Người ta thuật lại câu chuyện sau đây: Một ngày nọ, có một du khách người Mỹ đến thăm một giáo sĩ Dothái. Vừa bước vào phòng vị giáo sĩ, du khách rất hết sức ngạc nhiên khi thấy trong phòng chỉ có vỏn vẹn một số sách vở xếp trên một chiếc kệ, một bàn làm việc và một cái ghế dài. Người du khách hỏi vị giáo sĩ: "Đồ đạt của ngài đâu hết rồi?" Giáo sĩ trả lời: "Vậy đồ đạt của ông ở đâu?" Người du khách ngỡ ngàng trước câu hỏi đó: "Đồ đạt của tôi hả! Tôi chỉ tạm trú ở đây thôi, vì tôi cũng chỉ là một du khách" Vị giáo sĩ chậm rãi trả lời: "Tôi cũng thế, tôi cũng chỉ là một du khách trên cõi đời nầy mà thôi".

Sáng sớm ngày 29 tháng 9 vừa qua, tôi đã có mặt ở phi trường nội địa Tân Sơn Nhất để kịp đáp chuyến bay đi Pleiku lúc 6.30am… Trước khi bước vào phi trường tôi nhìn thấy một tấm bảng để phía ngoài phòng chờ đợi liệt kê những chuyến bay bị hoãn vì lý do thời tiết và ảnh hưởng cơn bão Ketsana cấp 9, trong số những chuyến bay bị hoãn không có chuyến bay đi Pleiku... Tôi ung dung bước vào phi trường và đến quầy kiểm tra hành lý… vỏn vẹn với chiếc xách tay nhỏ cho cuộc hành trình ‘Tây Nguyên - Ba Ngày’. Sau ít phút chờ đợi, tôi được nhân viên kiểm tra hành lý và soát vé cho biết chuyến bay đi Pleiku của tôi vừa được lệnh hoãn lại vì lý do thời tiết xấu. Lúc đi ra phi trường thì được các nữ tu Hội Dòng MTG. Bà Rịa đưa đi… lúc về lại Bình Lợi thì tôi liên lạc được một gia đình thuộc giáo xứ Ngãi Giao có đứa cháu đang trọ học ở Sài Gòn đến đón tôi bằng xe Honđa… và chờ đợi thời tiết được bình thường để có thể thực hiện chuyến viếng thăm Tây Nguyên như lòng mong ước…

Thành Phố Kontum Sau Trận Bão Ketsana
Tôi nhớ lại… hôm đó là ngày lễ Kính Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Thiên Thần Raphae và Gabrie cho nên Cha Trần Quốc Hải đã phải nhờ các chị Dòng MTG Qui Nhơn đến đón tôi tại phi trường trong lúc cha về TGM Kontum để mừng lễ Quan Thầy Micae của ‘Ông Ngoại’ xong sẽ dự trù xuống Pleiku đón tôi bằng Honđa để cùng ngài vượt những đoạn đường ngoằn ngoèo xuyên rừng vào tận những ‘Bản Làng Thượng Tây Nguyên’ Pleiku-Kontum hơn 30 cây số… Sau thánh lễ sáng hôm đó khi lái chiếc Honđa đến Pleiku thì Cha Hải mới biết được là chuyến bay của tôi bị hoãn vì thời tiết xấu…. vừa về đến Bình Lợi, tôi đã nhận được tin nhắn của Cha Trần Quốc Hải từ Kontum cho biết là cơn bão đã tàn phá Kontum nặng nề.

