vậy không còn phải phân biệt Hylạp hay Dothái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Ðức Kitô là tất cả và ở trong mọi người. (Thơ Colossiens, 3,11).
4. Kytô hữu là một tấm bánh, được bẻ ra, để nuôi sống muôn dân : « Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời cảm ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Ðây là mình Thầy, hy sinh vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy". Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm nhưvậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em ». (Luc, 22,19-20).
5. Người trách nhiệm lớn nhất là người bé nhất và là người phục vụ : Anh em thì không như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người phục vụ. Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ? Thế mà, Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ. (Luc, 22, 26-27).
Tổng kết những điều trên, cha D. Fontaine kết luận : « Một sứ mệnh chung, Tất cả cùng nhau ta phục vụ Tin Mừng ».
12. Nền tảng giáo huấn của Công Đồng Vatican II
Sau trưa cùng ngày thứ bảy, để tìm ra « Vai trò và chỗ đứng của những phần tử khác nhau trong Giáo hội », cha Dominique Fontaine đã tiếp tục hướng dẫn các đại biểu học hỏi. Lần này cha đưa ra nền tảng giáo huấn của Công Đồng Vatican II, Hiến chế Tín lý về Giáo Hội (Lumen gentium) và đặc biệt phân tích ba số : 1, 7 và 26.
Chúa Kytô là ai ? Chúa Kitô là Ánh sáng muôn dân,.. Giáo Hội ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại (LG, 1).
Giáo hội là gì ? Giáo hội là nhiệm thể Chúa Kytô : Khi Con Thiên Chúa chiến thắng sự chết bằng cái chết và phục sinh, trong nhân tính mà Người kết hợp, Người đã cứu chuộc và biến con người thành một tạo vật mới. Người tạo lập cách mầu nhiệm các em Người, tụ họp từ muôn nước thành thân thể Người, bằng cách thông truyền Thánh Thần cho họ.
Tất cả các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ tạo thành một thân thể; cũng thế, các tín hữu hợp thành một thân thể trong Chúa Kitô. Trong việc xây dựng thân thể Chúa Kitô, cần có nhiều chi thể với phận vụ khác nhau. Chỉ có một Chúa Thánh Thần ban những ân sủng khác nhau để làm ích cho Giáo Hội theo sự sung mãn của Ngài và tùy nhu cầu của công việc.
Trong các ân sủng ấy, ơn ban cho các Tông Ðồ đứng hàng đầu : chính Chúa Thánh Thần đặt dưới quyền các ngài cả những người lãnh nhận những ơn đặc biệt. Cũng chính Thánh Thần ấy tự mình hợp nhất thân thể bằng thần lực Ngài và bằng sự liên kết tinh thần các chi thể lại với nhau; như thế Ngài làm phát sinh và thúc bách đức ái giữa các tín hữu. Vì thế, nếu một chi thể nào đau đớn thì tất cả các chi thể khác đều bị đau đớn; và nếu một chi thể nào được vinh dự thì tất cả các chi thể khác cùng chung vui (LG, 7).
Giáo hội gồm những thành phần nào ? Liên kết với nhau làm sao ? Giáo Hội Chúa Kitô thực sự hiện diện trong mọi đoàn thể tín hữu địa phương hợp pháp. Những đoàn thể này, vì hợp nhất với các chủ chăn, nên trong Tân Ước cũng được gọi là Giáo Hội. Thực vậy, trong phần đất mình, mỗi đoàn thể là Dân Tộc Mới được Thiên Chúa kêu gọi trong Thánh Thần và trong sự viên mãn đầy tràn. Nơi các đoàn thể đó, tín hữu được tụ hợp lại nhờ sự rao giảng Phúc Âm Chúa Kitô, và mầu nhiệm Tiệc Ly của Chúa được cử hành "để nhờ Thịt và Máu Chúa, tất cả kết thành huynh đệvà thành một thân thể".
Mỗi lần Giám Mục cử hành nhiệm vụ với cộng đoàn tụ hợp quanh bàn thờ, đó là biểu hiệu đức ái và "sự hiệp nhất của nhiệm thể, và nếu thiếu sự hiệp nhất đó, không thể có ơn cứu rỗi". Chúa Kitô vẫn hiện diện trong các cộng đoàn ấy, dù nhỏ bé nghèo hèn hay tản mác khắp nơi. Và nhờ thần lực Người, Giáo Hội hiệp thành duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (LG, 26).
