Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Phán quyết ngày 21 tháng 8 chống lại Đức Hồng Y George Pell là thảm họa trên nhiều bình diện

Hôm 22 tháng Tám, trên tờ National Catholic Register, Cha Raymond De Souza, chủ bút tạp chí Convivium của Công Giáo Canada, nhận định rằng việc tòa phúc thẩm Victoria bác bỏ kháng án của Đức Hồng Y George Pell là một thảm họa xét theo nhiều bình diện, kể cả bình diện pháp lý khi mà một lời nói phiến diện, không bằng không chứng của một người cũng có thể kết tội người khác.

“Nghe như có vẻ thiệt” (ring of truth)

Hai thẩm phán, những người đã bác bỏ kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell, ngày 21 tháng 8, nói rằng lời khai của người khiếu nại “nghe như có vẻ thiệt”. Nếu vậy, họ thật phi phàm khi có thể phát hiện tiếng leng keng của tiếng chuông đền thánh, mặc dù bằng chứng mâu thuẫn đang tuôn ra từ các chiếc đàn ống của nhà thờ chính tòa ở âm lượng cao nhất, với tất cả các nút dừng được kéo ra hết.

Việc bác bỏ kháng cáo của Đức Hồng Y Pell, là một thảm họa cho sự tự do của ngài, khi ngài bị đưa trở lại nhà tù, nơi ngài bị giam giữ đơn độc trong 176 ngày. Ngài đã không được phép cử hành thánh lễ trong thời gian ấy.

Phán quyết, được đưa ra với tỷ số 2-1 bởi một hội đồng ba thẩm phán của Tòa phúc thẩm Victoria, là một thảm họa ở một bình diện khác. Một tiêu chuẩn mới đang được đề xuất cho điều cần thiết để kết án vượt quá sự hoài nghi hợp lý.

Các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell đã hết sức kỳ quặc đến mức hoàn toàn không thể có được: Trong Thánh lễ Chúa Nhật đầu tiên tại nhà thờ chánh tòa của ngài với tư cách tổng giám mục mới của Melbourne, ngài đã tách ra khỏi đám rước kết thúc, vội vã trở lại phòng áo, thấy hai cậu bé ca viên ngài chưa bao giờ gặp mặt trước đây, tấn công tình dục họ một cách lộ liễu trong khi vẫn mặc đầy đủ áo lễ như lúc cử hành Thánh Lễ, trong thời gian đó, cánh cửa phòng áo mở toang, nhà thờ chính tòa vẫn đầy người đi lại quanh quẩn, và các người giúp lễ và các người giữ phòng áo đang đi qua lại từ thánh đường đến các phòng áo lễ.

Không ai thấy Đức Hồng Y Pell tách khỏi đám rước, kể cả vị chưởng nghi, người luôn ở bên cạnh ngài và làm chứng điều đó. Cũng không ai thấy các cậu trai tách khỏi đám rước, và một số nhân chứng làm chứng rằng họ sẽ không làm như vậy mà không bị lưu ý.

Sau khi hoàn thành tất cả các hành động bẩn thỉu này trong sáu đến tám phút, Đức Hồng Y Pell sau đó quay lại để chào hỏi những người rời bỏ Thánh lễ. Không ai thấy gì vào lúc đó. Một trong những cậu bé, người đã chết năm 2014, đã bác bỏ với mẹ mình vào năm 2001 việc cậu từng “bị sờ soạng” và bị lạm dụng tình dục. Cậu bé kia không nói gì cho đến khi khiếu nại vào năm 2015.

Bên công tố chỉ đưa ra bằng chứng của người khiếu nại, mà không có bất cứ bằng chứng trực tiếp hoặc gián tiếp nào làm vững thêm (corroborating), và không có bất cứ nhân chứng hỗ trợ nào. Bên bào chữa trình bày những lời bác bỏ kịch liệt của Đức Hồng Y, việc rõ ràng bác bỏ của người bị coi là nạn nhân khác, và lời khai của một loạt nhân chứng nói rằng điều đó là điều đơn giản không thể xảy ra.

Nếu điều đó không đủ để thiết lập sự nghi ngờ hợp lý – ít nhất, nếu không tuyệt đối tha bổng - thì thật khó tưởng tượng có bất cứ trường hợp lạm dụng tình dục nào trong đó sự nghi ngờ hợp lý có thể được thiết lập.

Trong quá trình đưa ra phán quyết của tòa án phúc thẩm, Chánh án Anne Ferguson nói rằng, “toàn bộ bằng chứng” cho phép một bồi thẩm đoàn kết án một cách hợp lý. Nhưng điều đáng kinh ngạc về vụ án của Đức Hồng Y Pell, là “toàn bộ bằng chứng” là trọn vẹn, toàn bộ và độc nhất là lời khai của một người duy nhất.

Nguyên tắc mà tòa phúc thẩm áp dụng trong vụ án - và có lẽ nay được thiết lập cho các vụ án khác - là chỉ một lời khai của một người đuợc coi là nạn nhân, nếu “nghe như có sự thật” được định nghĩa sai lầm, là đủ để có thể kết án, bất kể các sự kiện được bên bào chữa đưa ra làm bằng chứng có áp đảo bao nhiêu đi chăng nữa.

Đây không phải là vấn đề ông nói thế này / ông nói thế nọ, như đôi khi các vụ xử các hành vi sai trái tình dục quen là. Đây là một phiên tòa mà ông nói thế này / mọi người nói thế khác, và tòa án cho rằng vẫn hợp lý khi không có bất cứ nghi ngờ hợp lý nào về những gì một người kia nói.

Đức Hồng Y Pell vẫn có thể kháng cáo lên Tòa án Tối cao Úc. Rất hiếm khi thành công ở bình diện đó sau khi thua tại phiên tòa phúc thẩm. Nhưng Tòa án Tối cao có thể muốn lấy vụ Đức Hồng Y Pell, độc lập với chính ngài, như một phương tiện để khảo sát liệu nguyên tắc lời khai của nạn nhân chơi trội (trump) mọi điều và mọi sự có nên được áp dụng khắp lãnh thổ hay không.

Tòa phúc thẩm biết rằng họ đang giữ nguyên một bản án tại phiên tòa từng được chào đón một cách hoài nghi trên toàn thế giới, bao gồm cả nhiều người không thân thiện với Đức Hồng Y Pell.

Các thẩm phán đa số viết rằng “Điều đủ hiển nhiên, là hết điều không chắc chắn được nhân lên bởi điều không chắc chắn khác không - không thể - chứng minh được sự bất khả. Hơn nữa, Công tố (crown) có thể dựa vào bằng chứng trong việc trút bỏ gánh nặng của mình phải xác định rằng có một cơ hội thực tiễn để việc vi phạm xảy ra.

Một lần nữa, không có bằng chứng nào khác ngoài lời khai của người khiếu nại.

Hết không chắc chắn này đến không chắc chắn khác; hết sự không hợp lý này đến sự không hợp lý khác; hết sự không đáng tin cậy này đến sự không đáng tin cậy khác - tất cả những điều này không tạo nên một điều bất khả hữu thể học nào, tòa phán như vậy. Và chống lại một điều gì đó kém hơn một bất khả hữu thể học, lời khai của người được coi là nạn nhân đủ để kết án.

Thẩm phán bất đồng, người đã bỏ phiếu để tha bổng Hồng Y Pell về mọi cáo buộc, đã lịch sự bác bỏ ý kiến đa số cho rằng việc “nghe như có sự thật” của người khiếu nại là đủ để thắng vượt bất cứ và mọi bằng chứng trái ngược.

Chánh án Mark Weinberg viết: “Không thể nói một cách hợp pháp rằng bất kể trình thuật của người khiếu nại có đâu đâu (improbable) bao nhiêu đi chăng nữa ... và bất kể toàn bộ bằng chứng gỡ tội được đưa ra tại phiên tòa có gắn bó như thế nào chăng nữa, thì cách cư xử của người khiếu nại khi đối mặt với việc đối chất kéo dài phải luôn luôn phỗng tay trên các nhân tố thuộc loại đó”.

Khi đánh giá tính hợp lý của việc “nghe như có sự thật” của người khiếu nại, tòa kháng cáo phán quyết rằng bồi thẩm đoàn có quyền tin vào lời khai một phần vì không có động cơ nào được đưa ra bởi bên bào chữa để người khiếu nại nói dối. Tòa án nhận định rằng bên bào chữa không bắt buộc phải cung cấp một động cơ như vậy, nhưng nếu không có động cơ rõ ràng để nói dối, thì bồi thẩm đoàn có quyền ngả về việc tin người được coi là nạn nhân hơn. Tòa án gợi ý rằng không một động cơ nào như vậy đã hiện hữu và không thể tưởng tượng được một động cơ có thể là gì.

Thực ra, tưởng tượng là điều không khó. Động cơ để người khiếu nại nói dối - hay “bày đặt” ra một phần câu chuyện của họ, theo lời của chánh án bất đồng - có thể giống như động cơ của cảnh sát Victoria, phía đã đưa ra các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell. Cơ quan cảnh sát đó, vào tháng 3 năm 2013, đã thiết lập “Cuộc hành quan Buộc Cột (Tethering)” để thu lượm các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell hai năm trước khi có bất cứ khiếu nại nào được đưa ra.

