Rôma, ngày 28 tháng 10, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Trong con tầu của ông Noê, các thú vật sống chung hòa bình, nhưng chúng không có sự lựa chọn. Tiên tri Isaiah đã đề ra một viễn ảnh của hòa bình có được nhờ “sự hiểu biết Thiên Chúa trong nội tâm”. Thầy Rabbi Do Thái Rosen đã đề nghị tại Assisi, một suy niệm về hòa bình và sự tự do của nhân loại được gợi hứng bởi tiên tri Isaiah và những bình luận gia về ngài.
Theo hình ảnh Thiên Chúa
Trong lời cầu nguyện với Đức Mẹ các Thiên Thần, sáng Thứ Năm, thầy cả Do Thái David Rosen, giám đốc quốc tế về Liên Tôn của Ủy Ban Hỗn Hợp Do Thái-Hoa Kỳ (AJC), cũng đã bầy tỏ lòng tri ân đối với hai Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Benedict XVI về sáng kiến của hai vị.
Thầy rabbi đã nhận xét rằng “những gì những người nam và nữ tìm kiếm là một ý tưởng về hòa bình vừa là “một biểu hiệu cao cả của Thánh Ý Chúa” vừa là “hình ảnh thiêng liêng theo đó mỗi con người đều được tạo dựng.”»
Thầy Rabbi Rosen đã trình bầy một suy tư về quan niệm hành hương trong Thánh Kinh: “Một cuộc hành hương theo định nghĩa không chỉ là một hành trình. Theo tiếng Hebrew, người ta dịch chữ hành hương là “aliyah la’regel”, có nghĩa là một “cuộc đi bộ leo núi”. Theo nghĩa đen, đúng như vậy vì người ta phải leo các núi đồi xứ Giuđa để lên Giêrusalem, nơi Đền Thánh. Nhưng biểu tượng thể lý này muốn gợi ý cho tinh thần của khách hành hương là sự cảm nhận nội tâm về một cuộc vượt núi thiêng liêng, để luôn luôn tiến tới gần Thiên Chúa hơn, và như thế là để có một thỏa hiệp với Thánh Ý Chúa và các Giới Răn của Người.”
Từ Giêrusalem, Lời Chúa
Thầy rabbi đã nói nhiều về viễn ảnh hòa bình của tiên tri Isaiah: ”Quan điểm hành hương, vượt núi, là trọng tâm trong viển ảnh tiên tri của sự thiết lập Vương Quốc trên trần gian: viễn ảnh cứu thế của nền hòa bình hoàn vũ. Theo lời tiên tri Isaiah: “Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: "Hãy, đến, chúng ta hãy lên núi Chúa và lên nhà của Giacób. Người sẽ dạy chúng ta đường lối của Người, và chúng ta sẽ đi theo ý định của Người: vì luật pháp sẽ ban ra từ Sion, và lời Chúa sẽ phát ra từ Giêrusalem. Người sẽ xét xử các dân ngoại và khiển trách nhiều dân tộc". Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta cũng sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa. (Is 2,3-4). »
Thầy Rabbi Rosen cũng đọc tiếp lời tiên tri, viễn ảnh lạ lùng về hòa bình hoàn vũ giữa các tạo vật: “Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy. Bò con và gấu sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm nghỉ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô, trẻ con còn măng sữa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, và trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc. Các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào khắp núi thánh của Chúa. Bởi vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa như nước tràn đầy đại dương.” (11,6-9). »
Giữa con tầu và Isaiah, là tự do
Để giải thích ý nghĩa của đoạn KinhThánh Này, thầy rabbi đã trích dẫn lời bình của thầy rabbi Meir Simcha de Dwinsk, một người sống vài thế kỷ trước đây:”Ngài đã nhận xét là viễn ảnh hòa bình này đã có lần được thể hiện trong lịch sử tôn giáo của nhân loại, bên trong con tầu Noê. Trong đó những thú dữ đã phải ăn cỏ, và những con mồi của chúng đã có thể sống bình an. Tuy nhiên, thầy rabbi Meir Simcha cũng ghi nhận là sự khác biệt sâu xa giữa hoàn cảnh trong tầu Noê và viễn ảnh của tiên tri Isaiah là trong con tầu không có sự lựa chọn, đó là cách thức duy nhất cho các thú vật để có thể sống sót qua cơn hồng thủy. Viễn ảnh của Isaiah xuất hiện ngược lại với “sự hiểu biết Thiên Chúa”: đó là một viễn ảnh xuất phát từ sự hiểu biết thiêng liêng sâu xa nhất và ý chí tự do.”
Sau đó thầy rabbi đã đề nghị cách thực hiện cho thế giới ngày nay: “Đối với nhiều người, hoà bình là một nhu cầu thực tế - thật vậy, chúng ta không được làm thuyên giảm bằng bất cứ hình thức nào ơn phúc lành có thể biểu hiệu cho chúng ta một thực tại như vậy. Tuy nhiên, những gì con người nam và nữ có đức tin tìm kiếm và ước muốn, đó là “được trèo lên núi Chúa”, và đó là một ý tưởng về hòa bình cũng như là biểu hiệu cao cả của thánh ý Chúa và hình ảnh thiêng liêng theo đó mỗi con người đều được tạo dựng.”
Thầy rabbi cũng áp dụng cho sáng kiến của Chân Phước Gioan Phaolô II và cũng tri ân Đức Thánh cha Benedict XVI: “Về sự kiện ngài đã biểu hiệu ước muốn này một cách cụ thể ở đây tại Assisi, 25 năm về trước, chúng ta chịu ơn chân phước Gioan Phaolô, và chúng ta phải hết sức tri ân Đức Thánh cha Benedict XVI, đấng kế vị của ngài, vì đã tiếp tục theo đuổi con đường này.”
Theo hình ảnh Thiên Chúa
Trong lời cầu nguyện với Đức Mẹ các Thiên Thần, sáng Thứ Năm, thầy cả Do Thái David Rosen, giám đốc quốc tế về Liên Tôn của Ủy Ban Hỗn Hợp Do Thái-Hoa Kỳ (AJC), cũng đã bầy tỏ lòng tri ân đối với hai Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Benedict XVI về sáng kiến của hai vị.
Thầy rabbi đã nhận xét rằng “những gì những người nam và nữ tìm kiếm là một ý tưởng về hòa bình vừa là “một biểu hiệu cao cả của Thánh Ý Chúa” vừa là “hình ảnh thiêng liêng theo đó mỗi con người đều được tạo dựng.”»
Thầy Rabbi Rosen đã trình bầy một suy tư về quan niệm hành hương trong Thánh Kinh: “Một cuộc hành hương theo định nghĩa không chỉ là một hành trình. Theo tiếng Hebrew, người ta dịch chữ hành hương là “aliyah la’regel”, có nghĩa là một “cuộc đi bộ leo núi”. Theo nghĩa đen, đúng như vậy vì người ta phải leo các núi đồi xứ Giuđa để lên Giêrusalem, nơi Đền Thánh. Nhưng biểu tượng thể lý này muốn gợi ý cho tinh thần của khách hành hương là sự cảm nhận nội tâm về một cuộc vượt núi thiêng liêng, để luôn luôn tiến tới gần Thiên Chúa hơn, và như thế là để có một thỏa hiệp với Thánh Ý Chúa và các Giới Răn của Người.”
Từ Giêrusalem, Lời Chúa
Thầy rabbi đã nói nhiều về viễn ảnh hòa bình của tiên tri Isaiah: ”Quan điểm hành hương, vượt núi, là trọng tâm trong viển ảnh tiên tri của sự thiết lập Vương Quốc trên trần gian: viễn ảnh cứu thế của nền hòa bình hoàn vũ. Theo lời tiên tri Isaiah: “Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: "Hãy, đến, chúng ta hãy lên núi Chúa và lên nhà của Giacób. Người sẽ dạy chúng ta đường lối của Người, và chúng ta sẽ đi theo ý định của Người: vì luật pháp sẽ ban ra từ Sion, và lời Chúa sẽ phát ra từ Giêrusalem. Người sẽ xét xử các dân ngoại và khiển trách nhiều dân tộc". Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta cũng sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa. (Is 2,3-4). »
Thầy Rabbi Rosen cũng đọc tiếp lời tiên tri, viễn ảnh lạ lùng về hòa bình hoàn vũ giữa các tạo vật: “Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ ở chung với nhau; con trẻ sẽ dẫn dắt các thú ấy. Bò con và gấu sẽ ăn chung một nơi, các con của chúng nằm nghỉ chung với nhau; sư tử cũng như bò đều ăn cỏ khô, trẻ con còn măng sữa sẽ vui đùa kề hang rắn lục, và trẻ con vừa thôi bú sẽ thọc tay vào hang rắn độc. Các thú dữ ấy không làm hại ai, không giết chết người nào khắp núi thánh của Chúa. Bởi vì thế gian sẽ đầy dẫy sự hiểu biết Chúa như nước tràn đầy đại dương.” (11,6-9). »
Giữa con tầu và Isaiah, là tự do
Để giải thích ý nghĩa của đoạn KinhThánh Này, thầy rabbi đã trích dẫn lời bình của thầy rabbi Meir Simcha de Dwinsk, một người sống vài thế kỷ trước đây:”Ngài đã nhận xét là viễn ảnh hòa bình này đã có lần được thể hiện trong lịch sử tôn giáo của nhân loại, bên trong con tầu Noê. Trong đó những thú dữ đã phải ăn cỏ, và những con mồi của chúng đã có thể sống bình an. Tuy nhiên, thầy rabbi Meir Simcha cũng ghi nhận là sự khác biệt sâu xa giữa hoàn cảnh trong tầu Noê và viễn ảnh của tiên tri Isaiah là trong con tầu không có sự lựa chọn, đó là cách thức duy nhất cho các thú vật để có thể sống sót qua cơn hồng thủy. Viễn ảnh của Isaiah xuất hiện ngược lại với “sự hiểu biết Thiên Chúa”: đó là một viễn ảnh xuất phát từ sự hiểu biết thiêng liêng sâu xa nhất và ý chí tự do.”
Sau đó thầy rabbi đã đề nghị cách thực hiện cho thế giới ngày nay: “Đối với nhiều người, hoà bình là một nhu cầu thực tế - thật vậy, chúng ta không được làm thuyên giảm bằng bất cứ hình thức nào ơn phúc lành có thể biểu hiệu cho chúng ta một thực tại như vậy. Tuy nhiên, những gì con người nam và nữ có đức tin tìm kiếm và ước muốn, đó là “được trèo lên núi Chúa”, và đó là một ý tưởng về hòa bình cũng như là biểu hiệu cao cả của thánh ý Chúa và hình ảnh thiêng liêng theo đó mỗi con người đều được tạo dựng.”
Thầy rabbi cũng áp dụng cho sáng kiến của Chân Phước Gioan Phaolô II và cũng tri ân Đức Thánh cha Benedict XVI: “Về sự kiện ngài đã biểu hiệu ước muốn này một cách cụ thể ở đây tại Assisi, 25 năm về trước, chúng ta chịu ơn chân phước Gioan Phaolô, và chúng ta phải hết sức tri ân Đức Thánh cha Benedict XVI, đấng kế vị của ngài, vì đã tiếp tục theo đuổi con đường này.”