ĐÀ NẴNG - Hôm nay, 22/10/2009, Giáo xứ Ngọc Quang lại lên đường về Giáo xứ Hà Tân để viếng thăm, chia sẻ và cứu trợ bà con bị thiệt hại sau cơn bão số 9 (Ketsana). Tham gia đoàn cứu trợ đợt này đặc biệt có Cha GB. Nguyễn công Thủy (Quản xứ - Trưởng đoàn), Cha Christian (Cha Khách, người Philippines) cùng với anh chị em trong Ban Mục vụ và Ban Caritas của Giáo xứ.
Hình ảnh chuyến đi cứu trợ tại Hà Tân
Trước lúc khởi hành, chúng tôi nói với nhau rằng cơn bão lũ đã qua hơn 3 tuần rồi có lẽ mình không còn chứng kiến những cảnh khốc liệt và hậu quả thương tâm của trận bão lũ; thế nhưng ngược lại, trên đường đến Hà Tân, nhìn hai bên thấy lơ lững trên những ngọn cây và trụ điện treo bám những rơm rạ và cỏ khô - chứng tích của ngọn nước sông dâng cao, có nơi cao đến hơn 6m. Giáo xứ Hà Tân cách Đà Nẵng hơn 60 km về hướng tây nam, là Giáo xứ thuộc vùng núi của huyện Đại lộc, tỉnh Quảng Nam. Vùng này trước năm 1975 có tên gọi là Thượng Đức, nơi chiến tranh khốc liệt đã từng xảy ra.
Chúng tôi đến Giáo xứ Hà Tân lúc 11giờ00 trưa. Cha Phaolô Ngô tấn Thu (Cha Quản xứ) và Ban Mục vụ cùng bà con giáo dân đã niềm nở đón tiếp. Điều đập vào mắt chúng tôi đầu tiên là Ngôi nhà thờ cũ kỹ với dấu tích để lại của cơn lũ tràn qua. Nhà xứ thì nước dâng lên cao xấp xỉ 2m (các Cha đứng vào tường so người mình với mức nước dâng lên quá đầu khá cao). Bên cạnh nhà xứ có một chiếc ghe luôn sẵn sàng để ứng phó khi nguy cơ ngập lụt quá cao. Cảnh thương tâm khi nhìn vào những nhà giáo lý, đứng bên ngoài nhìn vào không ai có thể cho đó là nhà giáo lý vì quá đơn sơ nhếch nhác. Mặc dầu giáo xứ đã tốn nhiều công sức dọn dẹp, nhưng sân Nhà thờ còn ngổn ngang bùn đất - hậu quả của cơn lũ để lại. Chưa hết, từ phía trước Nhà thờ nhìn dòng sông Côn nước đỏ ngầu đang cuồn cuộn chảy, chúng tôi nghĩ rằng dường như nó đang còn thách thức sự kiên nhẫn của bà con nơi đây...
Cha xứ Hà Tân kể với chúng tôi trong những ngày ngập lụt, vì nước lũ dâng lên quá nhanh nên nhiều giáo dân không chuẩn bị kịp để tránh lũ đành phải leo lên nóc nhà, trên gác nơi cất lúa gạo tránh ngập nước, và rồi phải chịu nhịn đói một ngày một đêm chờ nước hạ bớt rồi mới xuống được. Chính Cha xứ Hà Tân cũng phải chịu đói một ngày đêm nằm trên gác, Cha kể thêm: Người dân sống vùng này phải chấp nhân sống chung với lũ, vào mùa mưa lũ đều bị ngập lụt, nhưng năm nay thì lũ lên quá nhanh và bị ngập sâu nên một số gia đình bị lũ cuốn trôi đi hết những vât dụng, lúa gạo thì bị ướt nên không còn gì để ăn.
Chúng tôi đến chia sẻ cứu trợ bà con Giáo xứ Hà Tân với 120 phần quà, gồm gạo và nước mắm. Gặp nói chuyện với các cụ già chúng tôi thật xót xa thương cảm cho những bà con sống nơi đây. Quanh năm, nơi đây phải cố gắng chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên tai cộng với sự thiếu thốn khó khăn triền miên không thể nào thoát ra, nó hiện lên trên khuôn mặt những cụ già nỗi niềm lo âu khắc khổ, các thanh niên vùng này phải đi làm ăn xa còn lại trong gia đình những cụ già và các em nhỏ. Làm sao để vơi đi những đói khát, thiếu thốn này. .! ?
Chia tay với Giáo xứ Hà Tân, chúng tôi đến thăm và trao chút quà nhỏ mọn - như là sự hiệp thông cùng với Giáo xứ Phú Hương, Giáo xứ Ái Nghĩa, Giáo xứ La Nang và Giáo xứ Vĩnh Điện. Đây cũng là những nơi bị ngập nặng và bị thiệt hại nhiều do bão lũ.
Ra về, mỗi thành viên trong đoàn chúng tôi ai cũng còn khắc khoải với những lo âu, những khó khăn mà nạn nhân bão lũ đang gánh chịu. Vẫn còn đó những mãnh đời cơ cực, vẫn còn đó những cụ già và các em thơ đang thiếu thốn… Hy vọng nỗi niềm khắc khoải ấy - khắc khoải của các nạn nhân được nhiều người hiệp ý cầu nguyện và hiệp thông chia sẻ.
