BÁO CÁO ĐẠI HỘI CÁC HỘI ĐỒNG MỤC VỤ THUỘC TỔNG GIÁO PHẬN PARIS
Ngày 25.09.2010 tại Vương CungThánh Đường Paris
Kính thưa Đức Ông, Quý Cha, Thày, Sơ trong Ban Giám Đốc
Kính thưa quý Cha, quý Thày đồng tế
Kính thưa quý vị trong Ban Cố Vấn, quý đồng môn Ban Thường Vụ
Kính thưa quý Đại Biểu về tham dự Đại Hội và toàn thể cộng đoàn
Những năm qua, Cộng Đoàn Giáo Xứ chúng ta đã sống hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ trong năm Linh Mục; hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam mừng kỷ niệm 350 nămTruyền Giáo và năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
Năm nay, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc,Giáo Xứ chúng ta sẽ cùng sống chia sẽ với Tổng Giáo Phận Paris; để cùng cầu nguyện chung cho Gia Đình và Giới Trẽ.
Ngày 25.09.2010 vừa qua, được sự chỉ dạy của Đức Ông, ông Vũ Đình Khiêm (Ban Mục Vụ Hôn Nhân) và con đã được thay mặt toàn thể Cộng Đoàn Giáo Xứ đến tham dự Đại Hội của các Hội Đồng Mục Vụ thuộc Tổng Giáo Phận Paris; nghe đâu lên đến hơn 120 giáo xứ và 24 cộng đoàn ngoại kiều như chúng ta, để cùng cầu nguyện chung, nghe tự thuật của các chứng nhân tại chổ, cũng như các lời phỏng vấn của nhiều thành phần qua các phóng sự truyền hình, lời huấn từ của Đức Hồng Y André Vingt-Trois và các Đức Cha Phụ Tá, để khi trở về Giáo Xứ triển khai các sinh hoạt mục vụ, nhằm giúp Gia Đình và Giới Trẽ ý thức được các sứ mạng thiêng liêng cũng như xã hội của đời sống gia đình.
Qua những dòng kể trên, con không thể tả thêm nhiều hơn nũa, nhưng xin hãy hình dung Đại Hội Các Hội Đồng Mục vụ được tổ chức thật chu đáo, cặn kẽ, mỗi phần do một Đức Cha phụ tá chịu trách nhiệm, như phần Phụng Vụ lời Chúa, phần Chứng từ, phần Thánh Ca với Ca đoàn tổng hợp thật hùng hậu; đáng kể nhất là các giáo dân,các cha xứ cũng như linh mục tu sĩ làm việc trong các xứ đạo gần như đều có mặt; sự việc này được kiểm chứng, khi con đến sớm độ nữa giờ để quan sát chung quanh, thấy họ điểm danh, thấy họ kiểm thiếu đủ từng người. Quả là, các Giáo Xứ Tổng Giáo Phận Paris đã đánh giá khá cao vai trò của Hội Đồng Mục Vụ, cũng như trách nhiệm của các thành viên Ban Thường Vụ và Địa Điểm Mục Vụ.
Đây là điểm chúng ta cần học hỏi thêm để cho tất cả mọi giáo dân trong Giáo Xứ tham gia nhiều hơn, để ý nhiều hơn vào các sinh hoạt của cộng đoàn.
Gần 9 năm trong Ban Thường Vụ, điều làm cho con ‘‘hơi buồn’’ là Đại Hội Mục Vụ của Giáo Xứ chúng ta gần như không có mấy giáo dân nào tự ý tham dự, hoặc các đại diện của các Địa Điểm Mục Vụ, Đơn Vị Mục Vụ, Phong Trào đã đến dự rất thưa thớt, mặc dù mỗi lần BTV đã gửi thư mời tận tay, qua đường Bưu Điện cũng như Ban Giám Đốc đã thông báo nhiều lần trên Các Thông Báo Mục Vụ.
Xin lỗi con đã đi quá xa, xin trở về phần báo cáo nội dung...
