Công ích là món qùa con người cống hiến cho nhau
Phỏng vấn ông Pierpaolo Donati, giáo sư môn ”Xã hội học về các tiến trình văn hóa” tại đại học Bologna trung Italia, về công ích như món qùa con người cống hiến cho nhau.
Trong các ngày từ mùng 2 đến mùng 6 tháng 5 khóa họp khoáng đại lần thứ XIV của Hàn Lâm Viện Toà Thánh về các Khoa Xã Hội đã diễn ra trong nội thành Vaticăng về chủ đề ”Theo đuổi công ích: tình liên đới và nguyên tắc phụ đới có thể hoạt động với nhau như thế nào?”
Trong buổi tiếp kiến dành cho các tham dự viên sáng mùng 3-5-2008 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mời gọi các tham dự viên cứu xét các nguyên tắc liên đới và phụ đới dưới ánh sáng Tin Mừng. Khi chọn chủ đề nói trên các thành viên Hội Đồng Tòa Thánh về các Khoa Học Xã Hội quyết định cứu xét sự hỗ tương giữa bốn nguyên tắc cơ bản trong giáo huấn xã hội công giáo: đó là phẩm giá con người, công ích, sự phụ đới và liên đới.
Các giáo huấn của Chúa Giêsu: hãy làm cho tha nhân những gì chúng ta muốn họ làm cho chúng ta (Lc 6,31) và yêu thương tha nhân như chính mình (Mt 22,35) là những luật Thiên Chúa Tạo Hóa ghi khắc trong chính bản tính con người (Deus Caritas est, 31). Như thế nguyên tắc phụ đới và liên đới có hai chiều kích dọc và ngang. Chúa Giêsu dạy rằng tình yêu thương kêu gọi chúng ta hiến thân vì thiện ích của tha nhân (Ga 15,12-13). Theo nghĩa đó, tình liên đới chân thực, tuy bắt đầu với sự nhìn nhận gía trị bình đẳng của tha nhân, nhưng nó chỉ đạt sự viên mãn, khi tôi thực sự muốn đặt mình phục vụ người khác (Ep 6,21). Chiều dọc của tình liên đới hệ tại chỗ tôi được thúc đẩy hạ mình xuống để phục vụ nhu cầu của tha nhân (Ga 13,14,-15), như Chúa Giêsu đã hạ mình xuống để cho con người được chia sẻ đời sống thần thiêng của Ngài với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Khi chú ý tới cả hai chiều kích dọc và ngang của nguyên tắc phụ đới và liên đới, người ta có thể đề nghị những phương thế hữu hiệu giúp giải quyết nhiều vấn đề đang đè nặng trên cuộc sống của nhân loại vào đầu ngàn năm thứ ba này.
Trong số các thuyết trình viên có nhiều chuyên viên xã hội và kinh tế nổi tiếng thế giới như giáo sư Alain Callé thuộc đại học Paris, và Jacques Godbout thuộc đại học Québec Canada, là hai trong số các lý thuyết gia lớn về ”nền văn hóa tự do cống hiến”.
Ngày mùng 3-5-2008 giáo sư Pierpaolo Donati, thuộc đại học Bologna, đã thuyết trình về đề tài ”Nhà Nước và gia đình trong một xã hội phụ đới”. Giáo sư Margaret Archer, thuộc đại học Warwick Anh quốc, nói về sự phụ đới trong các hệ thống giáo dục công cộng.
Ngoài ra cũng có các buổi đối thoại về các đề tài cụ thể với giáo sư Jan Schroeder thuộc đại học Bonn, và Alberto Piatti thuộc đại học Milano, Bicocca về kinh nghiệm liên đới và phụ đới tại Brasil. Hai ngày mùng 5 và mùng 6 tháng 5 đã được dành cho các bài thuyết trình về kinh tế và công bằng xã hội với các giáo sư như Partha Dasgupta thuộc đại học Cambridge về đề tài tư bản xã hội và công ích, với phần chú giải của giáo sư Joseph Stiglitz, giải thưởng Nobel kinh tế 1988; và giáo sư Giorgio Vitalini trình bầy về ”Nhà Băng thực phẩm”. Bên cạnh đó giáo sư Josè Raga thuộc đại học Madrid, đã trình bầy về sự cống hiến hai chiều; và giáo sư Luigno Bruni thuộc đại học Milano Bicocca đã nói về ”Nền kinh tế của sự hiệp thông”.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Pierpaolo Donati, giáo sư ”xã hội học về các tiến trình văn hóa” tại đại học Bologna trung Italia, về đề tài của khóa họp nói trên.
