Chuyện nguyên Bí Thư Đảng ủy, chủ tịch xã đi tìm Chúa
Già làng Cứ A Ký, một trong những người cao tuổi nhất bản người nhỏ thó chắc gọn và khỏe khoắn, chòm râu lơ thơ. Ông tiếp chúng tôi trong căn nhà gỗ cheo leo bên sườn núi. Giọng nhỏ nhẹ, ông kể chuyện chậm rãi đều đều bằng tiếng kinh lơ lớ, thỉnh thoảng vài đoạn người bạn đi cùng phải dịch lại cho chúng tôi nghe.
Chuyện ông kể rằng:
Già làng Cứ A Ký - nguyên Trưởng Công an, Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng Ân, Bí thư đảng ủy, chủ tịch xã đi tìm Thiên Chúa
Gia đình ông vốn có truyền thống làm “quan” ở bản này, bố ông là trưởng bản thời Pháp. Khi ông lớn lên thì cũng là lúc cướp chính quyền, ông tiếp nối làm trưởng bản rồi làm trưởng công an xã từ năm 1958. Sau đó ông được làm chủ tịch xã rồi bí thư đảng ủy xã đến gần những năm 1990 mới nghỉ.
Làm cán bộ xã hồi đó vất vả chăm lo cho dân hơn bây giờ, công xá lương bổng chẳng được mấy nhưng qua mấy chục năm làm cán bộ, ông thấy được những hủ tục đã đày đọa đồng bào nơi đây trong vòng nghèo đói và lạc hậu, những cảnh sống nhọc nhằn sợ hãi con ma luôn ám ảnh. “Người H’Mông chúng tao có nhiều loại ma lắm, mà nhà, ma cửa, ma bếp, ma cột… nhưng nặng nề nhất vẫn là hủ tục ma người chết” – già nói. Chính vì vậy mà nhiều gia đình vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn, không thể nào tiến bộ lên được. Quanh quẩn cả đời người H’Mông chỉ lo việc cúng ma, khi sinh đẻ, khi lớn lên, khi ốm đau, khi chết… tất cả có thầy mo cùng đồng hành.
Những suy nghĩ đó làm ông trăn trở, rồi ông quyết đi tìm một con đường khác nhằm giúp đỡ mình và đồng bào mình thoát ra khỏi những hủ tục này.
Với chiếc radio, tối ông mở đài Chân Lý Á Châu nghe nói về Thiên Chúa, rồi ông tìm hiểu, khám phá vàniềm tin bắt đầu nhen nhóm, một hướng đi mở dần trong ông từ đó. Năm 1991 ôngquyết định vượt ra khỏi khu vực Mường La sang tận Trạm Tấu, Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Yên Bái để học đạo.
Ông nói: “Hồi đó có cha dạy đạo cho tao, nhưng giờ nó mất rồi, tao mang cái tượng, ảnh và cái này (bộ tràng hạt) ở bên đó về đây”.
Sau khi đi tìm đạo và học một thời gian trở về với gia đình, bàn với anh em trong gia đình rằng: “Tao đã tìm được Chúa, bây giờ tao theo Chúa thôi chứ không theo con ma nữa. Tao không thể theo con ma, nếu không có ai theo thì một mình tao theo Chúa vậy thôi”.
Nhà Già làng Cứ A Ký - nơi sinh hoạt chung của các giáo dân
Từ đó ông bắt đầu sống theo đức tin của mình, rồi cả ba gia đình anh em ông cùng theo đạo. Cách sống đạo đã làm ông và gia đình ông thay đổi, cuộc sống vui hơn, có niềm tin vững chắc và nhất là không còn sợ con ma nữa. Ốm đau ông biết dùng thuốc chữa mà không phải cúng, làm nhà lấy vợ cho con, chết chóc không phải theo con ma… Ông nghe lời cha, cho con cái theo học cái chữ… cuộc sống gia đình ông thay đổi hắn lên.
Cách giữ đạo của ông và anh em ông đã được mọi người trong bản nhìn nhận, dân bản thấy cách giữ đạo đã làm cho họ sống tốt hơn và không còn các hủ tục nặng nề với con ma, họ dần dần tìm hiểu. Rồi cũng cái đói, cái khổ đã cho họ thấy con đường theo đạo rũ bỏ được những hủ tục đè nặng lên cuộc sống của mình. Cứ thế dần dần họ đến học theo đạo từ gia đình anh em ông, con số các gia đình theo đạo ngày càng tăng lên.
