Hơn 2 tỷ Ki tô hữu trên thế giới
Theo một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Mỹ xuất bản, con số Ki tô hữu trên thế giới tăng đều đặn nhưng việc phân bố về mặt địa lý đã thay đổi sâu sắc.
Người Ki tô hữu bao gồm 2/3 số tín đồ, đứng trước người Hồi giáo.
Một nửa trong số 2,2 tỷ Ki tô hữu được thống kê là Công giáo, 37% là Tin Lành và 12% là Chính thống giáo.
Những ý kiến của những người có xu hướng cho rằng số Ki tô hữu trên thế giới giảm sút nghiêm trọng thì đây là một đòn trí mạng đối với họ.Theo một nghiên cứu đồ sộ được công bố ngày 19.12.2011 của Diễn đàn PEW, Viện nghiên cứu Mỹ, gần 1/3 dân số thế giới là Ki tô hữu, là nhóm tín đồ đứng hàng đầu thế giới, chiếm 2,2 tỷ người, đứng trên “xa” người Hồi giáo
Số Ki tô hữu đã tăng lên hơn 3 lần trong 100 năm, chẳng khác nào như dân số trên hành tinh, từ 1,8 tỷ năm 1910 lên 6,9 tỷ sau một thế kỷ. Nhưng nếu việc tăng này là bình thường theo dòng thời gian, chúng ta sẽ xem xét đến sự thay đổi hoàn toàn về việc phân bố của nó. Viện nghiên cứu dựa trên những dữ kiện từ 2400 nguồn khác nhau, thực ra nhấn mạnh rằng tất cả các châu lục đã không cùng tăng lên theo cách như nhau.
Châu Âu, có số Ki tô hữu tập trung đông nhất (66%) vào đầu thế kỷ XX về sau chỉ còn bằng vùng Châu Phi hạ Sahara. Hai châu lục mà mỗi châu lục có số Ki tô hữu chiếm ¼ số Ki tô hữu trên thế giới, trong khi 37% trong số đó là châu Mỹ, từ Groënland đến mũi Horn ( Mũi Horn, còn gọi là mũi Sừng, là điểm tận cùng về phía Nam của châu Mỹ.)
10% số Ki tô hữu trên thế giới tạo nên những nhóm thiểu số trong quốc gia của họ. Châu Phi được ghi nhận là có tiến bộ ấn tượng nhất, bời lẽ số Ki tô hữu trên lục địa đen đã tăng hơn 60 lần, từ 8 triệu năm 1910 lên 516 triệu năm 2010. Con số tăng khiêm tốn hơn, những cũng đáng chú ý, là châu Á và vùng Thái Bình Dương, tăng 10 lần là 285 triệu ngày nay.
Mỹ với 246 triệu tín đồ, sau đó là Bra-din (175 triệu) là những quốc gia có số Ki tô hữu đông đảo nhất. Xếp thứ ba là Mê-hi-cô với hơn 107 triệu, chiếm 95% số dân. Trung Quốc chỉ có 5% số dân tự nhận là Ki tô hữu, cũng chiếm 3,1% số Ki tô hữu trên thế giới, khoảng 67 triệu, vượt xa nước Đức (58 triệu) hoặc Ê-ti-ô-pi-a (52 triệu). Bản nghiên cứu cũng xác định rằng 10% số Ki tô hữu trên thế giới đã tạo nên những nhóm thiểu số trong những quốc gia của họ.
Những nhà nghiên cứu của Viện PEW cũng nhấn mạnh rằng số Ki tô hữu sau này được lập nên vượt xa những nơi lịch sử đã tạo nên tín ngưỡng cuả mình. Cũng như thế, số Ki tô hữu chỉ chiếm 4% dân số Bắc Phi và vùng Trung Đông, khoảng 13 triệu người. Một ví dụ khác, Ni-giê-ri-a có số tín hữu Tin Lành vượt gấp 2 lần nước Đức, nơi khai sinh ra đạo Tin Lành.
Nước Pháp có số người Công giáo xếp thứ bảy trên thế giới.
Một nửa trong số 2,2 tỷ Ki tô hữu được thống kê theo Viện Nghiên cứu Mỹ là Công giáo. Trong số những tín ngưỡng khác thì 37% là Tin Lành và 12% là Chính thống giáo. Mười quốc gia có số Công giáo chiếm một nửa số tín đồ Công giáo trên thế giới. Với hơn 133 triệu người đã chịu phép rửa tội, chỉ một mình Bra-din đã chiếm 12% số tín đồ Công giáo trên thế giới. Nước này sẽ là nơi tổ chức Ngày thế giới giới trẻ năm 2013, như thế vượt hơn số Ki tô hữu của I-ta-li-a, Pháp và Tây Ban Nha cộng lại. Theo sau là Mê-hi-cô và tiếp đến là Phi-lip-pin (76 triệu)
Rất ngạc nhiên, nước Pháp xếp vị trí thứ bảy với 38 triệu người Công giáo, xếp thứ hai ở châu Âu sau I-ta-li-a . Ba lan và Tây Ban Nha hạng 8 và 9 là những quốc gia có số người Công giáo nhiều nhất tại những nước này.
Những con số đã công bố số Công giáo rõ ràng là rất ít giống nhau theo thống kê của Phòng thống kê trung ương của Giáo hội đã công bố tại Rô-ma năm 2004. Vào lúc đó, Tòa Thánh nhấn mạnh đến việc tăng số người đã chịu phép rửa tội từ năm 1978 từ 757 triệu lên 1,1 tỷ. Việc tăng của con số này cũng chỉ tương đương với việc tăng dân số thế giới từ 4,2 tỷ lên 6,4 tỷ.
