VINH - Đúng 16 giờ 00, thứ Sáu, ngày 18 tháng 09 năm 2009, Thánh lễ Khai mạc Tuần chầu đã diễn ra một cách long trọng, trang nghiêm và sốt sắng, dưới sự chủ tế của Cha quản hạt Thuận Nghĩa Phêrô Trần Phúc Chính, kiêm Phó Chủ tịch HĐLM Giáo phận Vinh, và quý Cha trong giáo hạt đồng tế và được đông đảo bà con trong và ngoài giáo xứ đến tham dự. Tuần Chầu Lượt Mành Sơn năm nay là cả một chuỗi ngày hồng ân mà Thiên Chúa đã thương ban cho giáo xứ. Dù chỉ có mấy ngày ngắn ngủi, nhưng các đại lễ lớn đã lần lượt được cử hành tại đây.
Xem hình ảnh
Nhưng, hôm sau, thứ Bảy, ngày 19 tháng 09 tháng 2009, mới thực là “ngày đại lễ hằng năm kính nhớ”:
* Buổi sáng, lúc 07 giờ 30, rước nhập lễ và Thánh lễ cắt băng khánh thành và làm phép ngôi nhà thờ mới của giáo họ Văn Phú, do Đức Giám mục Giáo phận Vinh-Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự, với sự tham dự của Cha quản hạt Thuận Nghĩa, cùng 18 Linh mục đồng tế trong và ngoài giáo hạt (trong đó số đó, có Cha Linh hướng Gioan Nguyễn Phước, kiêm giáo sư Đại Chủng viện Vinh-Thanh), quý Tu sĩ nam nữ, quý Thầy Đại Chủng viện, quý vị ân nhân, quan khách xa gần và đông đảo giáo dân các xứ lân cận: Tân Yên, Thanh Dạ, Thuận Nghĩa, Song Ngọc, Xuân An, v.v.;
* Buổi chiều, lúc 14 giờ 30, Đức Cha Phaolô, cùng Cha Linh hướng, Cha quản Thuận Nghĩa và một số Cha trong giáo hạt, đã đặt tay ban Thánh Thần cho 204 ứng viên của toàn giáo xứ, đã hội đủ điều kiện để lãnh nhận bí tích Thêm Sức đợt này. Đức Cha đã ưu ái trao ghi ấn tín Thánh Thần và “hôn bình an” cho 204 tâm hồn ngây ngô, đơn thành, dễ thương, dễ mến và thanh sạch, 204 đóa hoa đượm thắm hương sắc quê Mành, xứ biển mến thương, 204 ngọn nến đức tin cháy sáng, 204 hạt muối sẽ ướp mặn cho đời, v.v., với kỳ vọng rằng 204 mần sống này sẽ đâm chồi nảy lộc giữa vườn xuân Hội thánh, sẽ hòa chung nhịp sống giữa lòng nhân thế, với muôn muôn tạo vật, và sẽ từng ngày từng giờ “vươn mình lớn dậy” trong đức tin, đức cậy và đức mến, để rồi các em sẵn sàng lên đường làm chiến sĩ theo Chúa Kitô và làm chứng nhân cho Nước Trời mai hậu;
* Buổi tối, lúc 19 giờ 30, Đêm Diễn Nguyễn mừng Tuần Chầu Mành Sơn và khánh thành nhà thờ Văn Phú đã diễn ra một cách hoành tráng, với sự tham diễn của bốn đội văn nghệ: Cẩm Trường, Thuận Nghĩa, Thanh Dạ và Mành Sơn chủ nhà. Sau lời phát biểu khai mạc của Cha Tổng Đại diện Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm, đêm diễn bắt đầu và kéo dài hơn hai giờ đồng hồ, với 10 tiết mục đặc sắc, đủ thể loại, trong tiếng reo hoan của gần 5 ngàn khán-thính giả:
1) Bản hòa tấu “Thành Kính 1” của nhạc sĩ Phi Long, do dàn Nhạc dây của giáo xứ Mành Sơn biểu diễn, dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Đức Anh;
2) Bản hợp xướng “Khúc Hát Mặt Trời”, được nhạc sĩ Kim long phổ nhạc, dựa theo lời thơ của thi sĩ Xuân Ly Băng, do Ca nhạc đoàn Xê-xi-li-a giáo xứ Mành Sơn thể hiện;
3) Tiết mục hát múa phụ họa “Nỗi Niềm Xa Nhà”, do nhóm múa Đàn Cò Trắng của giáo xứ Cẩm Trường biểu diễn;
4) Nhạc phẩm “Con Có Ngài” của nhạc sĩ Cát Trắng, do nam ca sĩ Tiến Dũng thể hiện, với sự phụ họa của Tốp múa Bông Sen của Nhóm Thiếu Nhi Thánh Thể, đến từ giáo xứ Thuận Nghĩa;
5) Vũ điệu “Du Ca Tình Yêu”-nhạc Lê Việt Dũng, lời thơ Thanh Lợi-của Nhóm vũ công Đêm Sáng, đến từ giáo xứ Thanh Dạ, dưới sự dẫn dắt của biên đạo múa tài ba Thanh Thanh;
6) Kịch phẩm nổi tiếng “Cay Đắng Và Vinh Quang” của kịch giả Đức Thanh, do Đoàn ca kịch Lăng-đi-ăng giáo xứ Mành Sơn thực hiện;
7) Nhạc phẩm nổi tiếng “Con Muốn Theo Ngài” của nhạc sĩ Hương Đan, do nữ ca sĩ Xuân Thắm thể hiện, với sự phụ họa của Tốp múa Lửu Hồng-Giới trẻ giáo xứ Thuận Nghĩa;
8) Vũ khúc “Sống Cho Tình Yêu”- nhạc và lời của Linh mục Thái Nguyên-do Nhóm múa Thanh Dạ biểu diễn, dưới sự dẫn dắt của biên đạo múa tài ba Thanh Thanh;
9) Điệu vũ “Tiên Nữ Đêm Rằm”, do Tốp múa Hoa Ban Trắng của Giới Trẻ Con Đức Mẹ giáo xứ Cẩm Trường thể hiện;
10) và 10) Bản hòa tấu độc đáo và đặc sắc của nhạc sĩ Phi Long, với tựa đề “Thành kính 2”, do dàn Nhạc dây của giáo xứ Mành Sơn biểu diễn, dưới sự chỉ đạo tài tình của nhạc trưởng Đức Anh.
