Trong ngày đầu năm mới, những người con đang ở trong gia đình hay là những người con đi làm ăn phương xa ở các thành phố, giờ phút này qui tụ về mái ấm gia đình, để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong ngày đầu năm mới. Nhìn lại một năm đã qua, chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa. Chúng ta vui mừng vì những thành quả mà chúng ta đã làm được. Hoặc là những thành quả về vật chất, chúng ta kiếm được một số tiền, chúng ta cũng thành công trong sự nghiệp; chúng ta cũng đã kiến tạo được gia đình của mình, cộng đoàn của mình, xã hội của mình mỗi một ngày một tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cũng trong giờ phút này, cùng với niềm vui và tâm tình tạ ơn, chúng ta cũng thấy xuất hiện lên trong tâm tư của mình những ưu tư và lo lắng về một năm mới sắp sửa bắt đầu.
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về sự thay đổi của cuộc đời. Trong bài đọc thứ nhất (St 1,1-31) chúng ta thấy Thiên Chúa dựng nên mặt trời, mặt trăng, ngôi sao ngày và đêm nối tiếp nhau. Xuân hạ thu đông bốn mùa thay đổi, hết năm này tới năm khác. Cuộc đời chúng ta cũng trôi đi, năm này qua năm khác. Không mấy chốc mà chúng ta đã trưởng thành. Không mấy chốc mà chúng ta đã già đi. Chúng ta ưu tư về ngày mai, về năm mới Tân Mão này. Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào? Và trong đoạn Tin Mừng Mt 6,25-34 chúng ta cũng sẽ có những câu hỏi, như: “Trong năm Tân Mão này chúng ta sẽ ăn gì? Chúng ta sẽ mặc gì? Chúng ta sẽ làm gì? Cuộc đời của chúng ta sẽ như thế nào? Tuy nhiên, Chúa Giê su nói: “Đó là câu hỏi của dân ngoại. Đó là mối lo của những ai không tin Thiên Chúa”(Mt 6,32). Chắc hẳn ở giữa trần gian chúng ta cũng có những câu hỏi ấy, nhưng đối với một người tín hữu tin vào người Cha nhân từ thì những câu hỏi ấy không phải là vấn đề lớn đối với chúng ta. Chúng ta cũng đặt ra ưu tư những câu hỏi đó, chúng ta cũng làm việc bởi vì Chúa trao phó thế giới này thế giới này, để chúng ta làm ra của cải mà nuôi sống mình, nuôi sống anh chị em, rồi chúng ta cũng biến đổi thế giới này ngày một tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ làm được tất cả những công việc ấy. Nhưng mà một người nô lệ của Chúa Giê su khi sống giữa đời cùng lao động, ưu tư và vất vả thì chúng ta sống với tâm tình phó thác và bình an, bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta. Một sợi tóc trên đầu đã được Chúa quan phòng, đã được Chúa biết hết và vì vậy, chúng ta cũng kinh nghiệm ở đời này, một cuộc sống được Thiên Chúa yêu thương bao bọc.
Trong năm vừa qua, có những người bạn chúc tuổi tôi và xin cầu nguyện để “Sang năm mới con có sức mạnh của Chúa để vác Thánh giá. Con thấy Thánh giá của con nặng nề quá. Không biết con có vác được không?!” Tôi đã trả lời thế này: “Năm ngoái, anh chị em cũng nói như vậy, không biết là bao nhiêu Thánh giá trong cuộc đời, Thánh giá về vật chất, Thánh giá về thân xác, Thánh giá về tinh thần. Bao nhiêu Thánh giá, không biết mình có vác được không?” Nhưng mà hôm nay, sau ba trăm sáu mươi lăm ngày, anh chị em đã vác được và đã vượt qua tất cả những điều đó. Đó là do đâu? Thưa, đó là do ân sủng tình thương của Thiên Chúa. Không phải chúng ta vác Thánh giá mà chính Chúa vác Thánh giá đỡ cho chúng ta. Chúng ta lo lắng nhưng chúng ta có biết rằng tình thương của Chúa hằng ở bên cạnh chúng ta, Chúa đồng hành bên cạnh chúng ta. Cũng như cuộc đời của mình trong quá khứ đang được Chúa tuôn đổ biết bao nhiêu hồng ân của Chúa thì đó là dấu chứng bảo đảm rằng, trong bước đường tương lai của mình, trong 365 ngày của năm Tân Mão này, anh chị em chắc chắn cũng sẽ nhận được những hồng ân và ân sủng của Thiên Chúa như vậy. Chúa bảo đảm với chúng ta, Chúa lo lắng cho chúng ta, Chúa quan phòng về cuộc đời của chúng ta cũng như trong quá khứ, Chúa đã dẫn dắt chúng ta trên từng bước đường trong từng ngày sống, thì trong tương lai cũng vẫn là một tình thương ấy; cũng vẫn là một ân sủng ấy; cũng vẫn là một Người Cha quan tâm tới chúng ta, dẫn dắt chúng ta trong cuộc đời.
