Tự do tôn giáo: Cuộc vận động của Đức Giáo Hoàng vì hòa bình thế giới
Vatican City (AsiaNews) – Thuyết phục thế giới rằng "Hòa bình đích thực và lâu dài... qua tôn trọng quyền tự do tôn giáo trong tất cả sự tràn đầy của nó": với những từ ngữ chắc chắn, đây là ý hướng bao hàm trong trong diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.
Trong một chuỗi đòi hỏi và thuyết phục, cụm từ "tự do tôn giáo" được đề cập đến 19 lần, gần năm lần mỗi trang, nhằm kêu gọi "các chính trị gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo và mọi hạng người dân" dấn thân để thực hiện nghiêm túc điều đó. Vì lý do này, ngài tiếp tục liệt kê hàng loạt các bước để các chính phủ nên đưa ra hành động.
Như để trả lời mọi sự chống đối, và khuấy động sự lãnh đạm và không nghe thấy của thế giới, Đức Thánh Cha đã trích dẫn triết học và lịch sử, để nhắc nhở mọi người rằng "thực tế nó là nhân quyền đầu tiên, không chỉ vì về mặt lịch sử nó được thừa nhận đầu tiên mà còn vì nó chạm đến chiều kích cấu thành con người", đến nỗi "con người có thể được gọi là con người tôn giáo".
Đức Thánh Cha yêu cầu xã hội "loại bỏ ý niệm nguy hiểm về sự xung đột giữa quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền khác, theo đó xem thường hoặc phủ nhận vai trò trung tâm của việc tôn trọng tự do tôn giáo trong việc bênh vực và bảo vệ phẩm giá con người cơ bản". Trong những năm gần đây, Trung Quốc, Myanmar và các nước phương Tây tiếp tục tự bảo vệ mình để chống lại tầm quan trọng của tự do tôn giáo, tuyên bố các quyền cụ thể về văn hoá hay thực dụng ("quyền thực phẩm và trang phục đến trước") để đẩy nó xuống vị trí cuối cùng. Đồng thời, Đức Thánh Cha lên án những toan tính đặt quyền tự do tôn giáo chống lại cái được cho là "các quyền mới" (linh mục đồng tính, nữ linh mục,. ..) "dù sao cũng chỉ là biểu hiện những ham muốn ích kỷ, thiếu nền tảng trong bản tính đích thực của con người".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại những khu vực của thế giới mà tự do tôn giáo bị làm nhục, trước tiên là Iraq và Ai Cập, nơi mà các vụ tấn công xảy ra tại Baghdad và Alexandria gợi ra một điệp khúc liên đới toàn cầu. Không giống như ngoại giao quốc tế, Đức Thánh Cha không chỉ dừng lại ở việc lên án chủ nghĩa khủng bố và đổ ra một ít nước mắt, nhưng ngài còn yêu cầu rằng "bất chấp những khó khăn và đe dọa", các chính phủ Trung Đông cần đảm bảo sự an toàn của những người thiểu số và đầy đủ quyền công dân cho các Kitô hữu, ngài đòi hỏi rằng sách giáo khoa – nhất là ở Ả Rập Saudi – phải được gạn lọc khỏi những ngôn từ hận thù; ngài cũng yêu cầu rằng, những nơi có công nhân di dân Kitô giáo (ở Tiểu Vương Quốc Ả Rãp Thống Nhất hay Saudi Arabia), "Giáo Hội Công Giáo có thể đưa ra các cơ cấu mục vụ thích hợp" cho việc chăm sóc của họ. Với sự rõ ràng tương tự, ngài yêu cầu chính phủ Pakistan không phải để sửa đổi, mà là "bãi bỏ" luật chống phỉ báng mang tiếng xấu.
Ngài cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với Trung Quốc: Đức Giáo Hoàng bác bỏ "độc quyền của nhà nước về mặt xã hội" và kêu gọi "quyền tự chủ hoàn toàn của các tổ chức và tự do thực hiện sứ mạng của họ, phù hợp với các quy tắc quốc tế và các tiêu chuẩn trong lĩnh vực này". Và như thể để đề xuất một mô hình tới Bắc Kinh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dẫn ví dụ của Cuba, nơi mà sau hơn 75 năm, quan hệ ngoại giao với Vatican đã được phục hồi (Sau đó, ngài cũng dẫn những kinh nghiệm tích cực với Việt Nam, nơi mà nhà chức trách "đã chấp nhận việc bổ nhiệm một đại diện của tôi, người sẽ tỏ lộ mối lo lắng của kế vị Thánh Phêrô bằng cách viếng thăm các cộng đoàn Công Giáo yêu quý của nước đó").