Sau một đêm bình an, đúng 07 giờ 00, sáng Chúa nhật XXV TN, Cha Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm đã chủ tế Thánh lễ Cao điểm của Tuần chầu, với sự tham gia đồng tế của 14 Cha trong và ngoài giáo hạt; trong đó, có Cha quản lý Phaolô Nguyễn Xuân Hóa, Cha Linh hướng Gioan Nguyễn Phước và Cha Phaolô Bùi Đình Cao-giáo sư Đại Chủng viện Vinh-Thanh. Buổi chiều cùng ngày, sau các phiên thứ Chầu Đền tạ (từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 00), Cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Thanh đã dâng Thánh lễ Bế mạc Tuần Chầu Lượt 2009.
Đó là cả chuỗi ngày hồng ân nhưng không của Thiên Chúa mà quê Mành, xứ biển mến thương, đã được đón nhận trong suốt Tuần Chầu 2009 này. Nhưng, ngày mừng cắt băng khánh thành và làm phép ngôi thánh đường của giáo họ Văn Phú mới thật là một ngày đại ân, đại phúc, đại lộc, đáng tự hào và đáng ghi nhớ trong lịch sử thành hình, thăng tiến và triển nở của giáo họ vừa già lại vừa trẻ, vừa cũ lại vừa mới này.
Giấc mơ dài của bao thế hệ tiền nhân tiếp nối nhau nay đã trở thành hiện thực. Một ngôi thánh đường đơn sơ, nhỏ gọn, xinh xắn, đặt dưới sự bảo trợ của thánh Phêrô-Quan thầy, vị Giáo hoàng đầu tiên của Hội thánh, đã mọc lên giữa một vùng đầm lầy sác xú, ngay trên khu đất mới được khôi phục, ngày 10 tháng 05 năm 2007 của giáo họ, tọa lạc ở phía Nam chân núi Đáy.
Sau gần hai tháng trời, kể từ ngày khởi công xây dựng, từ khi đặt viên đá đầu tiên vào ngày 28 tháng 07 năm 2009 đến hôm nay-ngày 19 tháng 09 năm 2009-ngôi thánh đường mới của giáo họ Văn Phú đã chính thức được hoàn thành. 54 ngày đã qua là một chuỗi ngày vất vả, lo lắng, chờ đợi, mừng vui và hy vọng của hơn 412 con tim già trẻ, lớn bé của giáo họ Văn Phú, của gần 2100 tín hữu giáo xứ Mành Sơn, của những người con xa xứ và của những ân nhân-thân nhân, quý khách xa gần; để rồi hôm nay, những ưu tư, muộn phiền, lắng lo… nhường chỗ cho những nụ cười sướng vui và cả những giọt nước mắt chan chứa hạnh phúc.
Đây chính là lời xác quyết hùng hồn rằng Thân mình Mầu nhiệm của Chúa Kitô luôn vươn dài, vươn cao, vươn xa, và lớn mạnh không ngừng theo thời gian, cho đến tận cùng bờ cõi trái đất; và đây, quả là một hồng ân đặc biệt mà Thiên Chúa đã tặng ban nhưng không cho giáo họ này, qua bàn tay dựng xây Nước Chúa, nhờ lời cầu nguyện và sự giúp đỡ tinh thần-vật chất của các mọi thành phần Dân Chúa và của những người thành tâm thiện chí, kể từ khi thành lập cho đến nay.
CON ĐƯỜNG LỊCH SỬ
Quả thật, Đại lễ Khánh thành và Làm phép Nhà thờ Giáo họ Văn phú, do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên-Giám mục Giáo phận Vinh chủ sự, lúc 07 giờ 30, thứ Bảy, ngày 19 tháng 09 năm 2009 vừa qua, là một biến cố, một khúc ngoặt lịch sử quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành, thăng tiến và triển nở của họ đạo nhỏ bé ven biển này:
1. Từ “Xóm Đồn” Đến “Văn Phú”
Đầu thế kỷ 19, có một số người dân Bến Nậy, làm nghề cầm te đóng đáy, thường đến vùng đất của Lạch Quèn làm ăn. Là dân vạn chài, họ sống lênh đênh trên những con thuyền, nay đây mai đó, ngược xuôi dọc các khúc sông. Lúc đó, ở phía Bắc cửa lạch Quèn đã có một họ đạo đông đúc, đó là giáo họ Mành Sơn.
