Trong mấy năm qua, nhiều biến cố đau buồn xảy đến cho Hội Thánh Việt Nam dồn dập hơn. Từ vị chủ chăn nhân hậu can trường cho đến người giáo dân hiền lành chất phác đã phải vác lấy thập giá đau thương trong cuộc đời để bảo vệ niềm tin của họ. Trước những bất công tràn lan, có người cho rằng cần phải hy sinh quyền tư hữu vì công ích. Nhưng như thế có đúng với lương tri phổ quát và phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh không? Chúng tôi thiết nghĩ cần điểm lại vài nét về công ích – một cách thật ngắn gọn - theo của Học thuyết Xã Hội Công Giáo, xem Hội Thánh minh định thế nào về công ích.
Nếu đếm số mục trong bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội Công Giáo thì người đọc sẽ nhận thấy thế này: bản tóm lược có 12 chương với 583 khoản, thì trong đó có 103 khoản nhắc đến công ích, và từ công ích được dùng 139 lần. Điều này có ý nghĩa gì? Trong khi Học Thuyết Xã Hội bàn về mọi vấn đề liên quan đến xã hội loài người, thì đã có một phần năm nói đến công ích, nghĩa là công ích được Hội Thánh coi là một trong những vấn đề cốt lõi của các mối quan hệ xã hội.
Vậy công ích là gì?
Hiến chế Mục Vụ về Hội Thánh trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium et Spes) của Công Đồng Vatican II định nghĩa: “Công ích - là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn - ngày nay mỗi lúc một nới rộng tầm phổ quát hơn và do đó bao hàm những quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể nhân loại” (1).
Công ích là một nguyên tắc trong bốn nguyên tắc làm nền tảng xây dựng ngôi nhà sự sống của loài người, công trình kỳ diệu nhất do bàn tay Chúa tạo thành. Hội Thánh dạy: “Mọi khía cạnh trong đời sống xã hội đều phải liên hệ đến công ích, nếu muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn nhất, công ích xuất phát từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình đẳng của hết mọi người”.(2)
Nền tảng Kinh Thánh của công ích cũng có thể nhận thấy rõ ràng ngay từ trình thuật về ngày sáng thế cho đến mãi về sau này. Thiên Chúa trao thế giới Ngài tạo dựng không cho một người hay một giai cấp nào riêng lẻ, mà cho toàn thể xã hội loài người từ ngày sáng tạo đến ngày thế mạt để họ có quyền sử dụng và cộng tác vào công trình sáng tạo nhiệm mầu của Thiên Chúa Tạo Hoá.
Hội Thánh dạy: “Tự bản chất, con người là một hữu thể xã hội vì Thiên Chúa – Đấng tạo dựng con người – muốn như thế” (3). Và vì là hữu thể xã hội, con người không những sống chung với mà còn sống vì người khác. Do đó, trong Thông Điệp Sollicitudo Rei Socialis, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Chính vì yêu quý điều có ích cho mình và cho người khác mà người ta quy tụ thành những tập thể bền vững nhằm tìm kiếm ích lợi chung. Các xã hội loài người khác nhau cũng phải tạo ra nơi mình những quan hệ liên đới, liên lạc và cộng tác với nhau để phục vụ con người và công ích” (4)
Cộng đồng chính trị và công ích
Hội Thánh dạy rằng: “Cộng đồng chính trị chủ yếu là để phục vụ xã hội dân sự và nếu phân tích tới cùng, là phục vụ những con người và những tập thể làm nên xã hội dân sự”(5).
Là công cụ của Nhà Nước, các cơ quan hành chính ở bất cứ cấp nào – quốc gia, khu vực hay địa phương – đều phải nhắm phục vụ các công dân: “Đã đặt mình phục vụ các công dân, nhà nước phải trở thành người quản lý các nguồn lợi của nhân dân và vì thế họ phải quản lý các nguồn lợi ấy với ý định hướng tới công ích” (6)
Nhìn thấy trước những viễn cảnh không phù hợp với việc phục vụ con người và công ích trong một số thể chế xã hội, Hội Thánh muốn lên tiếng nhắc nhở và cảnh báo những cách làm việc không phù hợp với tinh thần Tin Mừng và đối nghịch với ích lợi của cá nhân cũng như xã hội.
Trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nhận định: “Đi ngược với cái nhìn này là thái độ quan liêu quá mức; thái độ này xuất hiện khi “các cơ quan trở nên quá phức tạp trong cách tổ chức và đòi xử lý hết mọi vấn đề. Rốt cuộc, chúng không còn hiệu năng nữa do chủ nghĩa công chức vô cảm, do hệ thống hành chính quan liêu thái quá, do việc lo tìm tư lợi không chính đáng và do đánh mất ý thức bổn phận một cách quá dễ dàng và quá phổ biến”(7). Vì thế, không được quan niệm vai trò của những người làm việc trong các cơ quan hành chính là vô cảm hay quan liêu, mà đúng ra phải coi đó như hành động rộng lượng giúp đỡ các công dân với tinh thần phục vụ.”(8)
Như vậy, việc tìm công ích trước hết là do cung cách phục vụ của cộng đồng chính trị đối với xã hội dân sự, chứ không phải là sử dụng của cải của tư nhân để dồn hết cho công ích.
Công ích phải bảo đảm ích lợi cho cá nhân
Trước khi nói đến nguyên tắc công ích, Hội Thánh đưa ra nguyên tắc nhân vị, là bởi vì “Hội Thánh nhìn thấy nơi mỗi người, nam cũng như nữ, hình ảnh sống động của chính Thiên Chúa. Hình ảnh này mỗi ngày được triển khai thêm một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn nơi mầu nhiệm Đức Kitô, hình ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa, Đấng duy nhất đã mạc khải Thiên Chúa cho con người và mạc khải con người cho chính con người”.(9)
Vậy khi nói về công ích, Hội Thánh dạy rằng: “Mỗi người cũng có quyền hưởng những điều kiện của đời sống xã hội do việc tìm kiếm công ích đem lại.” (10) Không thể nhân danh công ích để bỏ qua những đòi hỏi chính đáng về quyền lợi và phúc lợi của những con người riêng lẻ, là hình ảnh Thiên Chúa.
Hội Thánh còn chỉ ra cụ thể: công ích chính là phục vụ con người, và “thông tin do các phương tiện truyền thông cung cấp phải nhằm phục vụ công ích. Xã hội có quyền nhận được những thông tin căn cứ trên sự thật, tự do, công lý và liên đới” (11).
Do đó, mỗi người trong phận vụ của mình phải góp phần phát triển thông tin để các giá trị của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (sự thật, tự do, công lý và liên đới) được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi nhất.
Chiều kích siêu việt của công ích
Nhưng điều quan trọng hơn hết cần phải lưu ý là “Công ích của xã hội không phải là một mục tiêu tự thân: nó chỉ có giá trị khi có liên quan với việc thực hiện các mục tiêu tối hậu của con người và ích lợi chung của toàn thể thụ tạo”(12). Vậy mục tiêu tối hậu của con người là gì? Trong Thông Điệp Centessimus Annus, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nhắc nhở: “Thiên Chúa là mục tiêu tối hậu của các thụ tạo do Ngài dựng nên, và vì thế, không thể vì bất cứ lý do gì mà công ích mất đi chiều hướng siêu việt, tức là chiều hướng vừa vượt lên trên lịch sử vừa hoàn thành lịch sử”.
Nói một cách đơn giản, công ích chỉ có ý nghĩa thật sự khi giúp con người hướng về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá và là mục tiêu con người hướng đến. Khi người ta nhân danh công ích để phá bỏ nhà thờ, đập tan Thánh Giá Chúa hay phân rẽ dân Chúa, thì chắc chắn là người ta lợi dụng công ích vì tư lợi.
Khi Hội Thánh địa phương gìn giữ một mảnh đất hay một căn nhà để làm nơi thờ phượng Chúa và phục vụ anh chị em mình, rõ ràng công ích được đề cao vì mục tiêu tối hậu được nhắm đến và những con người nhỏ bé được chăm sóc như hình ảnh đích thực của Đức Giêsu.
Còn khi người ta biến một mảnh đất thành công viên hay khu thương mại giải trí (chưa nói đến chuyện chia năm xẻ bảy để giành tư lợi), thì họ đã nhạo báng công ích. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh: “Một nhãn quan thuần tuý lịch sử và vật chất sẽ kết thúc bằng cách biến công ích thành một sự an vui đơn thuần về mặt kinh tế và xã hội mà không hướng tới một mục tiêu siêu việt nào, tức là không có lý do hiện hữu sâu xa nào của chính công ích”(13). Nói khác đi, lúc đó công ích đã bị gạt sang bên lề rồi.