Từ một người, hai người, rồi đến cả gia đình theo đạo, rồi cả xóm, vì họ thấy theo đạo thì sinh hoạt vui vẻ, tính cộng đồng cao, yêu thương nhau hơn, nhất là không còn phải thờ con ma…
Từ những hoàn cảnh, lòng tin đơn sơ như vậy, Thiên Chúa đã đến với họ và họ đáp lại lời mời gọi bằng tất cả tấm lòng, không cần bất cứ sự lý luận uyên bác, không cần thứ gì cao siêu. Đến nay, cả bản này và mấy bản xung quanh, con số người theo đạo đã là 700 người.
Hết sợ con ma thì đến sợ công an và chính quyền
Nhưng khi nỗi sợ hãi con ma được khắc phục, thì họ đối diện với nỗi sợ hãi mới: Công an và chính quyền.
Già làng Cứ A Ký kể lại mà giọng vẫn thảng thốt:
“Ôi giời, những năm theo đạo cực khổ lắm, cực khổ cho đến tận bây giờ vẫn chưa hết…”
Bà con ở đây theo đạo thì thoát ra khỏi hủ tục, cuộc sống có phần thay đổi, sinh hoạt cộng đồng vui vẻ và yêu thương nhau. Những người đã biết về giáo lý, biết về Chúa thì dạy cho những người chưa biết, tối tối thay vì đưa nhau vào bàn rượu thì từ trẻ đến già tập trung đến nơi đọc kinh, cầu nguyện. Khi có người chết thì tổ chức đám tang đơn giản và đọc kinh cầu nguyện cho người chết chứ không để lâu mất vệ sinh và không ăn uống lu bù cúng ma nữa, khi ốm đau thì uống thuốc chữa bệnh hoặc đi bệnh viện, không mời thầy mo cúng con ma, con gái con trai không lấy vợ lấy chồng quá sớm như trước, một số học sinh được đi học, có cháu đã đi học xong trường chuyên môn về thuốc nay về bản cấp phát thuốc cho bà con…
Rồi chính quyền cũng biết sau khi thấy có những biến chuyển ở đời sống đồng bào được báo cáo lên. Công an, chính quyền bắt đầu chú ý đến họ hơn. Thế là bắt đầu lại khổ với công an và cán bộ.
“Mỗi lần cán bộ, công an về nó về thì nó “xử lý”, nó phạt. Trước thì mỗi lần về “xử lý” là nó bắt của tao con chó, con lợn, nhưng sau hết con chó, con lợn thì nó “xử lý” bằng tiền. Mỗi lần “xử lý” từ năm chục đến một trăm nghìn, mỗi tháng nó về ba bốn lần. Tao hết mấy triệu đồng nó xử lý tao rồi đấy”.
Khi chúng tôi hỏi họ nói lý do vì sao bị “xử lý”? Cụ trả lời: “Nó bảo tao là tại sao ông đi như thế này, nước Việt Nam mình từ trước đến nay không ai đi như thế này, các ông là tuyên truyền xuyên tạc chính sách của chính phủ, làm mất ổn định. Nó nói thế đấy”.
Cụ được gọi lên UBND xã, cán bộ nói: “Đi theo đạo Giêsu thì phải đứng giang tay như Giêsu cả ngày, không được bỏ xuống”.
Độc hơn, khi nhiều người dân theo đạo, chính quyền ra tay bằng nhiều biện pháp, mạnh, nhẹ có cả. Bắt đầu là ngăn cấm, khuyên giải… nhưng với người dân tộc thiểu số, khi họ đã tin, thì khó mà bóc gỡ được niềm tin trong họ.
Năm 2002, chính quyền bắt tập trung các gia đình theo đạo lên trụ sở ủy ban rồi cho người tháo tất cả bàn thờ của các gia đình tập trung đốt hết và tất cả được lệnh phải về làm ma, cúng ma như cũ. “Nhưng đốt bàn thờ này, thì tao làm lại bàn thờ khác – cụ nói – bà con vẫn không bỏ đạo”.
Nhưng từ đó, bà con không được hưởng các chính sách ưu đãi vùng 3 là vùng sâu vùng xa theo chính sách hỗ trợ của nhà nước. Cụ nói: “Họ nói rằng theo đạo Giêsu là không có ông bà, không có gia đình bố mẹ – Ý nói là không làm ma như hủ tục cũ – nên không được trợ cấp như những người có cúng con ma”. Vì vậy những năm rét mướt trâu bò chết hết, nương ruộng chẳng có gì thu hoạch, nhà nước có chính sách và nhiều người được nhà nước hỗ trợ, riêng người theo đạo thì không. Ngay cả bản thân ông, một cán bộ lâu đời, từng giữ những chức vụ chủ chốt của xã qua nhiều thời kỳ, nhưng các chế độ của người có công với nhà nước vẫn “nó vẫn không cho”.