Với nghề nông nước, tản mạn khắp nơi, nên bà con Bến Nậy rất ngỡ ngàng khi đến kiếm kế sinh nhai tại khu vực này; không những không bị quấy phá, lấy cắp tài sản, cá tôm, v.v. như các nơi khác, mà họ còn được người dân bản địa giúp đỡ, những lúc trái gió trở trời, ít que củi, vài thùng nước ngọt, và nhất là tình người nơi này.
Qua một thời gian tìm hiểu, họ mới biết đây là những người theo đạo Công giáo. Vì cảm phục lòng nhân, một số đông bà con đã tự nguyện xin học Đạo và đã được Rửa tội tại Mành Sơn. Thế là, họ đã trở thành những người đầu tiên gầy dựng giáo họ Cự Tân ngày nay.
Đến đầu thế kỷ 20, một số ít bà con Bến Nậy (giáo họ Cự Tân) vẫn giữ nghề truyền thống cha ông, quanh năm đến Lạch Quèn để làm ăn sinh sống. Vì yêu người và mến thương vùng đất lắm cá nhiều tôm này, họ đã rủ nhau lưu lại và tập cư tại khu vực ven bờ sông phía Tây-Nam chân Núi Đáy. Vì ở đó, có Đồn Lính Tây trấn giữ, nên họ được dân quanh vùng gọi là dân “Xóm Đồn”.
Ngày càng trở nên giàu có, an khang và thịnh đạt, dân Xóm Đồn cùng nhau quyết định xin gia nhập giáo xứ Mành Sơn; và họ đã được Cha quản xứ cùng toàn thể giáo dân nơi đây vui mừng đón nhận và coi họ như thể là người con thứ của giáo xứ mới chào đời; vì lúc đó, giáo họ Vĩnh Yên thuộc giáo xứ Mành Sơn vừa được nâng cao lên cấp giáo xứ.
Tháng 06 năm 1920, Đức Cha Bắc đã ký quyết định thành lập giáo họ Xóm Đồn, thuộc giáo xứ Mành Sơn, dưới sự bảo trợ của thánh Phêrô-Quan thầy. Lúc này, giáo họ chỉ có 10 hộ gia đình, với số giáo dân là 28 người, hầu hết là trai trẻ, đầy tinh thần nhiệt huyết, mãnh mẽ, cùng với họ chị Mành Sơn, tiến bước trên đường chứng tá đức tin và hăng hái xây dựng giáo xứ ngày một thăng tiến và triển nở về mọi mặt.
Đến năm 1930, số giáo dân giáo họ Xóm Đồn đã lên tới 56 người. Lúc đó, Cố Nhơn, đang coi sóc Mành Sơn, đã bàn với bà con giáo họ, làm sao tậu được một vùng đất để xây dựng nhà thờ và an cư lạc nghiệp; vì mỗi năm, cứ đến dịp Lễ Quan thầy, giáo họ lại phải nhờ nhà thờ giáo xứ để tổ chức.
Được sự đồng thuẫn và hưởng ứng của mọi người, Cố Nhơn đã thương thuyết với các chức sắc của thôn Mạnh Sơn, để mua đất. (Xin nói rõ thêm là thời đó, thôn Mạnh Sơn đã tách khỏi xã Phú Nghĩa và trở thành một thôn đôc lập như các xã trong huyện Quỳnh lưu).
Về mặt kinh tế, việc bán đất là một sự tổn thất, nhưng vì để dựng xây cộng đoàn và kiến tạo nhà Chúa, nên toàn thể nhân dân thôn-xứ Mành Sơn đã đồng ý bán cho giáo họ Xóm Đồn vùng đất của làng: phía Tây giáp bờ sông; phía Đông giáp đường dọc cánh đồng làng; phía bắc giáp đường dọc chân núi Đáy; và phía Nam giáp chân Núi Đình, với diện tích khoảng 4 ha.
Vào hạ tuần tháng 05 năm 1930, cả giáo họ vui mừng tổ chức liên hoan. Đại biểu của làng và của hai giáo họ ngồi chật ních cả bốn con thuyền. Ông Trần Văn Tăng-đại diện họ Xóm Đồn và ông Trần Văn Thổ-đại diện thôn Mạnh Sơn cùng ký vào biên bản bán đất, với giá tuyệt nhượng là 700 quan; số tiền này do bà con giáo dân giáo họ Xóm Đồn đóng góp.
Tậu được vùng đất mới, giáo dân vừa mừng lại vừa lo; vì lúc đó, chẳng có lấy một phương tiện máy móc nào để cải tạo một vùng sình lầy và sác xú này, lại thêm sự xói mòn của hai dòng khe, do nguồn nước đổ xuống từ ba sườn núi là Núi Rồng, Núi Đình và Núi Đáy. Mỗi khi có báo tố, lúc gặp triều cường, thì xóm biển lại bị tàn phá nặng nề.
Nhưng, dù khó khăn bao nhiêu, cũng không thể ngăn được lòng quyết tâm và sự đoàn kết của mọi người. Với sự đồng lòng nhất trí của bà con giáo họ, thêm vào đó là sự tận tình giúp đỡ của Cha quản xứ và bà con họ Mành Sơn, từ vùng sình lầy xác xú này, nhiều ngôi nhà đã mọc lên trên nền đất mênh mông, lung linh soi bóng nước, mộng mơ nên thơ, thấm đầy mồ hôi và lao công của con người.
