Ngày 23-6-2009, trong khuôn khổ cuộc Viếng mộ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô và yết kiến Đức Giáo hoàng, các Giám mục Việt Nam đã đến dâng thánh lễ ở Vương cung thánh đường thánh Phaolô Ngoại thành với sự tham dự của cộng đoàn dân Chúa Việt Nam tại Roma gồm phần lớn các linh mục và tu sĩ đang làm việc hoặc học tập ở đây, và đoàn hành hương của giáo xứ Việt Nam tại Paris. Giảng lễ là Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục địa phận Mỹ Tho và Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin của Hội đồng Giám mục. Đề tài của bài giảng là Sứ vụ loan báo Tin Mừng của các Giám mục Việt Nam ngày hôm nay. Đề tài này phù hợp với khung cảnh buổi lễ diễn ra trong một thánh đường có ngôi mộ của nhà Thừa Sai vĩ đại nhất mọi thời là thánh Phaolô và trong dịp toàn thể Giáo Hội kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của ngài. Nhưng đây cũng là cơ hội hiếm có để các Giám mục, qua Đức cha giảng lễ, chính thức giãi bày với cộng đồng dân Chúa một số tâm tình và suy nghĩ.
Chắc chắn trong cộng đoàn phụng vụ hôm đó, nhiều người đã “bị bất ngờ” và “vểnh tai” lên khi vị giảng thuyết đột ngột vào đề: “Những lời nói đầu tiên của các Giám mục Việt Nam đến viếng mộ các thánh Phêrô và Phaolô, dựa theo bài sách Giêrêmia hôm nay, là những lời khiêm nhường của tiên tri Giêrêmia thưa với Thiên Chúa: “Lạy Chúa, chúng con đây còn quá trẻ, chúng con không biết ăn nói!” .
Câu mở đầu này có thể gây ra một vài thắc mắc hợp lý nơi người nghe mà chắc hẳn Đức cha đã đoán biết, nhưng ngài không dừng lại ở đó; ngài chỉ mượn lời nhà tiên tri để chuyển qua đoạn sau liên quan tới chuyện “ăn nói” của các Giám mục chúng ta. Có lẽ cách mở đầu như thế cũng tạo ngay âm điệu và bầu khí cho toàn bài: đây sẽ không phải là một bài giảng mang tính “huấn giáo” rõ nét –một nhiệm vụ rất quan trọng của các Giám mục vốn được gọi là “thầy dạy chân lý”– mà (như chúng ta sẽ thấy rõ hơn), là những lời chia sẻ, tâm sự, thầm thì giữa cha con, với đôi chút “phân trần”. “Chúng tôi phải làm gì, nói gì? … Chúng tôi phải giữ gìn lời ăn tiếng nói. Chúng tôi chọn thái độ dè dặt thận trọng” và vì thế, “chúng tôi phải chịu đựng những lời phê phán nặng nề, và nhiều khi rất bất công. Xin dành lại cho sự phán xét của Thiên Chúa” . Người ngoài cuộc sẽ tự hỏi: Có chuyện gì vậy? Tại sao các Giám mục phải “phân bua” như thế? “Chuyện này” liên quan thế nào tới sứ vụ rao giảng Tin Mừng?
Tiên tri hay ngôn sứ là người được Thiên Chúa chọn để công bố Lời của Người cho dân; ông phải chú tâm nói Lời của Chúa và khi cần, giải thích Lời ấy cách trung thành, mạnh dạn, thẳng thắn. Lời Chúa có thể là lời an ủi, khuyến khích và phù hợp với chờ đợi của mọi người, nhưng lắm khi đó là lời phản kháng, cảnh cáo răn đe hay phán xét trước tội lỗi của dân hay nhà cầm quyền. Những lần đề cập tới huấn quyền của Giáo Hội nói chung, hay nhiệm vụ rao giảng của hàng Giám mục nói riêng, Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II thường hay viện dẫn lời sau đây của thánh Phaolô căn dặn môn đệ Timôthê: “Tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu theo giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà tìm kiếm hết thầy này đến thầy kia… Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (2 Tm 4,1-3.5).