Trong các tranh chấp dân sự như con dê, con bò, cái nương cái rẫy với những người không theo đạo (mà hiện tượng đó ngày càng nhiều), thì bao giờ người Công giáo có đúng đến đâu cũng không được bảo vệ nếu không chịu bỏ đạo.
Nhưng, khi có ơn gọi và niềm tin vào tình yêu Thiên Chúa đã ăn sâu vào những người dân đơn sơ này, thì không một ai xóa được điều đó. Vì vậy mà bà con tín hữu nơi đây đã phải chấp nhận tất cả mọi khó khăn thử thách để chứng minh niềm tin của mình.
Nghe chuyện cụ kể cứ như nghe chuyện cổ tích hồi nào, tiếng ông cụ vẫn chậm rãi đều đều kể lại cho chúng tôi nghe những kỷ niệm đau đớn của cụ và gia đình cũng như những tín hữu nơi này đã trải qua.
Pháp lệnh tôn giáo đã có, nhưng tỉnh Sơn La chưa duyệt(!)
Khi chúng tôi hỏi: “Những năm gần đây có khó khăn giữ đạo như trước nữa không”? Ông trả lời rằng: “Ổ, giờ chúng mày lên đây được là tiến bộ lắm rồi, hai năm nay cán bộ và công an nó đỡ hơn, các chính sách hỗ trợ có được rồi, chúng nó không về xử lý nữa. Nhưng chỉ cấm không được tập trung đông người, phải xin phép”.
Cứ A Lử, con trai cụ Cứ A Ký giờ là trưởng nhóm giáo dân ở đây thêm vào: “Năm nay đỡ hơn nhiều lắm rồi. Năm trước chúng tao đi xuống núi dưới Mường La (cách bản 40km đường rừng), nhưng chúng nó đuổi bắt về cả đêm đấy. Năm nay chúng tao hát Noel tại bản, cán bộ nó bắt tao viết giấy xin phép rồi vào dự và uống rượu với chúng tao. Chúng tao làm đơn xin sinh hoạt, cầu nguyện thì cán bộ mặt trận huyện nó bảo:“Pháp lệnh tôn giáo đã có rồi, nhưng Tỉnh Sơn La chưa duyệt” (?)
Chúng tôi tưởng anh nói nhầm, nhưng với điệu bộ và cách nói của anh, thì tôi tin anh không thể bịa ra được cái từ “Pháp lệnh tôn giáo”. Thì ra đến bây giờ chúng tôi mới thấy lần đầu tiên là một tỉnh lại duyệt Pháp lệnh của Quốc hội(?). Quả là câu nói của ai đó “Sơn La – Nhà nước tự trị về tôn giáo” cũng không sai ở đây.
Cần lắm những thợ gặt của Chúa
Trong những điều kiện khó khăn như thế, nhưng từ năm 2003, các linh mục và các tu sĩ Dòng Chúa Cứu thế như Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Khải… (Những vị này ngày đó còn là những Thầy Sáu), đã lên Sơn La để gom góp, quy tập những tín hữu công giáo dân đầu tiên thuộc vùng tộc ít người và người kinh lên làm ăn từ vùng Mộc Châu, Hát Lót đến Sơn La… thành các cộng đoàn với nhau, lo cho họ có nơi thờ tự dù chỉ là những căn hầm dưới đất của nhà riêng ai đó, có người quản lý… sau mấy chục năm họ hoàn toàn không có điều kiện hiệp thông với Giáo hội. Dần dân các nơi đó đã thành các cộng đoàn đông đúc và nay linh mục Giáo phận Hưng Hóa đã có thể đến dâng lễ cho bà con ở một số nơi sau những cuộc vây ráp khó khăn mà hệ thống truyền thông thế giới đã biết đến.
