BẢN DỊCH ANH NGỮ MỚI DÙNG TRONG THÁNH LỄ TỪ TÂN NIÊN PHỤNG VỤ 2012
Ngày 27 tháng 11, năm 2011, nhằm Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng—được coi là ngày Tết của Tân Niên Phụng Vụ của Hội Thánh Công Giáo--một bản dịch Anh Ngữ mới về phụng vụ Thánh Lễ sẽ được chính thức công bố và đem ra sử dụng.
Anh bạn hay đi lễ Mỹ nêu lên thắc mắc: Tại sao lại có bản dịch mới này? Liệu có lợi ích gì chăng? Thắc mắc đó cũng chính là của người viết. Qua tìm hiểu, xin tạm đúc kết lời giải đáp cho hai câu hỏi nêu trên, và hân hạnh chia sẻ với quý vị nào có cùng thắc mắc.
Tại sao lại có bản dịch mới này?
Theo lịch sử của Hội Thánh Công Giáo, từ bao thế kỷ nay, trong nghi thức Rôma, Thánh Lễ đã được cử hành bằng La ngữ, hay tiếng Latinh. Sau Công Đồng Chung Vaticanô II vào thập niên 1960, các kinh nguyện phụng vụ được dịch sang tiếng các nước để cổ võ việc tham dự tích cực của mọi người. Bản văn Thánh Lễ chính thức bằng La ngữ chứa đựng trong cuốn sách goị là “Thánh Lễ Rôma” được coi như bản nền tảng hầu các giám mục khắp thế giới dựa vào để dịch sang các ngôn ngữ địa phương.
Khi Công Đồng Chung Vaticanô II cho phép “sử dụng rộng rãi tiếng mẹ đẻ trong Thánh Lễ” (Sacrosanctum Concilium, số 53), thì các nhóm khác nhau đã nhanh chóng bắt tay vào việc làm ra một bản dịch chính thức bằng Anh ngữ hầu đem ra sử dụng lần đầu tiên trong việc thờ phượng. Cũng do đó mà một sách lễ bằng Anh ngữ đã được phát hành vào năm 1973. Phương pháp dịch được sử dụng vào dịp đó được gọi là ‘dynamic equivalence’ (tạm dịch là ‘nguyên tắc tương đương năng động’) nhắm mục đích thông đạt ý nghĩa chung của bản văn gốc bằng La ngữ, hơn là nhằm cung ứng một bản dịch sát từng chữ.
Sau hơn 40 năm cử hành Thánh Lễ bằng bản văn Anh ngữ hiện tại, Hội thánh đã nhận thấy một vài chỗ cần được cải tiến. Một số người nhận xét rằng, khi chuyển sang Anh ngữ, một số những ẩn dụ và hình ảnh thiêng liêng phong phú hàm chứa trong bản La ngữ đã bị thất thoát đi. Lại nữa, các ý niệm thần học quan trọng đã không còn được diễn tả rõ ràng, và các kiểu nói ám chỉ trong thánh kinh đã không được lột tả trung thực.
Thế là vào năm 2001, Toà thánh Vaticăng đã kêu gọi việc phải có một bản dịch Anh ngữ chính xác hơn nhằm đem lại cho các tín hữu một cảm nhận tinh tế hơn về nét phong phú của bản văn La ngữ--một bản dịch “không hề thêm bớt về mặt nội dung, không chú giải dài dòng cũng không chau chuốt bóng bẩy” (Liturgiam Authenticam, số 20). Theo sát phương pháp này, bản dịch mới duy trì đầy đủ hơn truyền thống thần học được tích lũy qua các thế kỷ trong phụng vụ. Nó cũng thông đạt rõ ràng hơn những kiểu ám chỉ của thánh kinh và các ý niệm thần học căn cốt được diễn đạt trong bản La ngữ nguyên thủy.
Đâu là những lợi ích của bản dịch mới?
Nếu dựa trên phương pháp ‘tương đương năng động,’ mà bản dịch cũ đã làm vuột mất những hình ảnh và những ẩn dụ thánh kinh rất phong phú, thì khi dựa trên phương pháp ‘formal equivalence’ (xin tạm dịch là ‘tương đương mô thức’), bản dịch mới này đã lột tả được, và phơi bầy rõ ràng những chi tiết bị thất thoát vừa nói.
