Chân phúc John Henry Newman vốn là một tín hữu Anh Giáo, và là một tín hữu ngoại hạng, nhưng đã trở lại đạo Công Giáo, trở thành một tín hữu Công Giáo cũng ngoại hạng, được phong Hồng Y, nay đã được phong á thánh và sắp sửa được phong hiển thánh trong năm nay.
Nhưng ngài có gì chung với Đức Hồng Y Pell, ngoài việc cũng là một Hồng Y, và thuộc loại thông minh như nhau và cùng có chung một chữ “Oxford”: Newman thì với Phong Trào Oxford, một phong trào nhằm đưa nhiều khía cạnh tín lý và phụng vụ Công Giáo vào Anh Giáo; Pell thì là học trò của Đại Học Oxford?
Linh mục George W. Rutler (https://www.crisismagazine.com/2019/what-newman-can-tell-us-about-the-cardinal-pell-verdict), có một nối kết khác: bị tòa kết án!
Khung cảnh trong Phòng xử án Luân Đôn năm 1852 có thể là một vở ca kịch của Gilbert và Sullivan, với bị cáo mặc đồ đen giáo sĩ đơn giản đứng ở vành móng ngựa trước các đại diện đeo tóc giả của nền công lý xưa. Nhưng một trong các thẩm phán, John Coleridge, cháu của nhà thơ, đã nhìn thấy đằng sau dáng dấp khom khom của John Henry Newman, hình bóng của Đoàn tầu xâm lăng Tây Ban Nha và các bóng ma gián điệp từ Douai. Do đó, phiên tòa xét xử Newman không hẳn là về việc ngài bị buộc tội phỉ báng mà thôi. Là một con dòng cháu giống ở Oxford, Coleridge, mà người vợ Jane Fortescue Seymour từng vẽ bức chân dung cho Newman, phẫn nộ khi Phong trào Oxford đã đẽo khoét dần từng mảng yêu sách của Giáo hội Chính Thức rằng mình có giá trị tông truyền và, còn tệ hơn nữa, nó đã trở thành một căn nhà nửa đường tiến về Rôma.
Ngài Campbell, chánh thẩm, vốn là tác giả của Đạo luật Phỉ Báng năm 1843: "Nếu bất cứ ai xuất bản một cách có ý thức bất cứ lời phỉ báng nhục mạ nào, trong khi biết điều đó là sai, chính người như vậy, khi bị kết tội, sẽ phải chịu giam tù tại nhà tù chung hoặc nhà cải huấn cho bất cứ hạn kỳ nào không quá hai năm và phải trả khoản tiền phạt như tòa sẽ ban hành".
Newman đã bị buộc tội dưới các điều khoản trên, vì trong một loạt bài diễn thuyết về "Vị trí hiện nay của người Công Giáo ở Anh", ngài đã thu hút được lượng lớn khán giả, nhiều nhận định văn học và chính trị, với thuật trình bầy đầy thú vị hợp luận lý và hùng biện trong đó, ngài phơi bày một cách tinh tế những điểm thô lỗ của một vị tu sĩ Dòng Đa Minh bị cởi áo dòng tại Napoli: "... một người phóng đãng đội mũ ống khói...thú đói săn mồi sau khi phạm tội”. Một phóng viên tòa án mô tả người này: “Ông ta là một người đàn ông tầm thường, cỡ người trung bình, khoảng năm mươi tuổi và khuôn mặt Ông ta rất Ý một cách mạnh mẽ. Trán Ông thấp và lõm, mũi Ông nhô ra, miệng và các bắp thịt xung quanh đầy quyết tâm và can đảm. Ông ta mặc một bộ tóc giả màu đen, mái tóc thẳng hoàn toàn và được cạo sát, bộ tóc giả này cho Ông một dáng dấp tu viện. Tuy nhiên, Ông vẫn giữ được nhiều nét của một linh mục Công Giáo Rôma, nhất là trong thái độ, cách nói năng và các đặc điểm của Ông, có cái gì duyên dáng ẩn nấp đâu đó. Đôi mắt Ông ta sâu thẳm và sáng ngời, và với mái tóc đen, nước da ngăm đen, và diện mạo u sầu, từ tốn, không để lại ấn tượng nơi tâm trí người quan sát không hề dễ chịu, và không dễ bị lãng quên”.