Trong phần phát biểu mỡ đầu, Đức Hồng Y André Vingt-Trois đã nhận định Gia Đình là một thực thể sống động, để cho mỗi thành phần cùng phát triển, đặc biệt là con cái. Gia Đình là nơi chúng ta chia vui sẽ buồn để cho cuộc sống ngày càng thêm có ý nghĩa đích thực, trong việc chia sẽ các di sản cùa cha ông về tinh thần,vật chất và thiêng liêng.
Từ những ý nghĩa này, Đức Hồng Y đã công bố chính thức Lá Thư Mục Vụ dài 22 trang: « Gia Đình và Giới Trẽ là Niềm Hy Vọng » mà Ngài đã viết xong từ ngày 12.07.2010, nhân ngày lễ kính Hai Chân Phước Louis và Zélie Martin. Có một số giáo Xứ, gia đình thí điểm, đã sống chia sẽ và nêu chứng từ ngày hôm ấy. Con nghĩ, Đức Hồng Y đã chọn ngày này để cho các gia đình biết sống và noi gương gia đình thánh của hai vị Chân Phước, thân phụ mẫu của Nữ Đại Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.
Trong Thư Mục Vụ dài 22 trang, Đức Hồng Y đã nêu ra hết mọi vấn đề của gia đình và giới trẽ, có thể coi như những bức thư nhỏ nhắn nhũ gửi riêng cho mọi thành phần trong gia đình gồm nhiều vấn nạn như niềm hy vọng, hôn nhân công giáo,gia đình chấp nối, sự vâng phục, khả năng sinh sản, sự lây nhiễm, tình yêu tuổi niên thiếu, tình dục, ngừa thai, im lặng: trốn chạy trước tranh chấp giữa vợ chồng, ly hôn, sống không làm hôn lễ công giáo cũng như dân sự,trinh tiết trước hôn nhân, V..V...
Thư Mục vụ soi sáng cho giáo xứ, đặc biệt những người vừa kể trên sống Năm Gia Đình trọn vẹn để tìm được giải pháp tốt đẹp; có tất cả 72 mục nhỏ,
• Phần Nhập Đề: có 7 mục nhỏ.
Gia Đình và Giới Trẽ thời nay được coi là một vấn nạn hơn là niềm hy vọng.
• Phần tiếp theo đưa ra 3 mục chính:
1/ Hoàn cảnh trái ngược của gia đình và giới trẽ thời nay; gồm có 7 mục nhỏ.
- Đức Hồng Y ao ước sự suy nghĩ và hành động sẽ làm cho chúng ta tin tưởng hơn ở tương lai và làm cho chúng ta thành chứng nhân cho những người cùng thời đại.
- Sự đảo lộn ảnh hưởng trên gia đình: có nhiều hạng gia đình; nhiều loại hôn nhân.
2/ Chúng ta phải sống cách nào trước thực cảnh: gồm có 23 mục.
3/ Chúng ta có thể làm được gì trước thực tế: gồm 22 mục.
Hai phần này, con đã kể ra tóm tắt ở phần trên.
• Phần kết luận Sứ Mạng của Giáo Xứ: gồm 13 mục.
ĐHY nêu ra những hướng đi, đường lối để nuôi dưỡng, làm sáng tỏ những quyết định của GX, của cộng đoàn, nhất là của Ban Thường Vụ/ Hội Đồng Mục vụ, Đại Hội Mục Vụ trong Năm Gia Đình.
Do thời giờ có giới hạn của thánh lễ cộng đoàn hôm nay, con chỉ xin trình bày nội dung tổng quát; rồi lát nữa đây trong Đại Hội Mục Vụ lần thứ 55, Đức Ông Giám Đốc sẽ cho biết chương trình mục vụ đặc biệt cho năm 2011 và con tin chắc rằng sẽ có nhiều buổi cầu nguyện, thuyết trình, hội thảo, sinh hoạt trong cộng đoàn để học hỏi chi tiết lá Thư Mục Vụ « Gia Đình và Giới Trẻ là niềm Hy vọng » của Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục của chúng ta.