Thưa anh chị em,
Tôi muốn chia sẻ với anh chị em:
Người Ki tô hữu là người hạnh phúc nhất. Hạnh phúc nhất bởi vì chúng ta biết Chúa đang lo lắng cho chúng ta. Chúng ta hạnh phúc nhất bởi vì chúng ta bước đi trong tình thương của Chúa. Lẽ dĩ nhiên, Chúa là Cha yêu thương tất cả mọi người. Nhưng mà người Kitô hữu chúng ta biết được tình thương của Chúa, Chúa mời gọi chúng ta sống trong sự phó thác vào tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Nếu chúng ta sống được tâm tình phó thác, bình an như vậy thì chúng ta sẽ là những người hạnh phúc. Năm Tân Mão 2011 của chúng ta sẽ là năm tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Điều thứ hai tôi muốn chia sẻ với anh chị em:
Chúng ta muốn hạnh phúc. Chúa muốn ban hạnh phúc cho chúng ta, Chúa muốn gìn giữ chúng ta trong hạnh phúc, nhưng như trong bài Tin Mừng theo thánh Matthêô, Chúa bảo với chúng ta điều gì? Chúa bảo chúng ta đừng có lo chuyện ăn uống, ăn gì? mặc gì? Không! Chuyện đó Chúa đã lo cho chúng ta. Điều mà Chúa mời gọi chúng ta là gì? Đó là: “Tiên vàn, hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính Người. Còn các sự khác, Chúa ban thêm cho chúng ta”(Mt 6, 33). Vậy thì muốn có hạnh phúc, chúng ta hãy đi tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài là gì? Thưa, đó là những điều Chúa mời gọi trong Phúc Âm. Vậy tôi xin được tóm tắt trong bốn điểm sau:
- Thứ nhất: Sự thật;
- Thứ hai: Công bằng, công lý;
- Thứ ba: Yêu thương;
- Thứ tư: Sự hòa bình.
Bốn trụ cột cho nền tảng gia đình, mái nhà gia đình cũng như mái nhà của xã hội, mái nhà của giáo hội. Chúng ta muốn hạnh phúc. Thứ nhất, anh chị em hãy sống theo sự thật của Lời Chúa. Ngày hôm nay, nhiều người rao giảng những điều dối trá, loan truyền những sự dối trá. Người ta bảo rằng “Không có Thiên Chúa”; người ta bảo là “Không có sự sống đời sau”; người ta bảo rằng “Hãy lo phát triển về kinh tế. Hãy đi tìm sự khoái lạc. Hãy đi tìm cách làm sao để làm giàu càng nhiều càng tốt. Hãy lo cho mình cuộc sống đời này mà không có cuộc sống ở đời sau”... Không cần tin tưởng vào bất cứ một điều gì khác. Thưa anh chị em, đó là sự dối trá, và sự dối trá này, nếu chúng ta bước theo thì cuộc đời chúng ta không hạnh phúc. Ngày nay người ta nói: “Tôi tự do, tôi rao giảng về sự tự do,”. rao giảng về sự phóng túng, rao giảng về sự khoái lạc. Kêu gọi người ta sống thỏa thích, người ta loan truyền về sự phá thai, loan truyền đồng tính, loan truyền sự giàu có vật chất. Biết bao nhiêu sự lầm lạc và dối trá. Vậy mà có rất nhiều người bước theo sự dối trá ấy. Bước theo sự dối trá đấy sẽ không có bình an và hạnh phúc. Tôi xin giải thích về bốn trụ cột trên:
- Trụ cột thứ nhất trong cuộc sống của chúng ta đó là sự thật: Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa, có nghĩa là hãy sống theo sự thật mà Chúa Giê su đã dạy cho chúng ta. Sự thật ở đây là gì? Thưa, đó là tin vào Thiên Chúa; Sự thật ở đây là gì? Đó là chúng ta biết rằng cuộc đời của mình sẽ có kết thúc; Sự thật ở đây là gì? Đó là chúng ta bước theo đường lối mà chúng ta nghe trong Phúc Âm: Ai bước đi trong “sự thật” thì người ấy sẽ có cuộc sống bình an và hạnh phúc.