Thay lời kết luận
Vài phân tích ngắn ngủi trên đây chỉ vẽ ra vài nét chính yếu trong giáo huấn của Hội Thánh về công ích nên chưa đầy đủ và còn cần được phát triển thêm. Thay cho lời kết luận, chúng tôi xin được trích lời Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình: “Nếu chúng ta muốn cổ võ sự phát triển toàn diện và đích thực của con người trong hoàn cảnh thực tế của các dân tộc trên thế giới, chúng ta phải có "lòng can đảm của một tình liên đới mới có khả năng tiến hành những bước đi sáng tạo và hữu hiệu để khắc phục tình trạng kém phát triển phi nhân cũng như tình trạng phát triển quá độ có khuynh hướng biến con người thành một đơn vị kinh tế" (Ecclesia in Asia 32). (…) Trên bình diện cộng đồng, chúng ta cần sự cống hiến của nhiều nhóm khác nhau, tất cả hoạt động trong tình hiệp nhất với nhau. Một số người sẽ đào sâu khả năng phân tích xã hội học hay sẽ dấn thân vào các vấn đề chính trị thực tế. Một số khác sẽ dấn thân trực tiếp vào việc phục vụ người nghèo. Dù chúng ta ở đâu những nỗ lực mang tính giáo dục của chúng ta sẽ góp phần vào việc xây dựng công ích và nâng cao các chuẩn mực đạo đức.”(14)
Chú thích;
(1) CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 26: AAS 58 (1966), 1046; x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1905-1912; Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), 417-421; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 272-273; Phaolô VI, Tông thư Octogesima Adveniens, 46: AAS 63 (1971), 433-435.
(2) HTXHCG, khoản 164
(3) x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 12: AAS 58 (1996), 1034; Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1879; x. Piô XII, Thông điệp Truyền thanh ngày 24-12-1942, 6: AAS 35 (1943), 11-12; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 264-265.
(4) x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 26: AAS 80 (1988), 544-547; CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 76: AAS 58 (1966), 1099- 1100.
(5) x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1910.
(6) Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1998, 5: AAS 90 (1998), 152.
(7) Gioan Phaolô II, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici, 41: AAS 81 (1989), 471-472.
(8) HTXHCG, khoản 402.
(9) HTXHCG, khoản 105, CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 22: AAS 58 (1966), 1042.
(10) HTXHCG, khoản 167
(11) Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2494; x. CĐ. Vatican II, Sắc lệnh Inter Mirifica, 11: AAS 56 (1964), 148-149.
(12) (13) HTXHCG, khoản 170
(14) Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Thư gửi Hội Nghị Giáo Dân Á Châu lần thứ hai, 2001
Vậy công ích là gì?
Hiến chế Mục Vụ về Hội Thánh trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium et Spes) của Công Đồng Vatican II định nghĩa: “Công ích - là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội cho phép những tập thể hay những phần tử riêng rẽ có thể đạt tới sự hoàn hảo riêng một cách đầy đủ và dễ dàng hơn - ngày nay mỗi lúc một nới rộng tầm phổ quát hơn và do đó bao hàm những quyền lợi và nghĩa vụ của toàn thể nhân loại” (1).
Công ích là một nguyên tắc trong bốn nguyên tắc làm nền tảng xây dựng ngôi nhà sự sống của loài người, công trình kỳ diệu nhất do bàn tay Chúa tạo thành. Hội Thánh dạy: “Mọi khía cạnh trong đời sống xã hội đều phải liên hệ đến công ích, nếu muốn đạt được ý nghĩa trọn vẹn nhất, công ích xuất phát từ chính phẩm giá, sự thống nhất và bình đẳng của hết mọi người”.(2)
Nền tảng Kinh Thánh của công ích cũng có thể nhận thấy rõ ràng ngay từ trình thuật về ngày sáng thế cho đến mãi về sau này. Thiên Chúa trao thế giới Ngài tạo dựng không cho một người hay một giai cấp nào riêng lẻ, mà cho toàn thể xã hội loài người từ ngày sáng tạo đến ngày thế mạt để họ có quyền sử dụng và cộng tác vào công trình sáng tạo nhiệm mầu của Thiên Chúa Tạo Hoá.
