Rôma (Ý), 8 Tháng Sáu 2011 (UCANEWS) - Ông Luciano Buso - một sử gia nghệ thuật người Ý tuyên bố rằng, tấm Khăn liệm Turin là một tác phẩm của nghệ sĩ Giotto di Bondone thời đầu Phục Hưng. Dựa trên chữ ký của người nghệ sĩ này, ông Buso tuyên bố đã giải mã được tấm khăn liệm màu nâu đỏ từng bị chôn lấp.
Tờ Telegraph dẫn lời ông Buso nói rằng, ngoài chữ ký của Giotto di Bondone, ông cũng tìm thấy con số 15 mà ông tin có liên quan đến năm 1315, và ông cho là người nghệ sĩ này đã được trao nhiệm vụ sao chép chính xác lại tấm khăn liệm thực, vì tấm khăn đó đã hư hỏng nặng sau nhiều thế kỷ bị tranh giành trên Đất Thánh và Âu Châu.
Ông Buso đã đưa ra luận điểm gây tranh cãi này trong một cuốn sách mới với ý tưởng cho rằng tấm khăn liệm Turin hiện tại đã được tạo ra vào năm 1315, phù hợp với các cuộc thử carbon hiện đại cho thấy niên đại của tấm khăn là đầu thế kỷ 14.
Ông nói với tờ Telegraph là ông vẫn tin rằng tấm khăn gốc thực sự là tấm khăn được dùng bao bọc thi hài Chúa Kitô, nhưng mà nó đã bị phân hủy, bị mất hoặc bị đốt cháy, một thời gian sau thì tấm khăn sao chép này được thực hiện.
Sau nhiều tháng phân tích, ông Buso tuyên bố đã tìm thấy con số 15 và tên của nghệ sĩ Giotto ẩn trong các dấu vết của khuôn mặt và bàn tay của Chúa Kitô. Đó là cách mà các nghệ sĩ thường đóng ấn tên mình vào tác phẩm của họ.
Ông nói, hàng chục chuyên gia miệt mài nghiên cứu mà vẫn không phát hiện ra những chi tiết này trên tấm khăn Turin vì chúng được tạo ra bởi các nét vẽ với những họa tiết khó hiểu và gần như vô hình đối với mắt thường.
Tuy nhiên, Giáo sư Bruno Barberis - Giám đốc Bảo tàng Khăn liệm Turin thì rất hoài nghi về lý thuyết nói trên của ông Buso.
Giáo sư nói: "Thứ nhất, các cuộc kiểm tra vật lý và hóa học đã chỉ ra rằng tấm khăn liệm Turin không phải là một bức tranh vẽ". "Thứ hai, một danh sách dài các nhà nghiên cứu đã phóng to được các hình ảnh trên tấm khăn liệm và nhìn thấy tất cả các chi tiết khó thấy được như các chữ tiếng Aram, Hy Lạp và Latinh. "Nó giống như khi bạn nhìn vào mặt trăng và bạn có thể nghĩ rằng mình nhìn thấy đôi mắt, mũi và miệng của nó".
Tờ Telegraph dẫn lời ông Buso nói rằng, ngoài chữ ký của Giotto di Bondone, ông cũng tìm thấy con số 15 mà ông tin có liên quan đến năm 1315, và ông cho là người nghệ sĩ này đã được trao nhiệm vụ sao chép chính xác lại tấm khăn liệm thực, vì tấm khăn đó đã hư hỏng nặng sau nhiều thế kỷ bị tranh giành trên Đất Thánh và Âu Châu.
Ông Buso đã đưa ra luận điểm gây tranh cãi này trong một cuốn sách mới với ý tưởng cho rằng tấm khăn liệm Turin hiện tại đã được tạo ra vào năm 1315, phù hợp với các cuộc thử carbon hiện đại cho thấy niên đại của tấm khăn là đầu thế kỷ 14.
Ông nói với tờ Telegraph là ông vẫn tin rằng tấm khăn gốc thực sự là tấm khăn được dùng bao bọc thi hài Chúa Kitô, nhưng mà nó đã bị phân hủy, bị mất hoặc bị đốt cháy, một thời gian sau thì tấm khăn sao chép này được thực hiện.
Sau nhiều tháng phân tích, ông Buso tuyên bố đã tìm thấy con số 15 và tên của nghệ sĩ Giotto ẩn trong các dấu vết của khuôn mặt và bàn tay của Chúa Kitô. Đó là cách mà các nghệ sĩ thường đóng ấn tên mình vào tác phẩm của họ.
Ông nói, hàng chục chuyên gia miệt mài nghiên cứu mà vẫn không phát hiện ra những chi tiết này trên tấm khăn Turin vì chúng được tạo ra bởi các nét vẽ với những họa tiết khó hiểu và gần như vô hình đối với mắt thường.
Tuy nhiên, Giáo sư Bruno Barberis - Giám đốc Bảo tàng Khăn liệm Turin thì rất hoài nghi về lý thuyết nói trên của ông Buso.
Giáo sư nói: "Thứ nhất, các cuộc kiểm tra vật lý và hóa học đã chỉ ra rằng tấm khăn liệm Turin không phải là một bức tranh vẽ". "Thứ hai, một danh sách dài các nhà nghiên cứu đã phóng to được các hình ảnh trên tấm khăn liệm và nhìn thấy tất cả các chi tiết khó thấy được như các chữ tiếng Aram, Hy Lạp và Latinh. "Nó giống như khi bạn nhìn vào mặt trăng và bạn có thể nghĩ rằng mình nhìn thấy đôi mắt, mũi và miệng của nó".