- Trụ cột thứ hai trong cuộc sống của chúng ta đó là công bằng: Ngày hôm nay chúng ta thấy nhiều người trong xã hội cậy dựa vào tiền bạc, cậy dựa vào quyền lực để mà ức hiếp người khác, để mà biến đổi đen thành trắng, trắng thành đen. Có nhiều người dựa vào uy thế của mình để bóc lột người khác. Sự công bằng đó là tôn trọng phẩm giá của người khác. Tôn trọng quyền lợi về tinh thần cũng như vật chất của người khác. Ai muốn sống theo hạnh phúc của Chúa thì người ấy phải sống theo sự công bằng. Có những người tìm cách để mà sống gian dối, lọc lừa miễn làm sao cho mình có tiền bạc, miễn làm sao để mình thắng được người khác, để mình thống trị được người khác. Nhưng mà những người sống theo sự bất công và gian dối, cuộc đời của người ấy có thể trước mắt thắng lợi nhưng mà về lâu về dài, cuộc đời đó sẽ sụp đổ cùng với giòng lũ thác của cuộc đời. Chúng ta muốn sống bình an và hạnh phúc thì hãy biết sống công bằng, biết tôn trọng những người khác. Chúng ta lo cho cuộc sống của mình nhưng đồng thời cũng tôn trọng hạnh phúc của người khác, đừng đánh mất hạnh phúc của người khác, đừng biến hạnh phúc của người khác thành hạnh phúc của mình. Chỉ có con đường công bằng, sống theo công lý thì chúng ta mới có được cuộc sống hạnh hạnh phúc.
- Trụ cột thứ ba trong cuộc sống của chúng ta đó là tình yêu thương. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là muốn sống ích kỷ, là muốn thu vào cho mình. Mình muốn mọi người lo cho mình. Nhưng cuộc sống mà trong đó tất cả mọi người đều ích kỷ thì đó là cuộc sống khô cằn, cuộc sống đưa tới sự chết chóc. Chúng ta từng kinh nghiệm rằng: Chỉ khi nào chúng ta mở lòng mình ra, sống cho người khác thì cuộc đời của chúng ta mới tìm được ý nghĩa và vì nó có ý nghĩa như vậy, người ta cảm thấy mình được hạnh phúc. Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta có một trái tim. Trái tim này được mời gọi để yêu thương, để chia sẻ cho nhau, để quan tâm tới người khác, đặc biệt là những người nghèo khổ sống chung quanh mình. Chúa ban cho chúng ta một trái tim để chúng ta cảm thông với nỗi đau khổ của anh chị em. Chúa ban cho chúng ta một trái tim để chúng ta biết nghĩ tới người khác và sống cho người khác, không phải chỉ nghĩ cho mình. Ngày hôm nay có nhiều người chỉ nghĩ răng chỉ sống cho mình thôi. Điều đó là sự sai lạc. Chúng ta muốn được bình an và hạnh phúc, chúng ta phải biết sống cho người khác. Chân lý căn bản của Phúc Âm đó là “Chúng ta muốn người khác làm cho mình điều gì thì hãy làm như vậy cho người khác”(Mt 7,12). Không phải là bắt người khác phải sống cho mình nhưng mà phải quên mình đi để sống cho người khác. Đó là chúng ta được tham dự vào tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa. Như vậy thì đó chính là lẽ sống của cuộc đời mình. Nếu chúng ta bước theo con đường đó, chúng ta sẽ hạnh phúc.
- Trụ cột thứ tư trong cuộc sống của chúng ta đó là sự hòa bình của sự an bình. Chúng ta thấy có những người tìm cách gieo rắc sự nghi ngờ nơi người khác, tìm cách để gieo rắc sự hận thù, cổ võ sự hận thù. Có nhiều người muốn làm xáo trộn cộng đoàn, muốn cho mình tiến lên, cho mình triển nở thì khơi dậy sự hận thù, tạo sự rối loạn, tạo sự mất trật tự. Có những người muốn hạnh phúc, muốn sống vui thỏa thì lại bị gieo rắc cái sự bất ổn trong cộng đoàn trong xã hội và kết cục thì cuộc đời của người ấy cũng không hạnh phúc và những người khác cũng mất đi sự hạnh phúc.
Chúng ta, những người môn đệ của Chúa, tìm kiếm sự công chính của Nước Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi để hạnh phúc để xây dựng hòa bình, làm sao cho cuộc sống của chúng ta từ trong gia đình tới cộng đoàn giáo xứ, tới giáo phận, tới cộng đoàn xã hội, làng xóm xã ấp... Tất cả được sống hài hào trong sự trật tự, sống trong sự lớn lên và chia sẻ cho nhau. Nếu chúng ta xây dựng được sự hòa bình ấy thì cuộc đời của chúng ta sẽ có hạnh phúc. Anh chị em thấy thế giới ngày hôm nay, những ngòi nổ chiến tranh, những sự bất hòa, những sự hận thù đang từng ngày lớn lên leo thang ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta muốn có một đất nước Việt Nam hạnh phúc, muốn có một gia đình hạnh phúc thì hãy đi theo con đường của xây dựng hòa bình, xây dựng sự an bình. Đó chính là bốn trụ cột. Trụ cột chân lý, trụ cột công bằng, trụ cột của tình thương, trụ cột của sự hòa bình. Đấy là bốn trụ cột làm nên tòa nhà của chúng ta. Nếu chúng ta sống được như vậy, hạnh phúc sẽ đến với chúng ta. Chúa nói, tiên vàn chúng ta hãy tìm kiếm bốn điều trên trước, tìm kiếm sự công chính trước, Nước Thiên Chúa trước, còn các sự khác Chúa thêm cho chúng ta. Còn những đau khổ thì ngày nào cũng có sự đau khổ của ngày ấy.
Anh chị em thân mến,
Chúa mời gọi chúng ta hãy vui lên. Anh chị em đừng quá vô tư về cuộc đời này. Chúng ta là môn đệ của Chúa, chúng ta làm chứng trước mặt mọi người về niềm vui và hạnh phúc của người Kitô hữu. Niềm vui và hạnh phúc này bắt nguồn từ sự tin tưởng vào tình thương và ân sủng của Chúa. Hạnh phúc này bắt nguồn từ chỗ chúng ta xây dựng cuộc đời của mình theo trụ cột của Phúc Âm. Nếu được như vậy thì năm mới sắp tới đây sẽ đến với chúng ta. Và sang năm, giờ phút này, chúng ta cũng sẽ ngồi lại đây để dâng lời tạ ơn Chúa và chúng ta sẽ có kinh nghiệm rằng Lời Chúa nói với chúng ta hôm nay, Lời đó là đúng. Lời đó là tuyệt đối đúng. Kinh nghiệm đã qua dạy chúng ta như vậy và kinh nghiệm sắp tới cũng sẽ chứng minh điều ấy.
Trong những ngày đầu năm này chúng ta chúc phúc, chúng ta cầu chúc, chúng ta mong mỏi cho nhau được hạnh phúc, nhưng tất cả những lời cầu chúc của chúng ta chỉ có thể trở thành hiện thực nếu chúng ta gom góp tất cả và đặt lên đĩa thành, chén thánh tại bàn thờ. Chúng ta dâng thánh lễ này với tâm tình, với sự mong mỏi, với sự hoài bão của chúng ta, bao nhiêu ước nguyện của cá nhân, của gia đình, của cộng đoàn của chúng ta. Chúng ta dâng lên Chúa Cha cùng với hy lễ của Chúa Giêsu trên bàn thờ. Xin Chúa chấp nhận và chúc lành cho tất cả mọi người của chúng ta. Amen.
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về sự thay đổi của cuộc đời. Trong bài đọc thứ nhất (St 1,1-31) chúng ta thấy Thiên Chúa dựng nên mặt trời, mặt trăng, ngôi sao ngày và đêm nối tiếp nhau. Xuân hạ thu đông bốn mùa thay đổi, hết năm này tới năm khác. Cuộc đời chúng ta cũng trôi đi, năm này qua năm khác. Không mấy chốc mà chúng ta đã trưởng thành. Không mấy chốc mà chúng ta đã già đi. Chúng ta ưu tư về ngày mai, về năm mới Tân Mão này. Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào? Và trong đoạn Tin Mừng Mt 6,25-34 chúng ta cũng sẽ có những câu hỏi, như: “Trong năm Tân Mão này chúng ta sẽ ăn gì? Chúng ta sẽ mặc gì? Chúng ta sẽ làm gì? Cuộc đời của chúng ta sẽ như thế nào? Tuy nhiên, Chúa Giê su nói: “Đó là câu hỏi của dân ngoại. Đó là mối lo của những ai không tin Thiên Chúa”(Mt 6,32). Chắc hẳn ở giữa trần gian chúng ta cũng có những câu hỏi ấy, nhưng đối với một người tín hữu tin vào người Cha nhân từ thì những câu hỏi ấy không phải là vấn đề lớn đối với chúng ta. Chúng ta cũng đặt ra ưu tư những câu hỏi đó, chúng ta cũng làm việc bởi vì Chúa trao phó thế giới này thế giới này, để chúng ta làm ra của cải mà nuôi sống mình, nuôi sống anh chị em, rồi chúng ta cũng biến đổi thế giới này ngày một tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ làm được tất cả những công việc ấy. Nhưng mà một người nô lệ của Chúa Giê su khi sống giữa đời cùng lao động, ưu tư và vất vả thì chúng ta sống với tâm tình phó thác và bình an, bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta. Một sợi tóc trên đầu đã được Chúa quan phòng, đã được Chúa biết hết và vì vậy, chúng ta cũng kinh nghiệm ở đời này, một cuộc sống được Thiên Chúa yêu thương bao bọc.
Trong năm vừa qua, có những người bạn chúc tuổi tôi và xin cầu nguyện để “Sang năm mới con có sức mạnh của Chúa để vác Thánh giá. Con thấy Thánh giá của con nặng nề quá. Không biết con có vác được không?!” Tôi đã trả lời thế này: “Năm ngoái, anh chị em cũng nói như vậy, không biết là bao nhiêu Thánh giá trong cuộc đời, Thánh giá về vật chất, Thánh giá về thân xác, Thánh giá về tinh thần. Bao nhiêu Thánh giá, không biết mình có vác được không?” Nhưng mà hôm nay, sau ba trăm sáu mươi lăm ngày, anh chị em đã vác được và đã vượt qua tất cả những điều đó. Đó là do đâu? Thưa, đó là do ân sủng tình thương của Thiên Chúa. Không phải chúng ta vác Thánh giá mà chính Chúa vác Thánh giá đỡ cho chúng ta. Chúng ta lo lắng nhưng chúng ta có biết rằng tình thương của Chúa hằng ở bên cạnh chúng ta, Chúa đồng hành bên cạnh chúng ta. Cũng như cuộc đời của mình trong quá khứ đang được Chúa tuôn đổ biết bao nhiêu hồng ân của Chúa thì đó là dấu chứng bảo đảm rằng, trong bước đường tương lai của mình, trong 365 ngày của năm Tân Mão này, anh chị em chắc chắn cũng sẽ nhận được những hồng ân và ân sủng của Thiên Chúa như vậy. Chúa bảo đảm với chúng ta, Chúa lo lắng cho chúng ta, Chúa quan phòng về cuộc đời của chúng ta cũng như trong quá khứ, Chúa đã dẫn dắt chúng ta trên từng bước đường trong từng ngày sống, thì trong tương lai cũng vẫn là một tình thương ấy; cũng vẫn là một ân sủng ấy; cũng vẫn là một Người Cha quan tâm tới chúng ta, dẫn dắt chúng ta trong cuộc đời.