Hội Thánh dạy: “Tự bản chất, con người là một hữu thể xã hội vì Thiên Chúa – Đấng tạo dựng con người – muốn như thế” (3). Và vì là hữu thể xã hội, con người không những sống chung với mà còn sống vì người khác. Do đó, trong Thông Điệp Sollicitudo Rei Socialis, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Chính vì yêu quý điều có ích cho mình và cho người khác mà người ta quy tụ thành những tập thể bền vững nhằm tìm kiếm ích lợi chung. Các xã hội loài người khác nhau cũng phải tạo ra nơi mình những quan hệ liên đới, liên lạc và cộng tác với nhau để phục vụ con người và công ích” (4)
Cộng đồng chính trị và công ích
Hội Thánh dạy rằng: “Cộng đồng chính trị chủ yếu là để phục vụ xã hội dân sự và nếu phân tích tới cùng, là phục vụ những con người và những tập thể làm nên xã hội dân sự”(5).
Là công cụ của Nhà Nước, các cơ quan hành chính ở bất cứ cấp nào – quốc gia, khu vực hay địa phương – đều phải nhắm phục vụ các công dân: “Đã đặt mình phục vụ các công dân, nhà nước phải trở thành người quản lý các nguồn lợi của nhân dân và vì thế họ phải quản lý các nguồn lợi ấy với ý định hướng tới công ích” (6)
Nhìn thấy trước những viễn cảnh không phù hợp với việc phục vụ con người và công ích trong một số thể chế xã hội, Hội Thánh muốn lên tiếng nhắc nhở và cảnh báo những cách làm việc không phù hợp với tinh thần Tin Mừng và đối nghịch với ích lợi của cá nhân cũng như xã hội.
Trong Tông Huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nhận định: “Đi ngược với cái nhìn này là thái độ quan liêu quá mức; thái độ này xuất hiện khi “các cơ quan trở nên quá phức tạp trong cách tổ chức và đòi xử lý hết mọi vấn đề. Rốt cuộc, chúng không còn hiệu năng nữa do chủ nghĩa công chức vô cảm, do hệ thống hành chính quan liêu thái quá, do việc lo tìm tư lợi không chính đáng và do đánh mất ý thức bổn phận một cách quá dễ dàng và quá phổ biến”(7). Vì thế, không được quan niệm vai trò của những người làm việc trong các cơ quan hành chính là vô cảm hay quan liêu, mà đúng ra phải coi đó như hành động rộng lượng giúp đỡ các công dân với tinh thần phục vụ.”(8)
Như vậy, việc tìm công ích trước hết là do cung cách phục vụ của cộng đồng chính trị đối với xã hội dân sự, chứ không phải là sử dụng của cải của tư nhân để dồn hết cho công ích.
Công ích phải bảo đảm ích lợi cho cá nhân
Trước khi nói đến nguyên tắc công ích, Hội Thánh đưa ra nguyên tắc nhân vị, là bởi vì “Hội Thánh nhìn thấy nơi mỗi người, nam cũng như nữ, hình ảnh sống động của chính Thiên Chúa. Hình ảnh này mỗi ngày được triển khai thêm một cách trọn vẹn và sâu sắc hơn nơi mầu nhiệm Đức Kitô, hình ảnh tuyệt hảo của Thiên Chúa, Đấng duy nhất đã mạc khải Thiên Chúa cho con người và mạc khải con người cho chính con người”.(9)
Vậy khi nói về công ích, Hội Thánh dạy rằng: “Mỗi người cũng có quyền hưởng những điều kiện của đời sống xã hội do việc tìm kiếm công ích đem lại.” (10) Không thể nhân danh công ích để bỏ qua những đòi hỏi chính đáng về quyền lợi và phúc lợi của những con người riêng lẻ, là hình ảnh Thiên Chúa.
Hội Thánh còn chỉ ra cụ thể: công ích chính là phục vụ con người, và “thông tin do các phương tiện truyền thông cung cấp phải nhằm phục vụ công ích. Xã hội có quyền nhận được những thông tin căn cứ trên sự thật, tự do, công lý và liên đới” (11).
Do đó, mỗi người trong phận vụ của mình phải góp phần phát triển thông tin để các giá trị của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo (sự thật, tự do, công lý và liên đới) được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi nhất.
Chiều kích siêu việt của công ích
Nhưng điều quan trọng hơn hết cần phải lưu ý là “Công ích của xã hội không phải là một mục tiêu tự thân: nó chỉ có giá trị khi có liên quan với việc thực hiện các mục tiêu tối hậu của con người và ích lợi chung của toàn thể thụ tạo”(12). Vậy mục tiêu tối hậu của con người là gì? Trong Thông Điệp Centessimus Annus, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô nhắc nhở: “Thiên Chúa là mục tiêu tối hậu của các thụ tạo do Ngài dựng nên, và vì thế, không thể vì bất cứ lý do gì mà công ích mất đi chiều hướng siêu việt, tức là chiều hướng vừa vượt lên trên lịch sử vừa hoàn thành lịch sử”.