Vậy mà, theo một dư luận ngày càng mạnh mẽ và táo bạo hơn trong giới Công giáo Việt Nam ở trong và nhất là ở ngoài nước, các Giám mục Việt Nam, trước một xã hội đầy dẫy tiêu cực, ngay cả khi đối diện với những hành động bất công sai trái của kẻ cầm quyền bị dư luận mạnh mẽ lên án, -các ngài thường giữ thinh lặng, hoặc có lên tiếng thì cũng quá dè dặt, nhẹ nhàng, tránh đụng chạm trực tiếp, không tạo được áp lực hay “ép-phê” nào… Một số người không dừng lại ở mức nhận định mà còn nặng lời phê phán các ngài là thế này thế nọ. Tóm lại, theo họ, các ngài chưa làm tròn nhiệm vụ, không thi hành hết chức năng tiên tri của mình trong khi rao giảng Tin Mừng.
Quy chiếu về tình hình trên đây, Đức cha Phaolô tự nhìn nhận rằng thái độ dè dặt của các Giám mục là có thật, sự cẩn trọng của các ngài trong lời ăn tiếng nói là có thật. Nhưng đây là một chọn lựa có ý thức và tự do, và không phải dễ dàng. Không dễ dàng vì “tình hình thế giới phức tạp (và) vì những thế lực giằng co chống đối nhau luôn muốn lôi kéo chúng tôi về phía họ” . Những thế lực nào, Đức cha không nêu rõ danh tánh, nhưng cho biết đó là những thế lực chính trị: “Để không làm công cụ cho một thế lực chính trị nào, chúng tôi phải giữ gìn lời ăn tiếng nói” . Nếu không cẩn trọng thì sẽ bị lợi dụng hoặc bị công kích ngay.
Nhưng nếu chỉ có thế thì vẫn chỉ là khôn ngoan tầm thường. Nếu như sứ mạng đòi hỏi, các Giám mục có dám chịu “trả giá” không? Đó mới là câu hỏi quyết định. Vì thế Đức cha Phaolô nói tiếp: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là không ngừng đối diện với Chúa, lắng nghe Chúa, để cho Chúa thanh tẩy tâm hồn và môi miệng, như Chúa đã giơ tay chạm vào miệng Giêrêmia và phán: ‘Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi’. Chúng tôi phải can đảm và mạnh dạn đón nhận sứ mạng…” Nói cách khác, các Giám mục biết mình phải lo lắng để nhận ra và công bố đúng lời của Chúa, thánh ý của Chúa, chân lý của Chúa khi cần thiết, chứ không phải bận tâm làm vừa lòng ai hay tránh né sợ làm mất lòng ai cả. Các ngài không sợ “trả giá” khi biết mình hành động theo đúng nhiệm vụ được Chúa giao phó cho mình.
Các Giám mục không có sứ vụ nào khác ngoài loan báo Tin Mừng. Cho dù trong đời sống cụ thể, lời nói việc làm của các ngài có thể có một tác động chính trị, nhưng các ngài không được phép làm chính trị. Đức cha giảng lễ nhắc lại một điều không hề mới lạ: “Rõ ràng sứ mạng của chúng tôi là một “sứ vụ tôn giáo”, không phải là một nhiệm vụ chính trị, như Chúa Giêsu đã khẳng định trước mặt Philatô: ‘Nước Ta không thuộc về thế gian này’. [Bởi thế] nên chúng tôi không dựa vào thế lực nào cả, chỉ dựa vào Chúa, dựa vào Phêrô và Đấng kế vị Phêrô mà Chúa đã đặt làm đầu chúng tôi” .
Theo tôi, những “bất đồng” giữa các ngài và những người phê phán các ngài, xét cho cùng, phần lớn đều phát sinh từ chỗ một phía ra sức -(nói “ra sức” vì không phải dễ dàng)- đứng trên quan điểm Tin Mừng và theo giáo huấn của Giáo Hội, phía kia bị chi phối bởi một lập trường chính trị minh nhiên hay mặc nhiên. Người ta có quyền chọn lựa lập trường chính trị nào họ muốn, nhưng không được “lôi cuốn” các Giám mục theo quan điểm của mình, cũng không nên “đánh giá” các ngài theo quan điểm ấy.
