Xem hình ảnh



Nền cũ lâu đài bóng tịch dương:

Bài hát "Con đường nào Chuá đã đi qua" cuả Cha Văn Chi, phó giám đốc VietCatholic, đã thúc đẩy những suy tư truyền giáo muà chay năm nay. Hình ảnh những con đường lầy lội trơn trợt cuả miền núi Tây Bắc Bộ, cuả 'vùng sâu vùng xa' Kontum, Lagi hay Hậu giang, đã luôn luôn nhận được nhiều nỗi thương cảm cuả độc giả VietCatholic.

Nhưng còn nhiều con đường Chuá được đón nhận từ rất lâu, nay trở thành hoang phế. Người đang tìm cách quay về nhưng chưa có lối!

Nhiều nơi ở ngoài Bắc VN, sau những biến cố dồn dập cuả chiến tranh, cuả đấu tố, cuả tiêu thổ kháng chiến, cuả đố kỵ là 'thế lực thù địch, phản động' mà do đó phải bị tiêu diệt bằng cách triệt hạ kinh tế, nhiều ngôi thánh đường cổ kính đã 'xuống cấp' đến nỗi nay không còn sửa chữa được nữa.

Trích dẫn lời trong email cuả Đức Giạ́m Mục Giuse Nguyễn chí Linh, tổng giám mục Huế, kiêm giám quản địa phận Thanh Hoá, thì "trong địa bàn xứ (Đa Minh, Thanh Hóa) có một giáo họ tên là Lâm Cầu, nhà thờ đã mục nát như cha Ba đã trình bày. Đã mấy đời cha xứ muốn làm nhưng chưa làm được vì dân ở đó quá nghèo. Cha Ba đã khởi công từ năm ngoái nhưng cũng chật vật lắm mới có thể đeo đuổi được đến nay...".

Chúng tôi tình cờ gặ̣p cha Giuse Nguyễn Văn Ba trước muà Phục Sinh, Ngài cho chúng tôi xem hình ảnh cuả ngôi nhà thờ cổ gần trăm tuổi, theo lẽ thường trong một hoàn cảnh bình thường, thì ngôi thánh đường đáng là một di tích du lịch hoặc ít ra cũng phải là một cổ tích đáng tham quan, nhưng vì cái nghèo không cho phép tu bổ, đức cha Linh đã khuyên không nên dùng nữa, lo sợ xụp đổ bất cứ lúc nào.

"Rờ vào đâu là vữa ra ngay", Cha Ba cho chúng tôi biết. Ngôi nhà thờ làm bằng gạch, xây bằng vôi trộn cát cho nên không chắc, cột kèo đều mọt hết cả.

"Không ai còn dám leo lên," ngài nói về chiếc tháp chuông, "định lấy xuống một bức tượng thì rờ vào là gẫy ngay, đầu ra đằng đầu, chân ra đằng chân."



Đồng chua nước mặn:

Về dân tình thì "ví trí điạ lý là đồng chua nước mặn, người giáo dân đa số làm nông nghiệp và chù yếu là trồng cói và nghề sông nước nên rất nghèo, nghề sông nước gần đây ô nhiễm nặng nề nên nghèo lại nghèo hơn", trích lời Cha Ba.

Số người dân phải tha phương cầu thực là rất cao, theo cha Ba thì chủ yếu là đi vào Nam, thường là tới Bình Dương vì giá sinh hoạt rẻ. "Giáo họ có 400 nhân danh...nay chỉ còn lại 300", "Trai tráng đi gần hết, ông Từ nhà thờ một năm về có 1, 2 lần, chỉ còn lại phụ nữ, con nít và ông già bà cả", Cha Ba cho biết.

Vào thời cải cách, tức là kéo dài trên 30 năm từ 1951 cho đến 1988, nhà thờ bị bỏ hoang thành nơi trú mưa cho gia súc, mãi tới cuối năm 1988 mới gầy dựng lại thành nơi cầu nguyện, hàng tuần có thánh lễ.

Cạ́i khát khao cuả cha xứ và giáo dân ở đây không phải là một ngôi nhà thờ to lớn, theo lời cha Ba nói, "nhưng vừa đủ cho việc thờ phượng cuả cộng đoàn."

Kinh phí ngôi nhà thờ là 300 ngàn đô la, so sánh với các công trình bên Mỹ, thì chỉ bằng một phần tám cuả một bãi đậu xe 350 chỗ ở Dallas TX, nhưng ở miền Bắc VN, thì "chật vật" lắm (theo lời Đức Cha Linh.) "9 đời cha xứ, cũng vì hoàn cảnh nghèo, lực bất tòng tâm, cũng không dám nghĩ đến xây dựng nhà Chuá," Cha Ba nói thêm.

Lang thang đất lạ quê người:

Sau khi đã hết sức tìm nguồn tài trợ ở trong nước mà chỉ trang trải được có một phần ba kinh phí, Cha Ba đánh liều xin tháp tùng ĐC Linh sang Hoa Kỳ.