Giáo sư Donati cũng là tác giả của nhiều sách và các bài khảo luận. Trong cuốn ”Tư bản xã hội của người dân Ý” giáo sư đã tố cáo sự thiếu sót hệ thống phụ đới trong xã hội Italia. Trong cuốn ”Quốc tịch xã hội” giáo sư tố cáo cuộc khủng hoảng quốc tịch trong xã hội tân tiến và vụ nhà nước, bắt nguồn từ Thomas Hobbes. Trong cuốn ”Bên kia ý thức hệ đa văn hóa. Lý do liên hệ cho một thế giới chung”, mới xuất bản những ngày vừa qua, giáo sư khẳng định rằng để tránh gọng kìm của các giàn xếp giữa Nhà Nước và thị trường, không có khả năng điều hợp sự đối đầu giữa các nền văn hóa khác nhau, cần phải phát triển một lý lẽ rộng rãi hơn lý lẽ dụng cụ thuần túy lợi nhuận. Và đặc biệt phải cho thấy sự hợp lý của các tương quan của thế giới sống động, trong đó các căn tính gặp gỡ các lợi ích và làm nảy sinh ra các trao đổi xã hội, dựa trên tương quan hai chiều và sự cống hiến. Chủ trương đa văn hóa như là ý thức hệ có kiểu cách giản lược việc hiểu biết các nền văn hóa khác nhau. Do đó để có thể tạo dựng một sự truyền thông liên văn hóa đích thưc, cần phải nhìn tha nhân và nhận ra nơi họ tính chất nhân loại chung cho mọi người.
Hỏi: Thưa giáo sư Donati, liên đới, phụ đới và tìm kiếm công ích là ba điều nền tảng trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội công giáo. Chúng hiện diện trong xã hội ngày nay như thế nào?
Đáp: Các nguyên tắc này phần lớn thường bị hiểu lầm và giải thích một cách rất xa các ý nghĩa và chủ ý giáo huấn xã hội của Hội Thánh. Chẳng hạn công ích bị đồng hóa với của cải vật chất đơn sơ thuần túy, như nước uống hay một môi trường lành mạnh, trong khi thật ra công ích là một trong các tương quan xã hội mà các người thụ hưởng và các người sản xuất chia sẻ với nhau. Thiện ích chung của gia đình được nhận thức như là gia tài kinh tế. Trên bình diện rộng lớn hơn của Nhà Nước sự liên đới được định nghĩa trong các ý niệm kiểm soát chính trị trên các tài nguyên, việc đạt được cùng các cơ may như nhau, việc Nhà Nước trợ giúp. Còn sự phụ đới thì được coi như là giao cho người khác lo, hay tư nhân hóa. Việc theo đuổi thiện ích chung ngày càng trở thành khó khăn hơn. Tình hình hiện nay là một thách đố đối với giáo huấn xã hội của Hội Thánh. Chúng ta phải tìm ra một quan điểm đúng đắn về một xã hội thực sự nhân bản, bằng cách phân tích và lượng định các thay đổi văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị của thời đại ngày nay dưới ánh sáng của viễn tượng Kitô.
Hỏi: Thế thì đâu là những điều kiện phù hợp với việc tìm kiếm thiện ích chung, thưa giáo sư?
Đáp: Giáo huấn xã hội của Hội Thánh cho thấy: để có thể đạt thiện ích chung thì cần phải có sự liên đới và phụ đới. Nhưng thường xảy ra là liên đới và phụ đới không cân bằng với nhau. Người ta có thể kiểm chứng và thấy rằng có trường hợp trong đó tình liên đới rất cao, nhưng sự phụ đới lại rất thấp. Đó là điều đã xảy ra trong giai đoạn đầu của thời tân tiến, khi trong toàn Âu Châu tình liên đới trong cộng đoàn các công nhân đã gia tăng làm nảy sinh ra các nghiệp đoàn. Nhưng rồi sự phụ đới lại bị bãi bỏ, vì các tổ chức nghiệp đoàn được bao gồm trong các tương quan thị trường và trong guồng máy của Nhà Nước tự do. Sự phụ đới không thể hoạt động mà không có tình liên đới, và ngược lại. Có một móc xích nối liền hai yếu tố này với nhau: đó là sự tương tác.