Giacinto Achilli, sau khi chạy trốn những người cha phẫn nộ của một số thiếu nữ Ý khác nhau, đã biện minh các việc mình làm bằng điều anh quả quyết là sửa lại các yêu sách của Tòa Phêrô. Anh tự bán mình cho một xã hội Không Có Giáo Hoàng gọi là Liên minh Tin Lành. Đám quần chúng Công Giáo đang từ từ xuất hiện ở Anh đã quen thuộc với những cuộc tấn công cả thô bạo lẫn tân tiến, nhưng đối với họ, quả không thể chịu đựng được khi cử tọa lắng nghe thứ tiếng Anh nặng mùi một cách duyên dáng của một tu sĩ người Napoli, một người, sau khi để lại sau lưng cả một lô các điều ô uế, trong đó có vụ hãm hiếp một cô gái 15 tuổi trong phòng áo của nhà thờ hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, đã mô tả một cách khoa trương Rôma như Con điếm Babylon. Anh ta buộc phải chạy trốn khỏi Malta sau ít nhất mười tám vụ tấn công tình dục. Sự rù quyến của Ông mang nhiều hình thức khác, đến độ xu nịnh cả Bộ trưởng Ngoại giao, Ngài Palmerston, vì tiếng Ý không tự nhiên của ông này, vốn là cái mốt trong thời đại chuộng thi phú của Brownings, dù thua kém tiếng Ý của Gladstone, người bạn hoạt bát của Newman. Các thái độ văn hóa được tiếp tục khuấy động hơn nữa bởi sự khích động tiếp theo việc tái lập hàng giám mục Công Giáo tại Vương quốc Anh vào năm 1850, và Đức Hồng Y Wiseman không giúp gì cho tình thế qua lá thư hoa mĩ của ngài: "Từ Cổng Flaminian" (From Out the Flaminian Gate) (*) đánh dấu sự kiện này. Trong đầu óc Tổng Giám mục Anh giáo của York, Thomas Musgrave, đây là "tham vọng khôn nguôi của Rôma âm mưu giam cầm và hủy hoại chúng ta".
Phiên tòa Achilli, như được biết, là một trong những bi kịch tư pháp của thời đại. Nó chắc chắn được chiếu trong các khoảng thời gian chính yếu trên các đài truyền hình ngày nay. Nó bắt đầu ngày 21 tháng 6 năm 1852 và kéo dài năm ngày. Người ta nghĩ đến nhân cách nhạy cảm của Newman, người cả đời cống hiến cho "Ánh sáng Nhân từ" của sự thật và là người có niềm kiêu hãnh lúc trẻ cũng như lúc già chưa bao giờ phạm tội chống lại nó, đã chịu đựng nhiều trong suốt phiên tòa. Tuy nhiên, ngài chịu đựng nhiều hơn cả người Khắc Kỷ, bởi vì ngài không phải là người Hy Lạp ngoại đạo chịu cúi đầu trước số mệnh tàn khốc, mà là đứa con sáng ngời của sự thật thanh thản. Vào đêm bị kết tội phỉ báng Achilli, sau khi Đức Hồng Y Wiseman lơ đễnh đã để các lá thư kiểm chứng (corroborative) ở đâu không tìm ra, ngài đã viết không bối rối cho một phóng viên: “Tôi không thể không buồn cười trước thứ văn suôi của Coleridge... Tôi nghĩ ông ta muốn gây ấn tượng cho tôi, tôi tin tôi đã hành xử một cách tôn trọng, nhưng ông ấy lại thấy tôi hoàn toàn vô tình như thể tôi ở trong phòng riêng của mình. Tôi đã không có một mẩu phỉ báng nào trong 20 năm qua vì vô cớ".