Sau một tháng trời vất vả theo chân Đức Cha từ Đông sang Tây và từ Nam chí Bắc, đi thăm đủ nơi có tiếng trù phú và hào phóng như New Orleans và Nam Cali, kết quả thu lượm được vẫn khiêm nhường lắm, khoảng 10 ngàn đô, 1 phần 20 cuả kinh phí còn lại.

Thôi đành chịu vậy, khi Đức Cha đã về thì Cha Ba cũng lên Michigan thăm gia đình cuả một người quen duy nhất rồi dự tính về lại Việt Nam cho kịp lễ Phục Sinh...thì một chuỗi bất ngờ, toàn là do những người chưa hề quen biết, đã đưa ngài xuống Texas.

Cái khó cuả Cha Ba cũng là cái khó của các cha ở miền Bắc VN khi đi tìm nguồn tài trợ bên Hoa Kỳ, đó là vấn đề liên hệ tình cảm. Hay nói rõ hơn là mối liên hệ 'đồng hương'.

Hầu hết người Việt Hải Ngoại là những người di cư miền Nam, dù cho người đó có mang cái 'gốc' miền Bắc chăng nữa, nhưng đó là cái văn hoá Bắc ở các vùng định cư trong Nam.

Do đó các vị linh mục miền Bắc khi đi qua Hoa Kỳ quyên góp không có cái lợi thế cuả một linh mục miền Nam, nghĩa là không thể trông cậy vào những đoàn thể, hội đoàn hay nhóm 'Đồng Hương'.

Cũng vì không liên hệ, cho nên khi được giới thiệu về Ngài, tôi đã sưu tra và nhận thấy ngôi nhà thờ Gx Đa Minh cuả Ngài còn có vẻ tươm tất, vậy thì câu chuyện hư thực là ra sao?

Con đường truyền giáo

Những tin tức về một số linh mục giả đi quyên tiền làm cho tôi e dè. Tôi đã nhờ ban Giám Đốc VietCatholic tìm hiểu thêm, và kết quả là, dù rất bận rộn trong công việc cai quản hai giáo phận Huế và Thanh Hoá một lượt, DC Nguyễn chí Linh đã mau mắn và ân cần trả lời email cho anh em VietCatholic chúng tôi, qua anh Nguyễn Long Thao. Với lời lẽ đầy thông cảm yêu thương, Đức Cha nói: "trong địa bàn xứ (Đa Minh, Thanh Hóa) có một giáo họ tên là Lâm Cầu, nhà thờ đã mục nát như cha Ba đã trình bày. Đã mấy đời cha xứ muốn làm nhưng chưa làm được vì dân ở đó quá nghèo. Cha Ba đã khởi công từ năm ngoái nhưng cũng chật vật lắm mới có thể đeo đuổi được đến nay. Xin Bác cứ yên tâm đó là "người thật việc thật"".

Địa bàn xứ Đa Minh bao gồm 2 quận, 8 xã và kéo dài hơn 40 km mỗi chiều. Mỗi tuần cha xứ phải làm 'anh hùng xa lộ' trên các con đường quê đi dâng lễ cho 12 giáo họ mà chỉ có 2 giáo họ là có nhà thơ,̀ còn những nơi khác thì thánh lễ được dâng ở nhà dân. Giáo họ Lâm Cầu tuy nghèo nhất, có nhà thờ hoang phê,́ nhưng lại là giáo họ 'trung kiên' nhất và đông dân nhất.

"Theo lẽ thường thì Giáo Xứ phải chuyển về đây," Cha Ba tâm sự.

Quyên góp

Những người bạn mới ở Dallas Texas tìm cách giúp ngài. Có người dự định lập hội giùp người nghèo ớ đó, có người muốn tổ chức tiệc gây quĩ, có Cha cho mượn hội trường tổ chức văn nghệ, lại có nhà hàng, tuy không Công Giáo mà lại là người gốc Hoa, xin bao không cho một buổi chiều gây quĩ.

Khí thế thì cao như thế, nhưng...

Tháng này là tháng Tư, người Việt Hải Ngoại gọi là tháng Tư Đen, gợi lại những kỷ niệm đau buồn cuả biến cố 75. Người ta sẽ không tiệc tùng văn nghệ, mà vì thế tổ chức một buối gây quĩ cho miền Bắc thì quả là nan giải!

Sau cùng thì sẽ chỉ là một bữa họp mặt nhỏ thôi, không kèn không trống vào Chuá Nhật 23/4/2017... ở nhà hàng Tasty China!

Và sau đó?

Thôi thì, việc cuả Chuá xin để Chuá lo.

Note: để liên lạc với LM Giuse Nguyễn Văn Ba:

email: nguyenngocba2002@yahoo.com

Tại HK: 504-505-0175

Tại VN: 0978.971.077