Phát quần áo rét cho các cháu ở Chiềng Ân
Cũng cách đây chừng 7-8 năm, cùng với một số anh em tín hữu miền xuôi lên làm ăn ở đây, một số linh mục Dòng Chúa Cứu thế đã tìm đến nâng đỡ, giúp đỡ tín hữu ở Chiềng Ân. Những chuyến đi đó là những chuyến đi bí mật, những chuyến phải lội suối, vượt rừng đi cả ban đêm vì nếu công an biết thì sẽ phiền, đây là vùng sâu vùng xa, chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Hai mươi năm theo Chúa, đưa Tin mừng về đến vùng sâu, vùng xa Chiềng Ân này cho 700 con người nhưng chưa một lần nào họ có được một thánh lễ ở đây. Hiện nay, sinh hoạt tôn giáo cũng chỉ là những buổi bà con tập trung cầu nguyện và hát Thánh ca. Những tín hữu nơi đây sinh ra, lớn lên lấy vợ lấy chồng và cả những người chết đi, cũng chỉ “một mình mình khóc, mình hay một mình”. Nhiều người đã phải bỏ nơi này ra đi mong có một nơi họ có điều kiện thờ phượng Chúa.
Các linh mục và tu sỹ của Dòng Chúa cứu thế đã kêu gọi những người hảo tâm đến nâng đỡ bà con từ việc xin cho họ từng thùng quần áo rét mùa đông, giúp cho họ vay tiền mua giống ngô, mua trâu bò khi không được sự hỗ trợ của nhà nước, cấp cho họ những thùng thuốc tây và tìm người để có thể hướng dẫn họ sử dụng khi đau ốm. Dần dần họ được tập trung lại, có người phụ trách việc tập hát, tập kinh, lấy nhà ở của gia đình cụ Ký làm nơi sinh hoạt…
Từ năm 2009 đến nay, việc lên Chiềng Ân thăm bà con không còn là chuyện bí mật như 2008 trở về trước. Công an, cán bộ không truy lùng gắt gao nữa. Mỗi lần các linh mục Dòng Chúa cứu thế lên đây, thì là ngày hội của cả bản, dù họ đi đâu cũng kéo đến để chào hỏi, bắt tay.
Hè năm trước, lớp đệ tử nhà dòng đã lên đây làm “mùa hè xanh tình nguyện” sống với họ, dạy cách ăn ở vệ sinh, sửa đường, làm cầu và dạy chữ cho các cháu.
Trong chuyến lên đây mùa đông năm ngoái, anhPhương – hiệu trưởng cũ của trường tiểu học ở đây đã nói với tôi: “Trong hội nghị có các ban ngành, cán bộ ở đây họ khảng khái nói rằng bản nào nhiều người công giáo, thì trái lại, chỗ đó bỏ học ít nhất”.
Chén rượu mừng và chia quần áo cho bà con Chiềng Ân
Người dân Chiềng Ân vẫ lầm than và đói khổ
Sau này khi về Hà Nội, tôi gặp Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ở Thái Hà, để hỏi về cộng đoàn giáo dân ở Chiềng Ân, Ngài cho biết: “Họ là những cộng đoàn người dân tộc có lòng tin rất đơn sơ nhưng vững chắc. Chỉ có khổ cho họ là cuộc sống quá nhiều vất vả nơi xa xôi heo hút và lạc hậu. Hàng năm chúng tôi vẫn lo cho họ từ hạt giống, con trâu bò giống và thỉnh thoảng xin cho họ một số quần áo cũ mặc mùa đông để họ đỡ phần vất vả. Thật ra những cái gọi là cho vay, cũng chỉ là để họ có trách nhiệm hơn trong việc chăm chỉ làm ăn, chứ vay có bao giờ lấy lại được”. Cũng ngay lúc đó, bỗng chuông điện thoại reo vang, giọng của Thào A Dê trong máy: “Cha ơi, mẹ tao chết rồi, Cha cầu nguyện cho nó nhé, tên thánh là Maria”. Chúng tôi không ai nói điều gì, chỉ nhìn nhau thôi và đau cho họ, khi đến cõi chết, họ vẫn nhớ kêu cầu đến Chúa và Mẹ Maria.
Chúng tôi về đến Mường La cũng đã khá muộn, đến thăm một số người bạn đang công tác tại công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, qua câu chuyện nói về đề tài tôn giáo ở đây, bạn tôi cho biết: “Những năm gần đây, đạo Tin Lành ở Tây Bắc phát triển rất mạnh, con số tăng nhanh chóng. Nhiều hệ phái Tin Lành đã đưa người xuống tận miền xuôi học và về tại chỗ lo lắng, truyền đạo cho bà con. Vì vậy nhiều nhóm “người công giáo mồ côi” đã bỏ sang theo đạo Tin Lành”.