Tưởng cũng nên biết: Giáo xứ Ngọc Quang chúng tôi nằm ven bờ biển Thanh Bình mặt hướng ra biển, nên khi cơn bão số 9 ập đến cũng đã bị thiệt hại nặng nề. Hiện tại Giáo xứ còn đang tiếp tục sửa chữa. Sau cơn bão, Cha xứ đã thông báo với giáo dân trong giáo xứ về thiệt hại cơn bão, đồng thời cũng kêu gọi giúp đỡ những nạn nhân bị thiệt hại do bão lũ gây ra. Xin cảm tạ Ơn Chúa, cùng cám ơn bà con giáo dân và quý ân nhân đã tích cực đóng góp để Giáo xứ sửa sang cùng giúp đỡ cứu trợ những vùng bị bão lũ ngập nặng. Và thật vinh dự được đến chia ngọt sẽ bùi cùng bà con Giáo xứ Tam Thành với 120 phần quà, rồi nay lại được về với Giáo xứ Hà Tân. “Lá rách ít đùm Lá rách nhiều” đó là điều thật đáng quý, thật đáng trân trọng và đó là điều đã nằm trong tâm hồn những người con dân Việt chúng ta.
Hình ảnh chuyến đi cứu trợ tại Hà Tân
Chúng tôi đến Giáo xứ Hà Tân lúc 11giờ00 trưa. Cha Phaolô Ngô tấn Thu (Cha Quản xứ) và Ban Mục vụ cùng bà con giáo dân đã niềm nở đón tiếp. Điều đập vào mắt chúng tôi đầu tiên là Ngôi nhà thờ cũ kỹ với dấu tích để lại của cơn lũ tràn qua. Nhà xứ thì nước dâng lên cao xấp xỉ 2m (các Cha đứng vào tường so người mình với mức nước dâng lên quá đầu khá cao). Bên cạnh nhà xứ có một chiếc ghe luôn sẵn sàng để ứng phó khi nguy cơ ngập lụt quá cao. Cảnh thương tâm khi nhìn vào những nhà giáo lý, đứng bên ngoài nhìn vào không ai có thể cho đó là nhà giáo lý vì quá đơn sơ nhếch nhác. Mặc dầu giáo xứ đã tốn nhiều công sức dọn dẹp, nhưng sân Nhà thờ còn ngổn ngang bùn đất - hậu quả của cơn lũ để lại. Chưa hết, từ phía trước Nhà thờ nhìn dòng sông Côn nước đỏ ngầu đang cuồn cuộn chảy, chúng tôi nghĩ rằng dường như nó đang còn thách thức sự kiên nhẫn của bà con nơi đây...
Cha xứ Hà Tân kể với chúng tôi trong những ngày ngập lụt, vì nước lũ dâng lên quá nhanh nên nhiều giáo dân không chuẩn bị kịp để tránh lũ đành phải leo lên nóc nhà, trên gác nơi cất lúa gạo tránh ngập nước, và rồi phải chịu nhịn đói một ngày một đêm chờ nước hạ bớt rồi mới xuống được. Chính Cha xứ Hà Tân cũng phải chịu đói một ngày đêm nằm trên gác, Cha kể thêm: Người dân sống vùng này phải chấp nhân sống chung với lũ, vào mùa mưa lũ đều bị ngập lụt, nhưng năm nay thì lũ lên quá nhanh và bị ngập sâu nên một số gia đình bị lũ cuốn trôi đi hết những vât dụng, lúa gạo thì bị ướt nên không còn gì để ăn.
Chia tay với Giáo xứ Hà Tân, chúng tôi đến thăm và trao chút quà nhỏ mọn - như là sự hiệp thông cùng với Giáo xứ Phú Hương, Giáo xứ Ái Nghĩa, Giáo xứ La Nang và Giáo xứ Vĩnh Điện. Đây cũng là những nơi bị ngập nặng và bị thiệt hại nhiều do bão lũ.
Ra về, mỗi thành viên trong đoàn chúng tôi ai cũng còn khắc khoải với những lo âu, những khó khăn mà nạn nhân bão lũ đang gánh chịu. Vẫn còn đó những mãnh đời cơ cực, vẫn còn đó những cụ già và các em thơ đang thiếu thốn… Hy vọng nỗi niềm khắc khoải ấy - khắc khoải của các nạn nhân được nhiều người hiệp ý cầu nguyện và hiệp thông chia sẻ.
Tưởng cũng nên biết: Giáo xứ Ngọc Quang chúng tôi nằm ven bờ biển Thanh Bình mặt hướng ra biển, nên khi cơn bão số 9 ập đến cũng đã bị thiệt hại nặng nề. Hiện tại Giáo xứ còn đang tiếp tục sửa chữa. Sau cơn bão, Cha xứ đã thông báo với giáo dân trong giáo xứ về thiệt hại cơn bão, đồng thời cũng kêu gọi giúp đỡ những nạn nhân bị thiệt hại do bão lũ gây ra. Xin cảm tạ Ơn Chúa, cùng cám ơn bà con giáo dân và quý ân nhân đã tích cực đóng góp để Giáo xứ sửa sang cùng giúp đỡ cứu trợ những vùng bị bão lũ ngập nặng. Và thật vinh dự được đến chia ngọt sẽ bùi cùng bà con Giáo xứ Tam Thành với 120 phần quà, rồi nay lại được về với Giáo xứ Hà Tân. “Lá rách ít đùm Lá rách nhiều” đó là điều thật đáng quý, thật đáng trân trọng và đó là điều đã nằm trong tâm hồn những người con dân Việt chúng ta.