Ngoài ra, trong Đại Hội trên còn giới thiệu nhiều khóa hội thảo về gia đình như:
1/ Thiết Lập quan hệ và sống quan hệ vợ chồng suốt mọi lứa tuổi. 27.11 vừa qua.
2/ Gia Đình là trường hiệp thông và quan hệ. Thứ bảy 15.01.2011.
3/ Gia Đình, Men của xã hội. Thứ bảy 12.03.2011.
4/ Giáo Hội phục vụ Gia Đình. Gia Đình, tế bào của Giáo Hội 14.5.2011.
Quý Vị, ông bà, anh chị nào muốn tham dự, xin hỏi thêm chi tiết nơi Đức Ông Giám Đốc.
Tổng Giáo Phận cũng có soạn sẳn một bài kinh cầu cho Gia Đình và nghe nói Đức Ông đã cho dịch để đọc trong các buổi cầu nguyện ở Giáo Xứ.
Tiếp đây con xin đóng góp cảm nghĩ của con sau Đại Hội Mục Vụ nói trên dựa qua nhiều chứng từ cũng như Lời Nguyện Giáo Dân (thật dài) ngày hôm đó của đại gia đình nhiều thế hệ, trai, gái, dâu, rễ; của các bạn trẽ: người đã ra đời, sinh viên...; để đối chiếu với lối sống của các gia đình VN.
A] Nhìn tổng quát, các gia đình trong Giáo Xứ Việt Nam chúng ta cũng không đến nổi bị đát « nhiều hiện tượng, nhiều hình thức » như tình cảnh gia đình và giới trẽ của xã hội thuộc Tổng Giáo Phận Paris. Có thể do văn hóa, tập quán Việt Nam khác, do giáo dục gia đình cũng như cách sống theo phong tục Việt Nam cũng khác. Nhưng không phải là không có, vì không ít gia đình Việt Nam, các bạn trẽ Việt Nam đã hội nhập hoàn toàn, hội nhập 100% vào xã hội với văn minh thời nay của xã hội Pháp. Nhưng may mắn là giáo xứ chúng ta đã có nhiều hội, đoàn thể, phong trào giảng dạy, đã giúp lời cầu nguyện đã hướng dẫn lối sống Đạo giúp sức cho các gia đình và các bạn trẽ.
Điều làm con lo ngại là giới trẽ đã lạm dụng quyền tự do quá trớn, cậy tài, không nghe lời khuyên bảo của cha mẹ, bị ảnh hưởng xấu của bạn bè, hoặc nghe lời khuyên một chiều của các nhà tâm lý, bác sĩ phương Tây.
Điểm thứ 2 là hôn nhân dị giáo,dị chủng ngày càng tăng, dù rằng cách biệt văn hóa đã giảm đi; nhưng con chưa có kinh nghiệm nhiều, nên hơi thiếu tin tưởng.
Điểm thứ 3 là hôn nhân với tân tòng, mà chàng hoặc nàng là Kitô hữu, nhưng không nắm được giây cương: Con lấy được vợ (chồng),con thôi nhà thờ. Con nhớ năm vừa rồi...Tối thứ sáu vừa mãn khóa DBHN, ngày chủ nhật, bảo đến dự lễ Thánh Gia Thất; vậy mà, không có lấy 1 cặp nào. Như vậy mai sau làm sao liên lạc nữa với GX...
Điểm thứ 4: Cha mẹ khắc nghiệt « mày phải theo tao...hoặc can thiệp sâu vào đời sống của vợ chồng con cái...hoặc phải nuôi con, dạy cháu như thế này, thế nọ...».
B] Tiếp đây, con muốn gợi lại trách nhiệm của mỗi thành viên gia đình, không phải để qui trách cho ai; nhưng để đối chiếu các việc mà mỗi thành viên trong gia đình phải đạt tới để biến gia đình thành một giáo hội tại gia, vì gia đình là đền thờ của Chúa.
Trước hết, gia đình được coi là « Giáo hội Gia Đình », nghĩa là được dư đầy ơn Thánh Sũng; đồng thời nhận lãnh trách nhiệm như toàn thể Giáo hội.