Đầu năm 1935, nhân một chuyến đi công tác ở Quảng Bình, Cha Giuse Quy, lúc đó coi sóc giáo xứ Mành sơn, nhận thấy có xứ đạo nơi này mang tên “Văn Phú”. Vì cho đây là một cái tên rất đẹp và rất phù hợp với vùng đất Xóm Đồn, nên khi trở về, ngài liền bàn thảo với giáo dân và mọi người nhất trí đổi tên giáo họ “Xóm Đồn” thành giáo họ “Văn Phú”, vào tháng 03 năm 1935.
2. Xây Dựng Nhà Chúa Lần I
Khoảng tháng 04 năm 1935, giáo dân giáo họ Văn Phú lúc đó mới chỉ có 16 hộ gia đình, với khoảng 80 người, nhưng đầy nhiệt huyết tông đồ; tất cả đều đồng lòng nhất trí, chung sức, đồng lòng, góp công-của, quyết tâm xây dựng ngôi nhà thờ của giáo họ.
Biết bao mồ hôi công sức, giữa bốn bề nước mặn mênh mông, phải khiêng gánh từng thùng nước ngọt và nguyên vật liệu dưới trời hè nóng gắt để dựng xây nhà Chúa, nhưng tất cả đều hăng say, vui vẻ. Nhờ sự chung tay, góp công, tiếp sức của chị cả Mành sơn và sự yêu thương, giúp đỡ của Cha quản xứ, chỉ hơn một năm xây dựng, ngôi nhà thờ mới đã được hoàn thành, nổi lên giữa vùng nước mênh mông, lung linh xinh đẹp, trong niềm vui hoan của mọi người.
3. Thời Kỳ Hưng Phát (1937-1953)
Có được ngôi nhà thờ mới, bà con trong giáo họ sớm tối quây quần bên nhau, cùng vang lên lời kinh tiếng hát; nhà nhà an cư lạc nghiệp; người người vui vẻ hạnh phúc; cuộc sống tràn đầy hồng ân Thiên Chúa. Vì thế, hằng năm, cứ đến dịp lễ Quan thầy, bà con trong giáo xứ và các xứ bạn, cùng đổ về đông vui, trên bến dưới thuyền, cờ bay phất phới, rực rạo cả lòng người. Văn Phú ngày càng đông vui; các Hội đoàn đua nhau phát triển.
Thật là sơn thủy hữu tình! Đúng như cái tên Văn phú-vừa đẹp lại vừa giàu! Tức cảnh, sinh tình! Có người đã ứng tác nên mấy vần thơ:
“Ai về Văn phú mà coi,
Lung linh bóng nước, ngắm soi nhà thờ.
Thuyền chài cập bến nên thơ,
Rộn ràng tôm cá, ngẩn ngơ lòng người.”
Lúc này, giáo xứ Mành sơn có hai họ giáo, hai ngôi nhà thờ; chị em cùng dắt tay nhau, tung tăng thăng tiến… Đến cuối năm 1953, số giáo dân đã lên tới 112 người.
4. Thời Kỳ Bi Thương (1954-1980)
Cuối năm 1954, giáo họ Văn Phú cùng chịu chung số phận, trong cuộc biến động của lịch sử đất nước: tổ quốc bị cắt chia thành hai miền. Trong trào lưu di cư vào Nam, 87 người đã bước vội ra đi. Giáo họ từ 112 người chỉ còn 5 hộ gia đình với 25 người ở lại cầm cự; họ phải duy trì những sinh hoạt riêng của giáo họ, phải đóng góp nghĩa vụ chung với giáo xứ và phải tiếp tục gìn giữ ngôi thánh đường thân thương này. Dù khó khăn ngàn trùng, những người ở lại vẫn duy trì lời kinh tiếng hát; và hằng năm, họ vẫn tổ chức mừng lễ thánh Phêrô-Quan thầy.
Mặc dù cuộc chiến đã lan rộng ra miền Bắc, nhưng Cha già Phêrô Phạm Đình Hậu vẫn luôn yêu thương, quan tâm và chăm sóc giáo họ. Nhưng, một sự kiện kinh hoàng đã xẩy ra: ngày 07 tháng 03 năm 1967, máy bay Mỹ đã ném bom phá sập ngôi nhà thờ của giáo họ; bức tường mặt tiền hoàn toàn biến mất, ngôi nhà thờ chỉ còn trơ trọi ba bức tường phía sau và hai bên; tượng thánh Phêrô rơi từ trên tháp xuống đất, nhưng vẫn nguyên vẹn: tay này vẫn cầm trọn chìa khóa, tay kia vẫn giữ nguyên cuốn sách, như thể muốn nói lên rằng Thiên Chúa luôn gìn giữ, thánh Quan thầy luôn phù trợ vùng đất thiêng liêng này, và rồi Lời Chúa sẽ lại có ngày được vang lên trên nền đất mà Thiên Chúa đã ngự trị.
Dù không còn nhà thờ và chỉ có mấy gia đình, nhưng bà con giáo họ vẫn duy trì sinh hoạt của giáo họ; hằng năm đến lễ Quan thầy vẫn được Cha phụ trách dâng lễ trọng thể, trong ngôi nhà thờ của giáo xứ.
