Phỏng vấn Đức Cha Ghabel Moussa Abdalla Bader, Tổng Giám Mục Algeri về việc chung sống với tín hữu hồi tại Algeria
Ngày 28-2-2011 là ngày đầu tiên dân chúng xuống đường biểu tình phản đối chính quyền, sau khi lệnh giới nghiêm được thu hồi hôm 24-2-2011.
Trong thủ đô Algéri đã xảy ra các vụ đụng độ giữa phe đối lập với các lực lượng ủng hộ chính quyền. Ngày mùng 1-3-2011 các sinh viên bắt đầu biểu tình đòi cải tổ hệ thống giáo dục, nếu chính quyền không đáp ứng các nhu cầu của họ, giới sinh viên sẽ cùng nhau tuyệt thực cho tới khi các đòi hỏi của họ được thỏa mãn.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Algeria là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ 11 trên thế giới, với hơn 2 triệu 381 ngàn cầy số vuông, nhưng chỉ có khoảng 38 triệu dân, 99% theo Hồi giáo Sunnít là quốc giáo. Đa số theo lễ nghi Malekít, nhưng cũng có các cộng đoàn Ibadit, và nhiều huynh đoàn Soufít và Zarouít. Có khoảng 50.000 tín hữu tin lành và 11.000 tín hữu công giáo.
Algeria là quốc gia có lịch sử lâu đời. Vào thời Tân Thạch, tức 6.000 năm trước công nguyên, Algeria là vùng có các nhóm dân sống về hái trái và săn bắn. Sau đó có các sắc dân Numidi, Mauri và Getuli, là tổ tiên của người Berberi hiện nay, tìm tới định cư, và họ tổ chức cuộc sống theo các bộ lạc có chế độ phụ hệ. Vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên các chủng tộc sống tại đây giao tiếp với vương quốc Cartagine, là vùng thuộc địa cũ của ngươi Phênixi, nhưng hồi đó đang bành trướng ảnh hưởng dọc bờ biển Địa Trung Hải. Khi xảy ra chiến tranh giữa vương quốc Cartagine và đế quốc Roma, người Mauritani và Numidi cũng bị liên lụy.
Từ thế kỷ thứ II sau công nguyên vùng này được nghe rao giảng Tin Mừng, và đã trở thành vùng đất của các vị tử đạo cũng như vùng đất của các thánh trong đó có thánh Agostino Giám Mục Ippona và thánh nữ Monica mẹ người.
Vào đầu thế kỷ thứ IV người Berberi theo bè rối Donatismo. Trong các năm 428-430 quân rợ Vandali đến từ Tây Ban Nha đánh chiếm Algeria, nhưng họ theo bè phái Nestorio. Năm 534 hoàng đế Bisantin tái chiếm thuộc địa cũ.
Vào hậu bán thế kỷ thứ VII người A rập đánh chiếm Algeria và thành lập các vùng định cư ổn định cho tới thế kỷ thứ VIII.
Ảnh hưởng của người A rập đã thay đổi hoàn toàn nền văn hóa trong vùng. Sau triều đại Ziridi cũng gốc Berberi, Algeria bị thống trị bởi các triều đại Aghlabidi Sunnít hồi thế kỷ thứ IX, và triều đại Fatimidi sciít từ thế kỷ thứ X người đến thế kỷ XII. Sau đó là các triều đại gốc Berberi thuộc các nhóm Ziridi, Zenata và Sanhaja. Vào thế kỷ XVI Algeria chấp nhận trở thành quốc gia Berberi thần phục đế quốc hồi Ottoman.
Vào đầu thế kỷ XIX Algeria bị các quốc gia tây âu như Hoa Kỳ, Anh, Hòa Lan và nhất là Pháp ảnh hưởng. Chế độ thực dân Pháp đã để lại ảnh hưởng sâu rộng trên cuộc sống chính trị, văn hóa và dân số tại Algeria như chưa từng thấy trong lịch sự thực dân Phi châu.
Sau đệ nhất thế chiến, các phong trào quốc gia đã nẩy nở tại Algeria. Vào thập niện 1930-1940 đảng ”Nhân dân Algeria” và ”Phong trào chiến thắng tự do dân chủ” được thành lập. Trong thập niên 1950 có thêm các đảng như: ”Liên hiệp dân chủ biểu dương Algeria”, ”Phong trào quốc gia Algeria”, ”Ủy ban cách mạng hiệp nhất và hành động”, và ”Mặt trận giải phóng quốc gia”.
