Bài giảng LỄ AN TÁNG Cha già AUGUSTINÔ MARIA NGUYỄN VĂN TRA
9h00 thứ tư 28.10.2009 tại Nhà Nguyện Toà GM. Ban Mê Thuột
Trọng kính toàn thể Cộng Đoàn Phụng Vụ quý mến,
Đức Giám mục Giáo Phận, vị Chủ Tế tang lễ trang trọng này, đã…”ưu ái” truyền lệnh cho con chia sẻ trong thánh lễ, vì lý do – theo lời Ngài bảo - “con là linh mục gốc Phát Diệm và là Hạt trưởng ở địa hạt này”! Vinh dự quá lớn ấy làm con e ngại khi thấy mình bất xứng ! Vì thế giờ đây, con chỉ biết nương theo những gợi ý của các bài đọc Sách Thánh - khá quen thuộc - vừa được công bố, để cùng với Cộng Đoàn tưởng niệm Cha già Augustinô Maria Nguyễn văn Tra trong tâm tình quý mến biết ơn và nhất là cùng hiệp ý cầu nguyện cách đặc biệt cho Ngài !
Kính thưa Cộng Đoàn,
1. Trong Bài Đọc I (Kn 4,7-15), tác giả sách Khôn Ngoan đã nêu lên những lý do tuổi già được kính trọng: “Người đầu bạc thì khôn ngoan, trong sạch, đẹp lòng Chúa”, vì họ từng trải, dạn dày kinh nghiệm sống qua cả một quá trình phục vụ lâu dài, đã “đầy công, đầy phúc”.
Bởi thế hôm nay, khi chúng ta dâng lễ cầu nguyện và tiễn đưa Cha già Augustinô đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng ta được Lời Chúa trên đây khích lệ vì nhiều lý do để cảm tạ Chúa đã thương ban cho Ngài một tuổi già trường thọ vượt mức “xưa nay hiếm”: kể từ ngày sinh 22-06-1922 tại Giáo xứ Mưỡu Giáp, Giáo phận Phát Diệm cho đến ngày an nghỉ trong Chúa lúc 6giờ 35’ ngày 26-10-2009 tại Bệnh viện Tỉnh Daklak, Cha già Augustinô đã sống trên đời đúng 87 năm, 4 tháng, 4 ngày !... Đáng quý trọng hơn nữa là Ngài đã biết khôn ngoan dành trọn cuộc đời để dâng mình phụng sự Chúa trong đời linh mục như Cáo Phó của Toà Giám Mục đã ghi rõ từng mốc thời gian cuộc sống và 10 nhiệm sở Ngài đã phục vụ, vượt qua cả tuổi nghỉ hưu (khi 75 tuổi) tới 11 năm mới đành về Nhà Hưu Dưỡng tại Toà Giám mục. Thế là Ngài đã từng phục vụ từ Miền Bắc đến Miền Nam và lên tới tận miền Tây Nguyên xa xôi này. Thật là khó khi muốn tổng hợp cả một cuộc đời dài hơn 87 năm ấy ! Tuy nhiên, – dù chỉ trong một thoáng nhìn lại thôi - cũng tạm đủ cho toàn thể Cộng đoàn Phụng vụ chúng ta đang hiện diện nơi đây có thể hiệp với Cha dâng lên Thiên Chúa thánh lễ cuộc đời Ngài để tạ ơn Chúa, đồng thời cầu xin cho Cha được “hưởng lòng từ bi Chúa” và “đón nhận phần vinh phúc dành cho những kẻ được Chúa tuyển chọn” !
2. Tiếp đến Bài đọc II (Dt 13,7-9a) trích lời thánh Phaolô nhắn nhủ tín hữu Do Thái “hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng Lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem cuộc đời họ kết thúc thế nào mà noi theo lòng tin của họ”.
Và Bài Tin Mừng theo thánh Luca (12,35-41) với lời cảnh báo nghiêm trọng của Chúa Giêsu: ”Các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến” !
Hai bài Tân Ước này gắn kết với nhau để cùng mời gọi chúng ta hôm nay - cách đặc biệt trong Năm Linh Mục này - hãy nhìn xem cuộc đời với cung cách “sống theo lòng tin” và sự ra đi bình an của Cha Augustinô, một vị linh mục đáng kính vừa vĩnh biệt chúng ta.
