Chuyến công du Anh quốc của ĐGH Benedict và sự kiện phong chân phước cho ĐHY Newman đã tạo ra một không khí phấn khởi tại Hoa Kỳ. Nhiều người Mỹ đang hy vọng sẽ có thể vận động đưa lên bàn thánh hai Newman mới, đó là cặp vợ chồng cựu Giám Mục Tân Giáo (Episcopal) Levi và bà Rebecca Ives.
Cùng một ảnh hưởng?
Levi và chân phước Newman tuy ở hai phương trời khác biệt nhưng chịu chung một ảnh hưởng, đó là ảnh hưởng của ĐGM Tân giáo John Henry Hobart (1775-1830) ở New York. Levi là con rể của Hobart, còn Newman, một cách nào đó, là học trò của của ông.
Trong khi còn là một vận động viên cho phong trào Oxford Movement, chân phước Newman đã viết nhiều bài ca ngợi mô hình giáo hội Tân Giáo của ĐGM Hobart bên Mỹ, coi như là một gương mẫu cho giáo hội Anh giáo bên Anh phải tổ chức theo, và người ta thường đặt câu hỏi phải chăng vì ảnh hưởng trí tuệ này mà Newman đã trở lại với giáo hội Công giáo sau này.
Levi Ives lớn lên dưới sự dạy dỗ của Hobart, đã cưới cô Rebecca là con của GM Hobart và hôn lễ đã do chính Hobart cử hành. Sau này Levi trở thành một Giám MụcTân Giáo nổi danh ở N. Carolina, và cũng như Newman, đã gia nhập Công Giáo.
Hầu như còn nhiều người khác chịu ảnh hưởng giáo huấn của Hobart cũng đã trở về với Công Giáo. Có những trường hợp lừng danh như của một góa phụ giàu có ở New York là bà Elizabeth Ann Bayley Seton (1774-1821). Bà Seton đã lập dòng và trở thành vị thánh đầu tiên của nứơc Mỹ, được ĐGH Paul 6 hiển phong năm 1975. Một người em cùng cha khác mẹ của nữ thánh Seton là mục sư James Roosevelt Bayley (1814-1877), chánh xứ St Peter dưới quyền cai quản của Hobart. Mục sư Bayley sau này cũng trở lại Công giáo và đã trở thành tổng giám mục thứ 8 của giáo phận Công Giáo Baltimore.
Tuy nhiên Hobart vẫn trung thành suốt đời với Tân Giáo của mình, ông lập nên nhiều đại học vẫn còn tồn tại tới ngày nay như Hobart College ở New York.
Levi và Rebecca.
Levi Silliman Ives (1797-1867) và Rebecca là sản phẩm của một xã hội Episcopal đóng kín của New York với hai giòng họ lớn là Bayley và Seton.
Levi trở thành Giám mục Tân Giáo North Carolina năm 1831, với nhiều bài thuyết giảng hùng hồn mà ngày nay người ta vẫn còn nhắc nhở tới, ông trở nên nổi tiếng và được trao bằng tiến sĩ luật danh dự tại Đại học North Carolina năm 1834.
Năm 1842, Levi lập ra một tu hội lấy tên là Valle Crucis trong dãy Appalachians gần biên giới Tennessee, đây là một tu viện đầu tiên trong Cộng đồng Anh giáo kể từ khi cải cách. Cũng như Newman, ông đã bị phản đối vì có áp dụng nhiều màu sắc qúa "công giáo". Năm 1848, ông bị một hội đồng Giám mục Tân giáo bày tỏ lo ngại rằng các thực hành của tu viện là quá "La mã", như là việc cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria và các thánh và việc thực hành xưng tội riêng với một vị linh mục. Họ coi đây là những nghi thức của dị giáo. Ông đã phải giải tán tu hội để tiếp tục nhiệm vụ giám mục của mình.
