Hội Caritas Thanh Hóa Mổ Mắt Miễn Phí: Khi Ánh Sáng Về Với Người Nghèo
Giáng sinh vừa mới khép lại một mùa hồng ân, mùa an vui, thì năm mới chào đón một mùa hạnh phúc. Khắp thế giới muôn ngàn bông hoa bung nở trên bầu trời. Hàng ngàn ánh sáng rắc lên không trung và lấp lánh soi sáng cho một khởi đầu năm rực rỡ. Thế nhưng cái tết đến gần, cái mùa mà ai cũng mừng vui đó, có những mảnh đời trên quê Thanh, có những con người, có những cánh cửa bị ánh sáng đóng lại. Trên những đôi mắt đó, ánh sáng nhân gian, chút nắng đông yếu ớt cũng trở thành những viên ngọc đẹp nhất, kỳ ảo nhất… Và những đôi mắt đó không ngừng ước mơ, những mơ ước giản dị nhất…Ước mơ được nhìn thấy…
Ước tính có gần 400 bệnh nhân được mổ mắt miễn phí
Ba ngày đối với tôi – một sinh viên mới ra trường những trải nghiệm thú vị và sâu sắc. Tôi vẫn biết rằng trên quê hương của tôi – mảnh đất lửng lơ giữa miền bắc và miền trung, mảnh đất với những trận gió Lào bỏng lửa, những cơn bão hoành hành, người nghèo nhiều lắm. Nhưng trong suy nghĩ của tôi, dường như cuộc sống còn quá đơn giản. Bước ra đời, đi tới nhiều nơi, tôi mới thực sự biết rằng, tôi là người hạnh phúc. Bố mẹ sinh ra tôi, Thiên Chúa ban cho tôi một cuộc
sống bình thường và đặc biệt là đôi mắt khỏe mạnh để tôi nhìn thấy nhân gian. Và hôm nay tôi nhìn thấy vạn cảnh đời trước mắt. Có cái gì cay cay rơi trên khóe lệ. Tôi biết rằng đó là sự cảm thông, là tiếc nuối, là nỗi đau khổ khi nhìn những đôi mắt nheo lại cố nhìn ra tôi. Những đôi mắt ấy hoặc vì tuổi già, hoặc vì cái nghèo, hoặc do bẩm sinh, hoặc do hóa chất… đã lấy đi một phần thiên chức cao cả của nó. Và tôi cũng biết, giọt lệ cay cay mà tôi đang có đây cũng chính là niềm hạnh phúc mà tôi đọc được trên những người bệnh được mổ mắt trong ba ngày 31/12/2011 – 2/1/2012 tại bệnh viện Thành Phố.
Đa số người bệnh mổ mắt lần này là các cụ ông, cụ bà tuổi từ 50 – 90
Mổ mắt là chương trình từ thiện, bác ái mà Hội Caritas Thanh Hóa triển khai một vài năm gần đây. Nhờ những tấm lòng hảo tâm của quý ân nhân xa gần, những trái tim nhiệt huyết của các y bác sĩ, khát vọng được cống hiến của các bạn sinh viên. Đặc biệt dịp khám chữa mắt, phát thuốc lần này do chị Huyên (việt kiều Úc) tài trợ… mà chương trình đã đi vào thực tế một cách thành công. Trên chiếc xe nhỏ, các bác sĩ, các bạn sinh viên – các cộng tác viên, đã đến với những vùng thôn quê xa xôi nhất của đất Thanh Hóa. Từ vùng núi Phong Ý cheo leo trên những ngọn đồi, ngọn núi, đến xứ Kiến An vùng sâu, từ đồng bằng đến miền biển… đâu có những đôi mắt trông chờ, nơi ấy sẽ có đoàn khám mắt đến với bà con. Những bữa cơm vội vã, tạm bợ, đoàn khám mắt có khi phải đi hai, ba xứ trong một ngày. Có bác sĩ tuổi đã cao như bác sĩ Kim ở Tam Tổng, đi nhiều thế mà chưa bao giờ thấy ông nói mệt. Ông vẫn luôn sẵn sàng mỗi khi được gọi…
Sau những chuyến khám mắt tại các giáo xứ, những bệnh nhân mổ mắt được tập hợp lại tại bệnh viện Thành Phố - nơi mà Hội Caritas thuê để toàn tâm phục vụ bệnh nhân. Bác sĩ Mẫn và bác sĩ Phi từ đất Sài Gòn xa xôi, lạ lẫm với cái lạnh của quê Bắc là người chịu trách nhiệm mổ mắt cho bệnh nhân.
Có nhiều cụ bà lần đầu xa nhà, lần đầu lên thành phố, cái gì cũng khiến bà sợ, cái gì cũng khiến bà lo...
Hàng trăm người đổ dồn về bệnh viện trong ba ngày. Ước tính sơ sơ cũng phải có đến gần 400 bệnh nhân. Đó là chưa kể đến những bệnh nhân đến xin khám thêm, những bệnh nhân bên lương nghe nói có mổ mắt miễn phí cùng xin được khám mắt.
Đa số người bệnh mổ mắt lần này là các cụ ông, cụ bà tuổi từ 50 – 90, cũng có một số các bệnh nhân trẻ tuổi hơn, nhưng con số đó nhỏ hơn rất nhiều.
Có nhiều cụ bà lần đầu xa nhà, lần đầu lên thành phố, cái gì cũng khiến bà sợ, cái gì cũng khiến bà lo. Có nhiều ông lại chỉ mong mổ nhanh nhanh để “tôi về nhà với bà, để bà ở nhà một mình, bà buồn lắm”. Bà Lê Thị Phúc 66 tuổi đến từ Giáo xứ Hữu Lễ đi từ sáng sớm, chờ đến cuối ngày vẫn chưa đến lượt mình thì sốt ruột. Bà nói: “Cả làng có mình tôi là chưa mổ, mọi người mổ xong về hết rồi. Tôi lại đi có một mình, biết làm răng bây giờ”…
Chị Nhung đến từ xứ Kẻ Vàng tuổi trẻ hơn, nhìn chị tôi không nghĩ là phải mổ mắt. Trông chị rất khỏe mạnh, lại hay nói, hay cười. Thế nhưng mắt chị cũng bị mờ đã lâu, nhà nghèo nên cũng ngại lui tới bác sĩ. Nghe có đợt mổ mắt miễn phí cho người nghèo, chị vui lắm. Chị hạnh phúc chia sẻ với tôi “Chị đi một mình thôi, chị khỏe mà. Mơ ước mãi mới được đi mổ mắt đó. Vui lắm, thế là tết này được nhìn ngắm thoải mái rồi”. Khác với các cụ khi bước vào phòng mổ thì lo lắng, chị bước vào phòng mổ với nụ cười tươi tắn, chị còn quay lại cười và vẫy tôi, “chờ một tẹo chị mổ xong ra nói chuyện tiếp nhé”.
Những niềm vui giản dị mà lớn lao là như thế.