Sau những khẳng định mang tính nguyên tắc nói trên, Đức cha Phaolô dành phần còn lại (chiếm gần 3/5 bài giảng) để phác vẽ đôi nét về đường lối rao giảng Tin Mừng của các Giám mục trong xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo hiện nay; và ở đây, ta lại thấy xuất hiện một vài khác biệt hay thậm chí bất đồng giữa chủ trương của HĐGM và cái nhìn của không ít người trong Giáo Hội.
Từ ngày lịch sử 30-4-1975 cho đến tận bây giờ, một số người vẫn không hết bi quan cho đời sống Giáo Hội trong chế độ Cộng sản và không tin rằng Giáo Hội có thể thực sự loan báo Tin Mừng trong một nước cộng sản, họ coi đó là điều ảo tưởng, vô vọng. Đối lại, Đức cha Phaolô khẳng định: các Giám mục chúng tôi vẫn vui tươi, lạc quan, tin tưởng, hăng say thi hành sứ mạng của mình, vì tin rằng trong Đức Kitô chết và phục sinh “Thiên Chúa Tình Yêu đã chiến thắng sự dữ, tội ác và hận thù, chiến thắng sự chết là kẻ thù lớn nhất của loài người” , và xác tín rằng “Tin Mừng mở ra niềm hy vọng cho tất cả thế giới, tất cả mọi người, đặc biệt là những kẻ bé mọn” . Sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội và do đó của các Giám mục mọi nơi, mọi thời nhắm tới “mọi người không trừ một ai” , vì không ai bị loại ra khỏi tình yêu cứu độ của Chúa. Xã hội cộng sản, con người cộng sản rõ ràng cũng là đối tượng của sứ vụ rao giảng của Giáo Hội, họ “cũng là một trong những đối tượng mà Thiên Chúa muốn chinh phục bằng tình yêu” . Vậy cả người cộng sản nữa, chúng ta phải yêu mến họ: “Chúng tôi không thể vừa căm ghét người khác, vừa rao giảng tin mừng Tình Yêu cho họ, vì như thế là tự mâu thuẫn” . Tôi nhớ lại một lời mà Đức cố TGM Nguyễn Văn Bình thường nói với giới tu sĩ, linh mục như một điệp khúc: Anh chị em hãy yêu thương người cộng sản cho dù họ có thể không thương ta đâu!
Từ quan điểm Tin Mừng –và chỉ từ quan điểm đó– Đức Giám mục giáo phận Mỹ Tho gợi ý rằng được hiện diện và rao giảng trong xã hội Việt Nam cộng sản cũng là một ân huệ của Chúa vì “cách đây khoảng 50 năm, có rất nhiều người ao ước được hiện diện, được rao giảng Tình Yêu của Chúa Giêsu trong các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Hoa lục địa mà không được mãn nguyện” . Nếu coi việc rao giảng Tin Mừng này là ảo tưởng thì quên mất rằng “đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được”. (Nếu muốn, Đức cha cũng đã có thể nêu lên rất nhiều những ví dụ trong thực tế lịch sử, ngay từ 75 đến nay: Có biết bao dự đoán bi quan, biết bao lời “tiên tri báo hoạ” –nói theo kiểu ĐGH Gioan XXIII hồi triệu tập Công đồngVaticanô II– đã tỏ ra sai lầm, và ngược lại có biết bao điều tích cực lẫn tiêu cực không ai ngờ tới lại đã là hiện thực. Quả thực, tư tưởng của Thiên Chúa không phải là tư tưởng của con người). Nhưng nhà giảng thuyết chỉ viện dẫn sự kiện Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã viết thư gởi cho Giáo Hội tại Trung Quốc, trong đó ngài “đã biểu lộ ‘niềm hy vọng lớn lao’ do tin vào Đức Kitô phục sinh” và “mạnh dạn nói với mọi người trong Giáo Hội, không phân biệt phe phái [nghĩa là Giáo Hội ‘hầm trú’ thiểu số và Giáo Hội “tự trị” chính thức] kêu gọi mọi người hãy hiệp nhất, hãy một lòng một ý loan báo Tin Mừng Chúa Kitô” . Rồi kết thúc bài giảng, Đức cha cũng kêu gọi: “Hãy mạnh dạn loan bao Chúa Kitô, đừng sợ, hãy mở toang mọi cánh cửa cho Chúa”.
Để kết luận
“Chúng con không biết ăn nói” , đó là một lời nhìn nhận khiêm tốn và phải lẽ của các Giám mục thưa lên trước hết là với chính Thiên Chúa, Đấng đã chọn và giao phó sứ mạng rao giảng chân lý cứu độ cho các ngài. Sứ mạng đó vượt sức con người, và các Giám mục chỉ có thể hoàn thành với chính sức mạnh của Chúa. Làm sao luôn luôn nói đúng Lời của Chúa, đó phải là bận tâm ray rứt của mọi nhà Tiên tri chân chính. Sẽ không có hy vọng truyền đạt đúng sứ điệp Chúa muốn gởi đến, nếu không có một sự dấn thân trọn vẹn cho sứ mạng, một sự gắn bó, một sự thân mật thâm sâu với Chúa. Cho dù hình thức rao truyền sứ điệp là thế nào đi nữa thì cái nhìn của nhà Ngôn sứ về Thiên Chúa phải thấm nhập vào cách thức suy nghĩ của ông đến độ ông nhìn mọi sự theo quan điểm của Chúa.
Hiểu như thế thì lời nhìn nhận “Chúng con không biết ăn nói” cũng có thể được coi như câu trả lời gián tiếp cho những người phê bình các Giám mục một cách chân tình và với tinh thần trách nhiệm và tinh thần xây dựng. Trước đòi hỏi lớn lao của nhiệm vụ rao giảng, chắc các Giám mục không dám tự phụ cho rằng mình rất “biết ăn nói”, lúc nào cũng biết phải nói gì và nói thế nào theo đúng quan điểm của Chúa và Giáo Hội. Nhất là trong một nước cộng sản, luôn nhìn mọi sự, kể cả tôn giáo theo quan điểm chính trị. Sự thận trọng, như Đức cha Phaolô đã nói, là rất cần thiết, vì lợi ích của Giáo Hội. Nhưng thận trọng, cân nhắc có thể trở thành nhút nhát, do dự dẫn tới thiếu sót trong trách nhiệm.
Nếu hết mọi Kitô hữu Việt Nam đều có cùng một mối quan tâm loan báo Tin Mừng hic et nunc (tại đây và lúc này đây) và biết lấy giáo lý Tin Mừng và giáo lý Hội Thánh làm tiêu chuẩn đánh giá, thì những lời phê bình, góp ý với hàng Giáo phẩm sẽ có nhiều cơ may là đúng đắn và hữu ích, và Giáo Hội sẽ có thể dồn sức lực vào một nhiệm vụ căn bản duy nhất: Sống và rao giảng Tin Mừng, vốn là lý do tồn tại của Giáo Hội.
Ngày 29-9-2009
Tiên tri Giêrêmia - Họa phẩm của Michelangelo |
Câu mở đầu này có thể gây ra một vài thắc mắc hợp lý nơi người nghe mà chắc hẳn Đức cha đã đoán biết, nhưng ngài không dừng lại ở đó; ngài chỉ mượn lời nhà tiên tri để chuyển qua đoạn sau liên quan tới chuyện “ăn nói” của các Giám mục chúng ta. Có lẽ cách mở đầu như thế cũng tạo ngay âm điệu và bầu khí cho toàn bài: đây sẽ không phải là một bài giảng mang tính “huấn giáo” rõ nét –một nhiệm vụ rất quan trọng của các Giám mục vốn được gọi là “thầy dạy chân lý”– mà (như chúng ta sẽ thấy rõ hơn), là những lời chia sẻ, tâm sự, thầm thì giữa cha con, với đôi chút “phân trần”. “Chúng tôi phải làm gì, nói gì? … Chúng tôi phải giữ gìn lời ăn tiếng nói. Chúng tôi chọn thái độ dè dặt thận trọng” và vì thế, “chúng tôi phải chịu đựng những lời phê phán nặng nề, và nhiều khi rất bất công. Xin dành lại cho sự phán xét của Thiên Chúa” . Người ngoài cuộc sẽ tự hỏi: Có chuyện gì vậy? Tại sao các Giám mục phải “phân bua” như thế? “Chuyện này” liên quan thế nào tới sứ vụ rao giảng Tin Mừng?
