Đối với anh Gamal Hassanein, một thanh niên 24 tuổi làm mướn vặt vãnh ở Cairo, thì lý do anh xuống đường là rất đơn giản: "cảnh sát đã cướp đi cái nhân phẩm" của anh.
Một viên cảnh sát đã tặng cho anh một cái bạt tai, và dù cho vết bầm trên má đã biến mất từ lâu, vết thương trong lòng không bao giờ lành cả, anh cho biết "chúng tôi không dám cãi lại vì chúng tôi sợ, nhưng bây giờ thì chúng tôi không còn câm lặng được nữa"
Hàng chục ngàn người biểu tình đã đẩy chế độ 30 năm của Mubarak tới bờ vực thẳm. Họ đến từ mọi tầng lớp xã hội - người sang kẻ khó, người trẻ người già, người theo Hồi giáo kẻ theo Thiên chúa giáo. Đối với họ, biểu tình là dịp để xả hơi những uất ức của nhiều thập kỷ sống dưới sự đàn áp của nhà nước.
Có những uất ức phát xuất từ kinh nghiệm bản thân, nhưng phần đông là gián tiếp từ những điều mắt thấy tai nghe.
Hossam (dấu tên thật,) một thanh niên 23 tuổi cư trú trong khu phố Maadi giàu sang cho biết một người em họ đã chết đuối bảy năm trước trong khi chơi xe đạp nước. Dịch vụ cứu cấp đã không tới sau khi biết rằng nạn nhân không phải là khách du lịch có tiền.
"Tại sao họ đối xử với chúng tôi như thế này?" anh hỏi. "Chúng tôi sẽ phải thóat khỏi chế độ này."
Những bất mãn như vậy có thể được giải tỏa trong một chế độ dân chủ pháp trị nhưng chế độ ở Cairo đã không cho người dân một lối thóat.
Các nhóm đối lập truyền thống như các đảng Xã Hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa quốc gia Ả Rập đã bị mua đứt dưới 'triều' Mubarak.
Đảng Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood), một nhóm có tổ chức nhất, thì bị đặt ra ngòai vòng pháp luật.
Những bất ổn tại Ai Cập đã bùng nổ hai tuần sau khi cuộc nổi dậy ở Tunisia thành công. Tại Tunisia dân chúng lật đổ Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali sau 23 năm cầm quyền.
Nguyên nhân những biến động ở Tunisia là sự bất mãn vì giá thực phẩm tăng vọt, nạn thất nghiệp cao và tình trạng tham nhũng. Đó cũng là những vấn đề mà nhiều người Ai Cập đang cảm thấy thất vọng với tầng lớp lãnh đạo hiện tại.
Nhưng ở Tunisia, những người sống dưới mức nghèo chỉ có 7.4%, bên Ai Cập nó lên tới 20%.
(ghi chú: sĩ số nghèo của các QG Ả Rập là: West bank & Gaza 46%, Yemen 45.2%, Lybia 33%, Lebanon 28%, Algeria 23%, Ai Cập 20%, Morocco 15%, Jordan 14.2%, Syria 11.9%, Tunisia 7.4%, Saudi Arabia: không có số liệu.)
Linh mục Justo Lacunza Balda, viện trưởng viện nghiên cứu Ả rập và Hồi Giáo tại học viện Giáo Hòang ở Roma từ năm 2000-2006, cho biết nguyên nhân của các biến động phát sinh ra từ những điều kiện sinh sống tại các quốc gia Ả rập: "Người dân không thể chịu đựng được các điều kiện kinh hoàng và sự xuống cấp của nhân phẩm con người. Đến lúc họ sẽ phải nói," Đủ là đủ " vì tin rằng họ không còn có bất cứ cái gì để mất nữa."
"Nghèo đói và đau khổ, thiếu dân chủ và không có quyền làm người là một hằng số ở các quốc gia Trung đông gồm có Ai Cập, Tunisia, Algeria, Jordan, Morocco và Yemen," Cha Lacunza nói, "Thanh niên không có tương lai, cơ hội việc làm là không, khủng hoảng kinh tế kéo dài, sự phân chia giàu nghèo ngày càng lớn và những thủ đọan chính trị bẩn thỉu tràn lan."