13. Nền tảng giáo huấn của Hội Đồng Giám Mục Pháp.
« Là Thừa sai ở Ban Mục Vụ Di dân trong Giáo hội Pháp, chúng ta phải làm việc theo nền tảng nào » ? Đó là vấn nạn mà cha Bernard Fontaine, Giám đốc Ban Mục vụ Di Dân đã đặt ra và đã giúp các hội thảo viên tìm câu trả lời.
Dựa vào hai tài liệu giáo huấn của Hội Đồng Giám Mục Pháp do đức cha Claude Dagens biên soạn, là « Thơ chung của HĐGM gửi Giáo dân Pháp » ngày 09.11.1996 và cuốn sách « Dửng dưng tôn giáo, tầm nhìn rõ của giáo hội và việc phúc âm hóa » cũng của đức cha Claude Dagens, xuất bản năm 2010, cha Bernard Fontaine đã tóm tắt những điều căn bản mà HĐGM Pháp đã đưa ra, đặc biệt về trách nhiệm của tín hữu, về quan niệm đề nghị đức tin thay vì giữ gìn di sản đức tin, về Chúa Kytô trung tâm của mầu nhiệm đức tin và về những đường hướng hoạt động mới.
Rối từ đó, nhắc lại những nét đặc trưng của Giáo Hội Pháp hiện nay, từ những thực hiện quan trọng sau Công Đồng Vatican II, qua hình thức tổ chức mới, đến những điểm nóng đang được thực hiện hiện nay, cha Bernard Fontaine đặc biệt nhắc đến 4 sứ mệnh mà Hội Đồng Giám Mục Pháp đã trao cho Ban Mục Vụ Di Dân năm 2006. Bốn sứ mệnh đó là :
1. Thực hiện công việc chuyên gia tư vấn, trong các lãnh vực lập pháp, tư pháp, xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa, cũng như trong các lãnh vực tôn giáo, mục vụ, tùy theo thực tại sống của các ban nhóm liên hệ.
2. Phục vụ công giáo tính, bằng cách khuyến khích các giáo hội địa phương tiếp đón những cộng đồng đặc biệt hầu họ có thể tham gia vào sứ mệnh chung của giáo hội. Sự hiện diện của những cộng đồng gốc ngoại kiều vào giáo hội địa phương có thể được coi như là một ơn sủng, hay một ơn gọi để duy trì những liên lạc với những giáo hội mà họ xuất phát.
3. Nâng đỡ việc phúc âm hóa để được thích hợp hơn với những điều kiện nhân văn và văn hóa của những nhóm khác nhau (thí dụ như những tuyên úy đoàn quốc gia của các di dân, những hội họp và hành hương của những người du hành, sự liên đới và đồng hành với những người gặp khó khăn,…).
4. Nâng đỡ việc đào tạo những nhân viên làm việc mục vụ trong các đội ngũ giáo phận. Tùy vào sự khác biệt của mỗi nhóm, mà ưu đãi phát sinh hay đào tạo những người hoạt động mục vụ mới.
Tóm kết một ngày thứ bảy học hỏi, vào sáng chúa nhật, 19.02.2012, Sơ Christine Kohler đã nêu ra 5 sứ mệnh đã được đề cập đến, hoặc qua các trình bày và trao đổi trong 3 đề tài học hỏi, hoặc trong 5 lời chứng đại diện các đại biểu. Năm sứ mệnh đó là :
• Kytô hữu là một tấm bánh được bẻ ra để nuôi dưỡng muôn dân có sứ mệnh phục vụ
• Sứ mệnh phục vụ căn bản của họ là loan báo Tin Mừng đức Kytô cho tất cả những ai chưa biết Ngài
• Dặc biệt làm việc với giới trẻ, để tìm ra những phương tiện phúc âm hóa mới, phù hớp với đường hướng đề nghị đức tin và nhờ hy vọng
• Trong tinh thần phổ quát công giáo, ky tô hữu có sứ mệnh kể đức tin của mình bằng mọi ngôn ngữ, qua mọi văn hóa, liên kết với những phần tử khác, những nhóm ban khác
• Trong hoàn cảnh riêng của mình, mỗi kytô hữu phục vụ Tin Mừng theo hoàn cảnh của mình, với những sáng tạo của mình về truyền thông, về tổ chức, về sinh hoạt,…
II. Các đại biểu Việt Nam trao lời chứng và góp phần trao đổi
Cùng với việc học hỏi, các đại biểu của các các Sở Tuyên Úy Ngoại Kiều đã sinh hoạt chung với nhau, dâng thánh lễ, cầu nguyện, dùng bữa. Họ cũng đã tích cực nói chứng từ và góp trao đổi.