Đội ngũ pháp lý của Newman gồm một số luật sư cừ khôi nhất nước, được lãnh đạo bởi Sir Alexander Cockburn. Ông này sẽ phục vụ với tư cách là Ngài Chánh án từ năm 1875 đến năm 1880, mặc dù Nữ hoàng Victoria từ chối ban cho ông tước qúy tộc vì cuộc sống riêng tư ám muội của ông.
Newman đã phải chịu đựng giọng kẻ cả của Coleridge, người than thở về sự "xuống cấp" của Newman từ đỉnh cao Thệ Phản. Trong nhật ký cá nhân của mình, Coleridge viết: "Có lẽ tôi đã quá quen với việc nghe nói về sự xuất chúng của Newman, nói về việc ấy, tôi đã nhận được một ý kiến phóng đại về Ông ta. Nhưng tôi có cảm giác có một điều gì hầu như không chỉnh ở chỗ tôi không chỉ đọc một bản án đối với Ông ta, nhưng còn giảng dạy Ông ta nữa... Ngoài ra, sự thật là Newman là một người được ca ngợi quá mức, Ông ta đã được biến thành một thần tượng".
Newman bị kết tội bởi Tòa Nữ hoàng và sau cơn sốc, ngay tờ The Times cũng phải nhận xét: "Chúng tôi cho rằng ... một cú đánh lớn đã được giáng xuống chính việc quản trị nền công lý ở đất nước này, và các người Công Giáo Rôma, từ nay, sẽ chỉ có lý do quá chính đáng để quả quyết rằng không có công lý cho họ trong những vụ có khuynh hướng khơi động các tâm tư Thệ Phản nơi các thẩm phán và bồi thẩm đoàn". Trong biên niên sử của luật học, Phiên tòa Achilli đã giúp thiết lập ra các ranh giới cho việc bảo vệ sự thật có tuyên thệ theo Đạo luật Phỉ báng 1843.
Đó là một chiến thắng với giá quá mắc (Pyrrhic victory) đối với Tòa án Nữ hoàng và là một chiến thắng tinh thần cho Newman - ngài phải trả một khoản tiền phạt chiểu danh là 100 bảng nhưng không bị giam giữ. Tuy nhiên, chi phí tòa gần tương đương với hai triệu đô la ngày nay và các khoản quyên góp từ trong và ngoài nước là một tuyên bố tình liên đới Công Giáo hoàn cầu. Newman đã lưu trữ các lá thư từ Boston, New York, Philadelphia, Baltimore, các thị trấn ở Trung Tây và San Francisco. Một năm sau phiên tòa, Newman đã xuất bản cuốn sách bất hủ "Các Bài Diễn Văn Về Ý Niệm Đại Học" của ngài và đã đề tặng tác phẩm này:
“Để biết ơn ghi nhớ khôn nguôi nhiều bằng hữu và ân nhân của ngài, sống cũng như chết, trong và ngoài nước, ở Đại Anh, Ái Nhĩ Lan, Pháp, ở Bỉ, Đức, Ba Lan, Ý và Malta, ở Bắc Mỹ và các nước khác, Những người, bằng những lời cầu nguyện và đền tội kiên quyết của họ, Và bằng những nỗ lực kiên định đại độ của họ, Và bằng việc làm phúc vĩ đại của họ, Đã bẻ gẫy cho ngài sự căng thẳng của nỗi lắng lo to lớn”.
Vào ngày 26 tháng 11, Newman đã viết một cách trầm tư cho Jemima, em gái ngài: "anh cho rằng các Thẩm phán đã gây cho anh một thương tích lớn hơn nhiều so với bồi thẩm đoàn, vì họ khiến anh phải chịu chi phí và một phiên xử quá dài. Anh tin bây giờ họ phiền lòng nhiều đối với lời kết tội – nhưng anh không thể không nói rằng những người và thẩm phán có giáo dục có nhiều điều phải trả lời về lúc họ làm sai hơn là bồi thẩm đoàn tầm thường, đầy thiên kiến”.