Năm 1977, một nỗi đau thương và mất mát nữa lại xảy ra: ba bức tường còn lại của ngôi thánh đường và đá kè quanh móng đã bị chính quyền và Ủy ban Nhân dân xã Tiến Thủy cho người lấy hết, chẳng cần một thông báo, hay ý kiến gì của bà con giáo họ; mọi người chỉ biết ứa lệ đau buồn, nuốt hận vào trong!
Thiết nghĩ việc lấy đá của nhà thờ Văn Phú để làm đường, về mặt kinh tế, đối với toàn xã Tiến thủy thật chẳng có nghĩa lý gì, nhưng lại gây tổn thương vô cùng lớn, đối với giáo dân Văn Phú và cộng đoàn giáo xứ Mành Sơn. Dù ngôi thánh đường đã bị xóa sạch dấu vết, bởi sự tàn nhẫn của con người, nhưng bà con giáo dân vẫn cố gắng duy trì sinh hoạt của giáo họ.
Tuy nhiên, năm 1980 lại đánh dấu một bước ngoặt đau buồn nữa trong lịch sử của giáo họ: vì quá ít người, thấy không thể duy trì sinh hoạt được nữa, giáo dân Văn Phú đã xin gia nhập vào họ giáo Mành Sơn.
Giáo xứ Mành Sơn vô cùng đau xót khi thấy người con của mình bị mất đi trong niềm tiếc thương vô hạn, nhưng vẫn hy vọng một ngày nào đó, giáo họ lại được khôi phục… Lời Chúa lại vang lên hằng ngày trên mảnh đất linh thiêng này.
5. Tiến Trình Hồi Phục (2005-2009)
Từ 2005 đến 2009, một chuỗi ngày đầy hồng ân mà Thiên Chúa đổ tràn xuống trên giáo họ:
* Ngày 11 tháng 06 năm 2005, với lời đề nghị của đông đảo bà con giáo dân Văn Phú, Cha Phêrô Lê Nam Cao, cùng Hội đồng Mục vụ giáo xứ, đã chủ trì Hội nghị bàn việc khôi phục giáo họ. 60 người chủ hộ, đại diện cho 350 giáo dân, đã thống nhất làm đơn đệ trình lên chính quyền các cấp, để xin khôi phục giáo họ;
* Ngày 29 tháng 06 năm 2006, Cha Phêrô Lê Nam Cao tổ chức dâng thánh lễ tại cầu Ông Nho, mừng kính thánh Quan thầy Phêrô và dựng cây Thánh giá cao 4 m trên nền đất ngôi nhà thờ cũ;
* Ngày 29 tháng 03 năm 2007, dưới sự chỉ đạo của Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, tổ máy xúc của anh Lê Văn Thành (Quỳnh Mỹ), khởi công xúc đất và đắp nền cho giáo họ Văn phú;
* Ngày 17 tháng 04 năm 2007, văn thư của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, gửi Tòa Giám mục Xã Đoài, số 17/2009, ký quyết định cho khôi phục giáo họ Văn Phú;
* Ngày 10 tháng 05 năm 2007, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận Vinh, ký quyết định số 22/207 QĐTC khôi phục giáo họ Văn Phú;
* Ngày 15 tháng 06 năm 2007, sau 75 ngày lao động cật lực, san lấp đất của cả cộng đoàn giáo xứ, kết hợp với máy xúc, cùng đoàn xe tải, đã làm được hơn 5000 m2. Mặt bằng đất đã nổi lên trên vùng đầm lầy, mênh mông nước của giáo họ Văn Phú;
* Ngày 07 tháng 09 năm 2007, Đức Cha Phaolô chủ sự Thánh lễ Tạ ơn, cùng với 20 Linh mục, mừng khôi phục giáo họ Văn Phú.
Niềm ao ước canh cánh bấy lâu, nay đã trở thành hiện thực. Sau hơn 40 năm vắng bóng, Lời Chúa lại được vang lên trong Thánh lễ, trên mảnh đất linh thiêng của giáo họ. Nhưng, biến cố này cũng tiên báo những ngày đầy vất vả của giáo họ và giáo xứ, trong công việc tái thiết cơ sợ hạ tầng cho giáo họ Văn Phú.
Xin được nói đôi chút về Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, hiện đang quản nhiệm giáo xứ: Với nhiệt huyết Tông đồ và lòng đại ái Mục tử, Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh đặc biệt quan tâm đến cộng đoàn giáo xứ Mành Sơn, cách riêng giáo họ Văn Phú.
Thấy điều kiện giao thông vô cùng bi đát, với con đường hơn 2 m chiều rộng, khó khăn cho xe cộ đến bến thuyền để vận chuyển cá ruốc, nhất là khi trời cho được mùa; thấy con đường đê của chính quyền nhân dân đắp năm xưa bị xói lở gần hết, không thể đi lại được, Cha Antôn đã động viên giáo dân, cùng chung sức với Ngài khôi phục con đường cũ, để giao thông được dễ dàng, kinh tế phát triển, thôn làng sẽ đẹp hơn.