Nhưng bên cạnh đó, có những lúc, có những bệnh nhân khiến cả gian phòng phải nín lặng. Vì quá xúc động tôi đã quên không hỏi tên của anh. Anh đến từ giáo xứ Hoài Yên, anh còn khá trẻ, khoảng 30 tuổi. Anh có khuôn mặt hiền, hiền lắm. Chỉ duy có đôi mắt đã chỉ còn một nửa. Một mắt của anh đã mất đi chức năng khi anh chào đời được một tháng tuổi. Con mắt còn lại cũng chỉ thấy mờ mờ. Cuộc đời bé thơ của anh đã không được vẹn tròn với những trò chơi, những trận đuổi bắt… Anh lập gia đình, và tôi nghe kể, vợ anh cũng có hoàn cảnh tương tự, có khi còn nặng hơn anh. Hai vợ chồng anh chị đã có một đứa con. Thiên Chúa đã cất lên vai anh chị cái gánh quá nặng, anh chị đã vác Thánh Giá đau khổ theo chân Chúa. Và hạnh phúc đã mỉm cười khi đứa con của anh chị may mắn có đôi mắt khỏe. Con là đôi mắt của bố mẹ. Anh cũng đã ngỡ rằng anh cũng có thể thêm chút sáng cho con mắt khi được thông báo đi mổ mắt tại bệnh viện Thành phố. Dù cho có tàn tật nhưng anh đến từ rất sớm. Anh nói rằng anh đi từ lúc 4 giờ sáng cùng với người chú. Anh nhường mọi người đến sau mình, cho đến cuối ngày, anh mới bước vào phòng mổ. Hi vọng mong manh của anh cũng vụt tắt khi bác sĩ nói rằng trường hợp của anh không thể mổ…
Đã làm bác ái, nào có ai nghĩ đến thiệt hơn. Hơn nữa lại là làm cho cộng đoàn Công giáo, cùng là con Mẹ Maria, cùng là con chiên của Chúa.
Mọi người đều thương anh, đều tiếc cho anh. Nhưng anh thì không. Có lẽ anh chấp nhận. Khuôn mặt hiền từ ấy không biểu lộ sự thất vọng. Mà cũng có thể anh đã quá quen với những nỗi đau như vậy. Nhìn anh ngồi ăn cháo, bình thản mà lặng lẽ khiến ai cũng phải suy nghĩ. Nhiều bạn sinh viên còn nói rằng, nhìn anh như thế mới biết mình may mắn và hạnh phúc biết bao nhiêu.
Anh mạnh mẽ lắm, anh đã đi được nửa chặng đường với hoàn cảnh như thế. Nửa cuộc đời còn lại anh sẽ sống và sống tốt hơn. Bởi anh có được rất nhiều những tấm lòng chia sẻ, quan tâm và đồng cảm. Cầu chúc anh luôn bình an là những gì tôi có thể làm cho anh…
Một ngày kết thúc, lại một ngày mới mở ra. Sau một đêm nghỉ ngơi, các bác sĩ và các bạn sinh viên lại bắt đầu công việc của mình, từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa, từ 13 giờ đến 18 giờ chiều. Ông Ngôn ở giáo xứ Chính Tòa phục vụ miễn phí cháo cho bệnh nhân và người nhà. Những bệnh nhân phải ở lại đêm cũng được phát chăn gối, người nào không quen đường, giáo xứ không có đoàn xe sẽ có các tình nguyện viên đưa ra tận bến xe… Thuốc cũng được phát miễn phí kèm hướng dẫn sử dụng. Tôi còn nhớ có một chị đã nói với tôi, ở đây người ta phục vụ tận tình quá, cứ như ở nhà vậy.
Thêm một đôi mắt sáng là thêm một cánh cửa mở ra, thêm một cái tết trọn vẹn
Đã làm bác ái, nào có ai nghĩ đến thiệt hơn. Hơn nữa lại là làm cho cộng đoàn Công giáo, cùng là con Mẹ Maria, cùng là con chiên của Chúa.
Thêm một đôi mắt sáng là thêm một cánh cửa mở ra, thêm một cái tết trọn vẹn. Vâng, giao thừa ở Tây Phương đã điểm, còn chúng ta, chúng ta chờ đón một cái tết chỉ chưa tròn một tháng nữa. Hãy cùng cầu chúc một năm mới bình anh, hạnh phúc cho toàn thể mọi người, và đặc biệt hơn là những người nghèo bất hạnh. Cầu chúc cho năm mới, Hội Caritas sẽ được quan tâm, ủng hộ hơn nữa, để hội tiếp tục mang ánh sáng đến với những bệnh nhân nghèo xứ Thanh yêu thương…
Ước tính có gần 400 bệnh nhân được mổ mắt miễn phí
Ba ngày đối với tôi – một sinh viên mới ra trường những trải nghiệm thú vị và sâu sắc. Tôi vẫn biết rằng trên quê hương của tôi – mảnh đất lửng lơ giữa miền bắc và miền trung, mảnh đất với những trận gió Lào bỏng lửa, những cơn bão hoành hành, người nghèo nhiều lắm. Nhưng trong suy nghĩ của tôi, dường như cuộc sống còn quá đơn giản. Bước ra đời, đi tới nhiều nơi, tôi mới thực sự biết rằng, tôi là người hạnh phúc. Bố mẹ sinh ra tôi, Thiên Chúa ban cho tôi một cuộc
Đa số người bệnh mổ mắt lần này là các cụ ông, cụ bà tuổi từ 50 – 90
Mổ mắt là chương trình từ thiện, bác ái mà Hội Caritas Thanh Hóa triển khai một vài năm gần đây. Nhờ những tấm lòng hảo tâm của quý ân nhân xa gần, những trái tim nhiệt huyết của các y bác sĩ, khát vọng được cống hiến của các bạn sinh viên. Đặc biệt dịp khám chữa mắt, phát thuốc lần này do chị Huyên (việt kiều Úc) tài trợ… mà chương trình đã đi vào thực tế một cách thành công. Trên chiếc xe nhỏ, các bác sĩ, các bạn sinh viên – các cộng tác viên, đã đến với những vùng thôn quê xa xôi nhất của đất Thanh Hóa. Từ vùng núi Phong Ý cheo leo trên những ngọn đồi, ngọn núi, đến xứ Kiến An vùng sâu, từ đồng bằng đến miền biển… đâu có những đôi mắt trông chờ, nơi ấy sẽ có đoàn khám mắt đến với bà con. Những bữa cơm vội vã, tạm bợ, đoàn khám mắt có khi phải đi hai, ba xứ trong một ngày. Có bác sĩ tuổi đã cao như bác sĩ Kim ở Tam Tổng, đi nhiều thế mà chưa bao giờ thấy ông nói mệt. Ông vẫn luôn sẵn sàng mỗi khi được gọi…
Có nhiều cụ bà lần đầu xa nhà, lần đầu lên thành phố, cái gì cũng khiến bà sợ, cái gì cũng khiến bà lo...
Hàng trăm người đổ dồn về bệnh viện trong ba ngày. Ước tính sơ sơ cũng phải có đến gần 400 bệnh nhân. Đó là chưa kể đến những bệnh nhân đến xin khám thêm, những bệnh nhân bên lương nghe nói có mổ mắt miễn phí cùng xin được khám mắt.
Đa số người bệnh mổ mắt lần này là các cụ ông, cụ bà tuổi từ 50 – 90, cũng có một số các bệnh nhân trẻ tuổi hơn, nhưng con số đó nhỏ hơn rất nhiều.
Chị Nhung đến từ xứ Kẻ Vàng tuổi trẻ hơn, nhìn chị tôi không nghĩ là phải mổ mắt. Trông chị rất khỏe mạnh, lại hay nói, hay cười. Thế nhưng mắt chị cũng bị mờ đã lâu, nhà nghèo nên cũng ngại lui tới bác sĩ. Nghe có đợt mổ mắt miễn phí cho người nghèo, chị vui lắm. Chị hạnh phúc chia sẻ với tôi “Chị đi một mình thôi, chị khỏe mà. Mơ ước mãi mới được đi mổ mắt đó. Vui lắm, thế là tết này được nhìn ngắm thoải mái rồi”. Khác với các cụ khi bước vào phòng mổ thì lo lắng, chị bước vào phòng mổ với nụ cười tươi tắn, chị còn quay lại cười và vẫy tôi, “chờ một tẹo chị mổ xong ra nói chuyện tiếp nhé”.
Những niềm vui giản dị mà lớn lao là như thế.