Khó đọc các dòng trên mà không nghĩ đến những người hiện nay đang hỗ trợ lời chứng của Đức Hồng Y George Pell khi đứng giữa lốc xoáy của trận cuồng phong văn hóa đầy ác ý về động cơ và ý đồ, chuẩn bị kháng cáo việc kết tội và bản án sáu năm tù của ngài, được ban hành ngày 13 tháng Ba. Họ có sự tin tưởng từ các giáo phụ tông đồ, những vị quá quen thuộc với kết án và tấn công rằng: những người chịu đựng sỉ nhục sẽ tạo ra một vụ mùa bội thu. Sự cuồng loạn chống Công Giáo, không khác sự cuồng loạn của phiên tòa xử Newman, đã lên linh hồn cho các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell, kết tội ngài vi phạm những hành vi tục tĩu mà không có ai mục kích, một việc không thể nào có trong các tình huống như vậy. Các nhà nguyên ngữ học đã truy nguyên thuật ngữ "tòa án Kangaroo" là để chỉ nền luật pháp dã chiến của một người nhập cư Úc ở Hoa Kỳ vào thời điểm cơn sốt vàng năm 1849 - nhưng Úc là quê hương của con vật này. Đức Hồng Y Pell chống lại các chính sách chỉ đúng về chính trị như Ngừa Thai, Phá thai, duyệt lại tính dục theo lối ngô đạo, và các cố gắng giảng dạy các lý thuyết biến đổi khí hậu do con người gây ra như là giáo điều. Đây không phải là các ý kiến được hoan nghênh tại các tòa án của chủ nghĩa đúng đắn thế tục. Ngài cũng bắt đầu một cách mạnh mẽ chưa từng thấy, không đặc trưng chút nào ở Rôma, nhiệm vụ dọn sạch chuồng ngựa tài chính của Vatican.
Tình hình bây giờ khác với năm 1852 vì George Pell là bị cáo, còn lúc đó, thoạt đầu, John Henry là người tố cáo. Nhưng cả hai người đều có cho rằng mình liêm chính hoàn toàn, cũng như là nạn nhân của nền công lý bị hoài thai. Vào thế kỷ XIX, Giacinto Achilli đã trốn chạy với danh tiếng bị hủy hoại để đến Hoa Kỳ, sau khi bỏ rơi một người vợ và đứa con trai đã được công nhận, và ở một thời điểm còn dọa tự tử sau một thời gian sống aỏ tưởng trong một cộng đoàn “yêu đương tự do” tại Oneida, New York. Mộ của Ông ta không viết gì vì kết cục của Ông ta không ai biết rõ. Năm nay, nhờ ơn Chúa và sự đồng ý của người phàm, Newman sẽ được nâng lên các bàn thờ.
Từ một tòa công lý hoàn hảo cao hơn, Newman có lời cuối cùng sau đây:
"Điều gì tốt, sẽ bền lâu; điều gì xấu, sẽ diệt vong. Khi thời gian qua đi, ký ức sẽ đơn giản qua đi khỏi tôi về bất cứ điều gì đã được làm trong diễn trình tố tụng đó, vì thù nghịch hay để nhục mạ tôi, bất luận về phần những người viện dẫn hay những người quản trị luật pháp; nhưng cảm thức nội thẳm sẽ không bao giờ phai lạt, sẽ chiếm hữu tôi mỗi ngày một hơn, về ơn Quan Phòng chân thực và dịu dàng vẫn luôn chăm nom tôi để tôi được tốt, và về sức mạnh của thứ tôn giáo không bao giờ để mất vinh quang xưa, sức mạnh của lòng mộ mến hay Thiên Chúa và của lòng cảm thương đối với những người bị áp bức".