Giuse Nguyễn Thụ Nhân (Gia Lai)
(Theo La Croix, 21.12.2011)
Theo một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Mỹ xuất bản, con số Ki tô hữu trên thế giới tăng đều đặn nhưng việc phân bố về mặt địa lý đã thay đổi sâu sắc.
Người Ki tô hữu bao gồm 2/3 số tín đồ, đứng trước người Hồi giáo.
Một nửa trong số 2,2 tỷ Ki tô hữu được thống kê là Công giáo, 37% là Tin Lành và 12% là Chính thống giáo.
Những ý kiến của những người có xu hướng cho rằng số Ki tô hữu trên thế giới giảm sút nghiêm trọng thì đây là một đòn trí mạng đối với họ.Theo một nghiên cứu đồ sộ được công bố ngày 19.12.2011 của Diễn đàn PEW, Viện nghiên cứu Mỹ, gần 1/3 dân số thế giới là Ki tô hữu, là nhóm tín đồ đứng hàng đầu thế giới, chiếm 2,2 tỷ người, đứng trên “xa” người Hồi giáo
Số Ki tô hữu đã tăng lên hơn 3 lần trong 100 năm, chẳng khác nào như dân số trên hành tinh, từ 1,8 tỷ năm 1910 lên 6,9 tỷ sau một thế kỷ. Nhưng nếu việc tăng này là bình thường theo dòng thời gian, chúng ta sẽ xem xét đến sự thay đổi hoàn toàn về việc phân bố của nó. Viện nghiên cứu dựa trên những dữ kiện từ 2400 nguồn khác nhau, thực ra nhấn mạnh rằng tất cả các châu lục đã không cùng tăng lên theo cách như nhau.
Châu Âu, có số Ki tô hữu tập trung đông nhất (66%) vào đầu thế kỷ XX về sau chỉ còn bằng vùng Châu Phi hạ Sahara. Hai châu lục mà mỗi châu lục có số Ki tô hữu chiếm ¼ số Ki tô hữu trên thế giới, trong khi 37% trong số đó là châu Mỹ, từ Groënland đến mũi Horn ( Mũi Horn, còn gọi là mũi Sừng, là điểm tận cùng về phía Nam của châu Mỹ.)
10% số Ki tô hữu trên thế giới tạo nên những nhóm thiểu số trong quốc gia của họ. Châu Phi được ghi nhận là có tiến bộ ấn tượng nhất, bời lẽ số Ki tô hữu trên lục địa đen đã tăng hơn 60 lần, từ 8 triệu năm 1910 lên 516 triệu năm 2010. Con số tăng khiêm tốn hơn, những cũng đáng chú ý, là châu Á và vùng Thái Bình Dương, tăng 10 lần là 285 triệu ngày nay.
Mỹ với 246 triệu tín đồ, sau đó là Bra-din (175 triệu) là những quốc gia có số Ki tô hữu đông đảo nhất. Xếp thứ ba là Mê-hi-cô với hơn 107 triệu, chiếm 95% số dân. Trung Quốc chỉ có 5% số dân tự nhận là Ki tô hữu, cũng chiếm 3,1% số Ki tô hữu trên thế giới, khoảng 67 triệu, vượt xa nước Đức (58 triệu) hoặc Ê-ti-ô-pi-a (52 triệu). Bản nghiên cứu cũng xác định rằng 10% số Ki tô hữu trên thế giới đã tạo nên những nhóm thiểu số trong những quốc gia của họ.
Những nhà nghiên cứu của Viện PEW cũng nhấn mạnh rằng số Ki tô hữu sau này được lập nên vượt xa những nơi lịch sử đã tạo nên tín ngưỡng cuả mình. Cũng như thế, số Ki tô hữu chỉ chiếm 4% dân số Bắc Phi và vùng Trung Đông, khoảng 13 triệu người. Một ví dụ khác, Ni-giê-ri-a có số tín hữu Tin Lành vượt gấp 2 lần nước Đức, nơi khai sinh ra đạo Tin Lành.
Nước Pháp có số người Công giáo xếp thứ bảy trên thế giới.
Một nửa trong số 2,2 tỷ Ki tô hữu được thống kê theo Viện Nghiên cứu Mỹ là Công giáo. Trong số những tín ngưỡng khác thì 37% là Tin Lành và 12% là Chính thống giáo. Mười quốc gia có số Công giáo chiếm một nửa số tín đồ Công giáo trên thế giới. Với hơn 133 triệu người đã chịu phép rửa tội, chỉ một mình Bra-din đã chiếm 12% số tín đồ Công giáo trên thế giới. Nước này sẽ là nơi tổ chức Ngày thế giới giới trẻ năm 2013, như thế vượt hơn số Ki tô hữu của I-ta-li-a, Pháp và Tây Ban Nha cộng lại. Theo sau là Mê-hi-cô và tiếp đến là Phi-lip-pin (76 triệu)
Rất ngạc nhiên, nước Pháp xếp vị trí thứ bảy với 38 triệu người Công giáo, xếp thứ hai ở châu Âu sau I-ta-li-a . Ba lan và Tây Ban Nha hạng 8 và 9 là những quốc gia có số người Công giáo nhiều nhất tại những nước này.
Những con số đã công bố số Công giáo rõ ràng là rất ít giống nhau theo thống kê của Phòng thống kê trung ương của Giáo hội đã công bố tại Rô-ma năm 2004. Vào lúc đó, Tòa Thánh nhấn mạnh đến việc tăng số người đã chịu phép rửa tội từ năm 1978 từ 757 triệu lên 1,1 tỷ. Việc tăng của con số này cũng chỉ tương đương với việc tăng dân số thế giới từ 4,2 tỷ lên 6,4 tỷ.
Giuse Nguyễn Thụ Nhân (Gia Lai)
(Theo La Croix, 21.12.2011)