Ngoài ra, bản dịch mới còn cố gắng duy trì những hạn từ thần học truyền thống, tỉ như Chúa Giêsu “đồng bản thể với Đức Chúa Cha” và “nhập thể” trong lòng Trinh Nữ Maria—là những hạn từ quan trọng cần được biểu lộ trong việc thờ phượng.
Thêm nữa, bản dịch mới nói chung sử dụng một lối hành văn “cao sang,” bớt đi tính cách đối thoại nhưng lại có âm điệu tao nhã hơn. Lối hành văn này gần với bản La ngữ hơn, và giúp ta biểu lộ tâm tình cung kính đậm đà và một tấm lòng khiêm nhường sâu xa hơn đang khi cầu khẩn với Chúa trong Thánh Lễ.
Những thay đổi này thật đáng trân trọng. Cách thức thờ phượng biểu tỏ rất nhiều về điều ta tin kính và cũng nói lên nhãn quan về mối liên hệ ta có với Chúa. ‘Lex orandi, lex credendi’ là như thế: cách ta cầu nguyện uốn nắn điều ta tin kính; và điều ta tin kính thì ảnh hưởng việc ta sống mối liên hệ ta có với Chúa.
Tỉ như khi cầu nguyện, nếu sử dụng một thứ ngôn ngữ không có tính nghi thức, ta sẽ dễ có tư cách thong dong khi hướng vọng về Chúa. Nhưng khi Thánh Lễ sử dụng thứ ngôn ngữ cao sang hơn, nhằm nhấn mạnh đến lòng từ ái, uy quyền và vinh quang của Chúa, thì ta sẽ dễ nhận ra rằng mình đang diện kiến một vị Thiên Chúa cực linh trong phụng vụ thánh, và như thế ta sẽ đến với Chúa trong tư cách khiêm nhường, tôn kính và tri ân sâu đậm và chân thành hơn. Quả vậy, ngôn từ ta sử dụng khi tôn thờ Thiên Chúa thì biểu lộ cách thức ta sống mối liên hệ với Ngài. Chính vì thế mà Hội Thánh đã có thái độ cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng đối với bản dịch mới này.
Cuối cùng, bản dịch mới có một điểm tích cực nữa là nó đem lại cho Hội Thánh tại những vùng nói tiếng Anh một khoảnh khắc độc nhất để đào sâu giáo lý về một trong những khía cạnh căn bản của niềm tin, điều mà rất tiếc các tín hữu thường không am hiểu thấu đáo—đó là Thánh Lễ.
Với những thay đổi dễ nhận thấy trong các phần của Thánh Lễ, ta sẽ phải tập quen với những lời đáp mới, (rồi đây sẽ được lồng trong những nền nhạc mới), cũng như làm quen với những lời kinh phụng vụ linh mục đọc lên nghe khác với những gì ta đã nghe quen suốt hơn 40 năm qua. Thời kỳ chuyển tiếp này có thể là một cơ hội, không chỉ để ta tập cho quen với những câu đáp mới, mà còn đào sâu giáo lý về ý nghĩa phụng vụ--điều có thể giúp ta hiểu hơn về Thánh Thể như là tưởng niệm hy lễ Chúa Giêsu hiến dâng trên thập giá, sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, và sự kết hiệp thân mật với Người khi hiệp lễ. Đó cũng là dịp giúp ta thấu hiểu ý nghĩa kinh nguyện và nghi thức phụng vụ. Càng hiểu ý nghĩa những gì ta đọc và làm trong Thánh Lễ, ta càng có khả năng kết hiệp với Chúa trong phụng vụ, và gặp gỡ được Người trong các mầu nhiệm thánh.
Thử tìm hiểu Ý Nghĩa đàng sau một vài Thay Đổi
Câu chào: “Dominus vobiscum--Chúa ở cùng anh chị em”
Một trong những điều dễ nhận thấy nhất là câu đáp lại lời chào trên là “Et cum spiritu tuo.” Hiển nhiên, bản gốc Latinh vẫn như cũ, nhưng bản dịch Anh ngữ mới đã thay đổi: ‘And with your spirit’—xin tạm dịch ‘Và ở cùng tâm linh Cha.” Câu đáp này phản ảnh trung thực bản văn La ngữ và ngôn ngữ thánh kinh của Thánh Phaolô (xem Galata 6:18; Philipphê 4:23; 2 Tim 4:22).