Tạm biệt Chiềng Ân, Mường La, Sơn La, nơi chúng tôi có những chuyến đi nhiều kỷ niệm. Chia tay, chúng tôi luôn nhớ về những người dân chất phác và chân thật nơi đây vẫn sống trong đau khổ và nghèo nàn lạc hậu, những tín hữu nơi đây vẫn sống trong lặng thầm với nỗi hi vọng mơ hồ dai dẳng: Có một ngày nào đó họ có được một chủ chăn để chăm sóc cho phần linh hồn của họ!
Hà Nội, ngày 01/04/2010
Già làng Cứ A Ký, một trong những người cao tuổi nhất bản người nhỏ thó chắc gọn và khỏe khoắn, chòm râu lơ thơ. Ông tiếp chúng tôi trong căn nhà gỗ cheo leo bên sườn núi. Giọng nhỏ nhẹ, ông kể chuyện chậm rãi đều đều bằng tiếng kinh lơ lớ, thỉnh thoảng vài đoạn người bạn đi cùng phải dịch lại cho chúng tôi nghe.
Chuyện ông kể rằng:
Già Làng Cứ A Ký |
Gia đình ông vốn có truyền thống làm “quan” ở bản này, bố ông là trưởng bản thời Pháp. Khi ông lớn lên thì cũng là lúc cướp chính quyền, ông tiếp nối làm trưởng bản rồi làm trưởng công an xã từ năm 1958. Sau đó ông được làm chủ tịch xã rồi bí thư đảng ủy xã đến gần những năm 1990 mới nghỉ.
Làm cán bộ xã hồi đó vất vả chăm lo cho dân hơn bây giờ, công xá lương bổng chẳng được mấy nhưng qua mấy chục năm làm cán bộ, ông thấy được những hủ tục đã đày đọa đồng bào nơi đây trong vòng nghèo đói và lạc hậu, những cảnh sống nhọc nhằn sợ hãi con ma luôn ám ảnh. “Người H’Mông chúng tao có nhiều loại ma lắm, mà nhà, ma cửa, ma bếp, ma cột… nhưng nặng nề nhất vẫn là hủ tục ma người chết” – già nói. Chính vì vậy mà nhiều gia đình vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn, không thể nào tiến bộ lên được. Quanh quẩn cả đời người H’Mông chỉ lo việc cúng ma, khi sinh đẻ, khi lớn lên, khi ốm đau, khi chết… tất cả có thầy mo cùng đồng hành.
Những suy nghĩ đó làm ông trăn trở, rồi ông quyết đi tìm một con đường khác nhằm giúp đỡ mình và đồng bào mình thoát ra khỏi những hủ tục này.
Với chiếc radio, tối ông mở đài Chân Lý Á Châu nghe nói về Thiên Chúa, rồi ông tìm hiểu, khám phá vàniềm tin bắt đầu nhen nhóm, một hướng đi mở dần trong ông từ đó. Năm 1991 ôngquyết định vượt ra khỏi khu vực Mường La sang tận Trạm Tấu, Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Yên Bái để học đạo.
Ông nói: “Hồi đó có cha dạy đạo cho tao, nhưng giờ nó mất rồi, tao mang cái tượng, ảnh và cái này (bộ tràng hạt) ở bên đó về đây”.
Sau khi đi tìm đạo và học một thời gian trở về với gia đình, bàn với anh em trong gia đình rằng: “Tao đã tìm được Chúa, bây giờ tao theo Chúa thôi chứ không theo con ma nữa. Tao không thể theo con ma, nếu không có ai theo thì một mình tao theo Chúa vậy thôi”.
Nhà của Già Làng - Nơi sinh hoạt của giáo dân |
Từ đó ông bắt đầu sống theo đức tin của mình, rồi cả ba gia đình anh em ông cùng theo đạo. Cách sống đạo đã làm ông và gia đình ông thay đổi, cuộc sống vui hơn, có niềm tin vững chắc và nhất là không còn sợ con ma nữa. Ốm đau ông biết dùng thuốc chữa mà không phải cúng, làm nhà lấy vợ cho con, chết chóc không phải theo con ma… Ông nghe lời cha, cho con cái theo học cái chữ… cuộc sống gia đình ông thay đổi hắn lên.
