Người Công giáo và người Do Thái phải thể hiện sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới
Hội nghị Ủy ban song phương của các phái đoàn Israel và Tòa Thánh
ROMA – “Trách nhiệm của các tín hữu Do Thái và Công giáo là làm chứng sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta, trong khi nhìn nhận các thất bại của họ trong quá khứ để làm chứng nhân thực sự cho sự hiện diện đó”. Đó là tuyên bố của các tham dự viên trong cuộc họp Ủy ban song phương phái đoàn của Rabbi trưởng của Israel và Ủy ban Tòa Thánh về quan hệ tôn giáo với Do Thái giáo, được Phòng báo chí Tòa thánh công bố ngày 1-4.
Cuộc họp lần thứ 10 của ủy ban song phương, trong đó tập trung vào các thách thức của đức tin và lãnh đạo tôn giáo trong xã hội thế tục, diễn ra từ ngày 29 đến 31-3 vừa qua. Phái đoàn Do Thái do Rabbi Shear Yashuv Cohen đứng đầu và phái đoàn Công giáo do Đức Hồng Y Jorge Maria Mejia, người Argentina, đứng đầu.
Hai phái đoàn nhận thấy rằng trong xã hội, mặc dù "có nhiều lợi điểm", "các tiến bộ công nghệ nhanh chóng, chủ nghĩa tiêu thụ tràn lan, một hệ tư tưởng hư vô nhấn mạnh quá mức vào con người cá nhân" đã được khai triển "gây phương hại cho cộng đồng và lợi ích tập thể" và "đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng đạo đức”. Thế giới hiện đại của chúng ta "thiếu một cảm thức thuộc về, cảm thức về ý nghĩa và mục đích."
Hai phái đoàn đã nhìn nhận rằng hai tôn giáo có một "vai trò quan trọng", "cung cấp vừa niềm hy vọng vừa một lối sống đạo đức, phát sinh từ sự nhận thức về sự hiện diện của Thiên Chúa và hình ảnh của Ngài trong mỗi con người".
"Truyền thống tương ứng của chúng ta công bố tầm quan trọng của việc cầu nguyện, vốn vừa là diễn tả sự hiện diện của Thiên Chúa vừa là cách để khẳng định ý thức này và ý nghĩa đạo đức của nó," hai phái đoàn nói thêm.
"Trách nhiệm của các tín hữu là làm chứng sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta, trong khi nhìn nhận các thất bại của họ trong quá khứ ", hai phái đoàn giải thích, nhấn mạnh sự cần thiết cung cấp chứng tá này trong giáo dục, nơi giới trẻ, trong các phương tiện truyền thông thông qua "việc thành lập và quản lý các tổ chức cứu trợ với sự quan tâm đặc biệt đối với người dễ bị tổn thương, bệnh nhân và người bị gạt bên lề xã hội, trong tinh thần "Olam tikkun" (cứu chữa thế giới)".
Trong tuyên bố, hai phái đoàn cũng bày tỏ "sự mong ước rằng các vấn đề ngưng đọng trong các cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và Nhà nước Israel" sẽ "sớm được giải quyết và các thỏa thuận song phương" sẽ được "phê chuẩn không chậm trễ." (Zenit 1-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Hội nghị Ủy ban song phương của các phái đoàn Israel và Tòa Thánh
ROMA – “Trách nhiệm của các tín hữu Do Thái và Công giáo là làm chứng sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta, trong khi nhìn nhận các thất bại của họ trong quá khứ để làm chứng nhân thực sự cho sự hiện diện đó”. Đó là tuyên bố của các tham dự viên trong cuộc họp Ủy ban song phương phái đoàn của Rabbi trưởng của Israel và Ủy ban Tòa Thánh về quan hệ tôn giáo với Do Thái giáo, được Phòng báo chí Tòa thánh công bố ngày 1-4.
Cuộc họp lần thứ 10 của ủy ban song phương, trong đó tập trung vào các thách thức của đức tin và lãnh đạo tôn giáo trong xã hội thế tục, diễn ra từ ngày 29 đến 31-3 vừa qua. Phái đoàn Do Thái do Rabbi Shear Yashuv Cohen đứng đầu và phái đoàn Công giáo do Đức Hồng Y Jorge Maria Mejia, người Argentina, đứng đầu.
Hai phái đoàn nhận thấy rằng trong xã hội, mặc dù "có nhiều lợi điểm", "các tiến bộ công nghệ nhanh chóng, chủ nghĩa tiêu thụ tràn lan, một hệ tư tưởng hư vô nhấn mạnh quá mức vào con người cá nhân" đã được khai triển "gây phương hại cho cộng đồng và lợi ích tập thể" và "đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng đạo đức”. Thế giới hiện đại của chúng ta "thiếu một cảm thức thuộc về, cảm thức về ý nghĩa và mục đích."
Hai phái đoàn đã nhìn nhận rằng hai tôn giáo có một "vai trò quan trọng", "cung cấp vừa niềm hy vọng vừa một lối sống đạo đức, phát sinh từ sự nhận thức về sự hiện diện của Thiên Chúa và hình ảnh của Ngài trong mỗi con người".
"Truyền thống tương ứng của chúng ta công bố tầm quan trọng của việc cầu nguyện, vốn vừa là diễn tả sự hiện diện của Thiên Chúa vừa là cách để khẳng định ý thức này và ý nghĩa đạo đức của nó," hai phái đoàn nói thêm.
"Trách nhiệm của các tín hữu là làm chứng sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta, trong khi nhìn nhận các thất bại của họ trong quá khứ ", hai phái đoàn giải thích, nhấn mạnh sự cần thiết cung cấp chứng tá này trong giáo dục, nơi giới trẻ, trong các phương tiện truyền thông thông qua "việc thành lập và quản lý các tổ chức cứu trợ với sự quan tâm đặc biệt đối với người dễ bị tổn thương, bệnh nhân và người bị gạt bên lề xã hội, trong tinh thần "Olam tikkun" (cứu chữa thế giới)".
Trong tuyên bố, hai phái đoàn cũng bày tỏ "sự mong ước rằng các vấn đề ngưng đọng trong các cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và Nhà nước Israel" sẽ "sớm được giải quyết và các thỏa thuận song phương" sẽ được "phê chuẩn không chậm trễ." (Zenit 1-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa