Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI nói rằng thời đại hôm nay “phát triển” là một hình thức mới của công cuộc truyền giáo và một cách nào đó có thể xem phát triển là truyền giáo (x.Thông Điệp Populorum Progressio và Tông Huấn Evangelii Nuntiandi). Phát triển ở đây cần bao quát mọi mặt của kiếp nhân sinh như kinh tế, văn hoá, giáo dục, đạo đức…mà Đức Phaolô VI nói là phát triển con người toàn diện trong mọi chiều kích (TĐ. PP số 16).
Khi nói đến phát triển và giúp nhau phát triển thì người ta vốn quen thuộc với kiểu nói đã thành công thức: “Không nên trao con cá mà nên tặng cho tha nhân chiếc cần câu”. Thiết tưởng tặng trao cho tha nhân, cách riêng những “người nghèo” chiếc cần câu và chỉ bày cách câu vẫn chưa đủ. (nghèo ở đây cần hiểu về nhiều mặt chứ không đơn thuần ở chiều kích kinh tế).
Ích gì khi tha nhân, “người nghèo” có được chiếc cần câu, biết cách câu mà vẫn tồn tại nhiều người, nhiều tập thể độc quyền cho kẻ khác câu hay không cho câu tuỳ ý thích của mình! Cơ chế xin – cho là một điển hình.
Ích gì khi “người nghèo” có cần câu và biết cách câu mà vẫn tồn tại nhiều người, nhiều tập thể ngang ngược chặn đứng các dòng chảy của sông hồ tự nhiên!
Chiếc cần câu bấy giờ còn thua một khúc củi!
Độc quyền ắt sinh độc đoán, độc đoán dần dà sinh độc tài, độc tôn. Và cái gì đến sẽ đến đó là độc ác.
Chính vì thế việc cần làm ngay: đánh đổ nạn độc quyền.
Dù bất cứ lý do gì, thì mọi thoả hiệp có chủ ý với nạn độc quyền cũng là độc ác không kém.
Không mạnh dạn tố giác nạn độc quyền mà đành cam chịu là một sai lầm, và thật đáng trách nếu mình đang trong vai vế lãnh đạo, dù lớn hay bé.
Khi nói đến phát triển và giúp nhau phát triển thì người ta vốn quen thuộc với kiểu nói đã thành công thức: “Không nên trao con cá mà nên tặng cho tha nhân chiếc cần câu”. Thiết tưởng tặng trao cho tha nhân, cách riêng những “người nghèo” chiếc cần câu và chỉ bày cách câu vẫn chưa đủ. (nghèo ở đây cần hiểu về nhiều mặt chứ không đơn thuần ở chiều kích kinh tế).
Ích gì khi tha nhân, “người nghèo” có được chiếc cần câu, biết cách câu mà vẫn tồn tại nhiều người, nhiều tập thể độc quyền cho kẻ khác câu hay không cho câu tuỳ ý thích của mình! Cơ chế xin – cho là một điển hình.
Ích gì khi “người nghèo” có cần câu và biết cách câu mà vẫn tồn tại nhiều người, nhiều tập thể ngang ngược chặn đứng các dòng chảy của sông hồ tự nhiên!
Chiếc cần câu bấy giờ còn thua một khúc củi!
Độc quyền ắt sinh độc đoán, độc đoán dần dà sinh độc tài, độc tôn. Và cái gì đến sẽ đến đó là độc ác.
Chính vì thế việc cần làm ngay: đánh đổ nạn độc quyền.
Dù bất cứ lý do gì, thì mọi thoả hiệp có chủ ý với nạn độc quyền cũng là độc ác không kém.
Không mạnh dạn tố giác nạn độc quyền mà đành cam chịu là một sai lầm, và thật đáng trách nếu mình đang trong vai vế lãnh đạo, dù lớn hay bé.