Qua câu chuyện kể về người Du Khách Mỹ đến thăm một Giáo Sĩ Dothái, tôi đang mường tượng lại hình ảnh của một chuyến đi… Tôi đến phi trường Pleiku sau hơn 1 giờ bay… thời tiết hôm đó ở Sài gòn trời âm u, mưa vẫn nặng hạt… hầu như các chuyến bay của ngày hôm đó đều bị trễ từ khoảng 1 giờ đến 2 giờ vì thời tiết xấu… Cha Trần Quốc Hải và một vài chị nữ tu thuộc Hội Dòng MTG Qui Nhơn đón tôi tại phi trường… Sau bữa ăn trưa tại một cộng đoàn của Hội Dòng MTG.QN ở Gia Lai chúng tôi vượt 1 chặng đường hướng về phía Kontum…

Nhà Xứ Komah, Hà Tây, Kontum
Giờ đây, tôi đang mường tượng lại…căn nhà xứ của Cha Hải… một căn phòng nhỏ bé chật hẹp… trong sự thiếu thốn tiện nghi giữa Anh Chị Em Dân Tộc thuộc giáo xứ Kon Mah, xã Hà Tây, huyện Chupah… với chiếc máy xách tay để tạm trên chiếc bàn dài ngoài mái hiên - đó là phòng khách lộ thiên - với chiếc ghế nhựa tôi ngồi viết bài cảm nghiệm của một du khách để tường thuật những hậu quả của cơn bảo số 9 trong những ngày vừa qua với những hình ảnh tang thương chụp được trên quãng đường đi… và hình như đài truyền hình địa phương đã và còn đang loan tin về một ‘Siêu Bão’ đang sắp sửa thổi vào Quê Hương Miền Trung Việt Nam trong những ngày sắp tới...

Mượn lời của sách Gióp mà chúng ta sẽ nghe trong phần Lời Chúa Chủ Nhật thứ 28 của Mùa Thường Niên để làm Điểm Tựa - Hành Trang cho chuyến đi Tây Nguyên trong những ngày nầy: "Tôi sinh ra từ trong bụng mẹ với một thân xác trần truồng đó, tôi sẽ trở về lòng đất". Nếu chúng ta hiểu được lời nầy của Ông Gióp nói, thì sẽ không có mấy người trong chúng ta rơi vào trạng thái thất vọng như chàng thanh niên trong Bài Tin Mừng của ngày Chủ Nhật. Người thanh niên giàu có nầy, muốn trở thành môn đệ Chúa Kitô. Anh chỉ muốn, nhưng chưa quyết tâm. Lòng muốn của anh chưa đủ đủ để anh phải hy sinh. Anh muốn mang danh xưng là môn đệ Chúa Kitô, nhưng không muốn trả giá đắt đỏ mà người môn đệ phải trải qua. Khi nghe lời Chúa hôm nay,
Quà Trung Thu
chúng ta có dám đương đầu với những thách đố của Chúa Kitô không? Chúa không đòi buộc chúng ta là hãy về bán hết tất cả và theo Ngài như người thanh niên trong bài Tin Mừng, nhưng chúng ta có thể làm gì cho những anh chị em, cho đồng bào, cho những nạrn nhân của cơn bão lụt vừa qua trong hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người trong chúng ta? Làm môn đệ Chúa Kitô là chấp nhận thân phận lữ hành với những thử thách và hy sinh trong cuộc sống. Chấp nhận thân phận lữ khách tạm trú ở trần gian, là chấp nhận thái độ khôn ngoan của vị giáo sĩ Dothái nói trên. Cuộc sống lữ hành là cuộc sống luôn từ bỏ những ràng buộc ích kỹ và chia sẻ với tha nhân.
Đường Phố Kontum Sau Cơn Bão
Qua bão lụt thiên tai động đất đã cướp mất đi bao sinh mạng của nhiều người và bao tàn sản, của cải vật chất mà họ đã tích lũy. Nhiều người, nhiều gia đình đã trở nên trắng tay. Nhiều nhà thờ, nhà xứ cũng bị ảnh hưởng của bão lụt tàn phá. Dù giàu hay nghèo, một ngày nào đó tất cả chúng ta đều phải qua ngưỡng cửa sự chết, nhưng có một điều chắc chắn rằng, cho đến những giây phút nầy, đang khi đọc bài viết nầy, chúng ta vẫn ‘chưa chết’ hay nói cách khác, chúng ta vẫn còn ‘may mắn’ hơn những người khác. Đồng ý là tiền bạc đem lại cho con người tiện nghi và thoải mái, nhưng không hẳn là sự thoải mái về tinh thần.