Cách giữ đạo của ông và anh em ông đã được mọi người trong bản nhìn nhận, dân bản thấy cách giữ đạo đã làm cho họ sống tốt hơn và không còn các hủ tục nặng nề với con ma, họ dần dần tìm hiểu. Rồi cũng cái đói, cái khổ đã cho họ thấy con đường theo đạo rũ bỏ được những hủ tục đè nặng lên cuộc sống của mình. Cứ thế dần dần họ đến học theo đạo từ gia đình anh em ông, con số các gia đình theo đạo ngày càng tăng lên.
Từ một người, hai người, rồi đến cả gia đình theo đạo, rồi cả xóm, vì họ thấy theo đạo thì sinh hoạt vui vẻ, tính cộng đồng cao, yêu thương nhau hơn, nhất là không còn phải thờ con ma…
Từ những hoàn cảnh, lòng tin đơn sơ như vậy, Thiên Chúa đã đến với họ và họ đáp lại lời mời gọi bằng tất cả tấm lòng, không cần bất cứ sự lý luận uyên bác, không cần thứ gì cao siêu. Đến nay, cả bản này và mấy bản xung quanh, con số người theo đạo đã là 700 người.
Hết sợ con ma thì đến sợ công an và chính quyền
Nhưng khi nỗi sợ hãi con ma được khắc phục, thì họ đối diện với nỗi sợ hãi mới: Công an và chính quyền.
Già làng Cứ A Ký kể lại mà giọng vẫn thảng thốt:
“Ôi giời, những năm theo đạo cực khổ lắm, cực khổ cho đến tận bây giờ vẫn chưa hết…”
Rồi chính quyền cũng biết sau khi thấy có những biến chuyển ở đời sống đồng bào được báo cáo lên. Công an, chính quyền bắt đầu chú ý đến họ hơn. Thế là bắt đầu lại khổ với công an và cán bộ.
“Mỗi lần cán bộ, công an về nó về thì nó “xử lý”, nó phạt. Trước thì mỗi lần về “xử lý” là nó bắt của tao con chó, con lợn, nhưng sau hết con chó, con lợn thì nó “xử lý” bằng tiền. Mỗi lần “xử lý” từ năm chục đến một trăm nghìn, mỗi tháng nó về ba bốn lần. Tao hết mấy triệu đồng nó xử lý tao rồi đấy”.
Khi chúng tôi hỏi họ nói lý do vì sao bị “xử lý”? Cụ trả lời: “Nó bảo tao là tại sao ông đi như thế này, nước Việt Nam mình từ trước đến nay không ai đi như thế này, các ông là tuyên truyền xuyên tạc chính sách của chính phủ, làm mất ổn định. Nó nói thế đấy”.
Cụ được gọi lên UBND xã, cán bộ nói: “Đi theo đạo Giêsu thì phải đứng giang tay như Giêsu cả ngày, không được bỏ xuống”.
Độc hơn, khi nhiều người dân theo đạo, chính quyền ra tay bằng nhiều biện pháp, mạnh, nhẹ có cả. Bắt đầu là ngăn cấm, khuyên giải… nhưng với người dân tộc thiểu số, khi họ đã tin, thì khó mà bóc gỡ được niềm tin trong họ.
Năm 2002, chính quyền bắt tập trung các gia đình theo đạo lên trụ sở ủy ban rồi cho người tháo tất cả bàn thờ của các gia đình tập trung đốt hết và tất cả được lệnh phải về làm ma, cúng ma như cũ. “Nhưng đốt bàn thờ này, thì tao làm lại bàn thờ khác – cụ nói – bà con vẫn không bỏ đạo”.
Nhưng từ đó, bà con không được hưởng các chính sách ưu đãi vùng 3 là vùng sâu vùng xa theo chính sách hỗ trợ của nhà nước. Cụ nói: “Họ nói rằng theo đạo Giêsu là không có ông bà, không có gia đình bố mẹ – Ý nói là không làm ma như hủ tục cũ – nên không được trợ cấp như những người có cúng con ma”. Vì vậy những năm rét mướt trâu bò chết hết, nương ruộng chẳng có gì thu hoạch, nhà nước có chính sách và nhiều người được nhà nước hỗ trợ, riêng người theo đạo thì không. Ngay cả bản thân ông, một cán bộ lâu đời, từng giữ những chức vụ chủ chốt của xã qua nhiều thời kỳ, nhưng các chế độ của người có công với nhà nước vẫn “nó vẫn không cho”.
Trong các tranh chấp dân sự như con dê, con bò, cái nương cái rẫy với những người không theo đạo (mà hiện tượng đó ngày càng nhiều), thì bao giờ người Công giáo có đúng đến đâu cũng không được bảo vệ nếu không chịu bỏ đạo.