Trong hai năm, cảnh sát Victoria đã điều tra - thực sự, đã tuyệt vọng khẩn khoản xin các nạn nhân xuất đầu lộ diện, kể cả với quảng cáo trên báo – nhưng không có kết quả. Họ không điều tra một tội phạm nhưng tìm kiếm người chịu trách nhiệm; họ đã có được người họ muốn và tìm cách treo vào cổ ông ta một tội ác có vẻ hợp lý.

Cuối cùng, họ đã thất bại ở điểm đó và chỉ có một tội ác không hợp lý để cột vào cổ Đức Hồng Y Pell.

Họ đã làm gì trong hai năm trước đó khi cuối cùng họ tạo ra được người khiếu nại trong vụ này? Tại sao người được coi là nạn nhân khác kia không ra mắt Cuộc Hành quan Buộc cột trong năm trước khi chết? Tại sao chỉ có người khiếu nại xuất đầu lộ diện sau khi người được coi là đồng nghiệp nạn nhân đã chết và không còn có thể nói ngược lại câu chuyện của mình? Những sự xúi giục hoặc đe dọa nào, nếu có, đã được cảnh sát Victoria sử dụng với người khiếu nại?

Trong những trường hợp bình thường, sẽ khó khăn hơn cho một con lạc đà đi qua lỗ kim hơn là việc bồi thẩm đoàn nhất trí kết án vượt quá sự nghi ngờ hợp lý trong vụ Đức Hồng Y Pell, chứ đừng nói đến việc thắng kháng cáo.

Đây không phải là trường hợp bình thường – vì không có gì là không thể đối với cảnh sát và tòa án Victoria, việc kết án một người đàn ông vô tội lại càng dễ hơn nữa.

Không còn linh mục nào được an toàn sau vụ kết án ĐHY Pell.

Cha Hugh Somerville Knapman, dòng Biển Đức, là một linh mục người Úc, đang làm việc mục vụ tại Anh. Ngài là ký giả thường xuyên của tờ Dominus Mihi Adjutor, nghĩa là Chúa là Đấng Phù Trợ tôi.

Cha Hugh có bài bình luận sau về vụ án Đức Hồng Y George Pell đăng trên tờ Dominus Mihi Adjutor ngày 21/08/2019: Pell and Justice - Đức Hồng Y Pell và Công Lý. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Những kẻ thao túng công lý nhằm kết án một người vô tội đáng được dành cho một chỗ đặc biệt trong hỏa ngục. Tôi nói một cách khách quan như vậy; cố nhiên là có thể có sự ăn năn sau đó, và lòng thương xót của Thiên Chúa là không thể đo lường được và hoạt động theo một kế hoạch thiêng liêng vượt quá trí hiểu của chúng ta. Nếu một người thực sự tin rằng Đức Hồng Y Pell có tội thì sự phẫn nộ của họ là có thể hiểu được; nhưng người ta tự hỏi nếu họ đã thực sự tìm hiểu chút nào trên các bằng chứng, hay họ chỉ đơn thuần được thúc đẩy bởi mong muốn “bắt cho được Pell” .

Thẩm phán Mark Weinberg QC [là một trong ba Thẩm phán trong phiên kháng án] không đồng ý với phán quyết đa số của Tòa phúc thẩm và ủng hộ kháng cáo [của Đức Hồng Y Pell]:

“Tôi thấy khó khăn trước thực tế là tôi phải bảo lưu một ý kiến khác biệt với hai đồng nghiệp của mình, là những người mà tôi luôn rất tôn trọng”, ông viết.

“Điều đó đã khiến tôi suy tư thậm chí còn cẩn thận hơn về kết quả đúng đắn của đơn kháng cáo này. Tuy nhiên, sau khi đã làm như vậy, tôi không thể, với lương tâm ngay lành của mình, có thể làm khác hơn là duy trì sự bất đồng quan điểm của tôi.”

Kết luận của ông chiếm tới 200 trang trong bản án 325 trang. Tôi vẫn chưa đọc nó. Tuy nhiên, dường như các thẩm phán đưa ra phán quyết đa số cảm thấy bị buộc phải tin người khiếu nại.

“Nhưng Chánh án Ferguson và Thẩm phán Maxwell đã chấp nhận yêu cầu của công tố rằng nạn nhân còn sống sót là một nhân chứng thuyết phục, ‘rõ ràng không phải là kẻ dối trá’, ‘không phải là một kẻ giả tưởng’ và là nhân chứng của sự thật.”

