TGP Saigon – Thứ Bảy 11-2-2012, nhà thờ Tân Định đã tổ chức lễ cầu nguyện cho các bệnh nhân liên hạt lúc 17 giờ cùng ngày.
Chủ tế là ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục phó giáo phận Phú Cường. Cùng đồng tế có Đức ông Jean Marie (tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Y tế), LM Giuse Bùi Công Trác (thuộc Bộ Truyền giáo Rôma), LM G.B. Võ Văn Ánh (chính xứ Tân Định, kiêm đặc trách giáo dân và hạt trưởng hạt Tân Định), và 13 linh mục khác.
Ngày Quốc tế Bệnh nhân tại giáo xứ Tân Định Saigòn (Photos: Maria Vũ Loan)
Nhiều bệnh nhân đã tới, trong đó nhiều bệnh nhân ngồi xe lăn, cùng với nhiều người từ các nơi trong Saigon về tham dự. Ước chừng có tới hơn 4.000 người.
Chân phước GH Gioan Phaolô II đã chọn ngày Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức làm Ngày Quốc tế Bệnh nhân từ năm 1992. Ngài nói: “Ngày Quốc tế Bệnh nhân là cơ hội để tái khám phá mối quan hệ sâu sắc giữa Đức Mẹ và những người đau yếu. Điều đáng nói là có một sự liên kết gần gũi giữa Đức Mẹ Lộ Đức và thế giới những người đau khổ và yếu đau. Trong đền thánh vươn lên bên cạnh hang đá Massabielle, những bệnh nhân luôn là những người được ưu tiên, và theo dòng thời gian, Lộ Đức đã trở nên một cứ điểm thực sự của đời sống và hy vọng”.
Ngài nói thêm: “Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ là hoa quả đầu mùa của Ơn Cứu Chuộc, được Đức Kitô hoàn tất với lời hứa chiến thắng tội lỗi của Người. Nguồn suối phun lên từ lòng đất, mà Đức Mẹ đã mời Bernadette uống, mang đến sức mạnh của Thần Khí Chúa Kitô, là thuốc chữa lành con người hoàn toàn và mang đến cho con người sự sống muôn đời”.
Đúng 17 giờ, đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. LM Giuse Bùi Công Trác, người cùng đi với Đức ông Jean Marie, giới thiệu đôi nét về Đức ông Jean Marie: Sinh năm 1955, người Congo, là con thứ hai trong một gia đình Công giáo gia giáo, du học ở Rôma, có bằng cấp về nghệ thuật và Giáo luật, vừa được ĐGH Biển Đức XVI bổ nhiệm tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Y tế.
Đức ông Jean Marie tới Việt Nam theo lời mời của ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn. Tuy nhiên, có nhiều nơi mời nên trước khi đi, Đức ông Jean Marie đã gặp ĐGH và hỏi ý kiến. ĐGH nói nên tới Việt Nam, và Đức ông đã vâng lời ĐGH. Ngày 12-2-2012, Đức ông Jean Marie và LM Giuse Bùi Công Trác lên đường về lại Rôma.
Phúc âm lễ Đức Mẹ Lộ Đức là đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan, nói về việc Chúa Giêsu làm phép lạ “hóa nước thành rượu” tại tiệc cưới Cana, phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu tại Galilê. Thấy nhà đám hết rượu, Đức Mẹ thương họ nên nói nhỏ với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2:3). Dù Chúa Giêsu nói: “Mẹ ơi, chuyện đó có can gì tới mẹ và con? Giờ của con chưa đến” (Ga 2:4). Thế nhưng Đức Mẹ tin vững vàng và mạnh mẽ, đi nói với quản gia: “Hễ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2:5). Và phép lạ đã xảy ra “hai năm rõ mười”.
Đức ông Jean Marie là người giảng trong thánh lễ. Ngài giảng bằng tiếng Ý, người thông dịch là LM Giuse Bùi Công Trác. Mở đầu bài giảng, Đức ông chào mọi người bằng tiếng Việt: “Xin chào anh chị em”.
Ngài chia sẻ: “Khi đến với các bệnh nhân, chúng ta được mời gọi chia sẻ với họ. Tưởng rằng chúng ta đến an ủi họ, nhưng chính họ lại cho chúng ta sự cảm nghiệm về cuộc sống. Người bệnh đau thể lý, nhưng chúng ta cũng bệnh về tinh thần. Ai cũng cần Chúa chữa lành hồn và xác. Cầu cho bệnh lại chính là cầu cho mình. Bị bệnh lâu năm, người ta có thể chán nản và thất vọng. Chính Chúa Giêsu cũng đã thắc mắc: ‘Sao Cha bỏ rơi con?’ (Mt 27:45). Trong thử thách, chúng ta cần có niềm tin vững vàng. Hãy chạy đến với Chúa để xin ơn cứu độ, và Người sẽ cứu. Chúa nói với người bất toại: ‘Hãy đứng dậy mà đi’ (Mc 2:11). Nhờ đức tin mà bệnh nhân bại liệt này được chữa lành. Có đức tin mạnh thì sẽ thấy điều bất ngờ. Bệnh tật là hệ quả của sự dữ, của tội lỗi. Phải có đức tin để đánh bại sự dữ. Khi bệnh, chúng ta thấy yếu đuối, nhưng chính khi chúng ta yếu lại là lúc chúng ta mạnh, vì Chúa đang dùng chúng ta”.