Nội chiến bùng nổ vào tháng 11 năm 1954 và kéo dài nhiều năm. Tháng 7 năm 1962 sau cuộc trưng cầu dân ý ngày mùng 1 tháng 7, Algeria tuyên bố độc lập. Các thập niên sau đó là các tranh chấp nội bộ giữa các đảng phái chính trị khác nhau. Năm 1990 xảy ra nội chiến, và năm 1992 quân đội lên nắm quyền. Năm 1994 tiến trình hòa giải đất nước đã thành công nhờ trung gian của cộng đoàn thánh Egidio. Tổng thống đương nhiệm là ông Abdelaziz Bouteflika.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Ghabel Moussa Abdalla Bader, Tổng Giám Mục Algeri, về sự chung sống giữa các kitô hữu và tín hữu hồi tại Algeria.
Hỏi: Thưa Đức Cha Bader, trong một quốc gia có đại đa số tín hữu theo Hồi giáo và Hồi giáo là quốc giáo như Algeria, cuộc đối thoại liên tôn như thế nào?
Đáp: Sự chung sống giữa các nền văn hóa và cuộc đối thoại liên tôn không còn là một lựa chọn nữa, nhưng là một sự kiện đã rồi được áp đặt trong các xã hội trung đông, cũng như trong các xã hội tây âu. Kitô giáo mời gọi chúng ta làm chứng rằng con người, cho dù có khác biệt nhau thế nào đi nữa, cũng đều là con cái của Thiên Chúa duy nhất, và vì thế có thể chung sống với nhau trong hòa bình. Chúng ta được mời gọi sống chung với nhau. Không có sự lựa chọn nào khác: hoặc xung khắc hoặc phải tập chấp nhận nhau, tôn trọng nhau và trợ giúp nhau. Đây không chỉ là sự kiện liên quan tới các quốc gia có thiểu số kitô như trong vùng Trung Đông hay Bắc Phi, nhưng ngày nay nó là một sự kiện đại đồng liên lụy tới cả Âu châu và Mỹ châu. Chúng ta được mời gọi sống chung với nhau, tập sốmg chung với nhau.
Hỏi: Đôi khi sự sống chung đưa ra ánh sáng các khác biệt khiến cho người ta sợ hãi. Làm thế nào để tránh các sợ hãi này thưa Đức Cha?
Đáp: Sống chung với nhau không có nghĩa là muốn xóa bỏ những gì khiến cho chúng ta khác biệt nhau. Các khác biệt sẽ vẫn là các khác biệt: ai là tín hữu hồi thì vẫn là tín hữu hồi, ai là phật tử vẫn là phật tử, tôi là tín hữu kitô tôi sẽ tiếp tục là tín hữu kitô. Sẽ luôn luôn có các khác biệt. Điều quan trọng đó là tập chấp nhận rằng người khác có thể nghĩ một cách khác với chúng ta, người khác thuộc một tôn giáo khác, người khác có thể có một kiểu nhìn khác về sự vật.
Hỏi: Thưa Đức Cha, tiền đề cho cuộc đối thoại liên tôn là việc chú ý tới giá trị con người, là con của Thiên Chúa và như thế kết qủa là tất cả mọi người đều là anh em với nhau, có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế. Cho tới khi nào chúng ta không xác tín rằng chúng ta tất cả đều là người, tất cả đều là các thụ tạo của Thiên Chúa, đều là con cái Thiên Chúa, thì khó mà đối thoại. Tôi phải xác tín rằng tha nhân là một người như tôi, và vì thế có cùng các quyền lợi và nghĩa vụ như tôi.
Nếu chúng ta không đi đến được điểm này, thì khi đó sẽ vô ích: chúng ta không thể bắt buộc một người yêu thương. Như là kitô hữu tôi có bổn phận đó, bởi vì chính tôn giáo của tôi dậy cho tôi biết điều này, dậy tôi nói với toàn thế giới rằng con người là thụ tạo của Thiên Chúa: kitô hữu, tín hữu hồi, phật tử, và cả người không có tín ngưỡng cũng là con cái của Thiên chúa, đã được Thiên Chúa cứu chuộc, và Chúa Kitô cũng đã chết cho người ấy nữa.