Đức Giáo Hoàng cũng chỉ ngón tay về Phương Tây nơi mà nhân danh sự khoan dung và thuyết đa nguyên sai lạc để đẩy "tôn giáo ngày càng bị gạt ra bên lề xã hội. Người ta có xu hướng xem tôn giáo, tất cả các tôn giáo, như là thứ gì đó không quan trọng, xa lạ hoặc thậm chí gây bất ổn cho xã hội hiện đại, và cố gắng dùng các phương tiện khác nhau để ngăn chặn mọi ảnh hưởng của tôn giáo lên đời sống xã hội".
Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc lại các tranh cãi về biểu tượng tôn giáo ở nơi công cộng và cấm treo thánh giá ở những nơi công cộng. Ngài đòi hỏi – nhất là ở Mỹ Châu Latinh - không gian xã hội cho các dấn thân của Kitô hữu trong lĩnh vực y tế và giáo dục, chống lại luật "vốn có thể tạo ra một loại độc quyền nhà nước đối với trường học".
Điều này từng bước thực hiện tự do tôn giáo theo một mục đích: "để tái khẳng định mạnh mẽ rằng tôn giáo không đại diện cho một vấn đề đối với xã hội, nó không phải là nguồn gốc của bất hòa hay xung đột". Ngược lại, "làm sao mà mọi người có thể phủ nhận sự đóng góp của các tôn giáo lớn của thế giới vào sự phát triển của nền văn minh? Việc tìm kiếm Thiên Chúa một cách chân thành đã dẫn đến tôn trọng hơn phẩm giá con người".
Đức Thánh Cha khẩn nài rằng "không có xã hội loài người nào tự ý từ bỏ sự đóng đóng góp thiết yếu của những người và những cộng đồng tôn giáo" và dẫn ra mẫu gương của Mẹ Têrêsa cho thấy "mức độ mà các dấn thân nảy sinh từ đức tin là có ích cho xã hội như một toàn thể".
Cuối cùng, thật là đáng giá khi nhắc lại huấn từ của Đức Thánh Cha đối với các nhà ngoại giao Vatican: "Các hoạt động của đại diện Giáo Hoàng ở các quốc gia và và các tổ chức quốc tế cũng là để phục vụ cho tự do tôn giáo" Vì thế, các viên chức Vatican không chỉ là làm trung gian hoặc làm giảm bớt mọi căng thẳng, mà còn để thực hiện việc đảm bảo tự do tôn giáo cho các Kitô hữu và cho tất cả các tín hữu.
Vatican City (AsiaNews) – Thuyết phục thế giới rằng "Hòa bình đích thực và lâu dài... qua tôn trọng quyền tự do tôn giáo trong tất cả sự tràn đầy của nó": với những từ ngữ chắc chắn, đây là ý hướng bao hàm trong trong diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trước ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh.
Trong một chuỗi đòi hỏi và thuyết phục, cụm từ "tự do tôn giáo" được đề cập đến 19 lần, gần năm lần mỗi trang, nhằm kêu gọi "các chính trị gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo và mọi hạng người dân" dấn thân để thực hiện nghiêm túc điều đó. Vì lý do này, ngài tiếp tục liệt kê hàng loạt các bước để các chính phủ nên đưa ra hành động.
Như để trả lời mọi sự chống đối, và khuấy động sự lãnh đạm và không nghe thấy của thế giới, Đức Thánh Cha đã trích dẫn triết học và lịch sử, để nhắc nhở mọi người rằng "thực tế nó là nhân quyền đầu tiên, không chỉ vì về mặt lịch sử nó được thừa nhận đầu tiên mà còn vì nó chạm đến chiều kích cấu thành con người", đến nỗi "con người có thể được gọi là con người tôn giáo".