Phân tích câu đáp cũ: “And also with you--Và ở cùng Cha,” ta có cảm tưởng rằng đó chỉ là câu đáp lại lời chào hỏi mang tính cá nhân, như thể bảo rằng: “Xin Chúa cũng ở cùng Cha nữa!”
Thực ra câu đáp này hàm nhiều ý hơn nữa. Khi một người lãnh nhận chức linh mục, thì Chúa Thánh Thần đến với vị ấy một cách độc nhất vô nhị, ban cho ngài năng quyền cử hành Thánh Lễ và truyền phép Thánh Thể. Do đó, khi đáp lại: “Và ở cùng tâm linh Cha,” ta thừa nhận tác động của Chúa Thánh Thần qua bản thân linh mục cử hành phụng vụ. Chính Chúa Giêsu Kitô là đầu cộng đoàn đang họp mừng Thánh Lễ, và chính Thánh Thần của Người là tác nhân chính trong phụng vụ, bất kể bản thân vị linh mục cử hành Thánh Lễ là cá nhân như thế nào.
Tới đây, người viết tự hỏi, không biết Việt Nam ta sẽ tính thế nào, vì bản Anh ngữ đã công nhiên làm giấy khai tử cho câu đáp ‘Và ở cùng Cha’ rồi? Bởi ý nghĩa sâu xa như vừa khai triển ở trên, thật khó cho Việt Nam ta có đủ lý giải để tiếp tục duy trì câu thưa này, mà không tìm cách đi theo xu hướng ‘về nguồn’ mà bản Anh ngữ đã nhận ra và sửa đổi. Vấn đề xin dành lại cho Ủy Ban Phụng Tự và các vị hữu trách của Hội Thánh quê nhà.
Nói vậy chứ phải công minh và khách quan mà khẳng định rằng—ngoài câu đáp vừa nói mà ta đặt vấn đề ở trên--điều mà bản Anh ngữ vừa mới sửa đổi nhằm theo sát và trung thành với bản gốc Latinh, thì bản dịch Việt ngữ của ta đã làm từ…khuya rồi. Sau đây là các dẫn chứng.
Kinh Cáo Mình
Bản cũ: ..”that I have sinned through my own fault”
Bản mới: …”through my fault, through my fault, through my most grievious fault…”
Phải nói thật rằng, câu đấm ngực ba lần của VN mình thật tuyệt. Người viết trộm nghĩ rằng thật khó có thể tìm được một lối nói nào đơn giản, ngắn gọn, mà lại lột tả được hết ý nghĩa của ‘mea culpa, mea culpa, mea maxima culpa,’ bằng câu ‘lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng’ (hình như đã được các cố tây diễn dịch từ bao đời nay rồi!).
Các phần còn lại
Điều vừa nói có thể áp dụng tương tự với các phần sửa đổi khác như trong kinh Vinh Danh (trong đó bản VN cho thấy rõ nét trung thành với bản Latinh), hay trong kinh Tin Kính (trong đó VN từ lâu đã sử dụng câu “Tôi tin kính…” mà bản Anh ngữ bây giờ mới sử dụng (“I believe”—thay cho ‘We believe.”). Đó là chưa nói đến những câu như “đồng bản thể với Đức Chúa Cha,” hay “Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria” mà bản Anh ngữ lần đầu tiên mới đem ra sử dụng.
Còn một số khác nữa, như bài “Holy, Holy, Holy Lord God of Hosts---Thánh, Thánh,Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh” và câu đáp “Lord, I am not worthy that you should enter under my roof--Lậy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con” theo sau câu xướng ‘Blessed are those called to the supper of the Lamb’ thay cho ‘Happy are those who are called to his supper.’ Những câu này xem ra mới mẻ với lễ…Mỹ, nhưng với VN ta thì chẳng có gì mới lạ cả! Cũng có những thay đổi khác nữa mà bản dịch Anh ngữ mới cho thấy trong các bản văn linh mục đọc riêng (Kinh Nguyện Thánh Thể, lời Truyền Phép (‘chalice’ thay cho ‘cup’, ‘for many’ thay cho ‘for all’…) mà việc phân tích vượt quá phạm vi của bài viết này. Tất cả đều quy về một điểm là bản Anh ngữ mới đã trở về sát với bản văn gốc Latinh.