Nhưng, khi có ơn gọi và niềm tin vào tình yêu Thiên Chúa đã ăn sâu vào những người dân đơn sơ này, thì không một ai xóa được điều đó. Vì vậy mà bà con tín hữu nơi đây đã phải chấp nhận tất cả mọi khó khăn thử thách để chứng minh niềm tin của mình.
Nghe chuyện cụ kể cứ như nghe chuyện cổ tích hồi nào, tiếng ông cụ vẫn chậm rãi đều đều kể lại cho chúng tôi nghe những kỷ niệm đau đớn của cụ và gia đình cũng như những tín hữu nơi này đã trải qua.
Pháp lệnh tôn giáo đã có, nhưng tỉnh Sơn La chưa duyệt(!)
Khi chúng tôi hỏi: “Những năm gần đây có khó khăn giữ đạo như trước nữa không”? Ông trả lời rằng: “Ổ, giờ chúng mày lên đây được là tiến bộ lắm rồi, hai năm nay cán bộ và công an nó đỡ hơn, các chính sách hỗ trợ có được rồi, chúng nó không về xử lý nữa. Nhưng chỉ cấm không được tập trung đông người, phải xin phép”.
Cứ A Lử, con trai cụ Cứ A Ký giờ là trưởng nhóm giáo dân ở đây thêm vào: “Năm nay đỡ hơn nhiều lắm rồi. Năm trước chúng tao đi xuống núi dưới Mường La (cách bản 40km đường rừng), nhưng chúng nó đuổi bắt về cả đêm đấy. Năm nay chúng tao hát Noel tại bản, cán bộ nó bắt tao viết giấy xin phép rồi vào dự và uống rượu với chúng tao. Chúng tao làm đơn xin sinh hoạt, cầu nguyện thì cán bộ mặt trận huyện nó bảo:“Pháp lệnh tôn giáo đã có rồi, nhưng Tỉnh Sơn La chưa duyệt” (?)
Chúng tôi tưởng anh nói nhầm, nhưng với điệu bộ và cách nói của anh, thì tôi tin anh không thể bịa ra được cái từ “Pháp lệnh tôn giáo”. Thì ra đến bây giờ chúng tôi mới thấy lần đầu tiên là một tỉnh lại duyệt Pháp lệnh của Quốc hội(?). Quả là câu nói của ai đó “Sơn La – Nhà nước tự trị về tôn giáo” cũng không sai ở đây.
Cần lắm những thợ gặt của Chúa
Trong những điều kiện khó khăn như thế, nhưng từ năm 2003, các linh mục và các tu sĩ Dòng Chúa Cứu thế như Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Khải… (Những vị này ngày đó còn là những Thầy Sáu), đã lên Sơn La để gom góp, quy tập những tín hữu công giáo dân đầu tiên thuộc vùng tộc ít người và người kinh lên làm ăn từ vùng Mộc Châu, Hát Lót đến Sơn La… thành các cộng đoàn với nhau, lo cho họ có nơi thờ tự dù chỉ là những căn hầm dưới đất của nhà riêng ai đó, có người quản lý… sau mấy chục năm họ hoàn toàn không có điều kiện hiệp thông với Giáo hội. Dần dân các nơi đó đã thành các cộng đoàn đông đúc và nay linh mục Giáo phận Hưng Hóa đã có thể đến dâng lễ cho bà con ở một số nơi sau những cuộc vây ráp khó khăn mà hệ thống truyền thông thế giới đã biết đến.
Phát quần áo rét cho các cháu ở Chiềng Ân
Cũng cách đây chừng 7-8 năm, cùng với một số anh em tín hữu miền xuôi lên làm ăn ở đây, một số linh mục Dòng Chúa Cứu thế đã tìm đến nâng đỡ, giúp đỡ tín hữu ở Chiềng Ân. Những chuyến đi đó là những chuyến đi bí mật, những chuyến phải lội suối, vượt rừng đi cả ban đêm vì nếu công an biết thì sẽ phiền, đây là vùng sâu vùng xa, chuyện gì cũng có thể xảy ra.
Hai mươi năm theo Chúa, đưa Tin mừng về đến vùng sâu, vùng xa Chiềng Ân này cho 700 con người nhưng chưa một lần nào họ có được một thánh lễ ở đây. Hiện nay, sinh hoạt tôn giáo cũng chỉ là những buổi bà con tập trung cầu nguyện và hát Thánh ca. Những tín hữu nơi đây sinh ra, lớn lên lấy vợ lấy chồng và cả những người chết đi, cũng chỉ “một mình mình khóc, mình hay một mình”. Nhiều người đã phải bỏ nơi này ra đi mong có một nơi họ có điều kiện thờ phượng Chúa.