Nhưng, thật trớ trêu thay, việc làm vô cùng chính đáng này lại là nguyên nhân dẫn đến bao nhiêu chuyện buồn, do sự đố kỵ và giải quyết không hay, thiếu thỏa đáng của chính quyền địa phương:
* Ngày 13 tháng 06 năm 2008, tổ máy xúc của anh Chính (Hạ Nguyên), cùng với nhân dân khởi công đắp lại con đường mang tên “Đê Văn Phú”;
* Ngày 15 tháng 06 năm 2008, chính quyền, công an xã xuống đình chỉ công trình, đe dọa còng thợ lái máy xúc; và họ đã bị nhân dân kịch liệt phản đối;
* Ngày 25 tháng 07 năm 2008, nhân dân thôn Minh Sơn tổ chức cắm cờ, đắp chắn ngang con đường đang thi công, giáo dân Mành Sơn rất bức xúc, định phản ứng… nhưng, được Cha quản xứ và Hội động Mục vụ giáo xứ can ngăn, nên phải nuốt hận cho qua;
* Ngày 29 tháng 07, Ban Chính sách thôn mời chính quyền xuống tham dự cuộc họp với nhân dân. Nhưng, ông Bí thư xã, Phó Chủ tịch và Chủ tịch HĐND, không đáp ứng được đề nghị của họ và hẹn ngày 03 tháng 08 sẽ giải quyết;
* Chiều ngày 03 tháng 08 năm 2008, nhân dân kéo nhau lên xã, nhưng chính quyền lại không giải quyết;
* Ngày 06 tháng 08 năm 2008, UBND xã mời giáo dân lên Ủy ban, có Đoàn của Chính quyền Mặt trận huyện Quỳnh Lưu xuống giải quyết. Sau khi nghe nhân dân trình bày nguyện vọng và lịch sử con đường cũ, ông Vang-Phó Chủ tịch UBND huyện-phát biểu chỉ đạo thống nhất, cho nhân dân thôn Sơn Hải khôi phục con đường cũ. Nhân dân vỗ tay đồng tình với sự giải quyết của chính quyền huyện, đối với nguyện vọng chính đáng của họ;
* Ngày 10 tháng 08 năm 2008, toàn thể giáo dân Mành sơn, với sự giúp đỡ của hơn 300 giáo dân giáo xứ Cẩm Trường, dưới sự chỉ đạo của Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, sau một buổi sáng làm việc cật lực, 3 mặt giáp công, thủy, bộ và đắp tại chỗ; hơn 1 vạn bao bì cát được de xếp thành đoạn đê dài hơn 30 m, nối liên việc đi bộ từ Mành Sơn theo đường thẳng lên bến cảng;
* Ngày 11 tháng 08 năm 2008, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tàu Cuốc Nghệ An đã gặp Cha quản xứ và Hội đồng Mục vụ giáo xứ, xin được đổ cát vào khu đất của giáo họ Văn Phú.
Quả thật, một sự lạ lùng mà ai ai cũng nhận thấy là có một sự xếp đặt công việc hết sức lô-gích. Không những chỉ có Cha con trong giáo xứ xây dựng mà cả xã hội, dù không thích cũng phải cùng chung tay:
* Ngày 13 tháng 08 năm 2009, tàu hút bùn của Công ty Cổ phần Tàu Cuốc Nghệ An, bắt đầu làm việc để bơm cát đắp đầy vùng đất giáo họ Văn Phú. Đến ngày 15 tháng 04 năm 2008, họ đã bơm được một vùng đất bằng phẳng như chúng ta thấy hôm nay;
* Ngày 13 tháng 08 năm 2008, lợi dụng lúc đa số giáo dân Mành Sơn đi tham dự lễ Đức Mẹ tại La Vang, khoảng 22 giờ đêm, một số đông dân Minh Sơn tổ chức phá đê, chọc thủng các bao cát, làm hỏng một đoạn đường dài 8, 20 m (mất khoảng 2000 bao bì cát);
* Sáng ngày 14 tháng 08 năm 2008, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch HĐMV giáo xứ và ông Trần Đức Biển, lên văn phòng Chủ tịch UBND xã báo cáo sự việc với ông Chủ tịch Bùi Quang Khánh và Phó Chủ tịch Hồ Ngọc Cường, nhưng UBND xã không đến hiện trường lập biên bản và cũng không hề có ý kiến gì;
* Đêm ngày 15 tháng 08 năm 2008, một số dân Minh Sơn lại chặn đánh nhân dân thôn Sơn Hải đi chơi về đêm, ngay đầu đoạn đê vừa bị phá hôm trước và có hành động phá đường tiếp. Vì quá bức xúc, nên nhân dân Sơn Hải đã đuổi đánh;
* Ngày 16 tháng 08 năm 2008, từ 5 giờ sáng, một số dân Minh Sơn đã lăn đá chắn đường không cho người các nơi đến Sơn Hải bán gạo, rau, quả… và các xe cộ; chúng hăm dọa các em đi học cùng nhân dân, có sự hiện diện của cán bộ và công an xã; chúng còn chặn và hăm dọa cả cán bộ thôn đi họp nữa. Ông Trần Đức Biển, Trưởng thôn, đã báo với Cha quản xứ và HĐMV giáo xứ. Vì quá bức xúc, đến 8 giờ sáng cùng ngày, nhân dân thôn Sơn Hải đã phải đuổi đánh mới giải tỏa được;
* Đêm ngày 17 tháng 08, một số thánh giá khu vực nghĩa địa của giáo xứ Mành Sơn bị đập phá;
* Ngày 28 tháng 08, sau bao ngày lao động cực nhọc, niềm vui phấn khởi đã đến: cùng với sự giúp đỡ trong ngày của hơn 200 giáo dân Cẩm Trường, đến 16 giờ 00, 2 đầu cầu được nối liền; những chiếc xe tải đã chạy thông đường, trong tiếng reo hoan của mọi người;
* Ngày 28 tháng 03 năm 2009, được sự giúp đỡ của hơn 30 thợ của giáo xứ Cẩm Trường và toàn thể giáo dân Mành Sơn, sau hơn 2 giờ làm việc, bức tường rào phía Bắc của giáo họ dài 150 m và tượng Chúa Kitô vua cao hơn 5 m (cả bệ) đã được xây dựng hoàn thành.
