Thổ Nhĩ Kỳ: Hướng đến một hiến pháp khoan dung cho các nhóm thiểu số tôn giáo chăng?
Mối quan tâm của các nhóm thiểu số tôn giáo và người trở lại đạo
ROMA – Các vấn đề, được đặt ra cho các nhóm thiểu số tôn giáo và người trở lại Thiên Chúa giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, được nêu ra trong một bài suy tư của hãng tin Fides. Các nhóm thiểu số muốn có một hiến pháp mới khoan dung hơn đối với họ.
"Mặc dù sự cởi mở của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, trong vấn đề trả lại tài sản cho Giáo hội và các cộng đồng tôn giáo khác, các vấn đề mà các nhóm thiểu số tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt vẫn còn quan trọng", hãng tin Fides nhận định như thế khi trích dẫn tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ "Begun", vì tờ báo nói "đó là các vấn đề có nguồn gốc rõ ràng về lịch sử và xã hội".
Hãng tin Fides nói tiếp, nhiều thập kỷ trước đây, đã có các khu vực trong đất nước, trong đó các nhóm thiểu số tôn giáo như người Do Thái hoặc Kitô hữu chiếm đa số. Đế chế Ottoman – theo tờ báo "Begun" - đã có thể duy trì sự cân bằng giữa các nhóm tôn giáo, mặc dầu người Hồi giáo đã tạo thành cộng đồng đa số, điều này làm cho có thể có một sự tự trị văn hóa và tôn giáo cho tất cả các nhóm. Tuy nhiên, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, từ năm 1923, hoàn toàn thay đổi cách tiếp cận này, tạo ra "một hệ thống phẩm trật dựa trên đường lối sắc tộc của sự tập trung hoá”. Do ý thức hệ này, các nhóm thiểu số đã cảm nghiệm nhiều vấn đề trong đất nước và, như mọi người đều biết, nhiều người đã rời bỏ đất nước, vì sống trong điều kiện bị gạt bên lề.
"Các vấn đề của việc trở lại đạo Kitô là quan trọng không kém", tờ báo cho biết. Các công dân Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo, sau khi trở lại đạo Kitô, được coi là một nhóm thiểu số. "Họ không có thể hưởng các quyền lợi như cũ, và bị nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ phớt lờ luôn". Họ luôn bị giám sát bởi cảnh sát, và được xem là "kẻ phản bội".
Do đó, nguồn tin của hãng Fides cho biết, các nhóm thiểu số tôn giáo muốn có một hiến pháp mới hơn khoan dung hơn đối với những người trở lại đạo Kitô, để họ có thể tự do thực hành tôn giáo của mình. Và quan trọng nhất, theo kết luận bài báo của tờ "Begun", là để tôn trọng chủ nghĩa thế tục, vốn là đặc điểm của hệ thống pháp luật và hành chính Thổ Nhĩ Kỳ, mà các chính trị gia không để mất cơ hội khoe khoang. (ZENIT.org 21-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Mối quan tâm của các nhóm thiểu số tôn giáo và người trở lại đạo
ROMA – Các vấn đề, được đặt ra cho các nhóm thiểu số tôn giáo và người trở lại Thiên Chúa giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, được nêu ra trong một bài suy tư của hãng tin Fides. Các nhóm thiểu số muốn có một hiến pháp mới khoan dung hơn đối với họ.
"Mặc dù sự cởi mở của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, trong vấn đề trả lại tài sản cho Giáo hội và các cộng đồng tôn giáo khác, các vấn đề mà các nhóm thiểu số tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt vẫn còn quan trọng", hãng tin Fides nhận định như thế khi trích dẫn tờ báo Thổ Nhĩ Kỳ "Begun", vì tờ báo nói "đó là các vấn đề có nguồn gốc rõ ràng về lịch sử và xã hội".
Hãng tin Fides nói tiếp, nhiều thập kỷ trước đây, đã có các khu vực trong đất nước, trong đó các nhóm thiểu số tôn giáo như người Do Thái hoặc Kitô hữu chiếm đa số. Đế chế Ottoman – theo tờ báo "Begun" - đã có thể duy trì sự cân bằng giữa các nhóm tôn giáo, mặc dầu người Hồi giáo đã tạo thành cộng đồng đa số, điều này làm cho có thể có một sự tự trị văn hóa và tôn giáo cho tất cả các nhóm. Tuy nhiên, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, từ năm 1923, hoàn toàn thay đổi cách tiếp cận này, tạo ra "một hệ thống phẩm trật dựa trên đường lối sắc tộc của sự tập trung hoá”. Do ý thức hệ này, các nhóm thiểu số đã cảm nghiệm nhiều vấn đề trong đất nước và, như mọi người đều biết, nhiều người đã rời bỏ đất nước, vì sống trong điều kiện bị gạt bên lề.
"Các vấn đề của việc trở lại đạo Kitô là quan trọng không kém", tờ báo cho biết. Các công dân Thổ Nhĩ Kỳ Hồi giáo, sau khi trở lại đạo Kitô, được coi là một nhóm thiểu số. "Họ không có thể hưởng các quyền lợi như cũ, và bị nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ phớt lờ luôn". Họ luôn bị giám sát bởi cảnh sát, và được xem là "kẻ phản bội".
Do đó, nguồn tin của hãng Fides cho biết, các nhóm thiểu số tôn giáo muốn có một hiến pháp mới hơn khoan dung hơn đối với những người trở lại đạo Kitô, để họ có thể tự do thực hành tôn giáo của mình. Và quan trọng nhất, theo kết luận bài báo của tờ "Begun", là để tôn trọng chủ nghĩa thế tục, vốn là đặc điểm của hệ thống pháp luật và hành chính Thổ Nhĩ Kỳ, mà các chính trị gia không để mất cơ hội khoe khoang. (ZENIT.org 21-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa