Arelis R. Hernández và Mariana Zuñiga của tờ Washington Post của bài tường trình sau về đời sống tôn giáo của người dân Venezuela trong những ngày này.
Đèn ở Petare đã tắt. Toàn bộ khu phố lại chìm vào bóng đêm một lần nữa. Người dân ở khu ổ chuột lớn nhất của Venezuela đã quen với việc mất điện, cúp nước, mọi thứ trở nên đắt đỏ kể cả các ngọn nến cũng trở nên khan hiếm và đắt giá. Mọi thứ hầu như đang xúm lại làm mất đi sự kiên nhẫn vốn đã mỏng manh của họ.
Nhưng đêm nay sẽ không giống như bất kỳ đêm không ánh sáng nào khác trong xóm nhà lụp xụp bên sườn đồi này. Giữa những con hẻm tối om, một âm thanh vui vẻ kỳ lạ xuất hiện giữa những ngôi nhà lợp kẽm. Tambourines leng keng, marica réo rắt, trống rộn ràng. Nhiều tiếng nói vang lên mời gọi tất cả những ai có thể nghe hãy đến với ơn cứu rỗi.
“Cristo sana y salva ...” – “Chúa Kitô chữa lành và cứu rỗi chúng con”. Đó là tiếng cầu kinh khẩn thiết vang lên trong nhà thờ Phạt Tạ Trái tim Chúa.
Chìm đắm trong các cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo, Venezuela, một trong những quốc gia thế tục nhất của Mỹ Latinh đang đang trở lại với niềm tin tôn giáo. Khi sự bế tắc chính trị giữa Tổng thống Nicolás Maduro và lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó kéo dài thêm một tháng nữa, và tình trạng thiếu điện, thực phẩm và nước làm cuộc sống hàng ngày cơ cực hơn bao giờ, các nhà lãnh đạo trong các truyền thống tôn giáo báo cáo về một sự gia tăng không ngừng những người quay trở lại với niềm tin tôn giáo, tìm kiếm sự an ủi và câu trả lời cho những vấn nạn của cuộc đời.
“Tất cả các thánh lễ của tôi đều đông chật người, đó là điều chưa từng xảy ra trước đây,” cha Jesús Godoy, một linh mục Công Giáo tại giáo xứ Chúa Chiên Lành ở quận Chacao của thành phố Caracas, cho biết như trên. Ngài ước tính đã nhìn thấy hơn 2,000 người tham dự thánh lễ mỗi cuối tuần.
“Họ cầu xin sự giúp đỡ. Họ muốn Chúa ban cho họ những khí cụ để sống sót trong cuộc khủng hoảng này.”
Ở đất nước phân cực sâu sắc này, các nhà phân tích đang theo dõi các dấu chỉ cho thấy số tín hữu đang phát triển nhanh chóng này có thể nổi lên như một lực lượng chính trị.
Đã có những dấu hiệu: Các giáo sĩ chỉ trích mạnh những tai ương của đất nước trong các bài giảng. Nhà thờ tăng thêm các dịch vụ bác ái cho người nghèo. Các linh mục và nữ tu tham dự các cuộc biểu tình ủng hộ Guaidó trong trang phục giáo sĩ của họ.
Source:Washington Post Short of electricity, food and water, Venezuelans return to religion
Đèn ở Petare đã tắt. Toàn bộ khu phố lại chìm vào bóng đêm một lần nữa. Người dân ở khu ổ chuột lớn nhất của Venezuela đã quen với việc mất điện, cúp nước, mọi thứ trở nên đắt đỏ kể cả các ngọn nến cũng trở nên khan hiếm và đắt giá. Mọi thứ hầu như đang xúm lại làm mất đi sự kiên nhẫn vốn đã mỏng manh của họ.
Nhưng đêm nay sẽ không giống như bất kỳ đêm không ánh sáng nào khác trong xóm nhà lụp xụp bên sườn đồi này. Giữa những con hẻm tối om, một âm thanh vui vẻ kỳ lạ xuất hiện giữa những ngôi nhà lợp kẽm. Tambourines leng keng, marica réo rắt, trống rộn ràng. Nhiều tiếng nói vang lên mời gọi tất cả những ai có thể nghe hãy đến với ơn cứu rỗi.
“Cristo sana y salva ...” – “Chúa Kitô chữa lành và cứu rỗi chúng con”. Đó là tiếng cầu kinh khẩn thiết vang lên trong nhà thờ Phạt Tạ Trái tim Chúa.
Chìm đắm trong các cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo, Venezuela, một trong những quốc gia thế tục nhất của Mỹ Latinh đang đang trở lại với niềm tin tôn giáo. Khi sự bế tắc chính trị giữa Tổng thống Nicolás Maduro và lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó kéo dài thêm một tháng nữa, và tình trạng thiếu điện, thực phẩm và nước làm cuộc sống hàng ngày cơ cực hơn bao giờ, các nhà lãnh đạo trong các truyền thống tôn giáo báo cáo về một sự gia tăng không ngừng những người quay trở lại với niềm tin tôn giáo, tìm kiếm sự an ủi và câu trả lời cho những vấn nạn của cuộc đời.
“Tất cả các thánh lễ của tôi đều đông chật người, đó là điều chưa từng xảy ra trước đây,” cha Jesús Godoy, một linh mục Công Giáo tại giáo xứ Chúa Chiên Lành ở quận Chacao của thành phố Caracas, cho biết như trên. Ngài ước tính đã nhìn thấy hơn 2,000 người tham dự thánh lễ mỗi cuối tuần.
“Họ cầu xin sự giúp đỡ. Họ muốn Chúa ban cho họ những khí cụ để sống sót trong cuộc khủng hoảng này.”
Ở đất nước phân cực sâu sắc này, các nhà phân tích đang theo dõi các dấu chỉ cho thấy số tín hữu đang phát triển nhanh chóng này có thể nổi lên như một lực lượng chính trị.
Đã có những dấu hiệu: Các giáo sĩ chỉ trích mạnh những tai ương của đất nước trong các bài giảng. Nhà thờ tăng thêm các dịch vụ bác ái cho người nghèo. Các linh mục và nữ tu tham dự các cuộc biểu tình ủng hộ Guaidó trong trang phục giáo sĩ của họ.
Source:Washington Post