Điều này tạo ra "một thuở đất màu mỡ cho chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, cho những hành động chống chính phủ và bạo lực. "
Bạo lực có thể tránh được khi một chế độ đề cao sự thỏa hiệp, nhưng tại các quốc gia độc tài này thì "cấp lãnh đạo chỉ muốn bảo vệ chỗ ngồi của họ bằng mọi giá, và nền dân chủ, đối với họ, không phải là điều bổ ích. Đối với họ điều cơ bản để củng cố chế độ là biện pháp nhà tù và đàn áp đối lập, nhất là bóp nghẹt những đòi hỏi về nhân quyền và quyền tự do dân sự ", Cha Lacunza nói.
Trong những năm gần đây, những cuộc biểu tình ít ỏi cổ võ cho dân chủ và nhân quyền chỉ thu hút được một số lượng nhỏ với những khuôn mặt quen thuộc, và thường bị nghiền nát bởi một phản ứng an ninh nặng tay.
Nhiều năm đàn áp ở Ai Cập đã để lại cho quốc gia một lực lượng đối lập rách nát, chia rẽ, cá nhân và đầy tị hiềm.
Nhưng thời cuộc đã thay đổi, với những gì được nhìn thấy ở Tunisia, người dân cảm thấy vững bụng hơn giữa những đám đông lớn.
Mohamed ElBaradei, giải Nobel, một nhân vật nổi tiếng khi làm chủ tịch cơ quan nguyên tử của Liên Hiệp Quốc (IAEA) đã từng tranh cãi với chính quyền George W. Bush về lý do Mỹ xâm lược Iraq năm 2003, đã trở về Ai Cập để mưu tìm sự thống nhất giữa các lực lượng chống đối, nói rằng cuộc Cách mạng Hoa Nhài (Jasmine) ở Tunisia đã thúc đẩy hành động tại Ai Cập.
"Nó gửi một tin nhắn tới khắp mọi nơi trong thế giới Ả Rập rằng "bức tường sợ hãi" đã đổ (“the barrier of fear” had been broken), và một cơ hội mới đã mở ra giống như câu phương châm của Tổng Thống Obama thường nói "Yes we can" ("Đúng thế, chúng ta có thể làm được".)
Theo nguồn tin của hãng thông tấn Công Giáo Agenzia Fides thì sau 3 ngày đàn áp đẫm máu dưới bàn tay thép của cơ quan công an cảnh sát, "Cảnh sát đã rút lui khỏi trung tâm của Cairo. Quân đội đã được huy động tới nhưng chỉ để bảo vệ các tòa nhà có tầm quan trọng như Quốc hội. Có một bầu không khí tưng bừng chưa bao giờ thấy tại nơi đây."
Không còn dấu tích của cảnh sát chống bạo động và các xe bọc thép tại quảng trường Tahrir nơi mà dân chúng đã đụng độ dữ dội với chính quyền trong những ngày gần đây.
Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh - chủ yếu là cảnh sát chống bạo động - đã gây thương vong cho ít nhất 100 người trên tòan quốc Ai Cập. Hàng ngàn người khác đã bị thương khi bạo lực bùng nổ tại các thành phố lớn là Cairo, Suez và Alexandria.
Mặc dù nhiều người đã bị thiệt mạng trong các vụ đụng độ vừa qua, các phân tích gia cho biết chính quyền Ai Cập vẫn chưa tung ra hết lực lượng an ninh vào đòan người biểu tình.
Quân đội có thể là tổ chức quan trọng quyết định cách kết thúc cuộc nổi dậy này.
Thông thường, cảnh sát chống bạo động đạt được hiệu quả cao bằng cách bắt giữ hàng loạt, bưng bít thông tin và kiểm soát đám đông qua sự tàn bạo. Nhưng cảnh sát có thể đã bị áp đảo bởi số lượng người biểu tình, vô hiệu trong việc kiểm sóat thông tin và chùn chân bởi lòng can đảm và sự quyết tâm và của dân chúng.
Ông Mubarak còn một biện pháp là ra lệnh quân đội nghiền nát các cuộc biểu tình. Nhưng về điều này thì ông cần sự trung thành của quân đội.
Mức độ bạo lực cần thiết để trấn áp đám đông trên các đường phố gần như chắc chắn sẽ để lại vô số tử vong và có thể làm tình hình nóng bỏng hơn.