Hỏi: Thưa giáo sư trong cuốn sách tựa đề ”Vượt ngoài chế độ đa văn hóa” giáo sư đã cho thấy cả sự đối chọi giữa các nền văn hóa khác nhau cũng phải được cai trị bởi nền văn hóa cho nhau, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, sự tương tác hoạt động như là một máy xe khiến cho xã hội chuyển động. Xăng nhớt là sự cống hiến. Ciceron đã viết rằng ”không có một bổn phận nào cần thiết hơn là đáp trả lại một cử chỉ lịch sự”. Vì thế cần phải coi chừng nguy cơ cả các món quà cống hiến cho nhau cũng dẫn tới thị trường mà không thể cưỡng lại được, và dẫn tới chỗ biến con người trở thành hàng hóa. Sự tương tác có thể là móc xích nối liền tình liên đới với sự phụ đới, nếu nó duy trì được sự nối kết của nó với việc trợ giúp tự do, dựa trên việc lôi cuốn mọi người vào việc lo lắng cho cuộc sống và thiện ích của người khác.
Và xem ra giữa các dân tộc trên thế giới có khuynh hướng trao tặng cống hiến tự do, như thói quen dâng hiến các cơ phận hay hiến máu. Sự tương tác cũng làm nảy sinh ra một vòng xoáy trôn ốc củng cố tình liên đới, trong nghĩa bản vị con người, tách rời khỏi sức làm việc và các khả năng trí thức của nó, ngày càng được đầu tư nhiều hơn trong các hiệp hội phát triển xã hội, thay đổi các đóng góp của họ trở thành một cái gì không thể buôn bán hay lèo lái được, như việc trợ giúp các trẻ em, săn sóc người già hay sống tôn trọng môi sinh.
Hỏi: Thưa giáo sư Donati, trong bài phát biểu khai mạc phiên họp khoáng đại lần thứ XIV của Hàn Lâm Viện Toà Thánh về các Khoa Xã Hội hồi đầu tháng 5 này, giáo sư cũng đã nói tới các tiềm năng tích cực của hệ thống liên mạng Internet, có phải thế không?
Đáp: Vâng. Hệ thống liên mạng Internet là một dụng cụ, và như là một dụng cụ nó có thể được khai thác bằng nhiều cách thế khác nhau và cho nhiều mục đích khác nhau. Chúng tôi muốn nhấn mạnh trên các kinh nghiệm phổ biến sự hiểu biết và sự trợ giúp qua việc chia sẻ và truyền thông liên mạng bình đẳng, giúp phát triển sự cộng tác, việc chung sức giữa những người có được sự hiểu biết cũng như phát huy chủ trương tài sản cá nhân.
Hỏi: Giáo sư có đề nghị lộ trình nghiên cứu nào đối với lãnh vực này hay không?
Đáp: Khi hoạt động, cần phải đặc biệt chú ý đến các thí dụ cụ thể của tình liên đới và sự phụ đới. Điều mà chúng tôi duyệt xét là các viên gạch của một xã hội dân sự có khả năng đạt đến các biên giới mới trong việc làm cho thiện ích chung tiến tới. Chúng tôi cũng đề cập đến các hình thức mới của nền kinh tế liên đới và sự phụ đới; các sáng kiến giáo dục tại các quốc gia đang trên đường phát triển; tương quan giữa Nhà Nước và gia đình; việc đạt tới các thiện ích của thông tin, các dự án nhỏ và lãnh vực thứ ba. Thực tại cuối cùng này là chủ thể mới của xã hội dân sự, nhưng nó cần được che chở khỏi các xâm lấn can thiệp của Nhà Nước, và cần phải có các biện pháp bảo đảm cho cung cách hành xử đúng đắn của nó.