Thời điểm canh tân thiêng liêng
Đây chính là kết luận nhân việc sử dụng bản Anh ngữ mới, nhất là cho quý vị nào hay đi lễ Mỹ. Đã bao nhiêu năm qua, trong Thánh Lễ Anh ngữ, ta đã thuộc lòng như…cháo những câu đối đáp, có khi từ tấm bé (cho qúy vị nào trên dưới 40). Nay đã đến lúc phải khựng lại vì một vài câu đáp nghe lạ tai và ngượng miệng. Vấn đề là tìm hiểu xem đâu là ý nghĩa của những câu đáp mới ấy. Khi nghe lạ tai và đọc ngượng miệng, ta cần ý thức ngay rằng đây chính là thời điểm quý báu độc nhất để thoát ra khỏi cái lề thói máy móc hằng ngày (tiếng Anh gọi là ‘mechanical’), hầu nắm lấy cơ hội mà suy niệm sâu xa hơn về ý nghĩa của Thánh Lễ, về những gì ta thường làm và đọc khi tham dự Lễ. Phải nắm lấy cơ hội, bởi vì cái gì cũng thế, trước lạ sau quen--“lâu rồi đời mình cũng quen” ấy mà!. Khi đã quen rồi thì mình cũng mất luôn cái trớn hiếm quý để canh tân tinh thần (spiritual) và đào sâu giáo lý (catechetical).
Cầu mong người bạn hay đi lễ Mỹ, và chính người viết đây, nhân dịp sử dụng bản dịch phụng vụ Thánh Lễ Anh ngữ mới, biết thoát ra khỏi cái máy móc cũ kỹ hàng ngày, để đi vào chiều sâu của đạo lý và canh tân đời sống thiêng liêng mình.
(Viết theo Dr. Edward Sri, “A Guide to the New Translation of the Mass,”Ascension Press, West Chester, PA, 2011)
Một ngày thật hi hữu
11/11/11
Nguyễn Kim Ngân
Ngày 27 tháng 11, năm 2011, nhằm Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng—được coi là ngày Tết của Tân Niên Phụng Vụ của Hội Thánh Công Giáo--một bản dịch Anh Ngữ mới về phụng vụ Thánh Lễ sẽ được chính thức công bố và đem ra sử dụng.
Anh bạn hay đi lễ Mỹ nêu lên thắc mắc: Tại sao lại có bản dịch mới này? Liệu có lợi ích gì chăng? Thắc mắc đó cũng chính là của người viết. Qua tìm hiểu, xin tạm đúc kết lời giải đáp cho hai câu hỏi nêu trên, và hân hạnh chia sẻ với quý vị nào có cùng thắc mắc.
Tại sao lại có bản dịch mới này?
Theo lịch sử của Hội Thánh Công Giáo, từ bao thế kỷ nay, trong nghi thức Rôma, Thánh Lễ đã được cử hành bằng La ngữ, hay tiếng Latinh. Sau Công Đồng Chung Vaticanô II vào thập niên 1960, các kinh nguyện phụng vụ được dịch sang tiếng các nước để cổ võ việc tham dự tích cực của mọi người. Bản văn Thánh Lễ chính thức bằng La ngữ chứa đựng trong cuốn sách goị là “Thánh Lễ Rôma” được coi như bản nền tảng hầu các giám mục khắp thế giới dựa vào để dịch sang các ngôn ngữ địa phương.
Khi Công Đồng Chung Vaticanô II cho phép “sử dụng rộng rãi tiếng mẹ đẻ trong Thánh Lễ” (Sacrosanctum Concilium, số 53), thì các nhóm khác nhau đã nhanh chóng bắt tay vào việc làm ra một bản dịch chính thức bằng Anh ngữ hầu đem ra sử dụng lần đầu tiên trong việc thờ phượng. Cũng do đó mà một sách lễ bằng Anh ngữ đã được phát hành vào năm 1973. Phương pháp dịch được sử dụng vào dịp đó được gọi là ‘dynamic equivalence’ (tạm dịch là ‘nguyên tắc tương đương năng động’) nhắm mục đích thông đạt ý nghĩa chung của bản văn gốc bằng La ngữ, hơn là nhằm cung ứng một bản dịch sát từng chữ.