Thưa anh chị em,
Tôi muốn chia sẻ với anh chị em:
Người Ki tô hữu là người hạnh phúc nhất. Hạnh phúc nhất bởi vì chúng ta biết Chúa đang lo lắng cho chúng ta. Chúng ta hạnh phúc nhất bởi vì chúng ta bước đi trong tình thương của Chúa. Lẽ dĩ nhiên, Chúa là Cha yêu thương tất cả mọi người. Nhưng mà người Kitô hữu chúng ta biết được tình thương của Chúa, Chúa mời gọi chúng ta sống trong sự phó thác vào tình yêu thương quan phòng của Thiên Chúa. Nếu chúng ta sống được tâm tình phó thác, bình an như vậy thì chúng ta sẽ là những người hạnh phúc. Năm Tân Mão 2011 của chúng ta sẽ là năm tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Điều thứ hai tôi muốn chia sẻ với anh chị em:
Chúng ta muốn hạnh phúc. Chúa muốn ban hạnh phúc cho chúng ta, Chúa muốn gìn giữ chúng ta trong hạnh phúc, nhưng như trong bài Tin Mừng theo thánh Matthêô, Chúa bảo với chúng ta điều gì? Chúa bảo chúng ta đừng có lo chuyện ăn uống, ăn gì? mặc gì? Không! Chuyện đó Chúa đã lo cho chúng ta. Điều mà Chúa mời gọi chúng ta là gì? Đó là: “Tiên vàn, hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính Người. Còn các sự khác, Chúa ban thêm cho chúng ta”(Mt 6, 33). Vậy thì muốn có hạnh phúc, chúng ta hãy đi tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài. Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài là gì? Thưa, đó là những điều Chúa mời gọi trong Phúc Âm. Vậy tôi xin được tóm tắt trong bốn điểm sau:
- Thứ nhất: Sự thật;
- Thứ hai: Công bằng, công lý;
- Thứ ba: Yêu thương;
- Thứ tư: Sự hòa bình.
Bốn trụ cột cho nền tảng gia đình, mái nhà gia đình cũng như mái nhà của xã hội, mái nhà của giáo hội. Chúng ta muốn hạnh phúc. Thứ nhất, anh chị em hãy sống theo sự thật của Lời Chúa. Ngày hôm nay, nhiều người rao giảng những điều dối trá, loan truyền những sự dối trá. Người ta bảo rằng “Không có Thiên Chúa”; người ta bảo là “Không có sự sống đời sau”; người ta bảo rằng “Hãy lo phát triển về kinh tế. Hãy đi tìm sự khoái lạc. Hãy đi tìm cách làm sao để làm giàu càng nhiều càng tốt. Hãy lo cho mình cuộc sống đời này mà không có cuộc sống ở đời sau”... Không cần tin tưởng vào bất cứ một điều gì khác. Thưa anh chị em, đó là sự dối trá, và sự dối trá này, nếu chúng ta bước theo thì cuộc đời chúng ta không hạnh phúc. Ngày nay người ta nói: “Tôi tự do, tôi rao giảng về sự tự do,”. rao giảng về sự phóng túng, rao giảng về sự khoái lạc. Kêu gọi người ta sống thỏa thích, người ta loan truyền về sự phá thai, loan truyền đồng tính, loan truyền sự giàu có vật chất. Biết bao nhiêu sự lầm lạc và dối trá. Vậy mà có rất nhiều người bước theo sự dối trá ấy. Bước theo sự dối trá đấy sẽ không có bình an và hạnh phúc. Tôi xin giải thích về bốn trụ cột trên:
- Trụ cột thứ nhất trong cuộc sống của chúng ta đó là sự thật: Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa, có nghĩa là hãy sống theo sự thật mà Chúa Giê su đã dạy cho chúng ta. Sự thật ở đây là gì? Thưa, đó là tin vào Thiên Chúa; Sự thật ở đây là gì? Đó là chúng ta biết rằng cuộc đời của mình sẽ có kết thúc; Sự thật ở đây là gì? Đó là chúng ta bước theo đường lối mà chúng ta nghe trong Phúc Âm: Ai bước đi trong “sự thật” thì người ấy sẽ có cuộc sống bình an và hạnh phúc.