21 Lời chứng của một giáo dân trong cộng đoàn Việt Nam Paris
Theo đề nghị của cha Tổng Tuyên Úy Việt Nam, Gilbert Nguyễn Kim Sang, Gs Trần Văn Cảnh đã trao « một lời chứng về niềm vui hoạt động mục vụ của mình» cho hơn 60 hội thảo viên mục vụ di dân vào sáng thứ bảy, 18.02.2012. Ông kể :
Đáp lời gọi của cha sở Mai Đức Vinh, ông đã khởi đầu sinh hoạt trong Giáo Xứ Việt Nam Paris từ năm 1980. Cha sở, với nhiều vị khác trong Ban Giám Đốc và nhiều giáo dân khác trong cộng đoàn, đã đưa ra nhiều chương trình hoạt động khác nhau, bao phủ ba lãnh vực chính là : văn hóa, tôn giáo, xã hội và vật chất, xoay quanh ba mục tiêu chính : Giữ gìn thăng tiến văn hóa việt nam, Phục vụ Tin Mừng Kytô trong hòa nhập với Tổng giáo phận Paris và độc lập tài chánh và đào tạo nhân sự. Từ những chương trình ấy, nhiều công việc đã được các tín hữu cộng tác thiết kế, tổ chức, điều hành và thực hiện, trong khoảng trên 30 đơn vị khảc nhau do họ lập ra.
Những sinh hoạt địa phương Paris này dần dà đã lan ra các cộng đoàn việt nam, ngoại kiều hay địa phương khác ở Pháp. Ngay từ năm 1977, khi thành lập Tuyên Úy Đoàn của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ở Pháp, vị Tổng Tuyên Úy đầu tiên đã là cha Trương Đình Hoè, cha sở Giáo xứ Paris. Nhưng phải đợi đến nhiệm kỳ của cha Mai Đức Vinh, cha sở Paris từ 1980, được bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Úy vào năm 1990, thì các sinh hoạt của Tuyên Úy Đoàn đã phát triển hẳn lên, nhờ sự tham gia của những cán bộ ở Paris. Nhiều sinh hoạt của Tuyên Úy Đoàn đã được Paris khởi xướng, từ việc điều hành trung ương, qua mục vụ trưởng thành, đến mục vụ giới trẻ, trong 12 năm, từ 1990 đến 2002.
Được dịp tham dự vào những sinh hoạt đức tin trong Cộng Đoàn Việt Nam ở Paris, rồi trong các sinh hoạt do Tuyên Úy Đoàn tổ chức trên bình diện quốc gia Pháp hay châu Âu, hay ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đó là một niềm vui lớn lao khôn tả. Niềm vui được thấy 3 nét đặc trưng nhất của văn hóa việt nam là hiếu thảo gia đình, liên đới xã hội đồng bào và niềm tin tự nhiên vào Trời đã được đức tin kytô thăng tiến và hoàn hảo hơn. Người kytô hữu có thể nhìn thẳng mặt đồng bào việt nam mình mà nói rằng là công giáo, tôi không hề từ bỏ căn tính việt nam của mình, mà ngược lại, đã làm nó sâu cao hơn, rộng dài và lớn nặng hơn. Niềm vui nữa là thấy rằng mình được dịp đề nghị những áp dụng có văn hóa việt nam vào những sinh hoạt đức tin công giáo. Ở điểm này, sứ mệnh đức tin công giáo và sứ mệnh văn hóa việt nam khắng khít cuốn quyện, chồng chất lôi kéo nhau. Làm sao một tín hữu có thể kiên vững đức tin, nếu không biết văn hóa quê hương việt nam mình ? Đã biết bao người việt nam, nhờ đào sâu và tìm kiếm căn tính văn hóa việt nam mình, đã tìm ra lối vào Tin Mừng Kytô !