Washington và các đồng minh phương Tây của Mubarak đã rõ ràng kêu gọi phải kiềm chế và chấm dứt bạo lực.
Người ta cũng ngờ vực là quân đội sẽ tuân lệnh bắn vào đám đông không vũ trang. Quân đội Ai Cập vẫn tự hào là phi chính trị và là thành phần cứu tinh của dân tộc. Tuân lệnh tổng thống mà chống lại người dân bị coi là làm mất tính hợp pháp và vị trí tôn kính trong xã hội Ai Cập.
Theo kịch bản này thì sự hỗn loạn và bạo lực có thể tránh được với điều kiện ông Mubarak rút lui dần dần. Ông có thể hứa từ chức sau cuộc bầu cử tổng thống tháng chín năm nay.
Điều này sẽ cho phép các bộ phận của hệ thống cầm quyền tồn tại mà không có ông ta và các cộng sự viên thân cận. Đây có vẻ là điều mà Washington thường mô tả là một "quá trình chuyển đổi có trật tự".
Ông Mohamed ElBaradei có thể trở thành một nhân vật thỏa hiệp để giám sát quá trình chuyển đổi và thiết lập tất cả các quy định mới cho cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội, mà người Ai Cập có thể đặt niềm tin.
Một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu ElBaradei 68 tuổi, suốt đời làm việc ở ngọai quốc liệu có ảnh hưởng đủ với các lực lượng vũ trang của Ai Cập không?
Trong bất kỳ cuộc bầu cử tự do và công bằng nào, nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo dự kiến sẽ giành chiến thắng. Họ được hỗ trợ và tôn trọng tại Ai Cập, chủ yếu vì các công tác từ thiện.
Nhưng những chủ tâm của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo thì đáng ngờ vực.
Mục tiêu của họ là tạo ra một nhà nước pháp quyền Hồi giáo, một nguyên tắc không có thỏa hiệp với những qui định dân chủ.
Hơn nữa một tổ chức Hồi giáo sẽ cai quản một xã hội có khoảng 10 triệu Kitô hữu như thế nào? liệu một trường hợp Sudan thứ hai sẽ có thể xảy ra không?
Và họ tiếp tục những quan hệ với Mỹ và Israel ra sao?
Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo chắc chắn không giống như nhóm Taliban, hy vọng là họ sẽ chọn con đường của Đảng AK bên Thổ Nhĩ Kỳ - một nhóm Hồi giáo ôn hòa - để có được một mối quan hệ khả thi với phương Tây?
Trong khi thời cuộc còn mơ hồ như vậy thì cơ quan Fides cho biết "nhiều nhà truyền giáo tại Cairo đã báo động là an ninh cho những người không theo đạo Hồi đang bị đe dọa"
Cha Lacunza bày tỏ lo ngại cho các Kitô hữu ở Ai Cập, là những người thường bị phân biệt đối xử vì họ không phải là Hồi giáo.
Kitô hữu ở Ai Cập "gánh chịu sự bất khoan dung, phân biệt đối xử và thù hận. Những nơi thờ phượng của họ bị tấn công và họ là đối tượng của bạo lực sắc tộc," ngài nói thêm "Đây không phải là điều mới mẻ, và có thể còn tồi tệ hơn trong tương lai."
"Bầu không khí chính trị tại Ai Cập ngày hôm nay phảng phất một hình ảnh giống như thời suy tàn của Đế quốc Ottoman vào đầu thế kỷ 19," khi mà những biến lọan xã hội che giấu đi sự tàn sát hàng lọat nhiều nhóm thiểu số. Cha Lacunza cho biết "Thời điểm đó đã đưa đến sự diệt chủng của người Armenia... Khốn thay ngày hôm nay vẫn còn rất ít những tiếng nói lên tiếng bảo vệ các Kitô hữu, là nhóm bị khủng bố lớn nhất thế giới... ngay tại Ai Cập và trong đa số các quốc gia Hồi giáo và cộng sản."
Vậy thì, trong khi bức tường Bá Linh ở Trung Đông có thể đổ, một tương lai sáng lạn vẫn còn mờ mịt lắm. Chúng ta mong đợi một sự chuyển đổi tích cực và hòa bình cho vận mệnh của Ai Cập và cho khối Ả rập, nhưng chúng ta cũng cần phải lưu tâm và cầu nguyện cho việc cải thiện tự do Tôn Giáo, cho an ninh và nhân quyền của những anh em Kitô hữu tại đây.