Các linh mục và tu sỹ của Dòng Chúa cứu thế đã kêu gọi những người hảo tâm đến nâng đỡ bà con từ việc xin cho họ từng thùng quần áo rét mùa đông, giúp cho họ vay tiền mua giống ngô, mua trâu bò khi không được sự hỗ trợ của nhà nước, cấp cho họ những thùng thuốc tây và tìm người để có thể hướng dẫn họ sử dụng khi đau ốm. Dần dần họ được tập trung lại, có người phụ trách việc tập hát, tập kinh, lấy nhà ở của gia đình cụ Ký làm nơi sinh hoạt…
Từ năm 2009 đến nay, việc lên Chiềng Ân thăm bà con không còn là chuyện bí mật như 2008 trở về trước. Công an, cán bộ không truy lùng gắt gao nữa. Mỗi lần các linh mục Dòng Chúa cứu thế lên đây, thì là ngày hội của cả bản, dù họ đi đâu cũng kéo đến để chào hỏi, bắt tay.
Hè năm trước, lớp đệ tử nhà dòng đã lên đây làm “mùa hè xanh tình nguyện” sống với họ, dạy cách ăn ở vệ sinh, sửa đường, làm cầu và dạy chữ cho các cháu.
Trong chuyến lên đây mùa đông năm ngoái, anhPhương – hiệu trưởng cũ của trường tiểu học ở đây đã nói với tôi: “Trong hội nghị có các ban ngành, cán bộ ở đây họ khảng khái nói rằng bản nào nhiều người công giáo, thì trái lại, chỗ đó bỏ học ít nhất”.
Chén rượu mừng và chia quần áo cho bà con Chiềng Ân
Người dân Chiềng Ân vẫ lầm than và đói khổ
Sau này khi về Hà Nội, tôi gặp Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ở Thái Hà, để hỏi về cộng đoàn giáo dân ở Chiềng Ân, Ngài cho biết: “Họ là những cộng đoàn người dân tộc có lòng tin rất đơn sơ nhưng vững chắc. Chỉ có khổ cho họ là cuộc sống quá nhiều vất vả nơi xa xôi heo hút và lạc hậu. Hàng năm chúng tôi vẫn lo cho họ từ hạt giống, con trâu bò giống và thỉnh thoảng xin cho họ một số quần áo cũ mặc mùa đông để họ đỡ phần vất vả. Thật ra những cái gọi là cho vay, cũng chỉ là để họ có trách nhiệm hơn trong việc chăm chỉ làm ăn, chứ vay có bao giờ lấy lại được”. Cũng ngay lúc đó, bỗng chuông điện thoại reo vang, giọng của Thào A Dê trong máy: “Cha ơi, mẹ tao chết rồi, Cha cầu nguyện cho nó nhé, tên thánh là Maria”. Chúng tôi không ai nói điều gì, chỉ nhìn nhau thôi và đau cho họ, khi đến cõi chết, họ vẫn nhớ kêu cầu đến Chúa và Mẹ Maria.
Chúng tôi về đến Mường La cũng đã khá muộn, đến thăm một số người bạn đang công tác tại công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, qua câu chuyện nói về đề tài tôn giáo ở đây, bạn tôi cho biết: “Những năm gần đây, đạo Tin Lành ở Tây Bắc phát triển rất mạnh, con số tăng nhanh chóng. Nhiều hệ phái Tin Lành đã đưa người xuống tận miền xuôi học và về tại chỗ lo lắng, truyền đạo cho bà con. Vì vậy nhiều nhóm “người công giáo mồ côi” đã bỏ sang theo đạo Tin Lành”.
Tạm biệt Chiềng Ân, Mường La, Sơn La, nơi chúng tôi có những chuyến đi nhiều kỷ niệm. Chia tay, chúng tôi luôn nhớ về những người dân chất phác và chân thật nơi đây vẫn sống trong đau khổ và nghèo nàn lạc hậu, những tín hữu nơi đây vẫn sống trong lặng thầm với nỗi hi vọng mơ hồ dai dẳng: Có một ngày nào đó họ có được một chủ chăn để chăm sóc cho phần linh hồn của họ!
Hà Nội, ngày 01/04/2010