Nhưng bên cạnh đó, có những lúc, có những bệnh nhân khiến cả gian phòng phải nín lặng. Vì quá xúc động tôi đã quên không hỏi tên của anh. Anh đến từ giáo xứ Hoài Yên, anh còn khá trẻ, khoảng 30 tuổi. Anh có khuôn mặt hiền, hiền lắm. Chỉ duy có đôi mắt đã chỉ còn một nửa. Một mắt của anh đã mất đi chức năng khi anh chào đời được một tháng tuổi. Con mắt còn lại cũng chỉ thấy mờ mờ. Cuộc đời bé thơ của anh đã không được vẹn tròn với những trò chơi, những trận đuổi bắt… Anh lập gia đình, và tôi nghe kể, vợ anh cũng có hoàn cảnh tương tự, có khi còn nặng hơn anh. Hai vợ chồng anh chị đã có một đứa con. Thiên Chúa đã cất lên vai anh chị cái gánh quá nặng, anh chị đã vác Thánh Giá đau khổ theo chân Chúa. Và hạnh phúc đã mỉm cười khi đứa con của anh chị may mắn có đôi mắt khỏe. Con là đôi mắt của bố mẹ. Anh cũng đã ngỡ rằng anh cũng có thể thêm chút sáng cho con mắt khi được thông báo đi mổ mắt tại bệnh viện Thành phố. Dù cho có tàn tật nhưng anh đến từ rất sớm. Anh nói rằng anh đi từ lúc 4 giờ sáng cùng với người chú. Anh nhường mọi người đến sau mình, cho đến cuối ngày, anh mới bước vào phòng mổ. Hi vọng mong manh của anh cũng vụt tắt khi bác sĩ nói rằng trường hợp của anh không thể mổ…
Mọi người đều thương anh, đều tiếc cho anh. Nhưng anh thì không. Có lẽ anh chấp nhận. Khuôn mặt hiền từ ấy không biểu lộ sự thất vọng. Mà cũng có thể anh đã quá quen với những nỗi đau như vậy. Nhìn anh ngồi ăn cháo, bình thản mà lặng lẽ khiến ai cũng phải suy nghĩ. Nhiều bạn sinh viên còn nói rằng, nhìn anh như thế mới biết mình may mắn và hạnh phúc biết bao nhiêu.
Anh mạnh mẽ lắm, anh đã đi được nửa chặng đường với hoàn cảnh như thế. Nửa cuộc đời còn lại anh sẽ sống và sống tốt hơn. Bởi anh có được rất nhiều những tấm lòng chia sẻ, quan tâm và đồng cảm. Cầu chúc anh luôn bình an là những gì tôi có thể làm cho anh…
Một ngày kết thúc, lại một ngày mới mở ra. Sau một đêm nghỉ ngơi, các bác sĩ và các bạn sinh viên lại bắt đầu công việc của mình, từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa, từ 13 giờ đến 18 giờ chiều. Ông Ngôn ở giáo xứ Chính Tòa phục vụ miễn phí cháo cho bệnh nhân và người nhà. Những bệnh nhân phải ở lại đêm cũng được phát chăn gối, người nào không quen đường, giáo xứ không có đoàn xe sẽ có các tình nguyện viên đưa ra tận bến xe… Thuốc cũng được phát miễn phí kèm hướng dẫn sử dụng. Tôi còn nhớ có một chị đã nói với tôi, ở đây người ta phục vụ tận tình quá, cứ như ở nhà vậy.
Đã làm bác ái, nào có ai nghĩ đến thiệt hơn. Hơn nữa lại là làm cho cộng đoàn Công giáo, cùng là con Mẹ Maria, cùng là con chiên của Chúa.
Thêm một đôi mắt sáng là thêm một cánh cửa mở ra, thêm một cái tết trọn vẹn. Vâng, giao thừa ở Tây Phương đã điểm, còn chúng ta, chúng ta chờ đón một cái tết chỉ chưa tròn một tháng nữa. Hãy cùng cầu chúc một năm mới bình anh, hạnh phúc cho toàn thể mọi người, và đặc biệt hơn là những người nghèo bất hạnh. Cầu chúc cho năm mới, Hội Caritas sẽ được quan tâm, ủng hộ hơn nữa, để hội tiếp tục mang ánh sáng đến với những bệnh nhân nghèo xứ Thanh yêu thương…