(*) Cổng Flaminian xưa (nay là Porta Del Populo) dẫn tới hải cảng Ostia xưa. Thành thử Đức Hồng Y Wiseman trông mong chuyến trở lại quê hương, từ Rôma, nơi ngài là Viện Trưởng Viện Học Viện Anh.
Nhưng ngài có gì chung với Đức Hồng Y Pell, ngoài việc cũng là một Hồng Y, và thuộc loại thông minh như nhau và cùng có chung một chữ “Oxford”: Newman thì với Phong Trào Oxford, một phong trào nhằm đưa nhiều khía cạnh tín lý và phụng vụ Công Giáo vào Anh Giáo; Pell thì là học trò của Đại Học Oxford?
Linh mục George W. Rutler (https://www.crisismagazine.com/2019/what-newman-can-tell-us-about-the-cardinal-pell-verdict), có một nối kết khác: bị tòa kết án!
Khung cảnh trong Phòng xử án Luân Đôn năm 1852 có thể là một vở ca kịch của Gilbert và Sullivan, với bị cáo mặc đồ đen giáo sĩ đơn giản đứng ở vành móng ngựa trước các đại diện đeo tóc giả của nền công lý xưa. Nhưng một trong các thẩm phán, John Coleridge, cháu của nhà thơ, đã nhìn thấy đằng sau dáng dấp khom khom của John Henry Newman, hình bóng của Đoàn tầu xâm lăng Tây Ban Nha và các bóng ma gián điệp từ Douai. Do đó, phiên tòa xét xử Newman không hẳn là về việc ngài bị buộc tội phỉ báng mà thôi. Là một con dòng cháu giống ở Oxford, Coleridge, mà người vợ Jane Fortescue Seymour từng vẽ bức chân dung cho Newman, phẫn nộ khi Phong trào Oxford đã đẽo khoét dần từng mảng yêu sách của Giáo hội Chính Thức rằng mình có giá trị tông truyền và, còn tệ hơn nữa, nó đã trở thành một căn nhà nửa đường tiến về Rôma.
Ngài Campbell, chánh thẩm, vốn là tác giả của Đạo luật Phỉ Báng năm 1843: "Nếu bất cứ ai xuất bản một cách có ý thức bất cứ lời phỉ báng nhục mạ nào, trong khi biết điều đó là sai, chính người như vậy, khi bị kết tội, sẽ phải chịu giam tù tại nhà tù chung hoặc nhà cải huấn cho bất cứ hạn kỳ nào không quá hai năm và phải trả khoản tiền phạt như tòa sẽ ban hành".
Newman đã bị buộc tội dưới các điều khoản trên, vì trong một loạt bài diễn thuyết về "Vị trí hiện nay của người Công Giáo ở Anh", ngài đã thu hút được lượng lớn khán giả, nhiều nhận định văn học và chính trị, với thuật trình bầy đầy thú vị hợp luận lý và hùng biện trong đó, ngài phơi bày một cách tinh tế những điểm thô lỗ của một vị tu sĩ Dòng Đa Minh bị cởi áo dòng tại Napoli: "... một người phóng đãng đội mũ ống khói...thú đói săn mồi sau khi phạm tội”. Một phóng viên tòa án mô tả người này: “Ông ta là một người đàn ông tầm thường, cỡ người trung bình, khoảng năm mươi tuổi và khuôn mặt Ông ta rất Ý một cách mạnh mẽ. Trán Ông thấp và lõm, mũi Ông nhô ra, miệng và các bắp thịt xung quanh đầy quyết tâm và can đảm. Ông ta mặc một bộ tóc giả màu đen, mái tóc thẳng hoàn toàn và được cạo sát, bộ tóc giả này cho Ông một dáng dấp tu viện. Tuy nhiên, Ông vẫn giữ được nhiều nét của một linh mục Công Giáo Rôma, nhất là trong thái độ, cách nói năng và các đặc điểm của Ông, có cái gì duyên dáng ẩn nấp đâu đó. Đôi mắt Ông ta sâu thẳm và sáng ngời, và với mái tóc đen, nước da ngăm đen, và diện mạo u sầu, từ tốn, không để lại ấn tượng nơi tâm trí người quan sát không hề dễ chịu, và không dễ bị lãng quên”.