Nhân bản là yếu tố quyết định của hạnh phúc gia đình, mỗi người phải biết nhận quyền lợi và bổn phận của mình.
• Là cha, Ông phải biết hợp tác với vợ trong việc giáo dục con cái sao cho xứng hợp như những người con của giáo hội và xã hội.
• Người vợ cũng có trách nhiệm và nhân phẩm ngang hàng với chồng, vì cả hai hiến cả thân xác, tâm hồn cho nhau và cho con cái; ngoài xã hội, người nữ phải được thăng tiến trong quyền lợi và bổn phận như người nam cả về chính trị nhưng không được tách ra khỏi nghĩa vụ gia đình hay bổn phận chính yếu là làm mẹ.
• Tóm lại, cả 2 vợ chồng đều phải đặt sự ưu tiên thánh hóa trước hết cho mình, cho chồng, cho vợ, cho con trước khi tham gia vào công việc của xã hội của cộng đoàn; nếu được như vậy, thì sự tham gia mới có giá trị tuyệt đối.
Tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ là như thế đó.
• Sinh ra con cái thì phải theo dõi sự trưởng thành của con cái suốt đời; chính vì thế mà con cái phải cảm thấy đến phiên mình, phải đền đáp tình mẹ cha. trái với xã hội ngày nay coi người lớn tuổi là máy móc hết thời nên đã trở nên vô dụng.
• Cha mẹ chuẩn bị cho con học hành đầy đủ để kiếm sống; nhưng còn phải chuẩn bị cho con đi vào đời sống xã hội.
• Đạo Hiếu Việt Nam đi đúng với tinh thần Phúc Âm: Công Cha nghĩa Mẹ. Tình nghĩa vợ chồng.
Để kết luận, con xin mượn lời của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã nói trong buổi tiêp kiến tân đại sứ Hungari, cạnh Tòa Thánh, ngày 02.12 vừa qua để cổ võ bảo vệ hôn nhân và gia đình truyền thống.
ĐTC đề cao vai trò của hôn nhân và gia đình như một nền tảng quan trọng để có sự phát triển lành mạnh cho xã hội dân sự. Ngài nói: ”Âu Châu sẽ không còn là Âu Châu nữa nếu tế bào cơ bản của việc xây dựng xã hội bị biến mất hoặc bị biến thái bản chất. Tất cả chúng ta đều biết rằng hôn nhân và gia đình ngày nay đang bị đe dọa, một đàng do sự hao mòn các giá trị thâm sâu nhất là sự bền vững và bất khả phân ly, do hiện tượng quyền ly dị ngày càng được tự do và gia tăng, cũng như vì thói quen ngày càng phổ biến nam nữ sống chung mà không có hình phức pháp lý và sự bảo vệ nào dành cho hôn nhân; đàng khác hôn nhân và gia đình bị lâm nguy vì những thứ kết hợp khác không có nền tảng trong lịch sử văn hóa và pháp luật của Âu Châu”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: ”Giáo Hội không thể chấp nhận những sáng kiến luật pháp bao hàm việc đề cao giá trị những kiểu mẫu sống đôi lứa và gia đình khác với gia đình và hôn nhân truyền thống. Những kiểu mẫu này góp phần làm suy yếu các nguyên tắc của luật tự nhiên, và qua đó tương đối hóa toàn thể luật pháp, cũng như sự ý thức về các giá trị trong xã hội”.
Từ ngày 1-1-2011 tới đây, Hungari sẽ làm Chủ tịch Liên hiệp Âu Châu trong vòng 6 tháng. ĐTC mời gọi quốc gia này hãy trở thành người ”trung gian” giữa Đông và Tây Phương, để hai miền này nâng đỡ và làm cho nhau được phong phú nhờ gia sản tinh thần và văn hóa của mình. (SD 2-12-2010) (Nguồn Viêtcatholic)
Xin cám ơn Đức ông đã cho con được trình bày trước cộng đoàn.
