Trong cuộc bầu cử đặc biệt ngày 19 tháng 1 để điền vào ghế trống từng được Thượng nghị sĩ Ted Kennedy Dân chủ nắm giữ từ năm 1962, Scott Brown, một người tương đối ít tên tuổi cuả đảng Cộng Hoà, đã đánh bại nhân vật được sủng ái cuả đảng Dân Chủ, Chưởng Lý Massachusetts bà Martha Coakley, một người Công giáo ủng hộ phá thai hợp pháp, bằng một tỷ số áp đảo 52-47 phần trăm.
Chiến thắng cuả Brown đã làm đảng Dân Chủ té ngửa. Cho tới nay họ vẫn chưa chỗi dậy và tìm được một hướng đi nào trước thực tế mới này. Và dự luật Cải Tổ Y Tế, từng bị các Giám Mục Công Giáo chỉ trích, thông qua nhờ những chiến thuật lấy thịt đè người, cũng bị khựng lại vô thời hạn.
Theo dõi những quan điểm tích cực cuả giới Công giáo và cuả những nhóm phò sự sống trước và sau cuộc bầu cử, nhiều người tưởng rằng Brown là một người Công giáo và phò sự sống 100%. Nhưng đó là hai ngộ nhận lớn.
Brown và gia đình là thành viên cuả New England Chapel tại Franklin, Mass, thuộc Christian Reformed Church, gốc rễ từ phong trào Cải Cách Tin Lành.
Và mặc dù Brown phản đối phá thai và hỗ trợ việc thông báo cho cha mẹ trước khi một trẻ vị thành niên có thể phá thai, ông tin rằng quyết định phá thai "cuối cùng, nên được thực hiện bởi chính người phụ nữ tham vấn với bác sĩ của mình", theo quan điểm viết trên trang web tranh cử.
Trường hợp cuả Brown cho thấy giáo hội Công Giáo đang phải lựa chọn giữa những bất toàn cuả thực tại chính trị. Trong trường hợp này, ủng hộ một người Tin Lành không cam kết thì vẫn ít nguy hiểm hơn là cho một người Công Giáo phò phá thai.
Ông CJ Doyle, giám đốc điều hành Catholic Action League (Liên Minh Công Giáo Hành Động) cuả Massachusetts, cho biết Brown được xem là gần gũi hơn với lời dạy của giáo hội về phá thai hơn là Coakley.
"Chúng tôi né một viên đạn bằng cách tránh một người sẽ làm tổn hại lớn đến phong trào phò sự sống," ông nói thêm.
Ông Victor Pap III, giám đốc điều hành của Catholic Citizenship (Người Công Dân Công Giáo), một tổ chức giáo dục và vận động, trụ sở ở Woburn, Mass, nói trong một bản tin rằng “chiến thắng bất ngờ cuả ông Brown chứng minh một cách rất rõ ràng rằng những ứng viên có một chủ trương “Trung Hữu’ về vấn đề phá thai (tức là chống tài trợ công cộng cho phá thai, gia tăng thông tin về các lựa chọn có thể thay thế cho phá thai và duy trì lệnh cấm partial-birth procedures (phá thai bằng cách cắt đầu đứa bé trong lúc sinh)). .. có thể lôi cuốn cử tri độc lập và những đảng viên Dân chủ chống phá thai. "
Mặc dù không đề cập thẳng đến lập trường của Brown về phá thai, Đức Hồng Y Sean P. O'Malley của Boston nói ngài cảm thấy vui mừng vì "người dân của tiểu bang Massachusetts đã bỏ phiếu độc lập chứ không theo lệnh cuả các đảng phái."
"Trong nhà thờ chúng tôi luôn luôn khuyến khích người dân hãy bỏ phiếu vì các vấn đề hơn là vì đảng phái hoặc vì giáo phái," ngài viết trên tờ báo cuả tổng giáo phận Boston,the Pilot.
Mặc dù không phải là người Công giáo, Brown và vợ ông, phóng viên truyền hình Gail Huff, có một mối quan hệ đặc biệt với 48 nữ tu dòng Si Tô (Cistercian ) ở đan viện Mount St Mary.
"Brown đã quyên tiền để mua một xe golf đặc biệt dùng chuyên chở các sơ già yếu" và vợ chồng ông "đã góp phần tổ chức lạc quyên $5.5 triệu để thay thế nhà máy sản xuất bánh kẹo đã 50 năm cũ bằng một nhà máy thân thiện với môi trường, hoàn chỉnh với các tấm pin dùng năng lượng mặt trời và một tuốc bin gió, " theo tin cuả the Globe.
Đan viện Mount St Mary, thành lập năm 1949 và được coi là tu viện đầu tiên của dòng Si Tô nữ tại Hoa Kỳ, sống nhờ việc bán kẹo Trappistine và fudge.
Ông Brown, khi còn là một luật sư, lần đầu tiên gặp các nữ tu khi họ liên lạc với ông về một vấn đề di trú.
"Cuộc gặp gỡ đã trở thành một tình bạn đẹp,"The Globe trích dẫn lời sơ Katie McNamara "Chúng tôi cầu nguyện cho họ mỗi ngày."