Nhưng vì lương tâm dằn vặt, năm 1852, Levi đã xin nghỉ phép và đi cùng với vợ đến Roma. tại đây, ông đã được nhận vào Giáo Hội Công Giáo bởi chính ĐGH Pius IX. Đây là trường hợp đầu tiên một giám mục Tin Lành đã trở về với giáo hội Công Giáo kể từ thế kỷ 17. Vài tháng sau, bà Rebecca vợ ông cũng xin chuyển đổi.
Ngày nay, việc chuyển đổi tôn giáo không còn là một sự hiếm hoi như xưa và khi các Giám mục và giáo sĩ Anh giáo chuyển sang Công Giáo thường được tiếp nhận vào chức linh mục. Nhưng trong thế kỷ 19, thì một giáo sĩ đã kết hôn không được như vậy, Levi khi trở về với Công Giáo đã mất hết quyền lợi và trở thành một giáo dân thường, và phải đương đầu với những dị nghị dồn dập tứ bề khi mà Công Giáo chỉ là những chiếc thuyển nan cô độc vật vờ trong một biển cả Tin Lành mênh mông.
Levi viết thư từ nhiệm với giáo hội Epicopal nhưng không tuyên bố bỏ chức giám mục trong thư, cho nên năm sau hội đồng Giám MụcTân Giáo đã công bố một công hàm truất chức Levi Ives vì "lơ là và bỏ trốn nhiệm sở."
Levi đã viết một cuốn sách biện hộ với tựa đề là "The Trials of a Mind in its Progress to Catholicism" nhưng nội dung không phải là một nhật ký đời mình cho bằng là những lý luận truyền bá giáo lý Công Giáo cho người Anh Giáo.
Cho đến khi qua đời vào năm 1867, Levi Ives đã cống hiến đời mình cho giáo dục và từ thiện. Với sự khuyến khích của Đức Tổng Giám Mục John Hughes của New York, ông dạy môn hùng biện tại Đại học Fordham và tại các trường Công giáo khác. Nhưng quan trọng hơn, ông đã sáng lập ra một tổ chức từ thiện có hiệu quả cao, tổ chức New York Catholic Protectory cho thanh thiếu niên phạm pháp.
Nỗi đau khi cải đạo.
Theo hồi ký của ông, ông đã kể lại 'về quyết định đau đớn của mình ở tuổi 55 để từ bỏ toà Giám mục của mình và trở thành một giáo dân thất nghiệp, đó là một cảm giác "kinh dị. .. tăng cường bởi sự sỉ nhục mà tôi phải bước qua, là tuyệt đối bị tước đọat tất cả các hỗ trợ tối thiểu, không chỉ cho bản thân mình, nhưng cho cả với một người mà tôi đã bị ràng buộc "phải yêu thương và trân trọng cho đến hết đời. '"
Thực vậy, với Rebecca vợ ông thì cuộc sống của bà đã không bao giờ được dễ dàng. Họ đã mất cả hai người con từ khi còn nhỏ vì bệnh tật. Rebecca thì thường xuyên đau bệnh, vì thời tiết gay gắt của vùng North Carolina và cũng vì sự xa cách với gia đình của mình ở New York. Nhất là khi người cha (ĐGM Hobart) qua đời, một người cha tuyệt vời và là ân nhân của chồng mình, đồng thời cũng là hiện thân của tất cà những tinh túy của giáo hội Tân Giáo Mỹ ".
Đó là những đau khổ mà những bậc "anh hùng" phải gánh chịu vì Đạo Thánh. Tuy nhiên cặp Ives vẫn giữ một mối liên hệ rất thân ái với các bà con bên giòng họ Hobart. Bằng chứng là khi qua đời, người ta đã thấy trong di chúc của Ives để lại cho các thân nhân bên vợ nhiều kỷ vật.
Có danh tiếng và mang một đức tính mà thánh Augustine thành Hippo gọi là "đức anh hùng" thuờng là điểm khởi đầu của một quá trình phong thánh như trường hợp của thánh Elizabeth Ann Seton và chân phước Hồng Y John Henry Newman.