Giacinto Achilli, sau khi chạy trốn những người cha phẫn nộ của một số thiếu nữ Ý khác nhau, đã biện minh các việc mình làm bằng điều anh quả quyết là sửa lại các yêu sách của Tòa Phêrô. Anh tự bán mình cho một xã hội Không Có Giáo Hoàng gọi là Liên minh Tin Lành. Đám quần chúng Công Giáo đang từ từ xuất hiện ở Anh đã quen thuộc với những cuộc tấn công cả thô bạo lẫn tân tiến, nhưng đối với họ, quả không thể chịu đựng được khi cử tọa lắng nghe thứ tiếng Anh nặng mùi một cách duyên dáng của một tu sĩ người Napoli, một người, sau khi để lại sau lưng cả một lô các điều ô uế, trong đó có vụ hãm hiếp một cô gái 15 tuổi trong phòng áo của nhà thờ hôm Thứ Sáu Tuần Thánh, đã mô tả một cách khoa trương Rôma như Con điếm Babylon. Anh ta buộc phải chạy trốn khỏi Malta sau ít nhất mười tám vụ tấn công tình dục. Sự rù quyến của Ông mang nhiều hình thức khác, đến độ xu nịnh cả Bộ trưởng Ngoại giao, Ngài Palmerston, vì tiếng Ý không tự nhiên của ông này, vốn là cái mốt trong thời đại chuộng thi phú của Brownings, dù thua kém tiếng Ý của Gladstone, người bạn hoạt bát của Newman. Các thái độ văn hóa được tiếp tục khuấy động hơn nữa bởi sự khích động tiếp theo việc tái lập hàng giám mục Công Giáo tại Vương quốc Anh vào năm 1850, và Đức Hồng Y Wiseman không giúp gì cho tình thế qua lá thư hoa mĩ của ngài: "Từ Cổng Flaminian" (From Out the Flaminian Gate) (*) đánh dấu sự kiện này. Trong đầu óc Tổng Giám mục Anh giáo của York, Thomas Musgrave, đây là "tham vọng khôn nguôi của Rôma âm mưu giam cầm và hủy hoại chúng ta".
Phiên tòa Achilli, như được biết, là một trong những bi kịch tư pháp của thời đại. Nó chắc chắn được chiếu trong các khoảng thời gian chính yếu trên các đài truyền hình ngày nay. Nó bắt đầu ngày 21 tháng 6 năm 1852 và kéo dài năm ngày. Người ta nghĩ đến nhân cách nhạy cảm của Newman, người cả đời cống hiến cho "Ánh sáng Nhân từ" của sự thật và là người có niềm kiêu hãnh lúc trẻ cũng như lúc già chưa bao giờ phạm tội chống lại nó, đã chịu đựng nhiều trong suốt phiên tòa. Tuy nhiên, ngài chịu đựng nhiều hơn cả người Khắc Kỷ, bởi vì ngài không phải là người Hy Lạp ngoại đạo chịu cúi đầu trước số mệnh tàn khốc, mà là đứa con sáng ngời của sự thật thanh thản. Vào đêm bị kết tội phỉ báng Achilli, sau khi Đức Hồng Y Wiseman lơ đễnh đã để các lá thư kiểm chứng (corroborative) ở đâu không tìm ra, ngài đã viết không bối rối cho một phóng viên: “Tôi không thể không buồn cười trước thứ văn suôi của Coleridge... Tôi nghĩ ông ta muốn gây ấn tượng cho tôi, tôi tin tôi đã hành xử một cách tôn trọng, nhưng ông ấy lại thấy tôi hoàn toàn vô tình như thể tôi ở trong phòng riêng của mình. Tôi đã không có một mẩu phỉ báng nào trong 20 năm qua vì vô cớ".