The Age (Melbourne), 21/8/19

Trong bối cảnh trò chế giễu công lý và lý lẽ thường tình gần đây ở Anh gây ra bởi tên Carl Beech, là người mà Cảnh sát Thủ đô Luân đôn tin tưởng, đến mức đánh lừa cả một thẩm phán để có được lệnh khám xét; và trong bối cảnh một người được cho là nạn nhân bị lạm dụng khác, buồn thay giờ đây đã chết, cho rằng anh ta không hề bị Đức Hồng Y Pell lạm dụng, lập trường của các thẩm phán đa số hoàn toàn không có chút thuyết phục nào.

[Carl Beech là một tên du thủ du thực. Năm 2014, hắn tố cáo với cảnh sát 12 người mà hắn căm ghét, hay được thuê mướn để căm ghét, toàn là những chính trị gia và những người có tên tuổi trong xã hội. Tháng 11 năm 2014, cảnh sát Anh họp báo hùng hổ tuyên bố mở chiến dịch Midland bắt những tên lạm dụng tính dục trẻ em và giết người. Nhiều dịp khác nhau, các quan chức cảnh sát lớn tiếng tuyên bố sắp đưa ra trước công lý một số người. Bất ngờ, đến ngày 21 tháng Ba, 2016 cảnh sát lặng lẽ đóng hồ sơ vụ án. Dưới áp lực của nhiều phía cảnh sát phải thừa nhận sự kém cỏi để cho tên dựng chuyện Carl Beech thao túng. Ngày 22 tháng Bẩy, 2019 Carl Beech lãnh án 18 năm tù vì 12 tội liên quan đến việc chế giễu các cơ quan thi hành pháp luật - chú thích của người dịch]

Có vẻ như nhóm các luật sư bảo vệ cho Đức Hồng Y Pell đã mắc ít nhất hai sai lầm đáng kể tại phiên tòa đầu tiên. Trước hết, như một số người đã bình luận ở đây, Đức Hồng Y Pell đã không được nói lời nào để đưa ra bằng chứng hiện hộ. Điều này khiến cho lời khai của người khiếu nại chiếm được thế áp đảo.

Sai lầm thứ hai là dựa vào một bài thuyết trình hoạt hình để chứng minh sự bất khả thi về mặt bố cục và thể lý của các tội ác mà Đức Hồng Y Pell bị buộc tội. Chánh án Kidd của Tòa án quận không cho phép chiếu phim hoạt hình. Thế là xong. Tại sao các bồi thẩm không được đưa đến nhà thờ để tự mình nhìn thấy bố cục, trình tự của một cuộc rước sau thánh lễ tại nhà thờ chính tòa Melbourne, và phẩm phục mà Đức Hồng Y Pell thường mặc? Tôi không biết tại sao lại không làm như thế. Đây dường như là một thất bại nhãn tiền trong chiến lược biện hộ.

Các luật sư bảo vệ thiếu quyết liệt trong việc trưng ra các bằng cớ cho thấy tính chất bất khả thi của tội phạm bị cáo buộc, và đã không cho phép Đức Hồng Y Pell lên tiếng bảo vệ, thế nên bằng chứng mong manh của người khiếu nại đã gây được chú ý. Thêm vào đó là bầu không khí định kiến trước phiên tòa, nên tôi bắt đầu thấy làm thế nào, một bồi thẩm đoàn có thể đã bị ảnh hưởng đến mức tin vào một điều khó tin như thế.

Đức Hồng Y Pell trở về chốn biệt giam, không được phép cử hành Thánh lễ, và tôi được biết, hoàn toàn không được tiếp cận với ánh nắng mặt trời. Chúng ta phải cầu nguyện cho ngài, và cả cho những người, vì bất cứ lý do gì, đã buộc tội ngài.

Và Đức Hồng Y phải kháng cáo lên Tòa án tối cao Úc, một tòa án được đặt bên ngoài biên giới Victoria và vượt ra ngoài sự thao túng đang phổ biến hiện. Ngài cần phải làm điều này không chỉ vì lợi ích của mình, mà còn vì lợi ích của mỗi linh mục. Hiện tại không có linh mục nào an toàn. #prayersforpell

Alexander Downer, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Úc và hiện là Cao ủy Úc tại Vương quốc Anh nói trên Đài phát thanh 4 sáng nay rằng chúng ta phải thông cảm với nạn nhân. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không tin, trên cơ sở bằng chứng, rằng đã từng có một nạn nhân. Làm sao lại có thể thông cảm với một người mà ta tin rằng không hề tồn tại?