Trong mấy ngày ở Việt Nam, ngài đã đi thăm nhiều mái ấm, nhà mở, viện mồ côi. Ngài cảm ơn các bệnh nhân vì họ đã củng cố niềm tin cho ngài. Ngài tạ ơn Đức Mẹ và cũng cảm ơn mọi người đã nhẫn nại ngồi nghe ngài nói, dù ngài không thể nói bằng tiếng Việt.
Kết thúc bài giảng, ngài cũng nói một câu tiếng Việt: “Xin cảm ơn”. Mọi người vỗ tay vang dội.
Tiếp đến là phần trao ban Bí tích Xức dầu cho các bệnh nhân. Các linh mục chia nhau đến tận chỗ bệnh nhân ngồi để xức dầu, ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước cũng đích thân đi xức dầu cho các bệnh nhân. 9ặc biệt là nhiều người thuộc các tôn giáo bạn cũng đến tham dự khá đông, họ xin và nhiều người trong họ cũng được xức dầu thánh. Nhiều người khỏe cũng được xức dầu, vì bí tích này không chỉ chữa lành phần hồn mà cả phần xác.
Trước khi kết lễ, ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước đã ban Phép lành Tòa thánh cho mọi người tham dự thánh lễ.
Tạ lễ là bài thánh ca Nguồn Cậy Trông: “Mẹ nguồn cậy trông, chưa thấy ai xin Mẹ về không. Hỡi Mẹ Thiên Chúa, xin hãy lắng nghe con nài van. Mẹ nguồn an vui, ôi Nữ trinh là nguồn an vui. Hết tình kêu khấn, con tin chắc Mẹ thương nhận lời”.
Chắc chắn Đức Mẹ nhận lời những ai thành tâm khấn nguyện, và Đức Mẹ không muốn ai phải thất vọng mà về không bao giờ!
Thánh lễ kết thúc lúc 18 giờ 50. Trước khi ra về, mỗi bệnh nhân đều được nhận một phần quà như dấu chỉ của tình liên đới yêu thương. Đó là nhờ Hồng ân Thiên Chúa!
Chủ tế là ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước, Giám mục phó giáo phận Phú Cường. Cùng đồng tế có Đức ông Jean Marie (tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Y tế), LM Giuse Bùi Công Trác (thuộc Bộ Truyền giáo Rôma), LM G.B. Võ Văn Ánh (chính xứ Tân Định, kiêm đặc trách giáo dân và hạt trưởng hạt Tân Định), và 13 linh mục khác.
Ngày Quốc tế Bệnh nhân tại giáo xứ Tân Định Saigòn (Photos: Maria Vũ Loan)
Nhiều bệnh nhân đã tới, trong đó nhiều bệnh nhân ngồi xe lăn, cùng với nhiều người từ các nơi trong Saigon về tham dự. Ước chừng có tới hơn 4.000 người.
Chân phước GH Gioan Phaolô II đã chọn ngày Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức làm Ngày Quốc tế Bệnh nhân từ năm 1992. Ngài nói: “Ngày Quốc tế Bệnh nhân là cơ hội để tái khám phá mối quan hệ sâu sắc giữa Đức Mẹ và những người đau yếu. Điều đáng nói là có một sự liên kết gần gũi giữa Đức Mẹ Lộ Đức và thế giới những người đau khổ và yếu đau. Trong đền thánh vươn lên bên cạnh hang đá Massabielle, những bệnh nhân luôn là những người được ưu tiên, và theo dòng thời gian, Lộ Đức đã trở nên một cứ điểm thực sự của đời sống và hy vọng”.
Ngài nói thêm: “Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Mẹ là hoa quả đầu mùa của Ơn Cứu Chuộc, được Đức Kitô hoàn tất với lời hứa chiến thắng tội lỗi của Người. Nguồn suối phun lên từ lòng đất, mà Đức Mẹ đã mời Bernadette uống, mang đến sức mạnh của Thần Khí Chúa Kitô, là thuốc chữa lành con người hoàn toàn và mang đến cho con người sự sống muôn đời”.
Đúng 17 giờ, đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. LM Giuse Bùi Công Trác, người cùng đi với Đức ông Jean Marie, giới thiệu đôi nét về Đức ông Jean Marie: Sinh năm 1955, người Congo, là con thứ hai trong một gia đình Công giáo gia giáo, du học ở Rôma, có bằng cấp về nghệ thuật và Giáo luật, vừa được ĐGH Biển Đức XVI bổ nhiệm tổng thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Y tế.