Đội ngũ pháp lý của Newman gồm một số luật sư cừ khôi nhất nước, được lãnh đạo bởi Sir Alexander Cockburn. Ông này sẽ phục vụ với tư cách là Ngài Chánh án từ năm 1875 đến năm 1880, mặc dù Nữ hoàng Victoria từ chối ban cho ông tước qúy tộc vì cuộc sống riêng tư ám muội của ông.
Newman đã phải chịu đựng giọng kẻ cả của Coleridge, người than thở về sự "xuống cấp" của Newman từ đỉnh cao Thệ Phản. Trong nhật ký cá nhân của mình, Coleridge viết: "Có lẽ tôi đã quá quen với việc nghe nói về sự xuất chúng của Newman, nói về việc ấy, tôi đã nhận được một ý kiến phóng đại về Ông ta. Nhưng tôi có cảm giác có một điều gì hầu như không chỉnh ở chỗ tôi không chỉ đọc một bản án đối với Ông ta, nhưng còn giảng dạy Ông ta nữa... Ngoài ra, sự thật là Newman là một người được ca ngợi quá mức, Ông ta đã được biến thành một thần tượng".
Newman bị kết tội bởi Tòa Nữ hoàng và sau cơn sốc, ngay tờ The Times cũng phải nhận xét: "Chúng tôi cho rằng ... một cú đánh lớn đã được giáng xuống chính việc quản trị nền công lý ở đất nước này, và các người Công Giáo Rôma, từ nay, sẽ chỉ có lý do quá chính đáng để quả quyết rằng không có công lý cho họ trong những vụ có khuynh hướng khơi động các tâm tư Thệ Phản nơi các thẩm phán và bồi thẩm đoàn". Trong biên niên sử của luật học, Phiên tòa Achilli đã giúp thiết lập ra các ranh giới cho việc bảo vệ sự thật có tuyên thệ theo Đạo luật Phỉ báng 1843.
Đó là một chiến thắng với giá quá mắc (Pyrrhic victory) đối với Tòa án Nữ hoàng và là một chiến thắng tinh thần cho Newman - ngài phải trả một khoản tiền phạt chiểu danh là 100 bảng nhưng không bị giam giữ. Tuy nhiên, chi phí tòa gần tương đương với hai triệu đô la ngày nay và các khoản quyên góp từ trong và ngoài nước là một tuyên bố tình liên đới Công Giáo hoàn cầu. Newman đã lưu trữ các lá thư từ Boston, New York, Philadelphia, Baltimore, các thị trấn ở Trung Tây và San Francisco. Một năm sau phiên tòa, Newman đã xuất bản cuốn sách bất hủ "Các Bài Diễn Văn Về Ý Niệm Đại Học" của ngài và đã đề tặng tác phẩm này:
“Để biết ơn ghi nhớ khôn nguôi nhiều bằng hữu và ân nhân của ngài, sống cũng như chết, trong và ngoài nước, ở Đại Anh, Ái Nhĩ Lan, Pháp, ở Bỉ, Đức, Ba Lan, Ý và Malta, ở Bắc Mỹ và các nước khác, Những người, bằng những lời cầu nguyện và đền tội kiên quyết của họ, Và bằng những nỗ lực kiên định đại độ của họ, Và bằng việc làm phúc vĩ đại của họ, Đã bẻ gẫy cho ngài sự căng thẳng của nỗi lắng lo to lớn”.
Vào ngày 26 tháng 11, Newman đã viết một cách trầm tư cho Jemima, em gái ngài: "anh cho rằng các Thẩm phán đã gây cho anh một thương tích lớn hơn nhiều so với bồi thẩm đoàn, vì họ khiến anh phải chịu chi phí và một phiên xử quá dài. Anh tin bây giờ họ phiền lòng nhiều đối với lời kết tội – nhưng anh không thể không nói rằng những người và thẩm phán có giáo dục có nhiều điều phải trả lời về lúc họ làm sai hơn là bồi thẩm đoàn tầm thường, đầy thiên kiến”.