Tiên tri hay ngôn sứ là người được Thiên Chúa chọn để công bố Lời của Người cho dân; ông phải chú tâm nói Lời của Chúa và khi cần, giải thích Lời ấy cách trung thành, mạnh dạn, thẳng thắn. Lời Chúa có thể là lời an ủi, khuyến khích và phù hợp với chờ đợi của mọi người, nhưng lắm khi đó là lời phản kháng, cảnh cáo răn đe hay phán xét trước tội lỗi của dân hay nhà cầm quyền. Những lần đề cập tới huấn quyền của Giáo Hội nói chung, hay nhiệm vụ rao giảng của hàng Giám mục nói riêng, Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II thường hay viện dẫn lời sau đây của thánh Phaolô căn dặn môn đệ Timôthê: “Tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu theo giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà tìm kiếm hết thầy này đến thầy kia… Phần anh, hãy thận trọng trong mọi sự, hãy chịu đựng đau khổ, làm công việc của người loan báo Tin Mừng và chu toàn chức vụ của anh” (2 Tm 4,1-3.5).
Vậy mà, theo một dư luận ngày càng mạnh mẽ và táo bạo hơn trong giới Công giáo Việt Nam ở trong và nhất là ở ngoài nước, các Giám mục Việt Nam, trước một xã hội đầy dẫy tiêu cực, ngay cả khi đối diện với những hành động bất công sai trái của kẻ cầm quyền bị dư luận mạnh mẽ lên án, -các ngài thường giữ thinh lặng, hoặc có lên tiếng thì cũng quá dè dặt, nhẹ nhàng, tránh đụng chạm trực tiếp, không tạo được áp lực hay “ép-phê” nào… Một số người không dừng lại ở mức nhận định mà còn nặng lời phê phán các ngài là thế này thế nọ. Tóm lại, theo họ, các ngài chưa làm tròn nhiệm vụ, không thi hành hết chức năng tiên tri của mình trong khi rao giảng Tin Mừng.
Quy chiếu về tình hình trên đây, Đức cha Phaolô tự nhìn nhận rằng thái độ dè dặt của các Giám mục là có thật, sự cẩn trọng của các ngài trong lời ăn tiếng nói là có thật. Nhưng đây là một chọn lựa có ý thức và tự do, và không phải dễ dàng. Không dễ dàng vì “tình hình thế giới phức tạp (và) vì những thế lực giằng co chống đối nhau luôn muốn lôi kéo chúng tôi về phía họ” . Những thế lực nào, Đức cha không nêu rõ danh tánh, nhưng cho biết đó là những thế lực chính trị: “Để không làm công cụ cho một thế lực chính trị nào, chúng tôi phải giữ gìn lời ăn tiếng nói” . Nếu không cẩn trọng thì sẽ bị lợi dụng hoặc bị công kích ngay.
Nhưng nếu chỉ có thế thì vẫn chỉ là khôn ngoan tầm thường. Nếu như sứ mạng đòi hỏi, các Giám mục có dám chịu “trả giá” không? Đó mới là câu hỏi quyết định. Vì thế Đức cha Phaolô nói tiếp: “Điều quan trọng đối với chúng tôi là không ngừng đối diện với Chúa, lắng nghe Chúa, để cho Chúa thanh tẩy tâm hồn và môi miệng, như Chúa đã giơ tay chạm vào miệng Giêrêmia và phán: ‘Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi’. Chúng tôi phải can đảm và mạnh dạn đón nhận sứ mạng…” Nói cách khác, các Giám mục biết mình phải lo lắng để nhận ra và công bố đúng lời của Chúa, thánh ý của Chúa, chân lý của Chúa khi cần thiết, chứ không phải bận tâm làm vừa lòng ai hay tránh né sợ làm mất lòng ai cả. Các ngài không sợ “trả giá” khi biết mình hành động theo đúng nhiệm vụ được Chúa giao phó cho mình.