Sau hơn 40 năm cử hành Thánh Lễ bằng bản văn Anh ngữ hiện tại, Hội thánh đã nhận thấy một vài chỗ cần được cải tiến. Một số người nhận xét rằng, khi chuyển sang Anh ngữ, một số những ẩn dụ và hình ảnh thiêng liêng phong phú hàm chứa trong bản La ngữ đã bị thất thoát đi. Lại nữa, các ý niệm thần học quan trọng đã không còn được diễn tả rõ ràng, và các kiểu nói ám chỉ trong thánh kinh đã không được lột tả trung thực.
Thế là vào năm 2001, Toà thánh Vaticăng đã kêu gọi việc phải có một bản dịch Anh ngữ chính xác hơn nhằm đem lại cho các tín hữu một cảm nhận tinh tế hơn về nét phong phú của bản văn La ngữ--một bản dịch “không hề thêm bớt về mặt nội dung, không chú giải dài dòng cũng không chau chuốt bóng bẩy” (Liturgiam Authenticam, số 20). Theo sát phương pháp này, bản dịch mới duy trì đầy đủ hơn truyền thống thần học được tích lũy qua các thế kỷ trong phụng vụ. Nó cũng thông đạt rõ ràng hơn những kiểu ám chỉ của thánh kinh và các ý niệm thần học căn cốt được diễn đạt trong bản La ngữ nguyên thủy.
Đâu là những lợi ích của bản dịch mới?
Nếu dựa trên phương pháp ‘tương đương năng động,’ mà bản dịch cũ đã làm vuột mất những hình ảnh và những ẩn dụ thánh kinh rất phong phú, thì khi dựa trên phương pháp ‘formal equivalence’ (xin tạm dịch là ‘tương đương mô thức’), bản dịch mới này đã lột tả được, và phơi bầy rõ ràng những chi tiết bị thất thoát vừa nói.
Ngoài ra, bản dịch mới còn cố gắng duy trì những hạn từ thần học truyền thống, tỉ như Chúa Giêsu “đồng bản thể với Đức Chúa Cha” và “nhập thể” trong lòng Trinh Nữ Maria—là những hạn từ quan trọng cần được biểu lộ trong việc thờ phượng.
Thêm nữa, bản dịch mới nói chung sử dụng một lối hành văn “cao sang,” bớt đi tính cách đối thoại nhưng lại có âm điệu tao nhã hơn. Lối hành văn này gần với bản La ngữ hơn, và giúp ta biểu lộ tâm tình cung kính đậm đà và một tấm lòng khiêm nhường sâu xa hơn đang khi cầu khẩn với Chúa trong Thánh Lễ.
Những thay đổi này thật đáng trân trọng. Cách thức thờ phượng biểu tỏ rất nhiều về điều ta tin kính và cũng nói lên nhãn quan về mối liên hệ ta có với Chúa. ‘Lex orandi, lex credendi’ là như thế: cách ta cầu nguyện uốn nắn điều ta tin kính; và điều ta tin kính thì ảnh hưởng việc ta sống mối liên hệ ta có với Chúa.
Tỉ như khi cầu nguyện, nếu sử dụng một thứ ngôn ngữ không có tính nghi thức, ta sẽ dễ có tư cách thong dong khi hướng vọng về Chúa. Nhưng khi Thánh Lễ sử dụng thứ ngôn ngữ cao sang hơn, nhằm nhấn mạnh đến lòng từ ái, uy quyền và vinh quang của Chúa, thì ta sẽ dễ nhận ra rằng mình đang diện kiến một vị Thiên Chúa cực linh trong phụng vụ thánh, và như thế ta sẽ đến với Chúa trong tư cách khiêm nhường, tôn kính và tri ân sâu đậm và chân thành hơn. Quả vậy, ngôn từ ta sử dụng khi tôn thờ Thiên Chúa thì biểu lộ cách thức ta sống mối liên hệ với Ngài. Chính vì thế mà Hội Thánh đã có thái độ cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng đối với bản dịch mới này.