Hỏi: Trong một vài quốc gia vùng Trung Đông, có các yếu tố chính xác ngăn cản cuộc đối thoại: một trong các yếu tố đó là việc phổ biến một số văn bản trong các sách giáo khoa, mà theo ý Đức Cha, cần phải được duyệt xét và sửa đổi, có đúng vậy không thưa Đức Cha?
Đáp: Tôi tin rằng cần phải sửa đổi kiểu trình bầy lịch sử và giải thích các biến cố lịch sử trong các sách giáo khoa hiện nay. Tôi cố ý đề cập tới Kitô giáo tại vùng Trung Đông, nơi mọi sách vở tài liệu về ngôn ngữ, lịch sử và cả văn chương đều là các văn bản hồi giáo. Tôi không muốn rằng các văn bản giáo khoa trở thành các sách giáo lý hồi. Có một chỗ khác để dậy đạo. Điều này cũng có gía trị đối với từ vựng, bởi vì việc gọi tín hữu các tôn giáo khác là ”các kẻ bất trung” là điều không thể chấp nhận đựơc. Kể cả đối với vài người hồi họ không chấp nhận gọi các kitô hữu và các tín hữu khác là ”kuffar”, các người bất trung. Ngày nay không có ai chấp nhận được điều này.
Hỏi: Đức Cha có tin rằng điều đang xảy ra tại Algeria và các cuộc nổi loạn trong thế giới A rập hiên nay, có thể góp phần vào việc làm nảy sinh ra một xã hội mới sẵn sàng hơn với cuộc gặp gỡ hay không?
Đáp: Đây là thách đố và cũng là lời cầu chúc: chỉ khi có một thế hệ có khả năng nắm giữ tình hình trong tay, sau các biến cố này, để tạo dựng một xã hội mới, thì khi đó sẽ có sự cởi mở đối thoại và gặp gỡ. Đó là thách đố và cũng là điều tôi cầu chúc cho Algeria và các quốc gia khác. (RG 28-2-2011)
Ngày 28-2-2011 là ngày đầu tiên dân chúng xuống đường biểu tình phản đối chính quyền, sau khi lệnh giới nghiêm được thu hồi hôm 24-2-2011.
Trong thủ đô Algéri đã xảy ra các vụ đụng độ giữa phe đối lập với các lực lượng ủng hộ chính quyền. Ngày mùng 1-3-2011 các sinh viên bắt đầu biểu tình đòi cải tổ hệ thống giáo dục, nếu chính quyền không đáp ứng các nhu cầu của họ, giới sinh viên sẽ cùng nhau tuyệt thực cho tới khi các đòi hỏi của họ được thỏa mãn.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Algeria là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ 11 trên thế giới, với hơn 2 triệu 381 ngàn cầy số vuông, nhưng chỉ có khoảng 38 triệu dân, 99% theo Hồi giáo Sunnít là quốc giáo. Đa số theo lễ nghi Malekít, nhưng cũng có các cộng đoàn Ibadit, và nhiều huynh đoàn Soufít và Zarouít. Có khoảng 50.000 tín hữu tin lành và 11.000 tín hữu công giáo.
Algeria là quốc gia có lịch sử lâu đời. Vào thời Tân Thạch, tức 6.000 năm trước công nguyên, Algeria là vùng có các nhóm dân sống về hái trái và săn bắn. Sau đó có các sắc dân Numidi, Mauri và Getuli, là tổ tiên của người Berberi hiện nay, tìm tới định cư, và họ tổ chức cuộc sống theo các bộ lạc có chế độ phụ hệ. Vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên các chủng tộc sống tại đây giao tiếp với vương quốc Cartagine, là vùng thuộc địa cũ của ngươi Phênixi, nhưng hồi đó đang bành trướng ảnh hưởng dọc bờ biển Địa Trung Hải. Khi xảy ra chiến tranh giữa vương quốc Cartagine và đế quốc Roma, người Mauritani và Numidi cũng bị liên lụy.
