Nó đã đi vào đời tôi cách đây hai mươi năm, đưng tựa sát khung cửa phòng 202, nơi tôi dạy học. Nó đi đôi giày vải lớn hơn chân nó đến ba cỡ và mặc chiếc quần ca-rô bị rách toạc ở đầu gối.
Daniel, như tôi sẽ gọi nó, mặc dù đó không phải là tên thật của nó, với dáng vẻ không gì là đặc biệt này đã bước vào ngôi trường của một ngôi làng kỳ lạ nằm trên bờ hồ được biết đến về cái tên cũ kỹ của nó., những ngôi nhà hợp thời trang và những hộp thư bằng đồng. Nó nói với tôi trường nó học trước đây ở hạt kế bên. Nó nói với một vẻ thản nhiên: “Gia đình con làm nghề hái trái cây.”
Tôi nghi cậu bé tươi cười, nhếch nhác, thân thiện này thuộc một gia đình di cư không hề biết rằng mình đã bị ném vào sào huyệt của những đứa trẻ độ mười tuổi, những đứa trẻ mà trước đây chưa từng thấy ai mặc quần áo rách bao giờ.. Nếu nó để ý đến những tiếng cười khúc khích, chắc nó đã không giả vờ, nó chẳng có vẻ gì là phiền lòng cả.
Hai mươi lăm đứa trẻ với cặp mắt nghi ngờ cho đến buổi chiều đấu bóng chày hôm đó. Khi đó nó đánh đầu tiên trong lượt chơi thứ nhất của đội với cú đánh cho phép người đánh bóng chạy quanh tất cả các điểm qui định phải đến trên sân và về đến đích mà không dừng lại. Cú đánh đó đã tạo ra phần nào thán phục từ các nhóm phê bình trong phòng thay đồ của phòng 202.
Tiếp theo tới lượt Charles đánh bóng. Charles là đứa bé có kỹ năng thể thao kém nhất và mập nhất lớp. Sauk hi Charles đánh hụt cú thứ hai, giữa những ánh mắt long lên và những tiếng xuýt xoa vì thất vọng của lớp, Daniel lách đến gần và nói nhỏ sau lưng đứa bé đang chán nản này: “Quên những cú đánh vừa rồi đi, nhỏ. Rồi mày sẽ đánh trúng mà.”
Charles cảm thấy ấm lòng, mỉm cười, đứng thẳng người hơn, và làm thế nào đi chăng nữa nó lại đánh hụt lần thứ ba. Nhưng ngay lúc đó, bất chấp cái trật tự của một xã hội lộn xộn, Daniel bắt đầu làm thay đổi mọi sự việc một cách nhẹ nhàng – và cả chúng.
Vào cuối thu, chúng tôi ai nấy đều bị thu hút về phía nó. Nó đã dạy chúng tôi mọi thứ bài học. Cách gọi một con gà rừng như thế nào. Làm thế nào để biết trái có chín hay không trước khi cắn miếng đầu tiên. Ứng xử với người khác như thế nào, ngay cả với Charles. Đặc biệt là Charles. Nó không bao giờ gọi tên chúng tôi, mà gọi là “cô” và gọi các học sinh khác là ‘nhỏ.”
Ngày hôm trước kỳ nghỉ giáng Sinh, những học sinh thường mang quà tặng thầy cô. Nghi thức cho buổi tặng quà là – thầy cô mở từng hộp được bán ở cửa hàng bách hóa, ngắm nghía thứ nước hoa đắt tiền hoặc chiếc khăn quàng, hoặc cái ví da, và cảm ơn đứa bé tặng quà.
Chiều hôm ấy, Daniel bước đến bàn của tôi và cúi sát bên tai tôi. Nó nói không có vẻ gì là bị xúc động cả. “Những hộp đóng gói của gia đình con đã được đem ra khỏi nhà đêm qua, chúng con sẽ ra đi vào ngày mai.”
Khi nghe được tin này, nước mắt tôi dàn dụa. Nó phá vỡ sự im lặng bối rối của tôi bằng cách kể cho tôi nghe về chuyện dọn nhà này. Rồi, khi tôi lấy lại được sự điềm tĩnh, nó lấy từ trong túi áo ra một hòn đá màu xám. Với vẻ thận trọng và một cách rất điệu nghệ, nó đẩy nhẹ hòn đá ngang qua bàn của tôi.
Tôi cảm thấy đây là một điều gì rất đặc biệt, nhưng tất cả trải nghiệm của tôi với nước hoa và lụa là, thật tội nghiệp cho tôi là vì tôi đã không sẵn sàng để đáp lại món quà này. Nó nói, mắt nó nhìn vào mắt tôi, “Con tặng cô. Con đã mài nhẵn nó một cách đặc biệt.”
Tôi không bao giờ quên được giây phút ấy.
Đã nhiều năm trôi qua kể từ ngày đó. Mỗi dịp Giáng Sinh con gái tôi đều yêu cầu tôi kể cho nó nghe câu chuyện này. Việc này luôn được bắt đầu sau khi con gái tôi cầm lấy hòn đá nhỏ nhẵn thin trên bàn của tôi và ấp mình vào lòng tôi. Lời đầu tiên bắt đầu cho câu chuyện này không bao giờ tôi thay đổi. “Lần cuối cùng mẹ gặp Daniel, anh ấy đã biếu mẹ một món quà, đó là hòn đá này và nói với mẹ về những cái hộp của anh ấy. Việc này xảy ra cách đây đã lâu, trước khi con ra đời.”
Tôi kết thúc câu chuyện: “Bây giờ anh ấy đã trưởng thành rồi.” Chúng tôi cũng tự hỏi không biết bây giờ nó ở đâu và nó đã trở nên một người như thế nào.
Con gái tôi nói: “Con đánh cuộc với mẹ, anh ấy là một người tốt.” Rồi nó nói thêm: “Mẹ kể phần cuối câu chuyện cho con nghe đi.”
Tôi biết nó muốn nghe điều gì – bài học về tình yêu và sự quan tâm mà một nhà giáo học được ở cậu bé chẳng có gì – và có mọi thứ - để cho. Một đứa bé trai sống về những cái hộp. Tôi sờ hòn đá, ký ức tìm về.
Tôi nói nhẹ nhàng: “Chào con. Cô đây con. Cô hy vọng con không cần đến những cái hộp đóng gói đó nữa. Và dù con ở nơi nào, cô chúc con một Giáng Sinh vui vẻ.”
(Nguồn: “A Christmas Grief I’ll Never Forget” – Linda Demers Hummel)
Daniel, như tôi sẽ gọi nó, mặc dù đó không phải là tên thật của nó, với dáng vẻ không gì là đặc biệt này đã bước vào ngôi trường của một ngôi làng kỳ lạ nằm trên bờ hồ được biết đến về cái tên cũ kỹ của nó., những ngôi nhà hợp thời trang và những hộp thư bằng đồng. Nó nói với tôi trường nó học trước đây ở hạt kế bên. Nó nói với một vẻ thản nhiên: “Gia đình con làm nghề hái trái cây.”
Tôi nghi cậu bé tươi cười, nhếch nhác, thân thiện này thuộc một gia đình di cư không hề biết rằng mình đã bị ném vào sào huyệt của những đứa trẻ độ mười tuổi, những đứa trẻ mà trước đây chưa từng thấy ai mặc quần áo rách bao giờ.. Nếu nó để ý đến những tiếng cười khúc khích, chắc nó đã không giả vờ, nó chẳng có vẻ gì là phiền lòng cả.
Hai mươi lăm đứa trẻ với cặp mắt nghi ngờ cho đến buổi chiều đấu bóng chày hôm đó. Khi đó nó đánh đầu tiên trong lượt chơi thứ nhất của đội với cú đánh cho phép người đánh bóng chạy quanh tất cả các điểm qui định phải đến trên sân và về đến đích mà không dừng lại. Cú đánh đó đã tạo ra phần nào thán phục từ các nhóm phê bình trong phòng thay đồ của phòng 202.
Tiếp theo tới lượt Charles đánh bóng. Charles là đứa bé có kỹ năng thể thao kém nhất và mập nhất lớp. Sauk hi Charles đánh hụt cú thứ hai, giữa những ánh mắt long lên và những tiếng xuýt xoa vì thất vọng của lớp, Daniel lách đến gần và nói nhỏ sau lưng đứa bé đang chán nản này: “Quên những cú đánh vừa rồi đi, nhỏ. Rồi mày sẽ đánh trúng mà.”