22. Bốn đại biểu Việt Nam đã góp trao đổi với các Sở Tuyên Úy Ngoại kiều khác
Sáng chúa nhật, 19.02.2012, cả thời giờ đã được dành cho các Sở tuyên úy ngoại kiều họp riêng, để suy nghĩ riêng. Bốn đại biểu Việt nam, cũng như các đại biểu của các tuyên úy đoàn khác đã suy nghĩ về các cộng đoàn của mình. Nhưng trước khi bày tỏ ý kiến, cả 4 vị đều xác định rõ rằng chỉ dám phát biểu những cảm nghĩ và xác tín cá nhân, chứ không hề dám đại diện hay với tư cách nào khác. Hai vấn đề đã được Ban Mục Vụ Di Dân đặt ra :
Điểm quan trọng nào trong khóa hội thảo đã được bạn ghi nhận và giữ lại để phổ biến trong tuyên úy đoàn của mình ? Bốn đại biểu việt nam đã đưa ra những ý tưởng đã được nêu ra trong các bài trình bày hay lời chứng làm họ lưu ý và ghi nhận sau đây :
• Phải loan báo về Đức Kytô chứ không phải về giáo hội. Chúa Kytô phải là trung tâm của mọi sinh hoạt kytô hữu. Phải làm chứng cho Chúa Kytô, mà đừng coi mình là trung tâm.
• Thực hiện những sinh hoạt nội bộ từng nhóm là tốt. Nhưng phải biết mở ra, đi ra loan báo Tin Mừng cho mọi người, cho hết những ai chưa biết Chúa Kytô. Làm cho Giáo Hội được nhìn ra, làm sao cho người ta tôn trọng đức tin của ta, quyền được tin của ta.
• Tin cậy vào Thánh Linh Chúa hơn là vào sức riêng mình. Tôn kính các bậc đại diện Giáo Hội, ở mọi cấp bậc, từ cha sở giáo xứ, đến giám mục địa phận, Đại diện giáo quyền quốc gia, đến Đại Diện Giáo Hội hoàn vũ ; Và liên lạc thường xuyên với các ngài.
• Cho thêm dầu vào nhưng liên hệ, những truyền thông, những sinh hoạt,.. để cho mọi việc được trơn tru hơn, đễ chấp nhận hơn. Chấp nhận người khác như họ là, chứ không như mình muốn họ là.
• Khuyến khích giới trẻ tham gia vào các sinh hoạt mục vụ, giúp họ lấy sáng kiến và nâng đỡ họ.
Bạn dự kiến thăng tiến thế nào để sống trách nhiệm kytô hữu là phục vụ Tin Mừng ? Bốn đại biểu rất dè dặt, ngay cả đã giới hạn vào ý kiến cá nhân, họ cũng đã chỉ dám nêu ra một gợi ý :
• Bất cứ làm gì, cũng nên làm chung với nhau, hơn là làm riêng một mình, hay riêng nhóm mình, riêng đoàn mình, riêng họ mình, riêng xứ mình.
Trao đổi rất chân tình, hội học rất chăm chỉ, tham dự rất tích cực. Đó là những nét nổi của cuối tuần học hỏi của trên 60 đại biểu đến từ 11 đoàn tuyên úy ngoại kiều trên đất Pháp. Có người đến từ cực nam Nice, Canne, có người đến từ cực tây, Bordeaux, Nantes,…tất cả đều cởi mở, hiệp nhất. Cao điểm của « hiệp nhất, cùng nhau » là thánh lễ tối thứ bảy. Lời hát hiệp lễ vẫn vọng vang, ghi vào lòng nhiều hội thảo viên :
Nhớ Chúa xưa bẻ bánh ra
Theo gương ngài, hiến thân ta
Gieo bình an, truyền chân lý,
Xây đời mới, đời tình ca.