Từ thế kỷ thứ II sau công nguyên vùng này được nghe rao giảng Tin Mừng, và đã trở thành vùng đất của các vị tử đạo cũng như vùng đất của các thánh trong đó có thánh Agostino Giám Mục Ippona và thánh nữ Monica mẹ người.
Vào đầu thế kỷ thứ IV người Berberi theo bè rối Donatismo. Trong các năm 428-430 quân rợ Vandali đến từ Tây Ban Nha đánh chiếm Algeria, nhưng họ theo bè phái Nestorio. Năm 534 hoàng đế Bisantin tái chiếm thuộc địa cũ.
Vào hậu bán thế kỷ thứ VII người A rập đánh chiếm Algeria và thành lập các vùng định cư ổn định cho tới thế kỷ thứ VIII.
Ảnh hưởng của người A rập đã thay đổi hoàn toàn nền văn hóa trong vùng. Sau triều đại Ziridi cũng gốc Berberi, Algeria bị thống trị bởi các triều đại Aghlabidi Sunnít hồi thế kỷ thứ IX, và triều đại Fatimidi sciít từ thế kỷ thứ X người đến thế kỷ XII. Sau đó là các triều đại gốc Berberi thuộc các nhóm Ziridi, Zenata và Sanhaja. Vào thế kỷ XVI Algeria chấp nhận trở thành quốc gia Berberi thần phục đế quốc hồi Ottoman.
Vào đầu thế kỷ XIX Algeria bị các quốc gia tây âu như Hoa Kỳ, Anh, Hòa Lan và nhất là Pháp ảnh hưởng. Chế độ thực dân Pháp đã để lại ảnh hưởng sâu rộng trên cuộc sống chính trị, văn hóa và dân số tại Algeria như chưa từng thấy trong lịch sự thực dân Phi châu.
Sau đệ nhất thế chiến, các phong trào quốc gia đã nẩy nở tại Algeria. Vào thập niện 1930-1940 đảng ”Nhân dân Algeria” và ”Phong trào chiến thắng tự do dân chủ” được thành lập. Trong thập niên 1950 có thêm các đảng như: ”Liên hiệp dân chủ biểu dương Algeria”, ”Phong trào quốc gia Algeria”, ”Ủy ban cách mạng hiệp nhất và hành động”, và ”Mặt trận giải phóng quốc gia”.
Nội chiến bùng nổ vào tháng 11 năm 1954 và kéo dài nhiều năm. Tháng 7 năm 1962 sau cuộc trưng cầu dân ý ngày mùng 1 tháng 7, Algeria tuyên bố độc lập. Các thập niên sau đó là các tranh chấp nội bộ giữa các đảng phái chính trị khác nhau. Năm 1990 xảy ra nội chiến, và năm 1992 quân đội lên nắm quyền. Năm 1994 tiến trình hòa giải đất nước đã thành công nhờ trung gian của cộng đoàn thánh Egidio. Tổng thống đương nhiệm là ông Abdelaziz Bouteflika.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Ghabel Moussa Abdalla Bader, Tổng Giám Mục Algeri, về sự chung sống giữa các kitô hữu và tín hữu hồi tại Algeria.
Hỏi: Thưa Đức Cha Bader, trong một quốc gia có đại đa số tín hữu theo Hồi giáo và Hồi giáo là quốc giáo như Algeria, cuộc đối thoại liên tôn như thế nào?
Đáp: Sự chung sống giữa các nền văn hóa và cuộc đối thoại liên tôn không còn là một lựa chọn nữa, nhưng là một sự kiện đã rồi được áp đặt trong các xã hội trung đông, cũng như trong các xã hội tây âu. Kitô giáo mời gọi chúng ta làm chứng rằng con người, cho dù có khác biệt nhau thế nào đi nữa, cũng đều là con cái của Thiên Chúa duy nhất, và vì thế có thể chung sống với nhau trong hòa bình. Chúng ta được mời gọi sống chung với nhau. Không có sự lựa chọn nào khác: hoặc xung khắc hoặc phải tập chấp nhận nhau, tôn trọng nhau và trợ giúp nhau. Đây không chỉ là sự kiện liên quan tới các quốc gia có thiểu số kitô như trong vùng Trung Đông hay Bắc Phi, nhưng ngày nay nó là một sự kiện đại đồng liên lụy tới cả Âu châu và Mỹ châu. Chúng ta được mời gọi sống chung với nhau, tập sốmg chung với nhau.