Đức Thánh Cha yêu cầu xã hội "loại bỏ ý niệm nguy hiểm về sự xung đột giữa quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền khác, theo đó xem thường hoặc phủ nhận vai trò trung tâm của việc tôn trọng tự do tôn giáo trong việc bênh vực và bảo vệ phẩm giá con người cơ bản". Trong những năm gần đây, Trung Quốc, Myanmar và các nước phương Tây tiếp tục tự bảo vệ mình để chống lại tầm quan trọng của tự do tôn giáo, tuyên bố các quyền cụ thể về văn hoá hay thực dụng ("quyền thực phẩm và trang phục đến trước") để đẩy nó xuống vị trí cuối cùng. Đồng thời, Đức Thánh Cha lên án những toan tính đặt quyền tự do tôn giáo chống lại cái được cho là "các quyền mới" (linh mục đồng tính, nữ linh mục,. ..) "dù sao cũng chỉ là biểu hiện những ham muốn ích kỷ, thiếu nền tảng trong bản tính đích thực của con người".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nhắc lại những khu vực của thế giới mà tự do tôn giáo bị làm nhục, trước tiên là Iraq và Ai Cập, nơi mà các vụ tấn công xảy ra tại Baghdad và Alexandria gợi ra một điệp khúc liên đới toàn cầu. Không giống như ngoại giao quốc tế, Đức Thánh Cha không chỉ dừng lại ở việc lên án chủ nghĩa khủng bố và đổ ra một ít nước mắt, nhưng ngài còn yêu cầu rằng "bất chấp những khó khăn và đe dọa", các chính phủ Trung Đông cần đảm bảo sự an toàn của những người thiểu số và đầy đủ quyền công dân cho các Kitô hữu, ngài đòi hỏi rằng sách giáo khoa – nhất là ở Ả Rập Saudi – phải được gạn lọc khỏi những ngôn từ hận thù; ngài cũng yêu cầu rằng, những nơi có công nhân di dân Kitô giáo (ở Tiểu Vương Quốc Ả Rãp Thống Nhất hay Saudi Arabia), "Giáo Hội Công Giáo có thể đưa ra các cơ cấu mục vụ thích hợp" cho việc chăm sóc của họ. Với sự rõ ràng tương tự, ngài yêu cầu chính phủ Pakistan không phải để sửa đổi, mà là "bãi bỏ" luật chống phỉ báng mang tiếng xấu.
Ngài cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với Trung Quốc: Đức Giáo Hoàng bác bỏ "độc quyền của nhà nước về mặt xã hội" và kêu gọi "quyền tự chủ hoàn toàn của các tổ chức và tự do thực hiện sứ mạng của họ, phù hợp với các quy tắc quốc tế và các tiêu chuẩn trong lĩnh vực này". Và như thể để đề xuất một mô hình tới Bắc Kinh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dẫn ví dụ của Cuba, nơi mà sau hơn 75 năm, quan hệ ngoại giao với Vatican đã được phục hồi (Sau đó, ngài cũng dẫn những kinh nghiệm tích cực với Việt Nam, nơi mà nhà chức trách "đã chấp nhận việc bổ nhiệm một đại diện của tôi, người sẽ tỏ lộ mối lo lắng của kế vị Thánh Phêrô bằng cách viếng thăm các cộng đoàn Công Giáo yêu quý của nước đó").
Đức Giáo Hoàng cũng chỉ ngón tay về Phương Tây nơi mà nhân danh sự khoan dung và thuyết đa nguyên sai lạc để đẩy "tôn giáo ngày càng bị gạt ra bên lề xã hội. Người ta có xu hướng xem tôn giáo, tất cả các tôn giáo, như là thứ gì đó không quan trọng, xa lạ hoặc thậm chí gây bất ổn cho xã hội hiện đại, và cố gắng dùng các phương tiện khác nhau để ngăn chặn mọi ảnh hưởng của tôn giáo lên đời sống xã hội".
Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc lại các tranh cãi về biểu tượng tôn giáo ở nơi công cộng và cấm treo thánh giá ở những nơi công cộng. Ngài đòi hỏi – nhất là ở Mỹ Châu Latinh - không gian xã hội cho các dấn thân của Kitô hữu trong lĩnh vực y tế và giáo dục, chống lại luật "vốn có thể tạo ra một loại độc quyền nhà nước đối với trường học".
Điều này từng bước thực hiện tự do tôn giáo theo một mục đích: "để tái khẳng định mạnh mẽ rằng tôn giáo không đại diện cho một vấn đề đối với xã hội, nó không phải là nguồn gốc của bất hòa hay xung đột". Ngược lại, "làm sao mà mọi người có thể phủ nhận sự đóng góp của các tôn giáo lớn của thế giới vào sự phát triển của nền văn minh? Việc tìm kiếm Thiên Chúa một cách chân thành đã dẫn đến tôn trọng hơn phẩm giá con người".
Đức Thánh Cha khẩn nài rằng "không có xã hội loài người nào tự ý từ bỏ sự đóng đóng góp thiết yếu của những người và những cộng đồng tôn giáo" và dẫn ra mẫu gương của Mẹ Têrêsa cho thấy "mức độ mà các dấn thân nảy sinh từ đức tin là có ích cho xã hội như một toàn thể".
Cuối cùng, thật là đáng giá khi nhắc lại huấn từ của Đức Thánh Cha đối với các nhà ngoại giao Vatican: "Các hoạt động của đại diện Giáo Hoàng ở các quốc gia và và các tổ chức quốc tế cũng là để phục vụ cho tự do tôn giáo" Vì thế, các viên chức Vatican không chỉ là làm trung gian hoặc làm giảm bớt mọi căng thẳng, mà còn để thực hiện việc đảm bảo tự do tôn giáo cho các Kitô hữu và cho tất cả các tín hữu.