Charles cảm thấy ấm lòng, mỉm cười, đứng thẳng người hơn, và làm thế nào đi chăng nữa nó lại đánh hụt lần thứ ba. Nhưng ngay lúc đó, bất chấp cái trật tự của một xã hội lộn xộn, Daniel bắt đầu làm thay đổi mọi sự việc một cách nhẹ nhàng – và cả chúng.
Vào cuối thu, chúng tôi ai nấy đều bị thu hút về phía nó. Nó đã dạy chúng tôi mọi thứ bài học. Cách gọi một con gà rừng như thế nào. Làm thế nào để biết trái có chín hay không trước khi cắn miếng đầu tiên. Ứng xử với người khác như thế nào, ngay cả với Charles. Đặc biệt là Charles. Nó không bao giờ gọi tên chúng tôi, mà gọi là “cô” và gọi các học sinh khác là ‘nhỏ.”
Ngày hôm trước kỳ nghỉ giáng Sinh, những học sinh thường mang quà tặng thầy cô. Nghi thức cho buổi tặng quà là – thầy cô mở từng hộp được bán ở cửa hàng bách hóa, ngắm nghía thứ nước hoa đắt tiền hoặc chiếc khăn quàng, hoặc cái ví da, và cảm ơn đứa bé tặng quà.
Chiều hôm ấy, Daniel bước đến bàn của tôi và cúi sát bên tai tôi. Nó nói không có vẻ gì là bị xúc động cả. “Những hộp đóng gói của gia đình con đã được đem ra khỏi nhà đêm qua, chúng con sẽ ra đi vào ngày mai.”
Khi nghe được tin này, nước mắt tôi dàn dụa. Nó phá vỡ sự im lặng bối rối của tôi bằng cách kể cho tôi nghe về chuyện dọn nhà này. Rồi, khi tôi lấy lại được sự điềm tĩnh, nó lấy từ trong túi áo ra một hòn đá màu xám. Với vẻ thận trọng và một cách rất điệu nghệ, nó đẩy nhẹ hòn đá ngang qua bàn của tôi.
Tôi cảm thấy đây là một điều gì rất đặc biệt, nhưng tất cả trải nghiệm của tôi với nước hoa và lụa là, thật tội nghiệp cho tôi là vì tôi đã không sẵn sàng để đáp lại món quà này. Nó nói, mắt nó nhìn vào mắt tôi, “Con tặng cô. Con đã mài nhẵn nó một cách đặc biệt.”
Tôi không bao giờ quên được giây phút ấy.
Đã nhiều năm trôi qua kể từ ngày đó. Mỗi dịp Giáng Sinh con gái tôi đều yêu cầu tôi kể cho nó nghe câu chuyện này. Việc này luôn được bắt đầu sau khi con gái tôi cầm lấy hòn đá nhỏ nhẵn thin trên bàn của tôi và ấp mình vào lòng tôi. Lời đầu tiên bắt đầu cho câu chuyện này không bao giờ tôi thay đổi. “Lần cuối cùng mẹ gặp Daniel, anh ấy đã biếu mẹ một món quà, đó là hòn đá này và nói với mẹ về những cái hộp của anh ấy. Việc này xảy ra cách đây đã lâu, trước khi con ra đời.”
Tôi kết thúc câu chuyện: “Bây giờ anh ấy đã trưởng thành rồi.” Chúng tôi cũng tự hỏi không biết bây giờ nó ở đâu và nó đã trở nên một người như thế nào.
Con gái tôi nói: “Con đánh cuộc với mẹ, anh ấy là một người tốt.” Rồi nó nói thêm: “Mẹ kể phần cuối câu chuyện cho con nghe đi.”
Tôi biết nó muốn nghe điều gì – bài học về tình yêu và sự quan tâm mà một nhà giáo học được ở cậu bé chẳng có gì – và có mọi thứ - để cho. Một đứa bé trai sống về những cái hộp. Tôi sờ hòn đá, ký ức tìm về.
Tôi nói nhẹ nhàng: “Chào con. Cô đây con. Cô hy vọng con không cần đến những cái hộp đóng gói đó nữa. Và dù con ở nơi nào, cô chúc con một Giáng Sinh vui vẻ.”
(Nguồn: “A Christmas Grief I’ll Never Forget” – Linda Demers Hummel)