Vậy thì cuộc sống anh hùng và chứng nhân của Levi và Rebecca Ives có thể là đủ điều kiện không?
Cùng một ảnh hưởng?
Levi và chân phước Newman tuy ở hai phương trời khác biệt nhưng chịu chung một ảnh hưởng, đó là ảnh hưởng của ĐGM Tân giáo John Henry Hobart (1775-1830) ở New York. Levi là con rể của Hobart, còn Newman, một cách nào đó, là học trò của của ông.
Trong khi còn là một vận động viên cho phong trào Oxford Movement, chân phước Newman đã viết nhiều bài ca ngợi mô hình giáo hội Tân Giáo của ĐGM Hobart bên Mỹ, coi như là một gương mẫu cho giáo hội Anh giáo bên Anh phải tổ chức theo, và người ta thường đặt câu hỏi phải chăng vì ảnh hưởng trí tuệ này mà Newman đã trở lại với giáo hội Công giáo sau này.
Levi Ives lớn lên dưới sự dạy dỗ của Hobart, đã cưới cô Rebecca là con của GM Hobart và hôn lễ đã do chính Hobart cử hành. Sau này Levi trở thành một Giám MụcTân Giáo nổi danh ở N. Carolina, và cũng như Newman, đã gia nhập Công Giáo.
Hầu như còn nhiều người khác chịu ảnh hưởng giáo huấn của Hobart cũng đã trở về với Công Giáo. Có những trường hợp lừng danh như của một góa phụ giàu có ở New York là bà Elizabeth Ann Bayley Seton (1774-1821). Bà Seton đã lập dòng và trở thành vị thánh đầu tiên của nứơc Mỹ, được ĐGH Paul 6 hiển phong năm 1975. Một người em cùng cha khác mẹ của nữ thánh Seton là mục sư James Roosevelt Bayley (1814-1877), chánh xứ St Peter dưới quyền cai quản của Hobart. Mục sư Bayley sau này cũng trở lại Công giáo và đã trở thành tổng giám mục thứ 8 của giáo phận Công Giáo Baltimore.
Tuy nhiên Hobart vẫn trung thành suốt đời với Tân Giáo của mình, ông lập nên nhiều đại học vẫn còn tồn tại tới ngày nay như Hobart College ở New York.
Levi và Rebecca.
Levi Silliman Ives (1797-1867) và Rebecca là sản phẩm của một xã hội Episcopal đóng kín của New York với hai giòng họ lớn là Bayley và Seton.
Levi trở thành Giám mục Tân Giáo North Carolina năm 1831, với nhiều bài thuyết giảng hùng hồn mà ngày nay người ta vẫn còn nhắc nhở tới, ông trở nên nổi tiếng và được trao bằng tiến sĩ luật danh dự tại Đại học North Carolina năm 1834.
Năm 1842, Levi lập ra một tu hội lấy tên là Valle Crucis trong dãy Appalachians gần biên giới Tennessee, đây là một tu viện đầu tiên trong Cộng đồng Anh giáo kể từ khi cải cách. Cũng như Newman, ông đã bị phản đối vì có áp dụng nhiều màu sắc qúa "công giáo". Năm 1848, ông bị một hội đồng Giám mục Tân giáo bày tỏ lo ngại rằng các thực hành của tu viện là quá "La mã", như là việc cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria và các thánh và việc thực hành xưng tội riêng với một vị linh mục. Họ coi đây là những nghi thức của dị giáo. Ông đã phải giải tán tu hội để tiếp tục nhiệm vụ giám mục của mình.
Nhưng vì lương tâm dằn vặt, năm 1852, Levi đã xin nghỉ phép và đi cùng với vợ đến Roma. tại đây, ông đã được nhận vào Giáo Hội Công Giáo bởi chính ĐGH Pius IX. Đây là trường hợp đầu tiên một giám mục Tin Lành đã trở về với giáo hội Công Giáo kể từ thế kỷ 17. Vài tháng sau, bà Rebecca vợ ông cũng xin chuyển đổi.