- Trụ cột thứ hai trong cuộc sống của chúng ta đó là công bằng: Ngày hôm nay chúng ta thấy nhiều người trong xã hội cậy dựa vào tiền bạc, cậy dựa vào quyền lực để mà ức hiếp người khác, để mà biến đổi đen thành trắng, trắng thành đen. Có nhiều người dựa vào uy thế của mình để bóc lột người khác. Sự công bằng đó là tôn trọng phẩm giá của người khác. Tôn trọng quyền lợi về tinh thần cũng như vật chất của người khác. Ai muốn sống theo hạnh phúc của Chúa thì người ấy phải sống theo sự công bằng. Có những người tìm cách để mà sống gian dối, lọc lừa miễn làm sao cho mình có tiền bạc, miễn làm sao để mình thắng được người khác, để mình thống trị được người khác. Nhưng mà những người sống theo sự bất công và gian dối, cuộc đời của người ấy có thể trước mắt thắng lợi nhưng mà về lâu về dài, cuộc đời đó sẽ sụp đổ cùng với giòng lũ thác của cuộc đời. Chúng ta muốn sống bình an và hạnh phúc thì hãy biết sống công bằng, biết tôn trọng những người khác. Chúng ta lo cho cuộc sống của mình nhưng đồng thời cũng tôn trọng hạnh phúc của người khác, đừng đánh mất hạnh phúc của người khác, đừng biến hạnh phúc của người khác thành hạnh phúc của mình. Chỉ có con đường công bằng, sống theo công lý thì chúng ta mới có được cuộc sống hạnh hạnh phúc.
- Trụ cột thứ ba trong cuộc sống của chúng ta đó là tình yêu thương. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là muốn sống ích kỷ, là muốn thu vào cho mình. Mình muốn mọi người lo cho mình. Nhưng cuộc sống mà trong đó tất cả mọi người đều ích kỷ thì đó là cuộc sống khô cằn, cuộc sống đưa tới sự chết chóc. Chúng ta từng kinh nghiệm rằng: Chỉ khi nào chúng ta mở lòng mình ra, sống cho người khác thì cuộc đời của chúng ta mới tìm được ý nghĩa và vì nó có ý nghĩa như vậy, người ta cảm thấy mình được hạnh phúc. Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta có một trái tim. Trái tim này được mời gọi để yêu thương, để chia sẻ cho nhau, để quan tâm tới người khác, đặc biệt là những người nghèo khổ sống chung quanh mình. Chúa ban cho chúng ta một trái tim để chúng ta cảm thông với nỗi đau khổ của anh chị em. Chúa ban cho chúng ta một trái tim để chúng ta biết nghĩ tới người khác và sống cho người khác, không phải chỉ nghĩ cho mình. Ngày hôm nay có nhiều người chỉ nghĩ răng chỉ sống cho mình thôi. Điều đó là sự sai lạc. Chúng ta muốn được bình an và hạnh phúc, chúng ta phải biết sống cho người khác. Chân lý căn bản của Phúc Âm đó là “Chúng ta muốn người khác làm cho mình điều gì thì hãy làm như vậy cho người khác”(Mt 7,12). Không phải là bắt người khác phải sống cho mình nhưng mà phải quên mình đi để sống cho người khác. Đó là chúng ta được tham dự vào tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa. Như vậy thì đó chính là lẽ sống của cuộc đời mình. Nếu chúng ta bước theo con đường đó, chúng ta sẽ hạnh phúc.