Ông Brown nói với tờ báo rằng "khi bạn có những nữ tu cầu nguyện cho bạn ba lần một ngày và bạn lại không phải là Công Giáo, thì bất cứ điều gì (xấu) ngươì ta làm hoặc nói về bạn, thì đều như là có một tấm phên che làm bằng Teflon. Nó dội ngược lại ngay."
Chiến thắng cuả Brown đã làm đảng Dân Chủ té ngửa. Cho tới nay họ vẫn chưa chỗi dậy và tìm được một hướng đi nào trước thực tế mới này. Và dự luật Cải Tổ Y Tế, từng bị các Giám Mục Công Giáo chỉ trích, thông qua nhờ những chiến thuật lấy thịt đè người, cũng bị khựng lại vô thời hạn.
Theo dõi những quan điểm tích cực cuả giới Công giáo và cuả những nhóm phò sự sống trước và sau cuộc bầu cử, nhiều người tưởng rằng Brown là một người Công giáo và phò sự sống 100%. Nhưng đó là hai ngộ nhận lớn.
Brown và gia đình là thành viên cuả New England Chapel tại Franklin, Mass, thuộc Christian Reformed Church, gốc rễ từ phong trào Cải Cách Tin Lành.
Và mặc dù Brown phản đối phá thai và hỗ trợ việc thông báo cho cha mẹ trước khi một trẻ vị thành niên có thể phá thai, ông tin rằng quyết định phá thai "cuối cùng, nên được thực hiện bởi chính người phụ nữ tham vấn với bác sĩ của mình", theo quan điểm viết trên trang web tranh cử.
Trường hợp cuả Brown cho thấy giáo hội Công Giáo đang phải lựa chọn giữa những bất toàn cuả thực tại chính trị. Trong trường hợp này, ủng hộ một người Tin Lành không cam kết thì vẫn ít nguy hiểm hơn là cho một người Công Giáo phò phá thai.
Ông CJ Doyle, giám đốc điều hành Catholic Action League (Liên Minh Công Giáo Hành Động) cuả Massachusetts, cho biết Brown được xem là gần gũi hơn với lời dạy của giáo hội về phá thai hơn là Coakley.
"Chúng tôi né một viên đạn bằng cách tránh một người sẽ làm tổn hại lớn đến phong trào phò sự sống," ông nói thêm.
Ông Victor Pap III, giám đốc điều hành của Catholic Citizenship (Người Công Dân Công Giáo), một tổ chức giáo dục và vận động, trụ sở ở Woburn, Mass, nói trong một bản tin rằng “chiến thắng bất ngờ cuả ông Brown chứng minh một cách rất rõ ràng rằng những ứng viên có một chủ trương “Trung Hữu’ về vấn đề phá thai (tức là chống tài trợ công cộng cho phá thai, gia tăng thông tin về các lựa chọn có thể thay thế cho phá thai và duy trì lệnh cấm partial-birth procedures (phá thai bằng cách cắt đầu đứa bé trong lúc sinh)). .. có thể lôi cuốn cử tri độc lập và những đảng viên Dân chủ chống phá thai. "
Mặc dù không đề cập thẳng đến lập trường của Brown về phá thai, Đức Hồng Y Sean P. O'Malley của Boston nói ngài cảm thấy vui mừng vì "người dân của tiểu bang Massachusetts đã bỏ phiếu độc lập chứ không theo lệnh cuả các đảng phái."
"Trong nhà thờ chúng tôi luôn luôn khuyến khích người dân hãy bỏ phiếu vì các vấn đề hơn là vì đảng phái hoặc vì giáo phái," ngài viết trên tờ báo cuả tổng giáo phận Boston,the Pilot.
Mặc dù không phải là người Công giáo, Brown và vợ ông, phóng viên truyền hình Gail Huff, có một mối quan hệ đặc biệt với 48 nữ tu dòng Si Tô (Cistercian ) ở đan viện Mount St Mary.
"Brown đã quyên tiền để mua một xe golf đặc biệt dùng chuyên chở các sơ già yếu" và vợ chồng ông "đã góp phần tổ chức lạc quyên $5.5 triệu để thay thế nhà máy sản xuất bánh kẹo đã 50 năm cũ bằng một nhà máy thân thiện với môi trường, hoàn chỉnh với các tấm pin dùng năng lượng mặt trời và một tuốc bin gió, " theo tin cuả the Globe.
Đan viện Mount St Mary, thành lập năm 1949 và được coi là tu viện đầu tiên của dòng Si Tô nữ tại Hoa Kỳ, sống nhờ việc bán kẹo Trappistine và fudge.
Ông Brown, khi còn là một luật sư, lần đầu tiên gặp các nữ tu khi họ liên lạc với ông về một vấn đề di trú.
"Cuộc gặp gỡ đã trở thành một tình bạn đẹp,"The Globe trích dẫn lời sơ Katie McNamara "Chúng tôi cầu nguyện cho họ mỗi ngày."
Ông Brown nói với tờ báo rằng "khi bạn có những nữ tu cầu nguyện cho bạn ba lần một ngày và bạn lại không phải là Công Giáo, thì bất cứ điều gì (xấu) ngươì ta làm hoặc nói về bạn, thì đều như là có một tấm phên che làm bằng Teflon. Nó dội ngược lại ngay."