Ngày nay, việc chuyển đổi tôn giáo không còn là một sự hiếm hoi như xưa và khi các Giám mục và giáo sĩ Anh giáo chuyển sang Công Giáo thường được tiếp nhận vào chức linh mục. Nhưng trong thế kỷ 19, thì một giáo sĩ đã kết hôn không được như vậy, Levi khi trở về với Công Giáo đã mất hết quyền lợi và trở thành một giáo dân thường, và phải đương đầu với những dị nghị dồn dập tứ bề khi mà Công Giáo chỉ là những chiếc thuyển nan cô độc vật vờ trong một biển cả Tin Lành mênh mông.
Levi viết thư từ nhiệm với giáo hội Epicopal nhưng không tuyên bố bỏ chức giám mục trong thư, cho nên năm sau hội đồng Giám MụcTân Giáo đã công bố một công hàm truất chức Levi Ives vì "lơ là và bỏ trốn nhiệm sở."
Levi đã viết một cuốn sách biện hộ với tựa đề là "The Trials of a Mind in its Progress to Catholicism" nhưng nội dung không phải là một nhật ký đời mình cho bằng là những lý luận truyền bá giáo lý Công Giáo cho người Anh Giáo.
Cho đến khi qua đời vào năm 1867, Levi Ives đã cống hiến đời mình cho giáo dục và từ thiện. Với sự khuyến khích của Đức Tổng Giám Mục John Hughes của New York, ông dạy môn hùng biện tại Đại học Fordham và tại các trường Công giáo khác. Nhưng quan trọng hơn, ông đã sáng lập ra một tổ chức từ thiện có hiệu quả cao, tổ chức New York Catholic Protectory cho thanh thiếu niên phạm pháp.
Nỗi đau khi cải đạo.
Theo hồi ký của ông, ông đã kể lại 'về quyết định đau đớn của mình ở tuổi 55 để từ bỏ toà Giám mục của mình và trở thành một giáo dân thất nghiệp, đó là một cảm giác "kinh dị. .. tăng cường bởi sự sỉ nhục mà tôi phải bước qua, là tuyệt đối bị tước đọat tất cả các hỗ trợ tối thiểu, không chỉ cho bản thân mình, nhưng cho cả với một người mà tôi đã bị ràng buộc "phải yêu thương và trân trọng cho đến hết đời. '"
Thực vậy, với Rebecca vợ ông thì cuộc sống của bà đã không bao giờ được dễ dàng. Họ đã mất cả hai người con từ khi còn nhỏ vì bệnh tật. Rebecca thì thường xuyên đau bệnh, vì thời tiết gay gắt của vùng North Carolina và cũng vì sự xa cách với gia đình của mình ở New York. Nhất là khi người cha (ĐGM Hobart) qua đời, một người cha tuyệt vời và là ân nhân của chồng mình, đồng thời cũng là hiện thân của tất cà những tinh túy của giáo hội Tân Giáo Mỹ ".
Đó là những đau khổ mà những bậc "anh hùng" phải gánh chịu vì Đạo Thánh. Tuy nhiên cặp Ives vẫn giữ một mối liên hệ rất thân ái với các bà con bên giòng họ Hobart. Bằng chứng là khi qua đời, người ta đã thấy trong di chúc của Ives để lại cho các thân nhân bên vợ nhiều kỷ vật.
Có danh tiếng và mang một đức tính mà thánh Augustine thành Hippo gọi là "đức anh hùng" thuờng là điểm khởi đầu của một quá trình phong thánh như trường hợp của thánh Elizabeth Ann Seton và chân phước Hồng Y John Henry Newman.
Vậy thì cuộc sống anh hùng và chứng nhân của Levi và Rebecca Ives có thể là đủ điều kiện không?