Lúc này đây mỗi người chúng ta đều giữ lại trong tâm khảm một hình ảnh nổi bật nào đó về Ngài. Có người - như những người con tinh thần của Ngài
- nhớ đến Ngài như một người cha nhân từ; có người – như những giáo dân các giáo xứ Ngài đã phục vụ: Gx Thánh Tâm - Chính Tòa, Gx Kim Mai, Gx Chính Nghĩa, nhất là những anh chị em thuộc Xứ Mẫu Tâm do chính Ngài sáng lập ở Sàigòn ngay sau cuộc di cư 1954 - nhớ đến Ngài như một vị mục tử tốt lành nhân hậu. Có người – như các chị em Dòng Nữ Vương Hòa Bình – nhớ đến Ngài như một Cha tuyên úy vừa thánh thiện, vừa hiền dịu, vừa âm thầm tận tình giúp đỡ về tinh thần cho Hội Dòng trong suốt nhiều năm qua ! Có người – như các linh mục gốc Phát Diệm và bà con ở Mưõu Giáp - nhớ đến Ngài như một vị linh mục đồng hương luôn sống cởi mở, có tình có nghĩa với anh em và là một hình ảnh luôn “tỏa sáng vẻ đẹp của Phát Diệm” nơi miền đất đỏ Tây nguyên ngập tràn nắng gió này !...Và với rất nhiều người từng là học trò của Ngài vẫn giữ được mãi hình ảnh đẹp nơi Ngài, đó là hình ảnh của người thày đáng kính với tên gọi thân thương là “Cha Đốc Tra”, hoặc hình ảnh của một Cha Giám Đốc Chủng viện tận tụy, hi sinh. Đây cũng là những tâm tình của các anh em cựu chủng sinh và linh mục nhiều thế hệ ở Tiểu chủng viện Phát Diệm, Phú Nhuận, Sàigòn cũng như ở chủng viện Lê Bảo Tịnh, Ban Mê Thuột đang có mặt nơi đây và tham gia tích cực vào việc tổ chức tang lễ này. Tuy nhiên, hình ảnh tiêu biểu nhất nơi Cha Augustinô là hình ảnh người “đầy tớ khôn ngoan và trung tín mà Chúa đã đặt lên cai quan gia sản của Chúa”. Cha đã “sống lòng tin” của mình - ở bất cứ cương vị nào - theo một cung cách bình dị, đơn sơ, thanh bạch, dễ gần gũi nhưng lại rất nghiêm túc, kỷ luật. Những ai đã có dịp tiếp xúc với Ngài – dù là giáo dân, tu sĩ, linh mục hay cả đến bề trên Giáo phận – cũng đều cảm phục tác phong đúng mực và nhận được những lời khuyên nhủ chân thành, khôn ngoan, hợp thời của Ngài, chứ không lạc hậu hoặc cực đoan, gay gắt như vẫn thường thấy nơi người già ! Dù sức khỏe đã giảm sút nhiều nhưng tâm trí Ngài luôn minh mẫn đến cả những ngày cuối cùng ở nhà Hưu Dưỡng, vì Ngài vẫn tuân giữ một thứ kỷ-luật-sống tự nguyện: kết hợp chặt chẽ giữa kinh nguyện, dâng thánh lễ hằng ngày với việc cập nhật kiến thức bằng những phương tiện tối thiểu mà Ngài đang có như đọc sách báo, xem truyển hình và nghe các chương trình phát thanh Công giáo vào những giờ thích hợp ! Ngài dường như không hề cảm thấy tẻ nhạt, buồn chán, lẻ loi khi ở Nhà Hưu !!!...