Cuối cùng, bản dịch mới có một điểm tích cực nữa là nó đem lại cho Hội Thánh tại những vùng nói tiếng Anh một khoảnh khắc độc nhất để đào sâu giáo lý về một trong những khía cạnh căn bản của niềm tin, điều mà rất tiếc các tín hữu thường không am hiểu thấu đáo—đó là Thánh Lễ.
Với những thay đổi dễ nhận thấy trong các phần của Thánh Lễ, ta sẽ phải tập quen với những lời đáp mới, (rồi đây sẽ được lồng trong những nền nhạc mới), cũng như làm quen với những lời kinh phụng vụ linh mục đọc lên nghe khác với những gì ta đã nghe quen suốt hơn 40 năm qua. Thời kỳ chuyển tiếp này có thể là một cơ hội, không chỉ để ta tập cho quen với những câu đáp mới, mà còn đào sâu giáo lý về ý nghĩa phụng vụ--điều có thể giúp ta hiểu hơn về Thánh Thể như là tưởng niệm hy lễ Chúa Giêsu hiến dâng trên thập giá, sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể, và sự kết hiệp thân mật với Người khi hiệp lễ. Đó cũng là dịp giúp ta thấu hiểu ý nghĩa kinh nguyện và nghi thức phụng vụ. Càng hiểu ý nghĩa những gì ta đọc và làm trong Thánh Lễ, ta càng có khả năng kết hiệp với Chúa trong phụng vụ, và gặp gỡ được Người trong các mầu nhiệm thánh.
Thử tìm hiểu Ý Nghĩa đàng sau một vài Thay Đổi
Câu chào: “Dominus vobiscum--Chúa ở cùng anh chị em”
Một trong những điều dễ nhận thấy nhất là câu đáp lại lời chào trên là “Et cum spiritu tuo.” Hiển nhiên, bản gốc Latinh vẫn như cũ, nhưng bản dịch Anh ngữ mới đã thay đổi: ‘And with your spirit’—xin tạm dịch ‘Và ở cùng tâm linh Cha.” Câu đáp này phản ảnh trung thực bản văn La ngữ và ngôn ngữ thánh kinh của Thánh Phaolô (xem Galata 6:18; Philipphê 4:23; 2 Tim 4:22).
Phân tích câu đáp cũ: “And also with you--Và ở cùng Cha,” ta có cảm tưởng rằng đó chỉ là câu đáp lại lời chào hỏi mang tính cá nhân, như thể bảo rằng: “Xin Chúa cũng ở cùng Cha nữa!”
Thực ra câu đáp này hàm nhiều ý hơn nữa. Khi một người lãnh nhận chức linh mục, thì Chúa Thánh Thần đến với vị ấy một cách độc nhất vô nhị, ban cho ngài năng quyền cử hành Thánh Lễ và truyền phép Thánh Thể. Do đó, khi đáp lại: “Và ở cùng tâm linh Cha,” ta thừa nhận tác động của Chúa Thánh Thần qua bản thân linh mục cử hành phụng vụ. Chính Chúa Giêsu Kitô là đầu cộng đoàn đang họp mừng Thánh Lễ, và chính Thánh Thần của Người là tác nhân chính trong phụng vụ, bất kể bản thân vị linh mục cử hành Thánh Lễ là cá nhân như thế nào.
Tới đây, người viết tự hỏi, không biết Việt Nam ta sẽ tính thế nào, vì bản Anh ngữ đã công nhiên làm giấy khai tử cho câu đáp ‘Và ở cùng Cha’ rồi? Bởi ý nghĩa sâu xa như vừa khai triển ở trên, thật khó cho Việt Nam ta có đủ lý giải để tiếp tục duy trì câu thưa này, mà không tìm cách đi theo xu hướng ‘về nguồn’ mà bản Anh ngữ đã nhận ra và sửa đổi. Vấn đề xin dành lại cho Ủy Ban Phụng Tự và các vị hữu trách của Hội Thánh quê nhà.
Nói vậy chứ phải công minh và khách quan mà khẳng định rằng—ngoài câu đáp vừa nói mà ta đặt vấn đề ở trên--điều mà bản Anh ngữ vừa mới sửa đổi nhằm theo sát và trung thành với bản gốc Latinh, thì bản dịch Việt ngữ của ta đã làm từ…khuya rồi. Sau đây là các dẫn chứng.
