Hồng Kông: Nhân dịp kỷ niệm 6 năm Hồng Kông thuộc về chủ quyền Cộng Sản Trung Quốc theo một “quốc gia hai hệ thống”, gần 1 triệu người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình vào ngày 1/7 phản đối Ðạo Luật 23 về An Ninh Quốc Gia mà sẽ có hiệu lực vào ngày Thứ Tư tới đây 9/7.
Cuộc biểu tình chống đối chưa từng xảy ra tại Hồng Kông kể từ khi có những cuộc xuống đường đòi hỏi dân chủ vào năm 1989 tại Thiên An Môn, lần này dân chúng Hồng Kông yêu cầu bải bõ đạo luật số 23 này. Cư dân Hồng Kông lo ngại rằng đạo luật mới với định nghĩa mù mờ, lèo lái bên trong, không còn tự do báo chí, tự do ngôn ngữ và tự do các tổ chức điều này bao hàm đến tôn giáo và tín ngưỡng.
Trong ngày biểu tình 1/7 vừa qua, dân chúng Hồng Kông cũng bày tỏ nỗi phẫn uất và yêu cầu Chủ Tịch Hành Pháp Ðổng Kiến Hoa tại Hồng Kông thoái vị, là người đã điều hành trong quá trình nhiệm kỳ 6 năm qua đã đưa đến tình trạng kinh tế thoái hóa và nhiều vấn đề khác nữa trên lãnh thổ này.
Trước khi tuần hành, trong số gần 1 triệu người có hơn 10 000 người phần lớn là Công Giáo đã tụ họp riêng cầu nguyện tại Công Viên Victoria dưới sự hướng dẫn của Giám Mục Giuse Trần Minh Quân và mục sư So shing-yit là thư ký Hội Ðồng Kitô Giáo Hồng Kông.
Trong dịp này Ðức Cha Quân là người đã từng lên tiếng mạnh mẽ phản đối đạo luật mới, đã nói với tín hữu tập họp: “Chúng ta buộc phải biểu tình vì ý kiến của chúng ta không được xét tới. Chúng ta phải thực lòng với lương tâm và có thể trả lẽ cho thế hệ tương lai của chúng ta”.
Ðức Cha cũng nói với đoàn người tụ tập tại công viên trước khi xuất hành “nếu chúng ta nhìn thấy xảy ra những bất công, dĩ nhiên chúng ta phải bày tỏ nỗi tức giận”.
Riêng Mục Sư So đã nói người tín hữu Kitô có bổn phận mang lại tự do và công lý cho con người để xây dựng vương quốc Thiên Chúa tại thế. Sau buổi cầu nguyện giáo dân bắt đầu hát những bài thánh ca, trao đổi các biểu ngữ hòa bình, trong lúc đó Ðức Cha Trần Minh Quân đã đến nhà thờ Công Giáo gần đó để cầu nguyện.
Không riêng gì giới Công Giáo, cư dân tại Hồng Kông rất cảm kích và khen ngợi tấm lòng nhiệt thành, can đảm, dám nói và dám làm của Ðức Cha Giuse Trần Minh Quân. Có người bày tỏ rằng “Ðức Cha Quân không chỉ là một người Công Giáo nhưng Ngài cũng là người Hồng Kông”. Cũng cần nhắc lại trong một hội nghị vào ngày 7/6 với các ký giả và các nhà trí thức, Ðức Cha Quân đã phát biểu: “Ðiều quan trọng là lắng nghe Lời Chúa hơn là miệng lưỡi người đời. Theo nguyên lý đạo đức của Công Giáo lắng nghe Lời Chúa, việc ban hành luật (23) sẽ vị phạm đến nhân quyền”.
Với số người biểu tình quá đông như thế, đoàn người xuất phát từ Công Trường Victoria tuần hành tới các văn phòng chính phủ đã kéo dài từ 3 giờ chiều đến 9 giờ 30 tối, mà nếu đi bộ bình thường thì chỉ mất có 1 tiếng đồng hồ.
Vào những giờ trước đó, Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tránh gặp đoàn người biểu tình nên đã vội vã cuốn khăn gói trở về Trung Quốc trong chuyến viếng thăm 3 ngày. Trước khi ông trở về, ông đã bảo đảm với dân chúng bằng những câu mà ông đã học thuộc lòng theo sách vở tại Trung Quốc, là đạo luật này sẽ không tước đi tự do và quyền lợi. Ông còn năn nỉ kêu gọi đến sự thông cảm, tin tưởng và đoàn kết giữa người dân địa phương.
Theo đạo luật 23 mới này, chính quyền địa phương tại Hồng Kông sẽ toàn quyến cấm chỉ sự đánh cắp các tài liệu an ninh quốc gia hay các hành đồng phản động, ly khai, dấy loạn hay chống đối đối với chính quyền trung ương tại Trung Quốc.