3. Nhưng rồi điều cuối cùng phải đến… đã đến ! Và đến một cách nhanh chóng bất ngờ, không những đối với những người thân yêu ở xa của Ngài, mà ngay cả đối với các bác sĩ cấp cứu và những người có trách nhiệm túc trực bên Ngài! Sau hai ngày được đưa vào Bệnh viện Tỉnh Daklak, có những lúc dường như Ngài đã bình phục, khỏe lại nhờ được chăm sóc chu đáo, kịp thời. Nhưng ngay sau đó, những biến chứng suy sụp trầm trọng về tim, phổi đã ập đến, khiến mọi biện pháp cấp cứu đều vô hiệu. Những kỹ thuật được gọi là tiên tiến của nền y khoa hiện đại cũng đành bất lực, bó tay. GIỜ BẤT NGỜ ĐÃ ĐIỂM ! Và CON NGƯỜI ĐẾN ! Thế là lời căn dặn của Chúa Giêsu: ”Các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến”! vẫn luôn mãi là một cảnh báo nghiêm trọng, vẫn còn nóng hổi tính thời sự cho mọi người, cho tất cả chúng ta! Tuy nhiên, theo lời những chứng nhân đáng tin cậy kể lại, thì Cha già Augustinô đã chuẩn bị sẵn sàng đón nhận cái chết từ lâu và nhất là trước khi được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện, Ngài đã chủ động xin gặp riêng Đức Cha Giáo phận và Cha Quản Lý Toà Giám mục để giãi bày tâm sự, rồi xin gửi gắm những gì cần thiết ! Điều này chính Đức Giám mục giáo phận đã vừa xác nhận trong lời Ngài dẫn nhập lễ. Bởi thế, Cha già Augustinô đã thanh thản ra đi với nụ cười phảng phất trên môi, như trong tấm ảnh chân dung của Ngài đang được đặt trước quan tài đây !...
Trọng kính toàn thể Cộng Đoàn Phụng vụ quý mến,
Mặc dù biết trước, rồi cũng đến một lúc chúng ta phải đối diện với sự ra đi của Cha già Augustinô, nhưng trong lòng mọi người chúng ta không thể tránh được những thổn thức đau buồn mất mát. Chúng ta vừa mất đi một vị Linh mục thân thương khả kính... Ngài ra đi là một cái tang chung cho cả Giáo phận BMT, cho bà con họ hàng huyết tộc, linh tộc, và cho mọi người thân quen khác của Ngài. Tất cả chúng ta đều kính yêu Ngài, thương tiếc Ngài. Vậy giờ đây chúng ta hãy tiếp tục dâng Thánh lễ này để cùng với Ngài cảm tạ ơn Chúa về những gì Chúa đã hoàn thành trong cuộc đời của Ngài ở trần gian. Chúng ta phó thác Ngài cho Thiên Chúa, xin Chúa xót thương nhận lấy linh hồn Ngài và thưởng công cho Ngài trên nơi vĩnh phúc. Xin Ngài cũng nhớ đến chúng ta trước mặt Chúa, để chúng ta cũng biết noi gương bắt chước Ngài “sống theo lòng tin”, chu toàn nhiệm vụ mà Chúa trao cho chúng ta trong cuộc đời lữ hành trần thế, hầu mai sau được vui mừng gặp lại nhau nơi quê hương hoan lạc muôn thuở trên trời. AMEN.
Lm. Jn BÙI QUANG ĐẠO
BMT, trong niềm thương nỗi nhớ - 10h00 28-10-2009
9h00 thứ tư 28.10.2009 tại Nhà Nguyện Toà GM. Ban Mê Thuột
Trọng kính toàn thể Cộng Đoàn Phụng Vụ quý mến,
Kính thưa Cộng Đoàn,
1. Trong Bài Đọc I (Kn 4,7-15), tác giả sách Khôn Ngoan đã nêu lên những lý do tuổi già được kính trọng: “Người đầu bạc thì khôn ngoan, trong sạch, đẹp lòng Chúa”, vì họ từng trải, dạn dày kinh nghiệm sống qua cả một quá trình phục vụ lâu dài, đã “đầy công, đầy phúc”.
Bởi thế hôm nay, khi chúng ta dâng lễ cầu nguyện và tiễn đưa Cha già Augustinô đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng ta được Lời Chúa trên đây khích lệ vì nhiều lý do để cảm tạ Chúa đã thương ban cho Ngài một tuổi già trường thọ vượt mức “xưa nay hiếm”: kể từ ngày sinh 22-06-1922 tại Giáo xứ Mưỡu Giáp, Giáo phận Phát Diệm cho đến ngày an nghỉ trong Chúa lúc 6giờ 35’ ngày 26-10-2009 tại Bệnh viện Tỉnh Daklak, Cha già Augustinô đã sống trên đời đúng 87 năm, 4 tháng, 4 ngày !... Đáng quý trọng hơn nữa là Ngài đã biết khôn ngoan dành trọn cuộc đời để dâng mình phụng sự Chúa trong đời linh mục như Cáo Phó của Toà Giám Mục đã ghi rõ từng mốc thời gian cuộc sống và 10 nhiệm sở Ngài đã phục vụ, vượt qua cả tuổi nghỉ hưu (khi 75 tuổi) tới 11 năm mới đành về Nhà Hưu Dưỡng tại Toà Giám mục. Thế là Ngài đã từng phục vụ từ Miền Bắc đến Miền Nam và lên tới tận miền Tây Nguyên xa xôi này. Thật là khó khi muốn tổng hợp cả một cuộc đời dài hơn 87 năm ấy ! Tuy nhiên, – dù chỉ trong một thoáng nhìn lại thôi - cũng tạm đủ cho toàn thể Cộng đoàn Phụng vụ chúng ta đang hiện diện nơi đây có thể hiệp với Cha dâng lên Thiên Chúa thánh lễ cuộc đời Ngài để tạ ơn Chúa, đồng thời cầu xin cho Cha được “hưởng lòng từ bi Chúa” và “đón nhận phần vinh phúc dành cho những kẻ được Chúa tuyển chọn” !