Xin cám ơn quý Cha và cộng đoàn đã lắng nghe con hôm nay.
Ngày 25.09.2010 tại Vương CungThánh Đường Paris
Kính thưa Đức Ông, Quý Cha, Thày, Sơ trong Ban Giám Đốc
Kính thưa quý Cha, quý Thày đồng tế
Kính thưa quý vị trong Ban Cố Vấn, quý đồng môn Ban Thường Vụ
Kính thưa quý Đại Biểu về tham dự Đại Hội và toàn thể cộng đoàn
Những năm qua, Cộng Đoàn Giáo Xứ chúng ta đã sống hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ trong năm Linh Mục; hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam mừng kỷ niệm 350 nămTruyền Giáo và năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam.
Năm nay, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc,Giáo Xứ chúng ta sẽ cùng sống chia sẽ với Tổng Giáo Phận Paris; để cùng cầu nguyện chung cho Gia Đình và Giới Trẽ.
Ngày 25.09.2010 vừa qua, được sự chỉ dạy của Đức Ông, ông Vũ Đình Khiêm (Ban Mục Vụ Hôn Nhân) và con đã được thay mặt toàn thể Cộng Đoàn Giáo Xứ đến tham dự Đại Hội của các Hội Đồng Mục Vụ thuộc Tổng Giáo Phận Paris; nghe đâu lên đến hơn 120 giáo xứ và 24 cộng đoàn ngoại kiều như chúng ta, để cùng cầu nguyện chung, nghe tự thuật của các chứng nhân tại chổ, cũng như các lời phỏng vấn của nhiều thành phần qua các phóng sự truyền hình, lời huấn từ của Đức Hồng Y André Vingt-Trois và các Đức Cha Phụ Tá, để khi trở về Giáo Xứ triển khai các sinh hoạt mục vụ, nhằm giúp Gia Đình và Giới Trẽ ý thức được các sứ mạng thiêng liêng cũng như xã hội của đời sống gia đình.
Qua những dòng kể trên, con không thể tả thêm nhiều hơn nũa, nhưng xin hãy hình dung Đại Hội Các Hội Đồng Mục vụ được tổ chức thật chu đáo, cặn kẽ, mỗi phần do một Đức Cha phụ tá chịu trách nhiệm, như phần Phụng Vụ lời Chúa, phần Chứng từ, phần Thánh Ca với Ca đoàn tổng hợp thật hùng hậu; đáng kể nhất là các giáo dân,các cha xứ cũng như linh mục tu sĩ làm việc trong các xứ đạo gần như đều có mặt; sự việc này được kiểm chứng, khi con đến sớm độ nữa giờ để quan sát chung quanh, thấy họ điểm danh, thấy họ kiểm thiếu đủ từng người. Quả là, các Giáo Xứ Tổng Giáo Phận Paris đã đánh giá khá cao vai trò của Hội Đồng Mục Vụ, cũng như trách nhiệm của các thành viên Ban Thường Vụ và Địa Điểm Mục Vụ.
Đây là điểm chúng ta cần học hỏi thêm để cho tất cả mọi giáo dân trong Giáo Xứ tham gia nhiều hơn, để ý nhiều hơn vào các sinh hoạt của cộng đoàn.
Gần 9 năm trong Ban Thường Vụ, điều làm cho con ‘‘hơi buồn’’ là Đại Hội Mục Vụ của Giáo Xứ chúng ta gần như không có mấy giáo dân nào tự ý tham dự, hoặc các đại diện của các Địa Điểm Mục Vụ, Đơn Vị Mục Vụ, Phong Trào đã đến dự rất thưa thớt, mặc dù mỗi lần BTV đã gửi thư mời tận tay, qua đường Bưu Điện cũng như Ban Giám Đốc đã thông báo nhiều lần trên Các Thông Báo Mục Vụ.
Xin lỗi con đã đi quá xa, xin trở về phần báo cáo nội dung...
