Trong cuộc phỏng vấn với Dianne Sawyer của ABC News được phát sóng ngày thứ Hai vừa qua, nhà vật lý nổi tiếng Stephen Hawking đã cố gắng xác định Thiên Chúa trong một cách mà ông, là một nhà khoa học, có thể cảm thấy thoải mái: "Những gì có thể định nghĩa Thiên Chúa là những suy nghĩ về Thiên Chúa như là hiện thân của các định luật của tự nhiên. Tuy nhiên, đây không phải là điều mà hầu hết mọi người đã nghĩ về Thiên Chúa, "ông nói.

Ông bày tỏ thất vọng về các suy nghĩ cuả con người về thần thánh.

"Họ đã tạo ra một nhân vật mà con người có thể có một quan hệ cá nhân. Nhưng khi so sánh kích thước rộng lớn của vũ trụ với đời sống con người là một tình cờ không quan trọng, thì dường như sự quan hệ đó không thể có được", ông nói.

Trước những vấn nạn rằng có nhiều điều lạ đã xảy ra (mà khoa học không giải thích nổi). Vậy thì có thể hy vọng rằng khoa học và tôn giáo, bằng cách nào đó, có thể gặp nhau ở một điểm, có thể đồng ý về một thoả ước?

Hawking trả lời: "Có một sự khác biệt cơ bản giữa tôn giáo và khoa học, tôn giáo dựa trên quyền bính, khoa học dựa trên quan sát và lý trí. Khoa học sẽ chiến thắng bởi vì nó có kết quả."

Được biết Stephen Hawking là một nhà khoa học nổi tiếng với nhiều tác phẩm giải thích về Hố Đen (Black Holes), lược sử về thời gian, lý thuyết về bức xạ v.v. Ông cũng là một thành viên cuả Giáo Hoàng học viện khoa học.

Tuy quan điểm cuả Hawking nhận biết có Thiên Chuá là một điểm tích cực, nhưng những nhận xét về đời sống con người là không quan trọng và tôn giáo là phản lý trí là những quan điểm sai lầm và nguy hiểm.

Chủ tích Liên Đoàn Công Giáo Bill Donohue là người đầu tiên lên tiếng phản biện: “Thật là vô lý khi một người nào đó có thể chê bai vai trò then chốt cuả con người trong vũ trụ, con người là một kỳ quan. Còn định nghiã tôn giáo là sự vắng mặt của lý trí thì cũng là ngớ ngẩn không kém. Mặc dù có một số tôn giáo quả là phi lý, nhưng có những tôn giáo khác, chẳng hạn như Công giáo, đã từ lâu dành một vị trí đặc biệt cho lý trí.

"Giáo Hội Công Giáo đã tạo ra những trường đại học đầu tiên, và Giáo hội Công giáo đã đóng một vai trò trung tâm trong cuộc Cách mạng khoa học; đó là hai đóng góp lịch sử giúp làm nên sự nghiệp của ông Hawking.

"Lý do là trong gần hai thiên niên kỷ, các bậc thầy cuả Giáo Hội đã đề cao việc theo đuổi chân lý. Đó cũng là lý do tại sao Hawking lầm tưởng có một cuộc xung đột: trong biên niên sử của Giáo Hội Công Giáo, không có xung đột cố hữu giữa khoa học và tôn giáo. Khá ngược lại: theo lý luận cuả Công Giáo, khoa học và tôn giáo là hai tài sản bổ sung. Vậy thì, sẽ không có lợi lộc gì khi đưa ra luận điệu có một chiến thắng của khoa học trên tôn giáo.

"Đức Giáo hoàng Benedict XVI dạy tại Regensburg năm 2006 rằng Tôn giáo mà không có lý trí thì sẽ dẫn đến cuồng tín, đó là điều mà Hawking dường như hiểu được. Nhưng những gì ông ta không nhận ra được là cái hệ luận của nó: khoa học mà không có đức tin cũng dẫn đến thảm họa diệt chủng như trong các chế độ Đức Quốc Xã, Cộng Sản Liên Xô, Trung Quốc và Campuchia. "

Tông thư của ĐGH John Paul II đã quy định mối quan hệ hợp lý giữa Đức tin và lý trí, "Đức tin và lý trí là hai cánh mà con người dùng để bay lên đến sự thật, và Thiên Chúa đã đặt trong trái tim con người sự mong muốn nhận biết về sự thật bên ngoài, về chính mình để mà nhờ nhận biết và yêu mến Chúa, con người có thể đạt đến sự thật sung mãn về bản thân mình. " (Fides et Ratio, Đức tin và lý trí)

Việc Hawkings xem con người là không quan trọng là một điều đáng buồn. lỗi của ông liên quan đến những định kiến sai lầm về Giáo Hội đối với đức tin, khoa học và lý trí. Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ của những lập luận dựa trên những thông tin sai lạc để chống lại Giáo hội Công giáo trong một nền văn hóa ngày càng thù địch. Một ví dụ của loại thông tin sai lạc là sự lặp đi lặp lại rằng Giáo hội Công giáo phản đối "Nghiên cứu tế bào gốc." Thực ra, Giáo hội phản đối việc giết người trong tiến tình nghiên cứu tế bào gốc, chẳng hạn như thực hiện nghiên cứu trên phôi thai mà luôn luôn kết quả là tiêu huỷ đời sống của cái thai. Là vô đạo đức khi tiêu hủy cuộc sống một người vô tội, ngay cả khi có thể sử dụng các bộ phận của người bị giết để phát triển một tiềm năng chữa bệnh cho người khác. Cứu cánh không bao giờ có thể biện minh cho phương tiện.