Một viên cảnh sát đã tặng cho anh một cái bạt tai, và dù cho vết bầm trên má đã biến mất từ lâu, vết thương trong lòng không bao giờ lành cả, anh cho biết "chúng tôi không dám cãi lại vì chúng tôi sợ, nhưng bây giờ thì chúng tôi không còn câm lặng được nữa"
Hàng chục ngàn người biểu tình đã đẩy chế độ 30 năm của Mubarak tới bờ vực thẳm. Họ đến từ mọi tầng lớp xã hội - người sang kẻ khó, người trẻ người già, người theo Hồi giáo kẻ theo Thiên chúa giáo. Đối với họ, biểu tình là dịp để xả hơi những uất ức của nhiều thập kỷ sống dưới sự đàn áp của nhà nước.
Có những uất ức phát xuất từ kinh nghiệm bản thân, nhưng phần đông là gián tiếp từ những điều mắt thấy tai nghe.
Hossam (dấu tên thật,) một thanh niên 23 tuổi cư trú trong khu phố Maadi giàu sang cho biết một người em họ đã chết đuối bảy năm trước trong khi chơi xe đạp nước. Dịch vụ cứu cấp đã không tới sau khi biết rằng nạn nhân không phải là khách du lịch có tiền.
"Tại sao họ đối xử với chúng tôi như thế này?" anh hỏi. "Chúng tôi sẽ phải thóat khỏi chế độ này."
Những bất mãn như vậy có thể được giải tỏa trong một chế độ dân chủ pháp trị nhưng chế độ ở Cairo đã không cho người dân một lối thóat.
Các nhóm đối lập truyền thống như các đảng Xã Hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa quốc gia Ả Rập đã bị mua đứt dưới 'triều' Mubarak.
Đảng Huynh Đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood), một nhóm có tổ chức nhất, thì bị đặt ra ngòai vòng pháp luật.
Những bất ổn tại Ai Cập đã bùng nổ hai tuần sau khi cuộc nổi dậy ở Tunisia thành công. Tại Tunisia dân chúng lật đổ Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali sau 23 năm cầm quyền.
Nguyên nhân những biến động ở Tunisia là sự bất mãn vì giá thực phẩm tăng vọt, nạn thất nghiệp cao và tình trạng tham nhũng. Đó cũng là những vấn đề mà nhiều người Ai Cập đang cảm thấy thất vọng với tầng lớp lãnh đạo hiện tại.
Nhưng ở Tunisia, những người sống dưới mức nghèo chỉ có 7.4%, bên Ai Cập nó lên tới 20%.
(ghi chú: sĩ số nghèo của các QG Ả Rập là: West bank & Gaza 46%, Yemen 45.2%, Lybia 33%, Lebanon 28%, Algeria 23%, Ai Cập 20%, Morocco 15%, Jordan 14.2%, Syria 11.9%, Tunisia 7.4%, Saudi Arabia: không có số liệu.)
Linh mục Justo Lacunza Balda, viện trưởng viện nghiên cứu Ả rập và Hồi Giáo tại học viện Giáo Hòang ở Roma từ năm 2000-2006, cho biết nguyên nhân của các biến động phát sinh ra từ những điều kiện sinh sống tại các quốc gia Ả rập: "Người dân không thể chịu đựng được các điều kiện kinh hoàng và sự xuống cấp của nhân phẩm con người. Đến lúc họ sẽ phải nói," Đủ là đủ " vì tin rằng họ không còn có bất cứ cái gì để mất nữa."
"Nghèo đói và đau khổ, thiếu dân chủ và không có quyền làm người là một hằng số ở các quốc gia Trung đông gồm có Ai Cập, Tunisia, Algeria, Jordan, Morocco và Yemen," Cha Lacunza nói, "Thanh niên không có tương lai, cơ hội việc làm là không, khủng hoảng kinh tế kéo dài, sự phân chia giàu nghèo ngày càng lớn và những thủ đọan chính trị bẩn thỉu tràn lan."