Khó đọc các dòng trên mà không nghĩ đến những người hiện nay đang hỗ trợ lời chứng của Đức Hồng Y George Pell khi đứng giữa lốc xoáy của trận cuồng phong văn hóa đầy ác ý về động cơ và ý đồ, chuẩn bị kháng cáo việc kết tội và bản án sáu năm tù của ngài, được ban hành ngày 13 tháng Ba. Họ có sự tin tưởng từ các giáo phụ tông đồ, những vị quá quen thuộc với kết án và tấn công rằng: những người chịu đựng sỉ nhục sẽ tạo ra một vụ mùa bội thu. Sự cuồng loạn chống Công Giáo, không khác sự cuồng loạn của phiên tòa xử Newman, đã lên linh hồn cho các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell, kết tội ngài vi phạm những hành vi tục tĩu mà không có ai mục kích, một việc không thể nào có trong các tình huống như vậy. Các nhà nguyên ngữ học đã truy nguyên thuật ngữ "tòa án Kangaroo" là để chỉ nền luật pháp dã chiến của một người nhập cư Úc ở Hoa Kỳ vào thời điểm cơn sốt vàng năm 1849 - nhưng Úc là quê hương của con vật này. Đức Hồng Y Pell chống lại các chính sách chỉ đúng về chính trị như Ngừa Thai, Phá thai, duyệt lại tính dục theo lối ngô đạo, và các cố gắng giảng dạy các lý thuyết biến đổi khí hậu do con người gây ra như là giáo điều. Đây không phải là các ý kiến được hoan nghênh tại các tòa án của chủ nghĩa đúng đắn thế tục. Ngài cũng bắt đầu một cách mạnh mẽ chưa từng thấy, không đặc trưng chút nào ở Rôma, nhiệm vụ dọn sạch chuồng ngựa tài chính của Vatican.
Tình hình bây giờ khác với năm 1852 vì George Pell là bị cáo, còn lúc đó, thoạt đầu, John Henry là người tố cáo. Nhưng cả hai người đều có cho rằng mình liêm chính hoàn toàn, cũng như là nạn nhân của nền công lý bị hoài thai. Vào thế kỷ XIX, Giacinto Achilli đã trốn chạy với danh tiếng bị hủy hoại để đến Hoa Kỳ, sau khi bỏ rơi một người vợ và đứa con trai đã được công nhận, và ở một thời điểm còn dọa tự tử sau một thời gian sống aỏ tưởng trong một cộng đoàn “yêu đương tự do” tại Oneida, New York. Mộ của Ông ta không viết gì vì kết cục của Ông ta không ai biết rõ. Năm nay, nhờ ơn Chúa và sự đồng ý của người phàm, Newman sẽ được nâng lên các bàn thờ.
Từ một tòa công lý hoàn hảo cao hơn, Newman có lời cuối cùng sau đây:
"Điều gì tốt, sẽ bền lâu; điều gì xấu, sẽ diệt vong. Khi thời gian qua đi, ký ức sẽ đơn giản qua đi khỏi tôi về bất cứ điều gì đã được làm trong diễn trình tố tụng đó, vì thù nghịch hay để nhục mạ tôi, bất luận về phần những người viện dẫn hay những người quản trị luật pháp; nhưng cảm thức nội thẳm sẽ không bao giờ phai lạt, sẽ chiếm hữu tôi mỗi ngày một hơn, về ơn Quan Phòng chân thực và dịu dàng vẫn luôn chăm nom tôi để tôi được tốt, và về sức mạnh của thứ tôn giáo không bao giờ để mất vinh quang xưa, sức mạnh của lòng mộ mến hay Thiên Chúa và của lòng cảm thương đối với những người bị áp bức".
(*) Cổng Flaminian xưa (nay là Porta Del Populo) dẫn tới hải cảng Ostia xưa. Thành thử Đức Hồng Y Wiseman trông mong chuyến trở lại quê hương, từ Rôma, nơi ngài là Viện Trưởng Viện Học Viện Anh.