Trong phần phát biểu mỡ đầu, Đức Hồng Y André Vingt-Trois đã nhận định Gia Đình là một thực thể sống động, để cho mỗi thành phần cùng phát triển, đặc biệt là con cái. Gia Đình là nơi chúng ta chia vui sẽ buồn để cho cuộc sống ngày càng thêm có ý nghĩa đích thực, trong việc chia sẽ các di sản cùa cha ông về tinh thần,vật chất và thiêng liêng.
Từ những ý nghĩa này, Đức Hồng Y đã công bố chính thức Lá Thư Mục Vụ dài 22 trang: « Gia Đình và Giới Trẽ là Niềm Hy Vọng » mà Ngài đã viết xong từ ngày 12.07.2010, nhân ngày lễ kính Hai Chân Phước Louis và Zélie Martin. Có một số giáo Xứ, gia đình thí điểm, đã sống chia sẽ và nêu chứng từ ngày hôm ấy. Con nghĩ, Đức Hồng Y đã chọn ngày này để cho các gia đình biết sống và noi gương gia đình thánh của hai vị Chân Phước, thân phụ mẫu của Nữ Đại Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.
Trong Thư Mục Vụ dài 22 trang, Đức Hồng Y đã nêu ra hết mọi vấn đề của gia đình và giới trẽ, có thể coi như những bức thư nhỏ nhắn nhũ gửi riêng cho mọi thành phần trong gia đình gồm nhiều vấn nạn như niềm hy vọng, hôn nhân công giáo,gia đình chấp nối, sự vâng phục, khả năng sinh sản, sự lây nhiễm, tình yêu tuổi niên thiếu, tình dục, ngừa thai, im lặng: trốn chạy trước tranh chấp giữa vợ chồng, ly hôn, sống không làm hôn lễ công giáo cũng như dân sự,trinh tiết trước hôn nhân, V..V...
Thư Mục vụ soi sáng cho giáo xứ, đặc biệt những người vừa kể trên sống Năm Gia Đình trọn vẹn để tìm được giải pháp tốt đẹp; có tất cả 72 mục nhỏ,
• Phần Nhập Đề: có 7 mục nhỏ.
Gia Đình và Giới Trẽ thời nay được coi là một vấn nạn hơn là niềm hy vọng.
• Phần tiếp theo đưa ra 3 mục chính:
1/ Hoàn cảnh trái ngược của gia đình và giới trẽ thời nay; gồm có 7 mục nhỏ.
- Đức Hồng Y ao ước sự suy nghĩ và hành động sẽ làm cho chúng ta tin tưởng hơn ở tương lai và làm cho chúng ta thành chứng nhân cho những người cùng thời đại.
- Sự đảo lộn ảnh hưởng trên gia đình: có nhiều hạng gia đình; nhiều loại hôn nhân.
2/ Chúng ta phải sống cách nào trước thực cảnh: gồm có 23 mục.
3/ Chúng ta có thể làm được gì trước thực tế: gồm 22 mục.
Hai phần này, con đã kể ra tóm tắt ở phần trên.
• Phần kết luận Sứ Mạng của Giáo Xứ: gồm 13 mục.
ĐHY nêu ra những hướng đi, đường lối để nuôi dưỡng, làm sáng tỏ những quyết định của GX, của cộng đoàn, nhất là của Ban Thường Vụ/ Hội Đồng Mục vụ, Đại Hội Mục Vụ trong Năm Gia Đình.
Do thời giờ có giới hạn của thánh lễ cộng đoàn hôm nay, con chỉ xin trình bày nội dung tổng quát; rồi lát nữa đây trong Đại Hội Mục Vụ lần thứ 55, Đức Ông Giám Đốc sẽ cho biết chương trình mục vụ đặc biệt cho năm 2011 và con tin chắc rằng sẽ có nhiều buổi cầu nguyện, thuyết trình, hội thảo, sinh hoạt trong cộng đoàn để học hỏi chi tiết lá Thư Mục Vụ « Gia Đình và Giới Trẻ là niềm Hy vọng » của Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục của chúng ta.