Hỏi: Đôi khi sự sống chung đưa ra ánh sáng các khác biệt khiến cho người ta sợ hãi. Làm thế nào để tránh các sợ hãi này thưa Đức Cha?
Đáp: Sống chung với nhau không có nghĩa là muốn xóa bỏ những gì khiến cho chúng ta khác biệt nhau. Các khác biệt sẽ vẫn là các khác biệt: ai là tín hữu hồi thì vẫn là tín hữu hồi, ai là phật tử vẫn là phật tử, tôi là tín hữu kitô tôi sẽ tiếp tục là tín hữu kitô. Sẽ luôn luôn có các khác biệt. Điều quan trọng đó là tập chấp nhận rằng người khác có thể nghĩ một cách khác với chúng ta, người khác thuộc một tôn giáo khác, người khác có thể có một kiểu nhìn khác về sự vật.
Hỏi: Thưa Đức Cha, tiền đề cho cuộc đối thoại liên tôn là việc chú ý tới giá trị con người, là con của Thiên Chúa và như thế kết qủa là tất cả mọi người đều là anh em với nhau, có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế. Cho tới khi nào chúng ta không xác tín rằng chúng ta tất cả đều là người, tất cả đều là các thụ tạo của Thiên Chúa, đều là con cái Thiên Chúa, thì khó mà đối thoại. Tôi phải xác tín rằng tha nhân là một người như tôi, và vì thế có cùng các quyền lợi và nghĩa vụ như tôi.
Nếu chúng ta không đi đến được điểm này, thì khi đó sẽ vô ích: chúng ta không thể bắt buộc một người yêu thương. Như là kitô hữu tôi có bổn phận đó, bởi vì chính tôn giáo của tôi dậy cho tôi biết điều này, dậy tôi nói với toàn thế giới rằng con người là thụ tạo của Thiên Chúa: kitô hữu, tín hữu hồi, phật tử, và cả người không có tín ngưỡng cũng là con cái của Thiên chúa, đã được Thiên Chúa cứu chuộc, và Chúa Kitô cũng đã chết cho người ấy nữa.
Hỏi: Trong một vài quốc gia vùng Trung Đông, có các yếu tố chính xác ngăn cản cuộc đối thoại: một trong các yếu tố đó là việc phổ biến một số văn bản trong các sách giáo khoa, mà theo ý Đức Cha, cần phải được duyệt xét và sửa đổi, có đúng vậy không thưa Đức Cha?
Đáp: Tôi tin rằng cần phải sửa đổi kiểu trình bầy lịch sử và giải thích các biến cố lịch sử trong các sách giáo khoa hiện nay. Tôi cố ý đề cập tới Kitô giáo tại vùng Trung Đông, nơi mọi sách vở tài liệu về ngôn ngữ, lịch sử và cả văn chương đều là các văn bản hồi giáo. Tôi không muốn rằng các văn bản giáo khoa trở thành các sách giáo lý hồi. Có một chỗ khác để dậy đạo. Điều này cũng có gía trị đối với từ vựng, bởi vì việc gọi tín hữu các tôn giáo khác là ”các kẻ bất trung” là điều không thể chấp nhận đựơc. Kể cả đối với vài người hồi họ không chấp nhận gọi các kitô hữu và các tín hữu khác là ”kuffar”, các người bất trung. Ngày nay không có ai chấp nhận được điều này.
Hỏi: Đức Cha có tin rằng điều đang xảy ra tại Algeria và các cuộc nổi loạn trong thế giới A rập hiên nay, có thể góp phần vào việc làm nảy sinh ra một xã hội mới sẵn sàng hơn với cuộc gặp gỡ hay không?
Đáp: Đây là thách đố và cũng là lời cầu chúc: chỉ khi có một thế hệ có khả năng nắm giữ tình hình trong tay, sau các biến cố này, để tạo dựng một xã hội mới, thì khi đó sẽ có sự cởi mở đối thoại và gặp gỡ. Đó là thách đố và cũng là điều tôi cầu chúc cho Algeria và các quốc gia khác. (RG 28-2-2011)