Pakistan: Kitô hữu sợ cho sự an toàn của mình hơn bao giờ hết

Sự đang lên đáng báo động của chủ nghĩa duy Hồi giáo

ROMA - Với sự giải thể của Bộ các nhóm thiểu số, Kitô hữu lo sợ cho sự an toàn của họ hơn bao giờ hết, theo tờ Eglises d’Asie, cơ quan ngôn luận của Hội Thừa sai Paris.

Chỉ vài tháng sau khi vụ ám sát ông Shabhaz Bhatti, Bộ trưởng Liên bang, Bộ phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo vừa mới bị giải thể của Islamabad, làm sống lại các nỗi lo sợ của Kitô hữu, vì họ thấy mất đi những gì mà một số người xem là thành lũy cuối cùng chống lại sự gia tăng đáng báo động của chủ nghĩa Hồi giáo ở Pakistan.

Ngày 1-7 là ngày bắt đầu có hiệu lực của tu chính án 18, được Quốc hội thông qua và Chính phủ phê duyệt ngày 28-6, tu chính án này phân cấp cho các tỉnh bảy chức năng của các bộ, trong đó có Bộ Liên bang phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo.

Ông Akram Masih Gill, người vào ngày 4-7 đã từ chức Bộ trưởng Bộ Liên bang phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo, cũng đã tranh đấu không thành công để ngăn chặn việc thông qua sự sửa đổi hiến pháp. Là người Công giáo giống như người tiền nhiệm của mình, ông đã tổ chức các cuộc tranh luận trong Quốc hội, và gần đây đã tham dự các cuộc biểu tình qui tụ các nhóm thiểu số tôn giáo khác nhau ở Pakistan. Sự biến mất của Bộ này đã không được thông qua vài tháng trước đây, nhưng đã bị xóa bỏ vào phút cuối (in extremis) trước khi ông Shahbaz Bhatti qua đời, nhờ sự can thiệp của Mỹ.

Tất cả các nhóm thiểu số Kitô hữu, và người theo Ấn giáo, đạo Sikh và đạoAhmadi, vốn chịu hậu quả của việc Hồi giáo hóa và sự đang lên của chủ nghĩa cực đoan ở Pakistan, đã nhất trí lên án "một tu án chính hiến pháp mà họ đã không hề dự phần lợi nào".

Đối với Kitô hữu, theo hãng thông tấn Fides, biện pháp này đã được cảm nhận kể từ vụ sát hại ông Shabhaz Bhatti hồi tháng ba, “đã làm biến mất khỏi chương trình nghị sự của chính quyền trung ương tất cả các mối quan tâm về các quyền của nhóm thiểu số".

Một nguồn tin địa phương than phiền rằng điều này giống như người ta sát hại ông Shabhaz Bhatti lần thứ hai”, và nói thêm rằng “vụ sát hại lần đầu nhằm loại bỏ ông về thể xác, còn vụ sát hại thứ nhì nhằm loại bỏ ông khỏi dự án của ông và di sản chính trị mà ông đang tham gia mạnh mẽ”. Một linh mục ở Lahore không ngần ngại dự đoán: "Đối với người cực đoan, nó sẽ là “việc bật đèn xanh” cho các cuộc tấn công mới, bạo lực và khủng bố chống lại người Kitô hữu".

Mặc dù Bộ đã giải thể, ông Akram Gill đã trấn an các nhóm thiểu số tôn giáo, bằng cách tuyên bố đã nhận được “các bảo đảm của Thủ tướng” về việc bảo vệ họ, và việc bảo vệ này sẽ được được đưa vào Bộ Liên bang về hòa hợp liên tôn và nhân quyền, một bộ mới nhưng chức năng chưa rõ ràng, và một số chức năng của Bộ cũ được đưa vào Bộ mới này.

Trong dòng phản ứng tiếp theo sau lời thông báo ngày 29-6 về sửa đổi tu án chính 18, ông Nazir Bhatti, Chủ tịch Đại hội Kitô hữu Pakistan (PCC) tố cáo "động cơ nhìn thấy được” của chính phủ, để làm suy yếu hơn nữa quyền của các nhóm thiểu số. Nhấn mạnh sự kiện rằng kể từ nay các Kitô hữu bị loại khỏi mọi luật lệ ở cấp liên bang, ông cho rằng giải pháp duy nhất để Kitô hữu thoát khỏi sự thương hại của người Hồi giáo là tạo ra một tỉnh mới với đa số Kitô hữu, trong bang Punjab, nơi các Kitô hữu sẽ tránh được các hệ quả của tu án chính 18.

Về phần mình, ông Julius Salik, nguyên Bộ trưởng Bộ Liên bang và Chủ tịch Liên minh các nhóm Thiểu số thế giới (World Minority Alliance), một tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền, nhắc lại rằng "sự hiện diện của các Kitô hữu ở cấp liên bang là rất quan trọng, bởi vì họ phải đối mặt với sự kỳ thị, bất công và đàn áp, một cách thường xuyên (...) và các vấn đề này chỉ có thể được giải quyết ở cấp quốc gia, chứ không ở cấp tỉnh".

Các vị phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo đã đồng ý quan điểm này, họ là những người đã tố cáo một thực tế là các thể chế chính trị quan liêu địa phương, đã rất mạnh mẽ, có thể từ nay sẽ chỉ định người phụ trách các nhóm thiểu số tôn giáo là các người có lợi cho họ, và ngăn cản họ giải quyết nhiều vụ án liên quan đến luật chống phạm thượng, và giải quyết các vụ việc giữa các cộng đồng. (Zenit 4-7-2011)

Phạm Kim An