Paris, ngày 19 tháng 02 năm 2012
Trần Văn Cảnh
Đại biểu Việt nam sinh hoạt với Các Sở Tuyên Úy Ngoại Kiều khác của Ban Mục Vụ Di Dân Pháp
Paris, 18-19 tháng 02 năm 2012. Học hỏi về sứ mệnh của người công giáo trách nhiệm ở Trung Tâm Ánh Quang Orsay, ngoại ô Paris, bốn đại biểu Việt Nam đã sinh hoạt với khoảng 60 đại biểu của mười Sở Tuyên Úy Ngoại Kiều khác ở Pháp.
I. Học hỏi về sứ mệnh của người công giáo trách nhiệm
11. Nền tảng thánh kinh
Sáng thứ bảy, 18.02.2012, trách nhiệm hướng dẫn hội thảo tìm ra những sứ mệnh đã được trao cho các tín hữu trách nhiệm qua nền tảng thánh kinh, cha Dominique Fontaine, tác giả tập sách « Đức tin của kytô hữu kể cho các bạn vô thần », đã đặc biệt phân tích và chú giải hai sách tân ước : Phúc Âm thánh Luca, 9,1-10 ; 10, 1-22 và Tông Đồ Công Vụ, 1,12-15 ; 2,1-47.
Ai là những người tín hữu trách nhiệm ? Qua hai tài liệu thánh kinh trên, ba loại người tín hữu trách nhiệm đã được nhận ra sau khi Chúa về trời : trước nhất là 12 tông đồ, rồi các người thân cận của Chúa Kitô, khoảng 120 người. Đó là các Giám mục, giáo sĩ và tu sĩ ngày nay. Sau ngày lễ vượt qua, nhờ ơn Thánh Linh và nhờ lời rao giảng của các tông đồ, số người tiếp nhận lời các tông đồ và xin rửa tội lên đến 3000 người. Đó là các tín hữu giáo dân ngày nay.
Những tín hữu trách nhiệm này có sứ mệnh gì ? Tổng hợp hai tài liệu thánh kinh trên, cha Dominique Fontaine nêu ra những sứ mệnh chính sau đây :
1. Lập lên một giáo hội « ec-clesia » : họ được gọi thoát ra khỏi mình, khỏi nhà mình, để đi ra ngoài, tụ tập lại với nhau.
2. Kiều bào « Diaspora » : kytô hữu cũng như do thái xưa là những kiều bào, sống rải rắc khắp các quốc gia. Giống như những hạt lúa rải rắc khắp các đồng nội được gom góp lại để làm nên một tấm bánh, chúng ta, những tín hữu kytô, kết thành một Thân Thể, Thân Thể Chúa Kytô.
3. Vậy không còn phải phân biệt Hylạp hay Dothái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Ðức Kitô là tất cả và ở trong mọi người. (Thơ Colossiens, 3,11).
5. Người trách nhiệm lớn nhất là người bé nhất và là người phục vụ : Anh em thì không như thế, trái lại, ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người phục vụ. Bởi lẽ, giữa người ngồi ăn với kẻ phục vụ, ai lớn hơn ai? Hẳn là người ngồi ăn chứ? Thế mà, Thầy đây, Thầy sống giữa anh em như một người phục vụ. (Luc, 22, 26-27).
Tổng kết những điều trên, cha D. Fontaine kết luận : « Một sứ mệnh chung, Tất cả cùng nhau ta phục vụ Tin Mừng ».
12. Nền tảng giáo huấn của Công Đồng Vatican II
Sau trưa cùng ngày thứ bảy, để tìm ra « Vai trò và chỗ đứng của những phần tử khác nhau trong Giáo hội », cha Dominique Fontaine đã tiếp tục hướng dẫn các đại biểu học hỏi. Lần này cha đưa ra nền tảng giáo huấn của Công Đồng Vatican II, Hiến chế Tín lý về Giáo Hội (Lumen gentium) và đặc biệt phân tích ba số : 1, 7 và 26.
Chúa Kytô là ai ? Chúa Kitô là Ánh sáng muôn dân,.. Giáo Hội ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại (LG, 1).