(Avvenire 1-5-2008)
Phỏng vấn ông Pierpaolo Donati, giáo sư môn ”Xã hội học về các tiến trình văn hóa” tại đại học Bologna trung Italia, về công ích như món qùa con người cống hiến cho nhau.
Trong các ngày từ mùng 2 đến mùng 6 tháng 5 khóa họp khoáng đại lần thứ XIV của Hàn Lâm Viện Toà Thánh về các Khoa Xã Hội đã diễn ra trong nội thành Vaticăng về chủ đề ”Theo đuổi công ích: tình liên đới và nguyên tắc phụ đới có thể hoạt động với nhau như thế nào?”
Trong buổi tiếp kiến dành cho các tham dự viên sáng mùng 3-5-2008 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã mời gọi các tham dự viên cứu xét các nguyên tắc liên đới và phụ đới dưới ánh sáng Tin Mừng. Khi chọn chủ đề nói trên các thành viên Hội Đồng Tòa Thánh về các Khoa Học Xã Hội quyết định cứu xét sự hỗ tương giữa bốn nguyên tắc cơ bản trong giáo huấn xã hội công giáo: đó là phẩm giá con người, công ích, sự phụ đới và liên đới.
Các giáo huấn của Chúa Giêsu: hãy làm cho tha nhân những gì chúng ta muốn họ làm cho chúng ta (Lc 6,31) và yêu thương tha nhân như chính mình (Mt 22,35) là những luật Thiên Chúa Tạo Hóa ghi khắc trong chính bản tính con người (Deus Caritas est, 31). Như thế nguyên tắc phụ đới và liên đới có hai chiều kích dọc và ngang. Chúa Giêsu dạy rằng tình yêu thương kêu gọi chúng ta hiến thân vì thiện ích của tha nhân (Ga 15,12-13). Theo nghĩa đó, tình liên đới chân thực, tuy bắt đầu với sự nhìn nhận gía trị bình đẳng của tha nhân, nhưng nó chỉ đạt sự viên mãn, khi tôi thực sự muốn đặt mình phục vụ người khác (Ep 6,21). Chiều dọc của tình liên đới hệ tại chỗ tôi được thúc đẩy hạ mình xuống để phục vụ nhu cầu của tha nhân (Ga 13,14,-15), như Chúa Giêsu đã hạ mình xuống để cho con người được chia sẻ đời sống thần thiêng của Ngài với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Khi chú ý tới cả hai chiều kích dọc và ngang của nguyên tắc phụ đới và liên đới, người ta có thể đề nghị những phương thế hữu hiệu giúp giải quyết nhiều vấn đề đang đè nặng trên cuộc sống của nhân loại vào đầu ngàn năm thứ ba này.
Trong số các thuyết trình viên có nhiều chuyên viên xã hội và kinh tế nổi tiếng thế giới như giáo sư Alain Callé thuộc đại học Paris, và Jacques Godbout thuộc đại học Québec Canada, là hai trong số các lý thuyết gia lớn về ”nền văn hóa tự do cống hiến”.
Ngày mùng 3-5-2008 giáo sư Pierpaolo Donati, thuộc đại học Bologna, đã thuyết trình về đề tài ”Nhà Nước và gia đình trong một xã hội phụ đới”. Giáo sư Margaret Archer, thuộc đại học Warwick Anh quốc, nói về sự phụ đới trong các hệ thống giáo dục công cộng.
Ngoài ra cũng có các buổi đối thoại về các đề tài cụ thể với giáo sư Jan Schroeder thuộc đại học Bonn, và Alberto Piatti thuộc đại học Milano, Bicocca về kinh nghiệm liên đới và phụ đới tại Brasil. Hai ngày mùng 5 và mùng 6 tháng 5 đã được dành cho các bài thuyết trình về kinh tế và công bằng xã hội với các giáo sư như Partha Dasgupta thuộc đại học Cambridge về đề tài tư bản xã hội và công ích, với phần chú giải của giáo sư Joseph Stiglitz, giải thưởng Nobel kinh tế 1988; và giáo sư Giorgio Vitalini trình bầy về ”Nhà Băng thực phẩm”. Bên cạnh đó giáo sư Josè Raga thuộc đại học Madrid, đã trình bầy về sự cống hiến hai chiều; và giáo sư Luigno Bruni thuộc đại học Milano Bicocca đã nói về ”Nền kinh tế của sự hiệp thông”.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Pierpaolo Donati, giáo sư ”xã hội học về các tiến trình văn hóa” tại đại học Bologna trung Italia, về đề tài của khóa họp nói trên.