Các Giám mục không có sứ vụ nào khác ngoài loan báo Tin Mừng. Cho dù trong đời sống cụ thể, lời nói việc làm của các ngài có thể có một tác động chính trị, nhưng các ngài không được phép làm chính trị. Đức cha giảng lễ nhắc lại một điều không hề mới lạ: “Rõ ràng sứ mạng của chúng tôi là một “sứ vụ tôn giáo”, không phải là một nhiệm vụ chính trị, như Chúa Giêsu đã khẳng định trước mặt Philatô: ‘Nước Ta không thuộc về thế gian này’. [Bởi thế] nên chúng tôi không dựa vào thế lực nào cả, chỉ dựa vào Chúa, dựa vào Phêrô và Đấng kế vị Phêrô mà Chúa đã đặt làm đầu chúng tôi” .
Theo tôi, những “bất đồng” giữa các ngài và những người phê phán các ngài, xét cho cùng, phần lớn đều phát sinh từ chỗ một phía ra sức -(nói “ra sức” vì không phải dễ dàng)- đứng trên quan điểm Tin Mừng và theo giáo huấn của Giáo Hội, phía kia bị chi phối bởi một lập trường chính trị minh nhiên hay mặc nhiên. Người ta có quyền chọn lựa lập trường chính trị nào họ muốn, nhưng không được “lôi cuốn” các Giám mục theo quan điểm của mình, cũng không nên “đánh giá” các ngài theo quan điểm ấy.
Sau những khẳng định mang tính nguyên tắc nói trên, Đức cha Phaolô dành phần còn lại (chiếm gần 3/5 bài giảng) để phác vẽ đôi nét về đường lối rao giảng Tin Mừng của các Giám mục trong xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo hiện nay; và ở đây, ta lại thấy xuất hiện một vài khác biệt hay thậm chí bất đồng giữa chủ trương của HĐGM và cái nhìn của không ít người trong Giáo Hội.
Từ ngày lịch sử 30-4-1975 cho đến tận bây giờ, một số người vẫn không hết bi quan cho đời sống Giáo Hội trong chế độ Cộng sản và không tin rằng Giáo Hội có thể thực sự loan báo Tin Mừng trong một nước cộng sản, họ coi đó là điều ảo tưởng, vô vọng. Đối lại, Đức cha Phaolô khẳng định: các Giám mục chúng tôi vẫn vui tươi, lạc quan, tin tưởng, hăng say thi hành sứ mạng của mình, vì tin rằng trong Đức Kitô chết và phục sinh “Thiên Chúa Tình Yêu đã chiến thắng sự dữ, tội ác và hận thù, chiến thắng sự chết là kẻ thù lớn nhất của loài người” , và xác tín rằng “Tin Mừng mở ra niềm hy vọng cho tất cả thế giới, tất cả mọi người, đặc biệt là những kẻ bé mọn” . Sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội và do đó của các Giám mục mọi nơi, mọi thời nhắm tới “mọi người không trừ một ai” , vì không ai bị loại ra khỏi tình yêu cứu độ của Chúa. Xã hội cộng sản, con người cộng sản rõ ràng cũng là đối tượng của sứ vụ rao giảng của Giáo Hội, họ “cũng là một trong những đối tượng mà Thiên Chúa muốn chinh phục bằng tình yêu” . Vậy cả người cộng sản nữa, chúng ta phải yêu mến họ: “Chúng tôi không thể vừa căm ghét người khác, vừa rao giảng tin mừng Tình Yêu cho họ, vì như thế là tự mâu thuẫn” . Tôi nhớ lại một lời mà Đức cố TGM Nguyễn Văn Bình thường nói với giới tu sĩ, linh mục như một điệp khúc: Anh chị em hãy yêu thương người cộng sản cho dù họ có thể không thương ta đâu!