6. Xây Dựng Nhà Chúa Lần II
Thật khó mà nói hết được tinh thần nhiệt huyết, lòng mến thương Hội thánh của Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, một Mục tử tốt lành giữa đoàn chiên. Không thể diễn tả hết được bằng lời mà chỉ có những tấm lòng kính phục! Những công trình Ngài đã dựng xây nói lên điều đó, cách riêng ngôi nhà thờ của giáo họ hôm nay.
Trong lúc còn xây dở ngôi thánh đường giáo xứ Cẩm Trường, với trăm ngàn khó khăn, nhưng Ngài vẫn quyết định xây cất ngôi nhà thờ mới cho giáo họ Văn Phú.
Và thật đẹp lòng Chúa, nên hồng ân Thiên Chúa đổ xuống tràn trề, với sự đồng tâm nhất trí của bà con giáo họ, giáo xứ, cùng với sự giúp đỡ của các anh em thợ giáo xứ Cẩm Trường và các tổ thợ khác.
* 22 giờ thứ Bảy, ngày 11 tháng 07 năm 2009, phần gỗ nhà thờ được chở đến nền đất giáo họ;
* Thứ Bảy, ngày 18 tháng 07 năm 2009, Cha quản xứ và giáo dân động thổ xây móng;
* Thứ Tư, ngày 28 tháng 07 năm 2009, toàn giáo xứ dựng phần gỗ nhà thờ giáo họ Văn Phú;
* 9 giờ 15 phút, ngày 04 tháng 09 năm 2009, Cha Antôn đã cùng với các thợ đỡ cây thánh giá đặt lên đỉnh mặt tiền nhà thờ, trong tiếng vỗ tay hoan hô phấn khởi của mọi người;
* Ngày 13 tháng 09, tượng thánh Phêrô-Quan thầy đã được đặt lên ngai tòa;
* Ngày 14 tháng 09 năm 2009, giáo họ Văn Phú hoàn thành việc xây dựng ngôi nhà thờ mới, hồi công cho các tổ thợ và chờ ngày Đức Cha ra cắt băng khánh thành.
Vậy là chỉ sau 58 ngày, kể từ ngày động thổ, việc xây dựng ngôi nhà thờ của giáo họ đã thành công tốt đẹp. Không thể diễn tả hết niềm vui, bà con giáo dân chỉ xin dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ, bởi biết bao hồng ân Người đã thương ban cho, nhờ sự cầu thay nguyện giúp của Mẹ Maria và thánh Phêrô Quan thầy.
Quả thật, sau hơn hai năm phục hồi, nhờ hồng ân nhưng không của Thiên Chúa, dưới sự chăn dắt khôn ngoan của Cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Thanh và sự nhiệt thành vì nhà Chúa của giáo dân Mành Sơn nói chung và giáo dân Văn Phú nói riêng, nhiều phép lạ cả thể đã lần lượt xảy ra trên mảnh đất linh thiêng này.
Một vùng đầm lầy sác xú của Lạch Quèn bỗng chốc trở thành một bãi đất mênh mông, một khuôn viên rộng lớn với tượng đài Chúa Kitô Vua cao gần 5 m (cả bệ) án ngự, bên cạnh một ngôi thánh đường nho nhỏ, xinh xinh, ngiêng mình hiện hữu, sau 58 ngày lao công vất vả của biết bao bàn tay dựng xây nhà Chúa.
Đại lễ hôm nay nhắc nhớ cộng đoàn hiện diện, đặc biệt là giáo dân giáo họ Văn Phú, rằng: Chúng ta cần năng lui tới ngôi nhà thờ này để điểm tô, gìn giữ đền thờ tâm hồn của mỗi người bằng chính nỗ lực sống theo và sống đúng tinh thần Tin Mừng, như thánh Âugustinô đã nói trong một thánh lễ cung hiến thánh đường: “Chúng ta đến đây để cung hiến nhà cầu nguyện; nhưng, đừng quên rằng nếu hôm nay nhà này trở thành nhà cầu nguyện, thì tâm hồn anh chị em phải luôn luôn là nhà của Thiên Chúa”.
Hiểu như thế, ngôi nhà thờ bằng gỗ đá này sẽ đứng đây như biểu tượng nhắc nhớ, hướng dẫn và giáo huấn chúng ta, để chúng ta ngày càng trở nên người hơn và thêm giống Chúa Kitô hơn, nhất là trở nên người Kitô hữu hơn.