Ngoài ra, trong Đại Hội trên còn giới thiệu nhiều khóa hội thảo về gia đình như:
1/ Thiết Lập quan hệ và sống quan hệ vợ chồng suốt mọi lứa tuổi. 27.11 vừa qua.
2/ Gia Đình là trường hiệp thông và quan hệ. Thứ bảy 15.01.2011.
3/ Gia Đình, Men của xã hội. Thứ bảy 12.03.2011.
4/ Giáo Hội phục vụ Gia Đình. Gia Đình, tế bào của Giáo Hội 14.5.2011.
Quý Vị, ông bà, anh chị nào muốn tham dự, xin hỏi thêm chi tiết nơi Đức Ông Giám Đốc.
Tổng Giáo Phận cũng có soạn sẳn một bài kinh cầu cho Gia Đình và nghe nói Đức Ông đã cho dịch để đọc trong các buổi cầu nguyện ở Giáo Xứ.
Tiếp đây con xin đóng góp cảm nghĩ của con sau Đại Hội Mục Vụ nói trên dựa qua nhiều chứng từ cũng như Lời Nguyện Giáo Dân (thật dài) ngày hôm đó của đại gia đình nhiều thế hệ, trai, gái, dâu, rễ; của các bạn trẽ: người đã ra đời, sinh viên...; để đối chiếu với lối sống của các gia đình VN.
A] Nhìn tổng quát, các gia đình trong Giáo Xứ Việt Nam chúng ta cũng không đến nổi bị đát « nhiều hiện tượng, nhiều hình thức » như tình cảnh gia đình và giới trẽ của xã hội thuộc Tổng Giáo Phận Paris. Có thể do văn hóa, tập quán Việt Nam khác, do giáo dục gia đình cũng như cách sống theo phong tục Việt Nam cũng khác. Nhưng không phải là không có, vì không ít gia đình Việt Nam, các bạn trẽ Việt Nam đã hội nhập hoàn toàn, hội nhập 100% vào xã hội với văn minh thời nay của xã hội Pháp. Nhưng may mắn là giáo xứ chúng ta đã có nhiều hội, đoàn thể, phong trào giảng dạy, đã giúp lời cầu nguyện đã hướng dẫn lối sống Đạo giúp sức cho các gia đình và các bạn trẽ.
Điều làm con lo ngại là giới trẽ đã lạm dụng quyền tự do quá trớn, cậy tài, không nghe lời khuyên bảo của cha mẹ, bị ảnh hưởng xấu của bạn bè, hoặc nghe lời khuyên một chiều của các nhà tâm lý, bác sĩ phương Tây.
Điểm thứ 2 là hôn nhân dị giáo,dị chủng ngày càng tăng, dù rằng cách biệt văn hóa đã giảm đi; nhưng con chưa có kinh nghiệm nhiều, nên hơi thiếu tin tưởng.
Điểm thứ 3 là hôn nhân với tân tòng, mà chàng hoặc nàng là Kitô hữu, nhưng không nắm được giây cương: Con lấy được vợ (chồng),con thôi nhà thờ. Con nhớ năm vừa rồi...Tối thứ sáu vừa mãn khóa DBHN, ngày chủ nhật, bảo đến dự lễ Thánh Gia Thất; vậy mà, không có lấy 1 cặp nào. Như vậy mai sau làm sao liên lạc nữa với GX...
Điểm thứ 4: Cha mẹ khắc nghiệt « mày phải theo tao...hoặc can thiệp sâu vào đời sống của vợ chồng con cái...hoặc phải nuôi con, dạy cháu như thế này, thế nọ...».
B] Tiếp đây, con muốn gợi lại trách nhiệm của mỗi thành viên gia đình, không phải để qui trách cho ai; nhưng để đối chiếu các việc mà mỗi thành viên trong gia đình phải đạt tới để biến gia đình thành một giáo hội tại gia, vì gia đình là đền thờ của Chúa.
Trước hết, gia đình được coi là « Giáo hội Gia Đình », nghĩa là được dư đầy ơn Thánh Sũng; đồng thời nhận lãnh trách nhiệm như toàn thể Giáo hội.