Ðiều khoản này cũng cấm các tổ chức chính trị ngước ngoài hoạt động chính trị tại Hồng Kông và cấm các tổ chức chính trị tại Hồng Kông liên kết với các tổ chức chính trị nước ngoài.
Cuộc biểu tình chống đối chưa từng xảy ra tại Hồng Kông kể từ khi có những cuộc xuống đường đòi hỏi dân chủ vào năm 1989 tại Thiên An Môn, lần này dân chúng Hồng Kông yêu cầu bải bõ đạo luật số 23 này. Cư dân Hồng Kông lo ngại rằng đạo luật mới với định nghĩa mù mờ, lèo lái bên trong, không còn tự do báo chí, tự do ngôn ngữ và tự do các tổ chức điều này bao hàm đến tôn giáo và tín ngưỡng.
Trong ngày biểu tình 1/7 vừa qua, dân chúng Hồng Kông cũng bày tỏ nỗi phẫn uất và yêu cầu Chủ Tịch Hành Pháp Ðổng Kiến Hoa tại Hồng Kông thoái vị, là người đã điều hành trong quá trình nhiệm kỳ 6 năm qua đã đưa đến tình trạng kinh tế thoái hóa và nhiều vấn đề khác nữa trên lãnh thổ này.
Trước khi tuần hành, trong số gần 1 triệu người có hơn 10 000 người phần lớn là Công Giáo đã tụ họp riêng cầu nguyện tại Công Viên Victoria dưới sự hướng dẫn của Giám Mục Giuse Trần Minh Quân và mục sư So shing-yit là thư ký Hội Ðồng Kitô Giáo Hồng Kông.
Trong dịp này Ðức Cha Quân là người đã từng lên tiếng mạnh mẽ phản đối đạo luật mới, đã nói với tín hữu tập họp: “Chúng ta buộc phải biểu tình vì ý kiến của chúng ta không được xét tới. Chúng ta phải thực lòng với lương tâm và có thể trả lẽ cho thế hệ tương lai của chúng ta”.
Ðức Cha cũng nói với đoàn người tụ tập tại công viên trước khi xuất hành “nếu chúng ta nhìn thấy xảy ra những bất công, dĩ nhiên chúng ta phải bày tỏ nỗi tức giận”.
Riêng Mục Sư So đã nói người tín hữu Kitô có bổn phận mang lại tự do và công lý cho con người để xây dựng vương quốc Thiên Chúa tại thế. Sau buổi cầu nguyện giáo dân bắt đầu hát những bài thánh ca, trao đổi các biểu ngữ hòa bình, trong lúc đó Ðức Cha Trần Minh Quân đã đến nhà thờ Công Giáo gần đó để cầu nguyện.
Không riêng gì giới Công Giáo, cư dân tại Hồng Kông rất cảm kích và khen ngợi tấm lòng nhiệt thành, can đảm, dám nói và dám làm của Ðức Cha Giuse Trần Minh Quân. Có người bày tỏ rằng “Ðức Cha Quân không chỉ là một người Công Giáo nhưng Ngài cũng là người Hồng Kông”. Cũng cần nhắc lại trong một hội nghị vào ngày 7/6 với các ký giả và các nhà trí thức, Ðức Cha Quân đã phát biểu: “Ðiều quan trọng là lắng nghe Lời Chúa hơn là miệng lưỡi người đời. Theo nguyên lý đạo đức của Công Giáo lắng nghe Lời Chúa, việc ban hành luật (23) sẽ vị phạm đến nhân quyền”.
Với số người biểu tình quá đông như thế, đoàn người xuất phát từ Công Trường Victoria tuần hành tới các văn phòng chính phủ đã kéo dài từ 3 giờ chiều đến 9 giờ 30 tối, mà nếu đi bộ bình thường thì chỉ mất có 1 tiếng đồng hồ.
Vào những giờ trước đó, Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tránh gặp đoàn người biểu tình nên đã vội vã cuốn khăn gói trở về Trung Quốc trong chuyến viếng thăm 3 ngày. Trước khi ông trở về, ông đã bảo đảm với dân chúng bằng những câu mà ông đã học thuộc lòng theo sách vở tại Trung Quốc, là đạo luật này sẽ không tước đi tự do và quyền lợi. Ông còn năn nỉ kêu gọi đến sự thông cảm, tin tưởng và đoàn kết giữa người dân địa phương.
Theo đạo luật 23 mới này, chính quyền địa phương tại Hồng Kông sẽ toàn quyến cấm chỉ sự đánh cắp các tài liệu an ninh quốc gia hay các hành đồng phản động, ly khai, dấy loạn hay chống đối đối với chính quyền trung ương tại Trung Quốc.
Ðiều khoản này cũng cấm các tổ chức chính trị ngước ngoài hoạt động chính trị tại Hồng Kông và cấm các tổ chức chính trị tại Hồng Kông liên kết với các tổ chức chính trị nước ngoài.