Giáo sư Donati cũng là tác giả của nhiều sách và các bài khảo luận. Trong cuốn ”Tư bản xã hội của người dân Ý” giáo sư đã tố cáo sự thiếu sót hệ thống phụ đới trong xã hội Italia. Trong cuốn ”Quốc tịch xã hội” giáo sư tố cáo cuộc khủng hoảng quốc tịch trong xã hội tân tiến và vụ nhà nước, bắt nguồn từ Thomas Hobbes. Trong cuốn ”Bên kia ý thức hệ đa văn hóa. Lý do liên hệ cho một thế giới chung”, mới xuất bản những ngày vừa qua, giáo sư khẳng định rằng để tránh gọng kìm của các giàn xếp giữa Nhà Nước và thị trường, không có khả năng điều hợp sự đối đầu giữa các nền văn hóa khác nhau, cần phải phát triển một lý lẽ rộng rãi hơn lý lẽ dụng cụ thuần túy lợi nhuận. Và đặc biệt phải cho thấy sự hợp lý của các tương quan của thế giới sống động, trong đó các căn tính gặp gỡ các lợi ích và làm nảy sinh ra các trao đổi xã hội, dựa trên tương quan hai chiều và sự cống hiến. Chủ trương đa văn hóa như là ý thức hệ có kiểu cách giản lược việc hiểu biết các nền văn hóa khác nhau. Do đó để có thể tạo dựng một sự truyền thông liên văn hóa đích thưc, cần phải nhìn tha nhân và nhận ra nơi họ tính chất nhân loại chung cho mọi người.
Hỏi: Thưa giáo sư Donati, liên đới, phụ đới và tìm kiếm công ích là ba điều nền tảng trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội công giáo. Chúng hiện diện trong xã hội ngày nay như thế nào?
Đáp: Các nguyên tắc này phần lớn thường bị hiểu lầm và giải thích một cách rất xa các ý nghĩa và chủ ý giáo huấn xã hội của Hội Thánh. Chẳng hạn công ích bị đồng hóa với của cải vật chất đơn sơ thuần túy, như nước uống hay một môi trường lành mạnh, trong khi thật ra công ích là một trong các tương quan xã hội mà các người thụ hưởng và các người sản xuất chia sẻ với nhau. Thiện ích chung của gia đình được nhận thức như là gia tài kinh tế. Trên bình diện rộng lớn hơn của Nhà Nước sự liên đới được định nghĩa trong các ý niệm kiểm soát chính trị trên các tài nguyên, việc đạt được cùng các cơ may như nhau, việc Nhà Nước trợ giúp. Còn sự phụ đới thì được coi như là giao cho người khác lo, hay tư nhân hóa. Việc theo đuổi thiện ích chung ngày càng trở thành khó khăn hơn. Tình hình hiện nay là một thách đố đối với giáo huấn xã hội của Hội Thánh. Chúng ta phải tìm ra một quan điểm đúng đắn về một xã hội thực sự nhân bản, bằng cách phân tích và lượng định các thay đổi văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị của thời đại ngày nay dưới ánh sáng của viễn tượng Kitô.
Hỏi: Thế thì đâu là những điều kiện phù hợp với việc tìm kiếm thiện ích chung, thưa giáo sư?
Đáp: Giáo huấn xã hội của Hội Thánh cho thấy: để có thể đạt thiện ích chung thì cần phải có sự liên đới và phụ đới. Nhưng thường xảy ra là liên đới và phụ đới không cân bằng với nhau. Người ta có thể kiểm chứng và thấy rằng có trường hợp trong đó tình liên đới rất cao, nhưng sự phụ đới lại rất thấp. Đó là điều đã xảy ra trong giai đoạn đầu của thời tân tiến, khi trong toàn Âu Châu tình liên đới trong cộng đoàn các công nhân đã gia tăng làm nảy sinh ra các nghiệp đoàn. Nhưng rồi sự phụ đới lại bị bãi bỏ, vì các tổ chức nghiệp đoàn được bao gồm trong các tương quan thị trường và trong guồng máy của Nhà Nước tự do. Sự phụ đới không thể hoạt động mà không có tình liên đới, và ngược lại. Có một móc xích nối liền hai yếu tố này với nhau: đó là sự tương tác.