Nói một cách đơn giản, công ích chỉ có ý nghĩa thật sự khi giúp con người hướng về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá và là mục tiêu con người hướng đến. Khi người ta nhân danh công ích để phá bỏ nhà thờ, đập tan Thánh Giá Chúa hay phân rẽ dân Chúa, thì chắc chắn là người ta lợi dụng công ích vì tư lợi.
Khi Hội Thánh địa phương gìn giữ một mảnh đất hay một căn nhà để làm nơi thờ phượng Chúa và phục vụ anh chị em mình, rõ ràng công ích được đề cao vì mục tiêu tối hậu được nhắm đến và những con người nhỏ bé được chăm sóc như hình ảnh đích thực của Đức Giêsu.
Còn khi người ta biến một mảnh đất thành công viên hay khu thương mại giải trí (chưa nói đến chuyện chia năm xẻ bảy để giành tư lợi), thì họ đã nhạo báng công ích. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh: “Một nhãn quan thuần tuý lịch sử và vật chất sẽ kết thúc bằng cách biến công ích thành một sự an vui đơn thuần về mặt kinh tế và xã hội mà không hướng tới một mục tiêu siêu việt nào, tức là không có lý do hiện hữu sâu xa nào của chính công ích”(13). Nói khác đi, lúc đó công ích đã bị gạt sang bên lề rồi.
Thay lời kết luận
Vài phân tích ngắn ngủi trên đây chỉ vẽ ra vài nét chính yếu trong giáo huấn của Hội Thánh về công ích nên chưa đầy đủ và còn cần được phát triển thêm. Thay cho lời kết luận, chúng tôi xin được trích lời Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, chủ tịch Hội Đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình: “Nếu chúng ta muốn cổ võ sự phát triển toàn diện và đích thực của con người trong hoàn cảnh thực tế của các dân tộc trên thế giới, chúng ta phải có "lòng can đảm của một tình liên đới mới có khả năng tiến hành những bước đi sáng tạo và hữu hiệu để khắc phục tình trạng kém phát triển phi nhân cũng như tình trạng phát triển quá độ có khuynh hướng biến con người thành một đơn vị kinh tế" (Ecclesia in Asia 32). (…) Trên bình diện cộng đồng, chúng ta cần sự cống hiến của nhiều nhóm khác nhau, tất cả hoạt động trong tình hiệp nhất với nhau. Một số người sẽ đào sâu khả năng phân tích xã hội học hay sẽ dấn thân vào các vấn đề chính trị thực tế. Một số khác sẽ dấn thân trực tiếp vào việc phục vụ người nghèo. Dù chúng ta ở đâu những nỗ lực mang tính giáo dục của chúng ta sẽ góp phần vào việc xây dựng công ích và nâng cao các chuẩn mực đạo đức.”(14)
Chú thích;
(1) CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 26: AAS 58 (1966), 1046; x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1905-1912; Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra: AAS 53 (1961), 417-421; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 272-273; Phaolô VI, Tông thư Octogesima Adveniens, 46: AAS 63 (1971), 433-435.
(2) HTXHCG, khoản 164
(3) x. CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 12: AAS 58 (1996), 1034; Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1879; x. Piô XII, Thông điệp Truyền thanh ngày 24-12-1942, 6: AAS 35 (1943), 11-12; Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in Terris: AAS 55 (1963), 264-265.
(4) x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis, 26: AAS 80 (1988), 544-547; CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 76: AAS 58 (1966), 1099- 1100.
(5) x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1910.
(6) Gioan Phaolô II, Thông điệp Ngày Thế giới Hoà bình năm 1998, 5: AAS 90 (1998), 152.
(7) Gioan Phaolô II, Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici, 41: AAS 81 (1989), 471-472.
(8) HTXHCG, khoản 402.
(9) HTXHCG, khoản 105, CĐ. Vatican II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 22: AAS 58 (1966), 1042.
(10) HTXHCG, khoản 167
(11) Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2494; x. CĐ. Vatican II, Sắc lệnh Inter Mirifica, 11: AAS 56 (1964), 148-149.
(12) (13) HTXHCG, khoản 170
(14) Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Thư gửi Hội Nghị Giáo Dân Á Châu lần thứ hai, 2001