Kinh Cáo Mình
Bản cũ: ..”that I have sinned through my own fault”
Bản mới: …”through my fault, through my fault, through my most grievious fault…”
Phải nói thật rằng, câu đấm ngực ba lần của VN mình thật tuyệt. Người viết trộm nghĩ rằng thật khó có thể tìm được một lối nói nào đơn giản, ngắn gọn, mà lại lột tả được hết ý nghĩa của ‘mea culpa, mea culpa, mea maxima culpa,’ bằng câu ‘lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng’ (hình như đã được các cố tây diễn dịch từ bao đời nay rồi!).
Các phần còn lại
Điều vừa nói có thể áp dụng tương tự với các phần sửa đổi khác như trong kinh Vinh Danh (trong đó bản VN cho thấy rõ nét trung thành với bản Latinh), hay trong kinh Tin Kính (trong đó VN từ lâu đã sử dụng câu “Tôi tin kính…” mà bản Anh ngữ bây giờ mới sử dụng (“I believe”—thay cho ‘We believe.”). Đó là chưa nói đến những câu như “đồng bản thể với Đức Chúa Cha,” hay “Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria” mà bản Anh ngữ lần đầu tiên mới đem ra sử dụng.
Còn một số khác nữa, như bài “Holy, Holy, Holy Lord God of Hosts---Thánh, Thánh,Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh” và câu đáp “Lord, I am not worthy that you should enter under my roof--Lậy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con” theo sau câu xướng ‘Blessed are those called to the supper of the Lamb’ thay cho ‘Happy are those who are called to his supper.’ Những câu này xem ra mới mẻ với lễ…Mỹ, nhưng với VN ta thì chẳng có gì mới lạ cả! Cũng có những thay đổi khác nữa mà bản dịch Anh ngữ mới cho thấy trong các bản văn linh mục đọc riêng (Kinh Nguyện Thánh Thể, lời Truyền Phép (‘chalice’ thay cho ‘cup’, ‘for many’ thay cho ‘for all’…) mà việc phân tích vượt quá phạm vi của bài viết này. Tất cả đều quy về một điểm là bản Anh ngữ mới đã trở về sát với bản văn gốc Latinh.
Thời điểm canh tân thiêng liêng
Đây chính là kết luận nhân việc sử dụng bản Anh ngữ mới, nhất là cho quý vị nào hay đi lễ Mỹ. Đã bao nhiêu năm qua, trong Thánh Lễ Anh ngữ, ta đã thuộc lòng như…cháo những câu đối đáp, có khi từ tấm bé (cho qúy vị nào trên dưới 40). Nay đã đến lúc phải khựng lại vì một vài câu đáp nghe lạ tai và ngượng miệng. Vấn đề là tìm hiểu xem đâu là ý nghĩa của những câu đáp mới ấy. Khi nghe lạ tai và đọc ngượng miệng, ta cần ý thức ngay rằng đây chính là thời điểm quý báu độc nhất để thoát ra khỏi cái lề thói máy móc hằng ngày (tiếng Anh gọi là ‘mechanical’), hầu nắm lấy cơ hội mà suy niệm sâu xa hơn về ý nghĩa của Thánh Lễ, về những gì ta thường làm và đọc khi tham dự Lễ. Phải nắm lấy cơ hội, bởi vì cái gì cũng thế, trước lạ sau quen--“lâu rồi đời mình cũng quen” ấy mà!. Khi đã quen rồi thì mình cũng mất luôn cái trớn hiếm quý để canh tân tinh thần (spiritual) và đào sâu giáo lý (catechetical).
Cầu mong người bạn hay đi lễ Mỹ, và chính người viết đây, nhân dịp sử dụng bản dịch phụng vụ Thánh Lễ Anh ngữ mới, biết thoát ra khỏi cái máy móc cũ kỹ hàng ngày, để đi vào chiều sâu của đạo lý và canh tân đời sống thiêng liêng mình.
(Viết theo Dr. Edward Sri, “A Guide to the New Translation of the Mass,”Ascension Press, West Chester, PA, 2011)
Một ngày thật hi hữu
11/11/11
Nguyễn Kim Ngân