Hỏi: Thưa giáo sư trong cuốn sách tựa đề ”Vượt ngoài chế độ đa văn hóa” giáo sư đã cho thấy cả sự đối chọi giữa các nền văn hóa khác nhau cũng phải được cai trị bởi nền văn hóa cho nhau, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, sự tương tác hoạt động như là một máy xe khiến cho xã hội chuyển động. Xăng nhớt là sự cống hiến. Ciceron đã viết rằng ”không có một bổn phận nào cần thiết hơn là đáp trả lại một cử chỉ lịch sự”. Vì thế cần phải coi chừng nguy cơ cả các món quà cống hiến cho nhau cũng dẫn tới thị trường mà không thể cưỡng lại được, và dẫn tới chỗ biến con người trở thành hàng hóa. Sự tương tác có thể là móc xích nối liền tình liên đới với sự phụ đới, nếu nó duy trì được sự nối kết của nó với việc trợ giúp tự do, dựa trên việc lôi cuốn mọi người vào việc lo lắng cho cuộc sống và thiện ích của người khác.
Và xem ra giữa các dân tộc trên thế giới có khuynh hướng trao tặng cống hiến tự do, như thói quen dâng hiến các cơ phận hay hiến máu. Sự tương tác cũng làm nảy sinh ra một vòng xoáy trôn ốc củng cố tình liên đới, trong nghĩa bản vị con người, tách rời khỏi sức làm việc và các khả năng trí thức của nó, ngày càng được đầu tư nhiều hơn trong các hiệp hội phát triển xã hội, thay đổi các đóng góp của họ trở thành một cái gì không thể buôn bán hay lèo lái được, như việc trợ giúp các trẻ em, săn sóc người già hay sống tôn trọng môi sinh.
Hỏi: Thưa giáo sư Donati, trong bài phát biểu khai mạc phiên họp khoáng đại lần thứ XIV của Hàn Lâm Viện Toà Thánh về các Khoa Xã Hội hồi đầu tháng 5 này, giáo sư cũng đã nói tới các tiềm năng tích cực của hệ thống liên mạng Internet, có phải thế không?
Đáp: Vâng. Hệ thống liên mạng Internet là một dụng cụ, và như là một dụng cụ nó có thể được khai thác bằng nhiều cách thế khác nhau và cho nhiều mục đích khác nhau. Chúng tôi muốn nhấn mạnh trên các kinh nghiệm phổ biến sự hiểu biết và sự trợ giúp qua việc chia sẻ và truyền thông liên mạng bình đẳng, giúp phát triển sự cộng tác, việc chung sức giữa những người có được sự hiểu biết cũng như phát huy chủ trương tài sản cá nhân.
Hỏi: Giáo sư có đề nghị lộ trình nghiên cứu nào đối với lãnh vực này hay không?
Đáp: Khi hoạt động, cần phải đặc biệt chú ý đến các thí dụ cụ thể của tình liên đới và sự phụ đới. Điều mà chúng tôi duyệt xét là các viên gạch của một xã hội dân sự có khả năng đạt đến các biên giới mới trong việc làm cho thiện ích chung tiến tới. Chúng tôi cũng đề cập đến các hình thức mới của nền kinh tế liên đới và sự phụ đới; các sáng kiến giáo dục tại các quốc gia đang trên đường phát triển; tương quan giữa Nhà Nước và gia đình; việc đạt tới các thiện ích của thông tin, các dự án nhỏ và lãnh vực thứ ba. Thực tại cuối cùng này là chủ thể mới của xã hội dân sự, nhưng nó cần được che chở khỏi các xâm lấn can thiệp của Nhà Nước, và cần phải có các biện pháp bảo đảm cho cung cách hành xử đúng đắn của nó.
(Avvenire 1-5-2008)