Điều này tạo ra "một thuở đất màu mỡ cho chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, cho những hành động chống chính phủ và bạo lực. "
Bạo lực có thể tránh được khi một chế độ đề cao sự thỏa hiệp, nhưng tại các quốc gia độc tài này thì "cấp lãnh đạo chỉ muốn bảo vệ chỗ ngồi của họ bằng mọi giá, và nền dân chủ, đối với họ, không phải là điều bổ ích. Đối với họ điều cơ bản để củng cố chế độ là biện pháp nhà tù và đàn áp đối lập, nhất là bóp nghẹt những đòi hỏi về nhân quyền và quyền tự do dân sự ", Cha Lacunza nói.
Trong những năm gần đây, những cuộc biểu tình ít ỏi cổ võ cho dân chủ và nhân quyền chỉ thu hút được một số lượng nhỏ với những khuôn mặt quen thuộc, và thường bị nghiền nát bởi một phản ứng an ninh nặng tay.
Nhiều năm đàn áp ở Ai Cập đã để lại cho quốc gia một lực lượng đối lập rách nát, chia rẽ, cá nhân và đầy tị hiềm.
Nhưng thời cuộc đã thay đổi, với những gì được nhìn thấy ở Tunisia, người dân cảm thấy vững bụng hơn giữa những đám đông lớn.
Mohamed ElBaradei, giải Nobel, một nhân vật nổi tiếng khi làm chủ tịch cơ quan nguyên tử của Liên Hiệp Quốc (IAEA) đã từng tranh cãi với chính quyền George W. Bush về lý do Mỹ xâm lược Iraq năm 2003, đã trở về Ai Cập để mưu tìm sự thống nhất giữa các lực lượng chống đối, nói rằng cuộc Cách mạng Hoa Nhài (Jasmine) ở Tunisia đã thúc đẩy hành động tại Ai Cập.
"Nó gửi một tin nhắn tới khắp mọi nơi trong thế giới Ả Rập rằng "bức tường sợ hãi" đã đổ (“the barrier of fear” had been broken), và một cơ hội mới đã mở ra giống như câu phương châm của Tổng Thống Obama thường nói "Yes we can" ("Đúng thế, chúng ta có thể làm được".)
Theo nguồn tin của hãng thông tấn Công Giáo Agenzia Fides thì sau 3 ngày đàn áp đẫm máu dưới bàn tay thép của cơ quan công an cảnh sát, "Cảnh sát đã rút lui khỏi trung tâm của Cairo. Quân đội đã được huy động tới nhưng chỉ để bảo vệ các tòa nhà có tầm quan trọng như Quốc hội. Có một bầu không khí tưng bừng chưa bao giờ thấy tại nơi đây."
Không còn dấu tích của cảnh sát chống bạo động và các xe bọc thép tại quảng trường Tahrir nơi mà dân chúng đã đụng độ dữ dội với chính quyền trong những ngày gần đây.
Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh - chủ yếu là cảnh sát chống bạo động - đã gây thương vong cho ít nhất 100 người trên tòan quốc Ai Cập. Hàng ngàn người khác đã bị thương khi bạo lực bùng nổ tại các thành phố lớn là Cairo, Suez và Alexandria.
Mặc dù nhiều người đã bị thiệt mạng trong các vụ đụng độ vừa qua, các phân tích gia cho biết chính quyền Ai Cập vẫn chưa tung ra hết lực lượng an ninh vào đòan người biểu tình.
Quân đội có thể là tổ chức quan trọng quyết định cách kết thúc cuộc nổi dậy này.
Thông thường, cảnh sát chống bạo động đạt được hiệu quả cao bằng cách bắt giữ hàng loạt, bưng bít thông tin và kiểm soát đám đông qua sự tàn bạo. Nhưng cảnh sát có thể đã bị áp đảo bởi số lượng người biểu tình, vô hiệu trong việc kiểm sóat thông tin và chùn chân bởi lòng can đảm và sự quyết tâm và của dân chúng.
Ông Mubarak còn một biện pháp là ra lệnh quân đội nghiền nát các cuộc biểu tình. Nhưng về điều này thì ông cần sự trung thành của quân đội.
Mức độ bạo lực cần thiết để trấn áp đám đông trên các đường phố gần như chắc chắn sẽ để lại vô số tử vong và có thể làm tình hình nóng bỏng hơn.
Washington và các đồng minh phương Tây của Mubarak đã rõ ràng kêu gọi phải kiềm chế và chấm dứt bạo lực.