Tất cả các chi thể tuy nhiều, nhưng chỉ tạo thành một thân thể; cũng thế, các tín hữu hợp thành một thân thể trong Chúa Kitô. Trong việc xây dựng thân thể Chúa Kitô, cần có nhiều chi thể với phận vụ khác nhau. Chỉ có một Chúa Thánh Thần ban những ân sủng khác nhau để làm ích cho Giáo Hội theo sự sung mãn của Ngài và tùy nhu cầu của công việc.
Trong các ân sủng ấy, ơn ban cho các Tông Ðồ đứng hàng đầu : chính Chúa Thánh Thần đặt dưới quyền các ngài cả những người lãnh nhận những ơn đặc biệt. Cũng chính Thánh Thần ấy tự mình hợp nhất thân thể bằng thần lực Ngài và bằng sự liên kết tinh thần các chi thể lại với nhau; như thế Ngài làm phát sinh và thúc bách đức ái giữa các tín hữu. Vì thế, nếu một chi thể nào đau đớn thì tất cả các chi thể khác đều bị đau đớn; và nếu một chi thể nào được vinh dự thì tất cả các chi thể khác cùng chung vui (LG, 7).
Giáo hội gồm những thành phần nào ? Liên kết với nhau làm sao ? Giáo Hội Chúa Kitô thực sự hiện diện trong mọi đoàn thể tín hữu địa phương hợp pháp. Những đoàn thể này, vì hợp nhất với các chủ chăn, nên trong Tân Ước cũng được gọi là Giáo Hội. Thực vậy, trong phần đất mình, mỗi đoàn thể là Dân Tộc Mới được Thiên Chúa kêu gọi trong Thánh Thần và trong sự viên mãn đầy tràn. Nơi các đoàn thể đó, tín hữu được tụ hợp lại nhờ sự rao giảng Phúc Âm Chúa Kitô, và mầu nhiệm Tiệc Ly của Chúa được cử hành "để nhờ Thịt và Máu Chúa, tất cả kết thành huynh đệvà thành một thân thể".
Mỗi lần Giám Mục cử hành nhiệm vụ với cộng đoàn tụ hợp quanh bàn thờ, đó là biểu hiệu đức ái và "sự hiệp nhất của nhiệm thể, và nếu thiếu sự hiệp nhất đó, không thể có ơn cứu rỗi". Chúa Kitô vẫn hiện diện trong các cộng đoàn ấy, dù nhỏ bé nghèo hèn hay tản mác khắp nơi. Và nhờ thần lực Người, Giáo Hội hiệp thành duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (LG, 26).
13. Nền tảng giáo huấn của Hội Đồng Giám Mục Pháp.
Dựa vào hai tài liệu giáo huấn của Hội Đồng Giám Mục Pháp do đức cha Claude Dagens biên soạn, là « Thơ chung của HĐGM gửi Giáo dân Pháp » ngày 09.11.1996 và cuốn sách « Dửng dưng tôn giáo, tầm nhìn rõ của giáo hội và việc phúc âm hóa » cũng của đức cha Claude Dagens, xuất bản năm 2010, cha Bernard Fontaine đã tóm tắt những điều căn bản mà HĐGM Pháp đã đưa ra, đặc biệt về trách nhiệm của tín hữu, về quan niệm đề nghị đức tin thay vì giữ gìn di sản đức tin, về Chúa Kytô trung tâm của mầu nhiệm đức tin và về những đường hướng hoạt động mới.
Rối từ đó, nhắc lại những nét đặc trưng của Giáo Hội Pháp hiện nay, từ những thực hiện quan trọng sau Công Đồng Vatican II, qua hình thức tổ chức mới, đến những điểm nóng đang được thực hiện hiện nay, cha Bernard Fontaine đặc biệt nhắc đến 4 sứ mệnh mà Hội Đồng Giám Mục Pháp đã trao cho Ban Mục Vụ Di Dân năm 2006. Bốn sứ mệnh đó là :
1. Thực hiện công việc chuyên gia tư vấn, trong các lãnh vực lập pháp, tư pháp, xã hội, chính trị, kinh tế và văn hóa, cũng như trong các lãnh vực tôn giáo, mục vụ, tùy theo thực tại sống của các ban nhóm liên hệ.
2. Phục vụ công giáo tính, bằng cách khuyến khích các giáo hội địa phương tiếp đón những cộng đồng đặc biệt hầu họ có thể tham gia vào sứ mệnh chung của giáo hội. Sự hiện diện của những cộng đồng gốc ngoại kiều vào giáo hội địa phương có thể được coi như là một ơn sủng, hay một ơn gọi để duy trì những liên lạc với những giáo hội mà họ xuất phát.
3. Nâng đỡ việc phúc âm hóa để được thích hợp hơn với những điều kiện nhân văn và văn hóa của những nhóm khác nhau (thí dụ như những tuyên úy đoàn quốc gia của các di dân, những hội họp và hành hương của những người du hành, sự liên đới và đồng hành với những người gặp khó khăn,…).
4. Nâng đỡ việc đào tạo những nhân viên làm việc mục vụ trong các đội ngũ giáo phận. Tùy vào sự khác biệt của mỗi nhóm, mà ưu đãi phát sinh hay đào tạo những người hoạt động mục vụ mới.
Tóm kết một ngày thứ bảy học hỏi, vào sáng chúa nhật, 19.02.2012, Sơ Christine Kohler đã nêu ra 5 sứ mệnh đã được đề cập đến, hoặc qua các trình bày và trao đổi trong 3 đề tài học hỏi, hoặc trong 5 lời chứng đại diện các đại biểu. Năm sứ mệnh đó là :
• Kytô hữu là một tấm bánh được bẻ ra để nuôi dưỡng muôn dân có sứ mệnh phục vụ
• Sứ mệnh phục vụ căn bản của họ là loan báo Tin Mừng đức Kytô cho tất cả những ai chưa biết Ngài
• Dặc biệt làm việc với giới trẻ, để tìm ra những phương tiện phúc âm hóa mới, phù hớp với đường hướng đề nghị đức tin và nhờ hy vọng
• Trong tinh thần phổ quát công giáo, ky tô hữu có sứ mệnh kể đức tin của mình bằng mọi ngôn ngữ, qua mọi văn hóa, liên kết với những phần tử khác, những nhóm ban khác
• Trong hoàn cảnh riêng của mình, mỗi kytô hữu phục vụ Tin Mừng theo hoàn cảnh của mình, với những sáng tạo của mình về truyền thông, về tổ chức, về sinh hoạt,…
II. Các đại biểu Việt Nam trao lời chứng và góp phần trao đổi
21 Lời chứng của một giáo dân trong cộng đoàn Việt Nam Paris
Theo đề nghị của cha Tổng Tuyên Úy Việt Nam, Gilbert Nguyễn Kim Sang, Gs Trần Văn Cảnh đã trao « một lời chứng về niềm vui hoạt động mục vụ của mình» cho hơn 60 hội thảo viên mục vụ di dân vào sáng thứ bảy, 18.02.2012. Ông kể :
Đáp lời gọi của cha sở Mai Đức Vinh, ông đã khởi đầu sinh hoạt trong Giáo Xứ Việt Nam Paris từ năm 1980. Cha sở, với nhiều vị khác trong Ban Giám Đốc và nhiều giáo dân khác trong cộng đoàn, đã đưa ra nhiều chương trình hoạt động khác nhau, bao phủ ba lãnh vực chính là : văn hóa, tôn giáo, xã hội và vật chất, xoay quanh ba mục tiêu chính : Giữ gìn thăng tiến văn hóa việt nam, Phục vụ Tin Mừng Kytô trong hòa nhập với Tổng giáo phận Paris và độc lập tài chánh và đào tạo nhân sự. Từ những chương trình ấy, nhiều công việc đã được các tín hữu cộng tác thiết kế, tổ chức, điều hành và thực hiện, trong khoảng trên 30 đơn vị khảc nhau do họ lập ra.