Đức ông Jean Marie tới Việt Nam theo lời mời của ĐHY G.B. Phạm Minh Mẫn. Tuy nhiên, có nhiều nơi mời nên trước khi đi, Đức ông Jean Marie đã gặp ĐGH và hỏi ý kiến. ĐGH nói nên tới Việt Nam, và Đức ông đã vâng lời ĐGH. Ngày 12-2-2012, Đức ông Jean Marie và LM Giuse Bùi Công Trác lên đường về lại Rôma.
Phúc âm lễ Đức Mẹ Lộ Đức là đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan, nói về việc Chúa Giêsu làm phép lạ “hóa nước thành rượu” tại tiệc cưới Cana, phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu tại Galilê. Thấy nhà đám hết rượu, Đức Mẹ thương họ nên nói nhỏ với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2:3). Dù Chúa Giêsu nói: “Mẹ ơi, chuyện đó có can gì tới mẹ và con? Giờ của con chưa đến” (Ga 2:4). Thế nhưng Đức Mẹ tin vững vàng và mạnh mẽ, đi nói với quản gia: “Hễ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2:5). Và phép lạ đã xảy ra “hai năm rõ mười”.
Đức ông Jean Marie là người giảng trong thánh lễ. Ngài giảng bằng tiếng Ý, người thông dịch là LM Giuse Bùi Công Trác. Mở đầu bài giảng, Đức ông chào mọi người bằng tiếng Việt: “Xin chào anh chị em”.
Ngài chia sẻ: “Khi đến với các bệnh nhân, chúng ta được mời gọi chia sẻ với họ. Tưởng rằng chúng ta đến an ủi họ, nhưng chính họ lại cho chúng ta sự cảm nghiệm về cuộc sống. Người bệnh đau thể lý, nhưng chúng ta cũng bệnh về tinh thần. Ai cũng cần Chúa chữa lành hồn và xác. Cầu cho bệnh lại chính là cầu cho mình. Bị bệnh lâu năm, người ta có thể chán nản và thất vọng. Chính Chúa Giêsu cũng đã thắc mắc: ‘Sao Cha bỏ rơi con?’ (Mt 27:45). Trong thử thách, chúng ta cần có niềm tin vững vàng. Hãy chạy đến với Chúa để xin ơn cứu độ, và Người sẽ cứu. Chúa nói với người bất toại: ‘Hãy đứng dậy mà đi’ (Mc 2:11). Nhờ đức tin mà bệnh nhân bại liệt này được chữa lành. Có đức tin mạnh thì sẽ thấy điều bất ngờ. Bệnh tật là hệ quả của sự dữ, của tội lỗi. Phải có đức tin để đánh bại sự dữ. Khi bệnh, chúng ta thấy yếu đuối, nhưng chính khi chúng ta yếu lại là lúc chúng ta mạnh, vì Chúa đang dùng chúng ta”.
Trong mấy ngày ở Việt Nam, ngài đã đi thăm nhiều mái ấm, nhà mở, viện mồ côi. Ngài cảm ơn các bệnh nhân vì họ đã củng cố niềm tin cho ngài. Ngài tạ ơn Đức Mẹ và cũng cảm ơn mọi người đã nhẫn nại ngồi nghe ngài nói, dù ngài không thể nói bằng tiếng Việt.
Kết thúc bài giảng, ngài cũng nói một câu tiếng Việt: “Xin cảm ơn”. Mọi người vỗ tay vang dội.
Tiếp đến là phần trao ban Bí tích Xức dầu cho các bệnh nhân. Các linh mục chia nhau đến tận chỗ bệnh nhân ngồi để xức dầu, ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước cũng đích thân đi xức dầu cho các bệnh nhân. 9ặc biệt là nhiều người thuộc các tôn giáo bạn cũng đến tham dự khá đông, họ xin và nhiều người trong họ cũng được xức dầu thánh. Nhiều người khỏe cũng được xức dầu, vì bí tích này không chỉ chữa lành phần hồn mà cả phần xác.
Trước khi kết lễ, ĐGM Giuse Nguyễn Tấn Tước đã ban Phép lành Tòa thánh cho mọi người tham dự thánh lễ.
Tạ lễ là bài thánh ca Nguồn Cậy Trông: “Mẹ nguồn cậy trông, chưa thấy ai xin Mẹ về không. Hỡi Mẹ Thiên Chúa, xin hãy lắng nghe con nài van. Mẹ nguồn an vui, ôi Nữ trinh là nguồn an vui. Hết tình kêu khấn, con tin chắc Mẹ thương nhận lời”.
Chắc chắn Đức Mẹ nhận lời những ai thành tâm khấn nguyện, và Đức Mẹ không muốn ai phải thất vọng mà về không bao giờ!
Thánh lễ kết thúc lúc 18 giờ 50. Trước khi ra về, mỗi bệnh nhân đều được nhận một phần quà như dấu chỉ của tình liên đới yêu thương. Đó là nhờ Hồng ân Thiên Chúa!