- Trụ cột thứ tư trong cuộc sống của chúng ta đó là sự hòa bình của sự an bình. Chúng ta thấy có những người tìm cách gieo rắc sự nghi ngờ nơi người khác, tìm cách để gieo rắc sự hận thù, cổ võ sự hận thù. Có nhiều người muốn làm xáo trộn cộng đoàn, muốn cho mình tiến lên, cho mình triển nở thì khơi dậy sự hận thù, tạo sự rối loạn, tạo sự mất trật tự. Có những người muốn hạnh phúc, muốn sống vui thỏa thì lại bị gieo rắc cái sự bất ổn trong cộng đoàn trong xã hội và kết cục thì cuộc đời của người ấy cũng không hạnh phúc và những người khác cũng mất đi sự hạnh phúc.
Chúng ta, những người môn đệ của Chúa, tìm kiếm sự công chính của Nước Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi để hạnh phúc để xây dựng hòa bình, làm sao cho cuộc sống của chúng ta từ trong gia đình tới cộng đoàn giáo xứ, tới giáo phận, tới cộng đoàn xã hội, làng xóm xã ấp... Tất cả được sống hài hào trong sự trật tự, sống trong sự lớn lên và chia sẻ cho nhau. Nếu chúng ta xây dựng được sự hòa bình ấy thì cuộc đời của chúng ta sẽ có hạnh phúc. Anh chị em thấy thế giới ngày hôm nay, những ngòi nổ chiến tranh, những sự bất hòa, những sự hận thù đang từng ngày lớn lên leo thang ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta muốn có một đất nước Việt Nam hạnh phúc, muốn có một gia đình hạnh phúc thì hãy đi theo con đường của xây dựng hòa bình, xây dựng sự an bình. Đó chính là bốn trụ cột. Trụ cột chân lý, trụ cột công bằng, trụ cột của tình thương, trụ cột của sự hòa bình. Đấy là bốn trụ cột làm nên tòa nhà của chúng ta. Nếu chúng ta sống được như vậy, hạnh phúc sẽ đến với chúng ta. Chúa nói, tiên vàn chúng ta hãy tìm kiếm bốn điều trên trước, tìm kiếm sự công chính trước, Nước Thiên Chúa trước, còn các sự khác Chúa thêm cho chúng ta. Còn những đau khổ thì ngày nào cũng có sự đau khổ của ngày ấy.
Anh chị em thân mến,
Chúa mời gọi chúng ta hãy vui lên. Anh chị em đừng quá vô tư về cuộc đời này. Chúng ta là môn đệ của Chúa, chúng ta làm chứng trước mặt mọi người về niềm vui và hạnh phúc của người Kitô hữu. Niềm vui và hạnh phúc này bắt nguồn từ sự tin tưởng vào tình thương và ân sủng của Chúa. Hạnh phúc này bắt nguồn từ chỗ chúng ta xây dựng cuộc đời của mình theo trụ cột của Phúc Âm. Nếu được như vậy thì năm mới sắp tới đây sẽ đến với chúng ta. Và sang năm, giờ phút này, chúng ta cũng sẽ ngồi lại đây để dâng lời tạ ơn Chúa và chúng ta sẽ có kinh nghiệm rằng Lời Chúa nói với chúng ta hôm nay, Lời đó là đúng. Lời đó là tuyệt đối đúng. Kinh nghiệm đã qua dạy chúng ta như vậy và kinh nghiệm sắp tới cũng sẽ chứng minh điều ấy.
Trong những ngày đầu năm này chúng ta chúc phúc, chúng ta cầu chúc, chúng ta mong mỏi cho nhau được hạnh phúc, nhưng tất cả những lời cầu chúc của chúng ta chỉ có thể trở thành hiện thực nếu chúng ta gom góp tất cả và đặt lên đĩa thành, chén thánh tại bàn thờ. Chúng ta dâng thánh lễ này với tâm tình, với sự mong mỏi, với sự hoài bão của chúng ta, bao nhiêu ước nguyện của cá nhân, của gia đình, của cộng đoàn của chúng ta. Chúng ta dâng lên Chúa Cha cùng với hy lễ của Chúa Giêsu trên bàn thờ. Xin Chúa chấp nhận và chúc lành cho tất cả mọi người của chúng ta. Amen.