2. Tiếp đến Bài đọc II (Dt 13,7-9a) trích lời thánh Phaolô nhắn nhủ tín hữu Do Thái “hãy nhớ đến những người lãnh đạo đã giảng Lời Chúa cho anh em. Hãy nhìn xem cuộc đời họ kết thúc thế nào mà noi theo lòng tin của họ”.
Và Bài Tin Mừng theo thánh Luca (12,35-41) với lời cảnh báo nghiêm trọng của Chúa Giêsu: ”Các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến” !
Hai bài Tân Ước này gắn kết với nhau để cùng mời gọi chúng ta hôm nay - cách đặc biệt trong Năm Linh Mục này - hãy nhìn xem cuộc đời với cung cách “sống theo lòng tin” và sự ra đi bình an của Cha Augustinô, một vị linh mục đáng kính vừa vĩnh biệt chúng ta.
Lúc này đây mỗi người chúng ta đều giữ lại trong tâm khảm một hình ảnh nổi bật nào đó về Ngài. Có người - như những người con tinh thần của Ngài
- nhớ đến Ngài như một người cha nhân từ; có người – như những giáo dân các giáo xứ Ngài đã phục vụ: Gx Thánh Tâm - Chính Tòa, Gx Kim Mai, Gx Chính Nghĩa, nhất là những anh chị em thuộc Xứ Mẫu Tâm do chính Ngài sáng lập ở Sàigòn ngay sau cuộc di cư 1954 - nhớ đến Ngài như một vị mục tử tốt lành nhân hậu. Có người – như các chị em Dòng Nữ Vương Hòa Bình – nhớ đến Ngài như một Cha tuyên úy vừa thánh thiện, vừa hiền dịu, vừa âm thầm tận tình giúp đỡ về tinh thần cho Hội Dòng trong suốt nhiều năm qua ! Có người – như các linh mục gốc Phát Diệm và bà con ở Mưõu Giáp - nhớ đến Ngài như một vị linh mục đồng hương luôn sống cởi mở, có tình có nghĩa với anh em và là một hình ảnh luôn “tỏa sáng vẻ đẹp của Phát Diệm” nơi miền đất đỏ Tây nguyên ngập tràn nắng gió này !...Và với rất nhiều người từng là học trò của Ngài vẫn giữ được mãi hình ảnh đẹp nơi Ngài, đó là hình ảnh của người thày đáng kính với tên gọi thân thương là “Cha Đốc Tra”, hoặc hình ảnh của một Cha Giám Đốc Chủng viện tận tụy, hi sinh. Đây cũng là những tâm tình của các anh em cựu chủng sinh và linh mục nhiều thế hệ ở Tiểu chủng viện Phát Diệm, Phú Nhuận, Sàigòn cũng như ở chủng viện Lê Bảo Tịnh, Ban Mê Thuột đang có mặt nơi đây và tham gia tích cực vào việc tổ chức tang lễ này. Tuy nhiên, hình ảnh tiêu biểu nhất nơi Cha Augustinô là hình ảnh người “đầy tớ khôn ngoan và trung tín mà Chúa đã đặt lên cai quan gia sản của Chúa”. Cha đã “sống lòng tin” của mình - ở bất cứ cương vị nào - theo một cung cách bình dị, đơn sơ, thanh bạch, dễ gần gũi nhưng lại rất nghiêm túc, kỷ luật. Những ai đã có dịp tiếp xúc với Ngài – dù là giáo dân, tu sĩ, linh mục hay cả đến bề trên Giáo phận – cũng đều cảm phục tác phong đúng mực và nhận được những lời khuyên nhủ chân thành, khôn ngoan, hợp thời của Ngài, chứ không lạc hậu hoặc cực đoan, gay gắt như vẫn thường thấy nơi người già ! Dù sức khỏe đã giảm sút nhiều nhưng tâm trí Ngài luôn minh mẫn đến cả những ngày cuối cùng ở nhà Hưu Dưỡng, vì Ngài vẫn tuân giữ một thứ kỷ-luật-sống tự nguyện: kết hợp chặt chẽ giữa kinh nguyện, dâng thánh lễ hằng ngày với việc cập nhật kiến thức bằng những phương tiện tối thiểu mà Ngài đang có như đọc sách báo, xem truyển hình và nghe các chương trình phát thanh Công giáo vào những giờ thích hợp ! Ngài dường như không hề cảm thấy tẻ nhạt, buồn chán, lẻ loi khi ở Nhà Hưu !!!...