Nếu có dịp theo dõi báo chí, chắc các bạn biết câu chuyện nhà tỷ phú J Paul Getty, ông đã qua đời vào tháng 6 năm 1976, lúc 83 tuổi để lại một gia sản trị giá từ 2 đến 4 tỷ Mỹ kim. Sau lần ly dị với người vợ thứ 5, ông đã trả lời với 1 phóng viên nhà báo như sau: "Tôi muốn đánh đổi tất cả tài sản của tôi để được một cuộc hôn nhân hạnh phúc". Như vậy thì tiền bạc đã không mua được hạnh phúc cho nhà tỷ phú nầy. Có tiền để tiêu dùng là một hồng ân, nhưng làm nô lệ cho tiền bạc lại là một cám dỗ đối với những ai giàu có. Có lẽ vì điểm nầy mà Chúa Giêsu đã nói rằng kẻ giàu có khó vào nước Thiên Đàng. Thế nhưng, không có gì mà Thiên Chúa không làm được. Nếu chúng ta vừa có tiền vừa có Thiên Chúa, thì chúng ta đang là kẻ có hạnh phúc thật. Nhưng đừng quên Chúa nhắc khéo trong Phúc Âm: "Không ai có thể làm tôi hai chủ được". Tiền bạc chỉ đem lại hạnh phúc nếu quyền xử dụng tiền bạc được đặt dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh và đươc soi dẫn bởi ánh sáng Phúc Âm.

Hãy tìm niềm vui trong sự cho đi hơn là khăng khăng giữ lấy cho mình. Đừng dùng đồng tiền làm kim chỉ nam cho đời chúng ta, nhưng hãy thay vào đó hình ảnh của cây thập giá, chúng ta sẽ hiểu được đâu là hạnh phúc. Là những Kitô hữu, chúng ta tin chắc rằng: "Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra". Chính trong niềm tin đó, Giáo Hội buộc mỗi tín hữu phải đi tham dự thánh lễ Chủ Nhật khi không có điều gì ngăn trở trầm trọng. Bởi vì trong thánh lễ, ngoài việc rước lễ, chúng ta còn có thể nghe và suy niệm Lời Chúa. Mỗi ngày Chủ Nhật, Giáo Hội thường đề nghị một vài chủ đề để suy tư. Trong Chủ Nhật hôm nay, chúng ta nghe câu chuyện về người thanh niên nọ muốn tìm một lý tưởng để sống... Nhưng khi nghe Chúa đưa ra một lý tưởng để noi theo, thì chàng lại buồn rầu bỏ ra đi không một lời nào...

Qua câu chuyện nầy, chúng ta thấy ở thời đại nào cũng vậy, vấn đề tiền bạc luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống cá nhân cũng như xã hội. Cổ nhân ta thường nói: "Có tiền mua tiên cũng được", nhưng Chúa Giêsu nói: "Người giàu có khó vào nước Thiên Đàng". Mỗi người trong chúng ta thử tự xét lấy xem lời nói nào đúng nhất? Chúa không bảo chúng ta khinh chê tiền của, Ngài bảo chúng ta dùng tiền của để xây dựng bác ái, hàn gắn những vết thương đồng loại. Ngài đòi hỏi chúng ta lên đường theo Ngài. Vì Ngài là Đường là Đấng dẫn đường, Ngài sẽ dẫn chúng ta đến mạch suối trường sinh, đến đời sống bất diệt.