Người ta cũng ngờ vực là quân đội sẽ tuân lệnh bắn vào đám đông không vũ trang. Quân đội Ai Cập vẫn tự hào là phi chính trị và là thành phần cứu tinh của dân tộc. Tuân lệnh tổng thống mà chống lại người dân bị coi là làm mất tính hợp pháp và vị trí tôn kính trong xã hội Ai Cập.
Theo kịch bản này thì sự hỗn loạn và bạo lực có thể tránh được với điều kiện ông Mubarak rút lui dần dần. Ông có thể hứa từ chức sau cuộc bầu cử tổng thống tháng chín năm nay.
Điều này sẽ cho phép các bộ phận của hệ thống cầm quyền tồn tại mà không có ông ta và các cộng sự viên thân cận. Đây có vẻ là điều mà Washington thường mô tả là một "quá trình chuyển đổi có trật tự".
Ông Mohamed ElBaradei có thể trở thành một nhân vật thỏa hiệp để giám sát quá trình chuyển đổi và thiết lập tất cả các quy định mới cho cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội, mà người Ai Cập có thể đặt niềm tin.
Một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu ElBaradei 68 tuổi, suốt đời làm việc ở ngọai quốc liệu có ảnh hưởng đủ với các lực lượng vũ trang của Ai Cập không?
Trong bất kỳ cuộc bầu cử tự do và công bằng nào, nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo dự kiến sẽ giành chiến thắng. Họ được hỗ trợ và tôn trọng tại Ai Cập, chủ yếu vì các công tác từ thiện.
Nhưng những chủ tâm của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo thì đáng ngờ vực.
Mục tiêu của họ là tạo ra một nhà nước pháp quyền Hồi giáo, một nguyên tắc không có thỏa hiệp với những qui định dân chủ.
Hơn nữa một tổ chức Hồi giáo sẽ cai quản một xã hội có khoảng 10 triệu Kitô hữu như thế nào? liệu một trường hợp Sudan thứ hai sẽ có thể xảy ra không?
Và họ tiếp tục những quan hệ với Mỹ và Israel ra sao?
Nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo chắc chắn không giống như nhóm Taliban, hy vọng là họ sẽ chọn con đường của Đảng AK bên Thổ Nhĩ Kỳ - một nhóm Hồi giáo ôn hòa - để có được một mối quan hệ khả thi với phương Tây?
Trong khi thời cuộc còn mơ hồ như vậy thì cơ quan Fides cho biết "nhiều nhà truyền giáo tại Cairo đã báo động là an ninh cho những người không theo đạo Hồi đang bị đe dọa"
Cha Lacunza bày tỏ lo ngại cho các Kitô hữu ở Ai Cập, là những người thường bị phân biệt đối xử vì họ không phải là Hồi giáo.
Kitô hữu ở Ai Cập "gánh chịu sự bất khoan dung, phân biệt đối xử và thù hận. Những nơi thờ phượng của họ bị tấn công và họ là đối tượng của bạo lực sắc tộc," ngài nói thêm "Đây không phải là điều mới mẻ, và có thể còn tồi tệ hơn trong tương lai."
"Bầu không khí chính trị tại Ai Cập ngày hôm nay phảng phất một hình ảnh giống như thời suy tàn của Đế quốc Ottoman vào đầu thế kỷ 19," khi mà những biến lọan xã hội che giấu đi sự tàn sát hàng lọat nhiều nhóm thiểu số. Cha Lacunza cho biết "Thời điểm đó đã đưa đến sự diệt chủng của người Armenia... Khốn thay ngày hôm nay vẫn còn rất ít những tiếng nói lên tiếng bảo vệ các Kitô hữu, là nhóm bị khủng bố lớn nhất thế giới... ngay tại Ai Cập và trong đa số các quốc gia Hồi giáo và cộng sản."
Vậy thì, trong khi bức tường Bá Linh ở Trung Đông có thể đổ, một tương lai sáng lạn vẫn còn mờ mịt lắm. Chúng ta mong đợi một sự chuyển đổi tích cực và hòa bình cho vận mệnh của Ai Cập và cho khối Ả rập, nhưng chúng ta cũng cần phải lưu tâm và cầu nguyện cho việc cải thiện tự do Tôn Giáo, cho an ninh và nhân quyền của những anh em Kitô hữu tại đây.