Những sinh hoạt địa phương Paris này dần dà đã lan ra các cộng đoàn việt nam, ngoại kiều hay địa phương khác ở Pháp. Ngay từ năm 1977, khi thành lập Tuyên Úy Đoàn của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ở Pháp, vị Tổng Tuyên Úy đầu tiên đã là cha Trương Đình Hoè, cha sở Giáo xứ Paris. Nhưng phải đợi đến nhiệm kỳ của cha Mai Đức Vinh, cha sở Paris từ 1980, được bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Úy vào năm 1990, thì các sinh hoạt của Tuyên Úy Đoàn đã phát triển hẳn lên, nhờ sự tham gia của những cán bộ ở Paris. Nhiều sinh hoạt của Tuyên Úy Đoàn đã được Paris khởi xướng, từ việc điều hành trung ương, qua mục vụ trưởng thành, đến mục vụ giới trẻ, trong 12 năm, từ 1990 đến 2002.
22. Bốn đại biểu Việt Nam đã góp trao đổi với các Sở Tuyên Úy Ngoại kiều khác
Sáng chúa nhật, 19.02.2012, cả thời giờ đã được dành cho các Sở tuyên úy ngoại kiều họp riêng, để suy nghĩ riêng. Bốn đại biểu Việt nam, cũng như các đại biểu của các tuyên úy đoàn khác đã suy nghĩ về các cộng đoàn của mình. Nhưng trước khi bày tỏ ý kiến, cả 4 vị đều xác định rõ rằng chỉ dám phát biểu những cảm nghĩ và xác tín cá nhân, chứ không hề dám đại diện hay với tư cách nào khác. Hai vấn đề đã được Ban Mục Vụ Di Dân đặt ra :
Điểm quan trọng nào trong khóa hội thảo đã được bạn ghi nhận và giữ lại để phổ biến trong tuyên úy đoàn của mình ? Bốn đại biểu việt nam đã đưa ra những ý tưởng đã được nêu ra trong các bài trình bày hay lời chứng làm họ lưu ý và ghi nhận sau đây :
• Phải loan báo về Đức Kytô chứ không phải về giáo hội. Chúa Kytô phải là trung tâm của mọi sinh hoạt kytô hữu. Phải làm chứng cho Chúa Kytô, mà đừng coi mình là trung tâm.
• Thực hiện những sinh hoạt nội bộ từng nhóm là tốt. Nhưng phải biết mở ra, đi ra loan báo Tin Mừng cho mọi người, cho hết những ai chưa biết Chúa Kytô. Làm cho Giáo Hội được nhìn ra, làm sao cho người ta tôn trọng đức tin của ta, quyền được tin của ta.
• Cho thêm dầu vào nhưng liên hệ, những truyền thông, những sinh hoạt,.. để cho mọi việc được trơn tru hơn, đễ chấp nhận hơn. Chấp nhận người khác như họ là, chứ không như mình muốn họ là.
• Khuyến khích giới trẻ tham gia vào các sinh hoạt mục vụ, giúp họ lấy sáng kiến và nâng đỡ họ.
Bạn dự kiến thăng tiến thế nào để sống trách nhiệm kytô hữu là phục vụ Tin Mừng ? Bốn đại biểu rất dè dặt, ngay cả đã giới hạn vào ý kiến cá nhân, họ cũng đã chỉ dám nêu ra một gợi ý :
• Bất cứ làm gì, cũng nên làm chung với nhau, hơn là làm riêng một mình, hay riêng nhóm mình, riêng đoàn mình, riêng họ mình, riêng xứ mình.
Trao đổi rất chân tình, hội học rất chăm chỉ, tham dự rất tích cực. Đó là những nét nổi của cuối tuần học hỏi của trên 60 đại biểu đến từ 11 đoàn tuyên úy ngoại kiều trên đất Pháp. Có người đến từ cực nam Nice, Canne, có người đến từ cực tây, Bordeaux, Nantes,…tất cả đều cởi mở, hiệp nhất. Cao điểm của « hiệp nhất, cùng nhau » là thánh lễ tối thứ bảy. Lời hát hiệp lễ vẫn vọng vang, ghi vào lòng nhiều hội thảo viên :
Nhớ Chúa xưa bẻ bánh ra
Theo gương ngài, hiến thân ta
Gieo bình an, truyền chân lý,
Xây đời mới, đời tình ca.
Paris, ngày 19 tháng 02 năm 2012
Trần Văn Cảnh