Hãy đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội Mẹ Việt Nam, chúng ta có thể làm gì được cho đồng bào, cho những nạn nhân bão lụt trong những ngày nầy… hãy tiếp tay với Giáo Hõi để chia sẻ-xoa dịu những nỗi thống khổ của Anh Chị Em-Đồng Bào sau cơn bão lụt Miền Trung vừa qua…. Mượn lời kêu gọi của vị Cha Chung là Đức Giáo Hoàng Bênêđictô thứ 16 để kết thúc bài viết với tựa đề: “Tôi Chỉ Là Một Người Lữ Khách Hay Du Khách…” Vâng Tôi chỉ là một ‘Du Khách-Lữ Khách’ dừng chân trên miền đất ‘Tây Nguyên’ và đã chứng kiến một phần nào đó sự tàn phá của cơn bão Ketsana cấp 9 không những trên miền đất Tây Nguyên mà còn những phần đất khác của Miền Trung. Tôi mời gọi Anh Chị Em hãy cùng tôi đáp lại tiếng Chúa kêu mời và lời mời gọi của Giáo Hội Mẹ Thánh của chúng ta… “Hãy Chia Sẻ-Hãy Cho Đi..”

Qua bản tin được đăng trên của Vietcatholic.net ngày 4.10.2009, chúng ta đọc như sau: "Vatican City (AsiaNews - 04/10/2009) - Trong ngày mừng kính thánh Angelus hôm nay, ĐTC Benedict XVI đã nhắc nhớ mọi người về tình cảnh dân chúng nhiều nước đã bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại Thái Bình Dương, trong khu vực Đông Nam Á và ở Ý khi mong mỏi "tình đoàn kết và tương trợ quốc tế là không nên thiếu đối với những người anh chị em của chúng ta”. ĐTC nói: “Những suy nghĩ của tôi lúc này đang hướng đến những dân tộc ở vùng Thái Bình Dương và Đông Nam Á vừa bị sự hung hãn bởi các thảm họa thiên nhiên tấn công những ngày qua: sóng thần tại các đảo Samoa và Tonga, các cơn bão ở Philippin mà sau đó cũng đã ảnh hưởng đến Việt Nam, Lào và Campuchia, trận động đất tàn phá ở Indonesia”.

Muốn đóng góp bằng Credit Cards hay Paypal, xin nhấn vào đây

Chúng tôi xin hết lòng đội ơn lòng hảo tâm của qúi vị độc giả đã đóng góp vào Qũy Cứu Trợ cho các nạn nhân bão lụt bão Ketsana. Nếu qúi vị nào muốn đóng góp, xin tiếp tục gửi chi phiếu hoặc chuyển tiền về cho các tổ chức sau đây:

Tại Mỹ Châu:
Ngân phiếu gửi cho: VietCatholic Charity
(Qũi Bác Ái VietCatholic) với chú thích "S.O.S Lũ lụt 2009”
và gửi về: VietCatholic, P.O. Box 1408, Claremont, CA 91711, USA,
Hoặc vào Paypal.com
và trả tiền cho ID: VietCatholic, email: conggiao@gmail.com

Tại Âu Châu:
Dân Chúa Âu Châu, ngân phiếu về: Konto DAN CHUA “SOS lũ lụt 2009”
1) Chuyển tiền ở Đức: BW/ Bank (Germany)
Konto-Nr. 1261910 - BLZ 600 501 01.
(Ở Đức muốn có giấy khai thuế, xin cho tên và địa chỉ để gửi giấy khai thuế).
2) Chuyển tiền từ ngoài vào Đức, xin ghi thêm:
IBAN: DE 28 6005 0101 0001 2619 10, BIC: SOLADEST
info@danchua.de


Tại Úc Châu:
Chuyển thẳng vào Ngân hàng National, chương mục
Dân Chua Magazine, # SBS: 083-373 Account # 66671-1925
Hay gửi ngân phiếu đề Dan Chua "S.O.S Lũ lụt 2009”
715 Sydney Rd. Brunswick, VIC 3056
(Nếu muốn có giấy miễn thuế xin đề Don Bosco Mission)
Và gởi về địa chỉ 715 Sydney Rd. Brunswick,
VIC 3056, AUSTRALIA
quangsdb@yahoo.com