Giáo hội nhiệt tình hỗ trợ việc nghiên cứu tế bào gốc từ người lớn và từ các tế bào ở cuống nhau của thai nhi và chống loại nghiên cứu tế bào gốc gây huỷ hoại các bào thai vô tội. Những loại nghiên cứu tế bào gốc từ người lớn và nhau đả cho thấy nhiều hứa hẹn khoa học to lớn. Một phát ngôn viên của Vatican gần đây đã lên tiếng ca ngợi mạnh mẽ các nghiên cứu đang được tiến hành tại University Of Maryland School Of Medecine sử dụng tế bào gốc người lớn.

Giáo hội Công giáo khẳng định rằng con người thực sự là quan trọng trong vũ trụ. Năm 2008, Bộ Giáo lý Đức tin đã ban hành một huấn thị về Nhân phẩm "của con người." bắt đầu với lời "Nhân phẩm của một người phải được ghi nhận trong mỗi con người từ lúc thụ thai cho đến cái chết tự nhiên. Nguyên tắc cơ bản này bảo vệ sự sống và phải là trung tâm của mọi phản ánh đạo đức về nghiên cứu sinh học, đang càng ngày càng có tầm quan trọng lớn hơn trong thế giới ngày nay".

Huấn thị cũng "hỗ trợ và khuyến khích các quan điểm văn hóa coi khoa học là một dịch vụ vô giá cho những điều tốt đẹp không thể thiếu của cuộc sống và phẩm giá của con người. Giáo hội đặt hy vọng vào khoa học và mong muốn rằng nhiều Kitô hữu sẽ dấn thân cho sự tiến bộ của sinh học và sẽ làm nhân chứng đức tin của họ trong lĩnh vực này. Giáo hội hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu đó cũng có thể giúp cho các khu vực đang bị ảnh hưởng vì nghèo đói và bệnh tật, để cho những người cần giúp đỡ nhất sẽ nhận được nhiều hỗ trợ nhân đạo ".

Sau việc phát hành huấn thị, báo chí đã có nhiều tường thuật liên quan. Một vài tờ báo đã mô tả chính xác ý nghĩa của văn bản. Một vài tờ báo khác đã dùng hý họa để chế diễu Giáo hội Công giáo giống như những gì Hawkings đã nói với Sawyer trong cuộc phỏng vấn ABC. Cho nên một lần nữa những người Công giáo cần phải ôn lại những giảng dạy từ huấn thị này. Huấn thi được viết không chỉ cho người Công giáo, nhưng cho các Kitô hữu khác và cho mọi người có đức tin, nó gửi đến cho "tất cả những ai tìm kiếm sự thật". Nó trình bày sự thật dưới "ánh sáng của lý trí và đức tin và đặt ra một hướng đi rõ rệt cho con người và ơn gọi của mình".

Giáo Hội không ngăn cản tiến bộ trong sinh học. Tuy nhiên, con người không bao giờ là một "nó" - mà là một "tôi" - một số một- Con người không bao giờ nên được xử lý như là một vật. "Cơ thể của một người, từ giai đoạn đầu tiên của sự tồn tại, đã không bao giờ chỉ là một nhóm các tế bào. Cơ thể con người, với sự sinh ra cuả mỗi đứa trẻ, dần dần phát triển theo một chương trình đã được xác định theo một khuôn khổ cá biệt của nó, "

Khuôn thước để đánh giá sinh học cũng được biểu lộ trong Luật tự nhiên; các quyền sống cơ bản và phẩm giá của con người. Quyền này là quyền tự nhiên cho tất cả mọi người chứ không đơn giản chỉ là một niềm tin tôn giáo. Như lời trình bày cuả Đức Giáo hoàng Benedict XVI tại Liên Hiệp Quốc vào tháng Tư năm 2008:

"Nhân quyền, đặc biệt là quyền sống của mỗi người" được dựa trên những quy luật tự nhiên ghi trên trái tim con người và hiện diện trong mọi nền văn hóa và mọi nền văn minh. Loại bỏ các quyền cuả con người trên các lãnh vực này có nghĩa là hạn chế phạm vi của các lãnh vực ấy và đầu hàng trước một chủ thuyết tương đối, mà theo đó thì ý nghĩa và việc giải thích các quyền có thể thay đổi hoặc bị từ chối nhân danh sự khác biệt cuả văn hóa, chính trị, xã hội và thậm chí cả triển vọng tôn giáo. Những quan điểm dù có đa dạng thế nào thì cũng không được phép che khuất một thực tế rằng nhân quyền không chỉ là một quyền phổ quát mà thôi, nhưng chính con người phải là đối tượng của các quyền đó "