3. Nhưng rồi điều cuối cùng phải đến… đã đến ! Và đến một cách nhanh chóng bất ngờ, không những đối với những người thân yêu ở xa của Ngài, mà ngay cả đối với các bác sĩ cấp cứu và những người có trách nhiệm túc trực bên Ngài! Sau hai ngày được đưa vào Bệnh viện Tỉnh Daklak, có những lúc dường như Ngài đã bình phục, khỏe lại nhờ được chăm sóc chu đáo, kịp thời. Nhưng ngay sau đó, những biến chứng suy sụp trầm trọng về tim, phổi đã ập đến, khiến mọi biện pháp cấp cứu đều vô hiệu. Những kỹ thuật được gọi là tiên tiến của nền y khoa hiện đại cũng đành bất lực, bó tay. GIỜ BẤT NGỜ ĐÃ ĐIỂM ! Và CON NGƯỜI ĐẾN ! Thế là lời căn dặn của Chúa Giêsu: ”Các con hãy sẵn sàng: vì giờ nào các con không ngờ, thì Con Người sẽ đến”! vẫn luôn mãi là một cảnh báo nghiêm trọng, vẫn còn nóng hổi tính thời sự cho mọi người, cho tất cả chúng ta! Tuy nhiên, theo lời những chứng nhân đáng tin cậy kể lại, thì Cha già Augustinô đã chuẩn bị sẵn sàng đón nhận cái chết từ lâu và nhất là trước khi được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện, Ngài đã chủ động xin gặp riêng Đức Cha Giáo phận và Cha Quản Lý Toà Giám mục để giãi bày tâm sự, rồi xin gửi gắm những gì cần thiết ! Điều này chính Đức Giám mục giáo phận đã vừa xác nhận trong lời Ngài dẫn nhập lễ. Bởi thế, Cha già Augustinô đã thanh thản ra đi với nụ cười phảng phất trên môi, như trong tấm ảnh chân dung của Ngài đang được đặt trước quan tài đây !...
Trọng kính toàn thể Cộng Đoàn Phụng vụ quý mến,
Mặc dù biết trước, rồi cũng đến một lúc chúng ta phải đối diện với sự ra đi của Cha già Augustinô, nhưng trong lòng mọi người chúng ta không thể tránh được những thổn thức đau buồn mất mát. Chúng ta vừa mất đi một vị Linh mục thân thương khả kính... Ngài ra đi là một cái tang chung cho cả Giáo phận BMT, cho bà con họ hàng huyết tộc, linh tộc, và cho mọi người thân quen khác của Ngài. Tất cả chúng ta đều kính yêu Ngài, thương tiếc Ngài. Vậy giờ đây chúng ta hãy tiếp tục dâng Thánh lễ này để cùng với Ngài cảm tạ ơn Chúa về những gì Chúa đã hoàn thành trong cuộc đời của Ngài ở trần gian. Chúng ta phó thác Ngài cho Thiên Chúa, xin Chúa xót thương nhận lấy linh hồn Ngài và thưởng công cho Ngài trên nơi vĩnh phúc. Xin Ngài cũng nhớ đến chúng ta trước mặt Chúa, để chúng ta cũng biết noi gương bắt chước Ngài “sống theo lòng tin”, chu toàn nhiệm vụ mà Chúa trao cho chúng ta trong cuộc đời lữ hành trần thế, hầu mai sau được vui mừng gặp lại nhau nơi quê hương hoan lạc muôn thuở trên trời. AMEN.
Lm. Jn BÙI QUANG ĐẠO
BMT, trong niềm thương nỗi nhớ - 10h00 28-10-2009