Nhân bản là yếu tố quyết định của hạnh phúc gia đình, mỗi người phải biết nhận quyền lợi và bổn phận của mình.
• Là cha, Ông phải biết hợp tác với vợ trong việc giáo dục con cái sao cho xứng hợp như những người con của giáo hội và xã hội.
• Người vợ cũng có trách nhiệm và nhân phẩm ngang hàng với chồng, vì cả hai hiến cả thân xác, tâm hồn cho nhau và cho con cái; ngoài xã hội, người nữ phải được thăng tiến trong quyền lợi và bổn phận như người nam cả về chính trị nhưng không được tách ra khỏi nghĩa vụ gia đình hay bổn phận chính yếu là làm mẹ.
• Tóm lại, cả 2 vợ chồng đều phải đặt sự ưu tiên thánh hóa trước hết cho mình, cho chồng, cho vợ, cho con trước khi tham gia vào công việc của xã hội của cộng đoàn; nếu được như vậy, thì sự tham gia mới có giá trị tuyệt đối.
Tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ là như thế đó.
• Sinh ra con cái thì phải theo dõi sự trưởng thành của con cái suốt đời; chính vì thế mà con cái phải cảm thấy đến phiên mình, phải đền đáp tình mẹ cha. trái với xã hội ngày nay coi người lớn tuổi là máy móc hết thời nên đã trở nên vô dụng.
• Cha mẹ chuẩn bị cho con học hành đầy đủ để kiếm sống; nhưng còn phải chuẩn bị cho con đi vào đời sống xã hội.
• Đạo Hiếu Việt Nam đi đúng với tinh thần Phúc Âm: Công Cha nghĩa Mẹ. Tình nghĩa vợ chồng.
Để kết luận, con xin mượn lời của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã nói trong buổi tiêp kiến tân đại sứ Hungari, cạnh Tòa Thánh, ngày 02.12 vừa qua để cổ võ bảo vệ hôn nhân và gia đình truyền thống.
ĐTC đề cao vai trò của hôn nhân và gia đình như một nền tảng quan trọng để có sự phát triển lành mạnh cho xã hội dân sự. Ngài nói: ”Âu Châu sẽ không còn là Âu Châu nữa nếu tế bào cơ bản của việc xây dựng xã hội bị biến mất hoặc bị biến thái bản chất. Tất cả chúng ta đều biết rằng hôn nhân và gia đình ngày nay đang bị đe dọa, một đàng do sự hao mòn các giá trị thâm sâu nhất là sự bền vững và bất khả phân ly, do hiện tượng quyền ly dị ngày càng được tự do và gia tăng, cũng như vì thói quen ngày càng phổ biến nam nữ sống chung mà không có hình phức pháp lý và sự bảo vệ nào dành cho hôn nhân; đàng khác hôn nhân và gia đình bị lâm nguy vì những thứ kết hợp khác không có nền tảng trong lịch sử văn hóa và pháp luật của Âu Châu”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: ”Giáo Hội không thể chấp nhận những sáng kiến luật pháp bao hàm việc đề cao giá trị những kiểu mẫu sống đôi lứa và gia đình khác với gia đình và hôn nhân truyền thống. Những kiểu mẫu này góp phần làm suy yếu các nguyên tắc của luật tự nhiên, và qua đó tương đối hóa toàn thể luật pháp, cũng như sự ý thức về các giá trị trong xã hội”.
Từ ngày 1-1-2011 tới đây, Hungari sẽ làm Chủ tịch Liên hiệp Âu Châu trong vòng 6 tháng. ĐTC mời gọi quốc gia này hãy trở thành người ”trung gian” giữa Đông và Tây Phương, để hai miền này nâng đỡ và làm cho nhau được phong phú nhờ gia sản tinh thần và văn hóa của mình. (SD 2-12-2010) (Nguồn Viêtcatholic)
Xin cám ơn Đức ông đã cho con được trình bày trước cộng đoàn.
Xin cám ơn quý Cha và cộng đoàn đã lắng nghe con hôm nay.