Từ quan điểm Tin Mừng –và chỉ từ quan điểm đó– Đức Giám mục giáo phận Mỹ Tho gợi ý rằng được hiện diện và rao giảng trong xã hội Việt Nam cộng sản cũng là một ân huệ của Chúa vì “cách đây khoảng 50 năm, có rất nhiều người ao ước được hiện diện, được rao giảng Tình Yêu của Chúa Giêsu trong các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Hoa lục địa mà không được mãn nguyện” . Nếu coi việc rao giảng Tin Mừng này là ảo tưởng thì quên mất rằng “đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được”. (Nếu muốn, Đức cha cũng đã có thể nêu lên rất nhiều những ví dụ trong thực tế lịch sử, ngay từ 75 đến nay: Có biết bao dự đoán bi quan, biết bao lời “tiên tri báo hoạ” –nói theo kiểu ĐGH Gioan XXIII hồi triệu tập Công đồngVaticanô II– đã tỏ ra sai lầm, và ngược lại có biết bao điều tích cực lẫn tiêu cực không ai ngờ tới lại đã là hiện thực. Quả thực, tư tưởng của Thiên Chúa không phải là tư tưởng của con người). Nhưng nhà giảng thuyết chỉ viện dẫn sự kiện Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã viết thư gởi cho Giáo Hội tại Trung Quốc, trong đó ngài “đã biểu lộ ‘niềm hy vọng lớn lao’ do tin vào Đức Kitô phục sinh” và “mạnh dạn nói với mọi người trong Giáo Hội, không phân biệt phe phái [nghĩa là Giáo Hội ‘hầm trú’ thiểu số và Giáo Hội “tự trị” chính thức] kêu gọi mọi người hãy hiệp nhất, hãy một lòng một ý loan báo Tin Mừng Chúa Kitô” . Rồi kết thúc bài giảng, Đức cha cũng kêu gọi: “Hãy mạnh dạn loan bao Chúa Kitô, đừng sợ, hãy mở toang mọi cánh cửa cho Chúa”.
Để kết luận
“Chúng con không biết ăn nói” , đó là một lời nhìn nhận khiêm tốn và phải lẽ của các Giám mục thưa lên trước hết là với chính Thiên Chúa, Đấng đã chọn và giao phó sứ mạng rao giảng chân lý cứu độ cho các ngài. Sứ mạng đó vượt sức con người, và các Giám mục chỉ có thể hoàn thành với chính sức mạnh của Chúa. Làm sao luôn luôn nói đúng Lời của Chúa, đó phải là bận tâm ray rứt của mọi nhà Tiên tri chân chính. Sẽ không có hy vọng truyền đạt đúng sứ điệp Chúa muốn gởi đến, nếu không có một sự dấn thân trọn vẹn cho sứ mạng, một sự gắn bó, một sự thân mật thâm sâu với Chúa. Cho dù hình thức rao truyền sứ điệp là thế nào đi nữa thì cái nhìn của nhà Ngôn sứ về Thiên Chúa phải thấm nhập vào cách thức suy nghĩ của ông đến độ ông nhìn mọi sự theo quan điểm của Chúa.
Hiểu như thế thì lời nhìn nhận “Chúng con không biết ăn nói” cũng có thể được coi như câu trả lời gián tiếp cho những người phê bình các Giám mục một cách chân tình và với tinh thần trách nhiệm và tinh thần xây dựng. Trước đòi hỏi lớn lao của nhiệm vụ rao giảng, chắc các Giám mục không dám tự phụ cho rằng mình rất “biết ăn nói”, lúc nào cũng biết phải nói gì và nói thế nào theo đúng quan điểm của Chúa và Giáo Hội. Nhất là trong một nước cộng sản, luôn nhìn mọi sự, kể cả tôn giáo theo quan điểm chính trị. Sự thận trọng, như Đức cha Phaolô đã nói, là rất cần thiết, vì lợi ích của Giáo Hội. Nhưng thận trọng, cân nhắc có thể trở thành nhút nhát, do dự dẫn tới thiếu sót trong trách nhiệm.
Nếu hết mọi Kitô hữu Việt Nam đều có cùng một mối quan tâm loan báo Tin Mừng hic et nunc (tại đây và lúc này đây) và biết lấy giáo lý Tin Mừng và giáo lý Hội Thánh làm tiêu chuẩn đánh giá, thì những lời phê bình, góp ý với hàng Giáo phẩm sẽ có nhiều cơ may là đúng đắn và hữu ích, và Giáo Hội sẽ có thể dồn sức lực vào một nhiệm vụ căn bản duy nhất: Sống và rao giảng Tin Mừng, vốn là lý do tồn tại của Giáo Hội.
Ngày 29-9-2009