Hồi ký: Những câu chuyện về một thời: Phong trào cải cách ruộng đất khựng lại
Phong trào cải cách đang vùn vụt tiến tới, đỉnh ngọn lửa đấu tranh đang ngùn ngụt bốc lên như hoả diệm sơn, thì đùng một cái nó khựng lại. Nguyên nhân tại đâu ?
Nhà nước thì gọi giai đoạn này là “sửa sai”. Nói đến sửa sai thì tất nhiên có sai lầm. Có sai lầm không? Đảng thì không thể sai lầm được. Nhưng Đảng đã khéo dự phòng, chọn “con dê gánh tội” đó là ông Trường Chinh. Ông là nhân vật bí ẩn, trước nay có ra trước công chúng bao giờ? Ai biết mặt ông, mà chỉ biết tên. Tha hồ mà đổ tội cho ông. Ông chẳng sao cả, vì ông đúng như một nhân vật “vô hình vô tượng”.
Sai ở chỗ nào? “Nhất Đội nhì Trời”. Mọi khi đúng sai, tốt xấu là do ông Trời phân định. Bây giờ Đội ở trên cả ông Trời, thì Đội còn có khả năng phân định giỏi hơn ông Trời chứ?
Có một cái sức bí nhiệm không ai lường được, như những cơn sóng ngầm trong lòng quần chúng, làm vỡ đê điều lúc nào không biết. Nó như thanh gươm hai lưỡi, chém người khác, rồi lại quay lại chém người sử dụng nó, một cách bất ngờ. Bởi đó mà có những nhà độc tài, những nhà cầm quyền hét ra lửa, bị quật ngã lúc nào không biết.
Phong trào cải cách đang quay mũi dùi căm thù vào địch thù của giai cấp vô sản, thì không hiểu tại sao mũi dùi căm thù lại quay trở lại chĩa vào những người đang lái nó. Những anh Đội nhất Trời nhì hôm nào còn dương oai tác quái, hùng hổ hơn Trời. Con Trời mà miệng thét ra lửa, thế mà nay bỗng dưng biến đâu mất, như những bóng ma không ai còn trông thấy, những anh cốt cán hôm nào mặt còn rắn như đanh, tay cứng như sắt, nay cũng nhũn như con chi chi. Sức mạnh nào đã làm thay đổi đến thế?
Đó chỉ là quy luật tự nhiên: ác giả ác báo. Nhưng nhà nước đã đưa ra phương thế để chữa cháy: Chính sách “sửa sai”, đó là gáo nước lạnh đổ vào nồi nước sôi. Họ khiêm tốn nhận có sai thật!
Đây là những sai lầm: một số người đưa lên địa chủ một cách vô lý, phải hạ thành phần cho họ. Một số khác bị tịch thu nhà cửa bừa bãi, rồi chia cho người khác, phải trả lại như cũ, đại loại sửa sai là thế.
Nhưng các trường hợp sai sót con số chẳng là bao đối với những đảo lộn long trời lở đất và những cái sửa lại đó không đáng kể đối với một xã hội đã bị thương tổn đến gốc rễ.
Nhưng các lỗi lầm, theo thái độ quần chúng, xem ra không phải là về việc nhận định không đúng về ai là địa chủ, hoặc tịch thu nhầm về ruộng đất. Những sai lầm phải được xem xét theo thái độ hờn ghét của quần chúng chĩa mũi dùi vào ai.
Không hiểu tại sao khi vừa nghe nói có việc sửa sai, thì bọn cán bộ cải cách biến đâu hết. Họ là những ân nhân của người không có ruộng cầy, và những người này phải biết ơn những kẻ đã đem lại ruộng cầy cho mình, và đáng lẽ phải có một cuộc đại liên hoan, mừng cải cách ruộng đất thành công mới phải chứ?
Phong trào cải cách đang vùn vụt tiến tới, đỉnh ngọn lửa đấu tranh đang ngùn ngụt bốc lên như hoả diệm sơn, thì đùng một cái nó khựng lại. Nguyên nhân tại đâu ?
Nhà nước thì gọi giai đoạn này là “sửa sai”. Nói đến sửa sai thì tất nhiên có sai lầm. Có sai lầm không? Đảng thì không thể sai lầm được. Nhưng Đảng đã khéo dự phòng, chọn “con dê gánh tội” đó là ông Trường Chinh. Ông là nhân vật bí ẩn, trước nay có ra trước công chúng bao giờ? Ai biết mặt ông, mà chỉ biết tên. Tha hồ mà đổ tội cho ông. Ông chẳng sao cả, vì ông đúng như một nhân vật “vô hình vô tượng”.
Sai ở chỗ nào? “Nhất Đội nhì Trời”. Mọi khi đúng sai, tốt xấu là do ông Trời phân định. Bây giờ Đội ở trên cả ông Trời, thì Đội còn có khả năng phân định giỏi hơn ông Trời chứ?
Có một cái sức bí nhiệm không ai lường được, như những cơn sóng ngầm trong lòng quần chúng, làm vỡ đê điều lúc nào không biết. Nó như thanh gươm hai lưỡi, chém người khác, rồi lại quay lại chém người sử dụng nó, một cách bất ngờ. Bởi đó mà có những nhà độc tài, những nhà cầm quyền hét ra lửa, bị quật ngã lúc nào không biết.
Phong trào cải cách đang quay mũi dùi căm thù vào địch thù của giai cấp vô sản, thì không hiểu tại sao mũi dùi căm thù lại quay trở lại chĩa vào những người đang lái nó. Những anh Đội nhất Trời nhì hôm nào còn dương oai tác quái, hùng hổ hơn Trời. Con Trời mà miệng thét ra lửa, thế mà nay bỗng dưng biến đâu mất, như những bóng ma không ai còn trông thấy, những anh cốt cán hôm nào mặt còn rắn như đanh, tay cứng như sắt, nay cũng nhũn như con chi chi. Sức mạnh nào đã làm thay đổi đến thế?
Đó chỉ là quy luật tự nhiên: ác giả ác báo. Nhưng nhà nước đã đưa ra phương thế để chữa cháy: Chính sách “sửa sai”, đó là gáo nước lạnh đổ vào nồi nước sôi. Họ khiêm tốn nhận có sai thật!
Đây là những sai lầm: một số người đưa lên địa chủ một cách vô lý, phải hạ thành phần cho họ. Một số khác bị tịch thu nhà cửa bừa bãi, rồi chia cho người khác, phải trả lại như cũ, đại loại sửa sai là thế.
Nhưng các trường hợp sai sót con số chẳng là bao đối với những đảo lộn long trời lở đất và những cái sửa lại đó không đáng kể đối với một xã hội đã bị thương tổn đến gốc rễ.
Nhưng các lỗi lầm, theo thái độ quần chúng, xem ra không phải là về việc nhận định không đúng về ai là địa chủ, hoặc tịch thu nhầm về ruộng đất. Những sai lầm phải được xem xét theo thái độ hờn ghét của quần chúng chĩa mũi dùi vào ai.
Không hiểu tại sao khi vừa nghe nói có việc sửa sai, thì bọn cán bộ cải cách biến đâu hết. Họ là những ân nhân của người không có ruộng cầy, và những người này phải biết ơn những kẻ đã đem lại ruộng cầy cho mình, và đáng lẽ phải có một cuộc đại liên hoan, mừng cải cách ruộng đất thành công mới phải chứ?