Xem hình ảnh
Nhưng, hôm sau, thứ Bảy, ngày 19 tháng 09 tháng 2009, mới thực là “ngày đại lễ hằng năm kính nhớ”:
* Buổi sáng, lúc 07 giờ 30, rước nhập lễ và Thánh lễ cắt băng khánh thành và làm phép ngôi nhà thờ mới của giáo họ Văn Phú, do Đức Giám mục Giáo phận Vinh-Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự, với sự tham dự của Cha quản hạt Thuận Nghĩa, cùng 18 Linh mục đồng tế trong và ngoài giáo hạt (trong đó số đó, có Cha Linh hướng Gioan Nguyễn Phước, kiêm giáo sư Đại Chủng viện Vinh-Thanh), quý Tu sĩ nam nữ, quý Thầy Đại Chủng viện, quý vị ân nhân, quan khách xa gần và đông đảo giáo dân các xứ lân cận: Tân Yên, Thanh Dạ, Thuận Nghĩa, Song Ngọc, Xuân An, v.v.;
* Buổi chiều, lúc 14 giờ 30, Đức Cha Phaolô, cùng Cha Linh hướng, Cha quản Thuận Nghĩa và một số Cha trong giáo hạt, đã đặt tay ban Thánh Thần cho 204 ứng viên của toàn giáo xứ, đã hội đủ điều kiện để lãnh nhận bí tích Thêm Sức đợt này. Đức Cha đã ưu ái trao ghi ấn tín Thánh Thần và “hôn bình an” cho 204 tâm hồn ngây ngô, đơn thành, dễ thương, dễ mến và thanh sạch, 204 đóa hoa đượm thắm hương sắc quê Mành, xứ biển mến thương, 204 ngọn nến đức tin cháy sáng, 204 hạt muối sẽ ướp mặn cho đời, v.v., với kỳ vọng rằng 204 mần sống này sẽ đâm chồi nảy lộc giữa vườn xuân Hội thánh, sẽ hòa chung nhịp sống giữa lòng nhân thế, với muôn muôn tạo vật, và sẽ từng ngày từng giờ “vươn mình lớn dậy” trong đức tin, đức cậy và đức mến, để rồi các em sẵn sàng lên đường làm chiến sĩ theo Chúa Kitô và làm chứng nhân cho Nước Trời mai hậu;
* Buổi tối, lúc 19 giờ 30, Đêm Diễn Nguyễn mừng Tuần Chầu Mành Sơn và khánh thành nhà thờ Văn Phú đã diễn ra một cách hoành tráng, với sự tham diễn của bốn đội văn nghệ: Cẩm Trường, Thuận Nghĩa, Thanh Dạ và Mành Sơn chủ nhà. Sau lời phát biểu khai mạc của Cha Tổng Đại diện Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm, đêm diễn bắt đầu và kéo dài hơn hai giờ đồng hồ, với 10 tiết mục đặc sắc, đủ thể loại, trong tiếng reo hoan của gần 5 ngàn khán-thính giả:
1) Bản hòa tấu “Thành Kính 1” của nhạc sĩ Phi Long, do dàn Nhạc dây của giáo xứ Mành Sơn biểu diễn, dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Đức Anh;
2) Bản hợp xướng “Khúc Hát Mặt Trời”, được nhạc sĩ Kim long phổ nhạc, dựa theo lời thơ của thi sĩ Xuân Ly Băng, do Ca nhạc đoàn Xê-xi-li-a giáo xứ Mành Sơn thể hiện;
3) Tiết mục hát múa phụ họa “Nỗi Niềm Xa Nhà”, do nhóm múa Đàn Cò Trắng của giáo xứ Cẩm Trường biểu diễn;
4) Nhạc phẩm “Con Có Ngài” của nhạc sĩ Cát Trắng, do nam ca sĩ Tiến Dũng thể hiện, với sự phụ họa của Tốp múa Bông Sen của Nhóm Thiếu Nhi Thánh Thể, đến từ giáo xứ Thuận Nghĩa;
5) Vũ điệu “Du Ca Tình Yêu”-nhạc Lê Việt Dũng, lời thơ Thanh Lợi-của Nhóm vũ công Đêm Sáng, đến từ giáo xứ Thanh Dạ, dưới sự dẫn dắt của biên đạo múa tài ba Thanh Thanh;
6) Kịch phẩm nổi tiếng “Cay Đắng Và Vinh Quang” của kịch giả Đức Thanh, do Đoàn ca kịch Lăng-đi-ăng giáo xứ Mành Sơn thực hiện;
7) Nhạc phẩm nổi tiếng “Con Muốn Theo Ngài” của nhạc sĩ Hương Đan, do nữ ca sĩ Xuân Thắm thể hiện, với sự phụ họa của Tốp múa Lửu Hồng-Giới trẻ giáo xứ Thuận Nghĩa;
8) Vũ khúc “Sống Cho Tình Yêu”- nhạc và lời của Linh mục Thái Nguyên-do Nhóm múa Thanh Dạ biểu diễn, dưới sự dẫn dắt của biên đạo múa tài ba Thanh Thanh;
9) Điệu vũ “Tiên Nữ Đêm Rằm”, do Tốp múa Hoa Ban Trắng của Giới Trẻ Con Đức Mẹ giáo xứ Cẩm Trường thể hiện;
10) và 10) Bản hòa tấu độc đáo và đặc sắc của nhạc sĩ Phi Long, với tựa đề “Thành kính 2”, do dàn Nhạc dây của giáo xứ Mành Sơn biểu diễn, dưới sự chỉ đạo tài tình của nhạc trưởng Đức Anh.
Sau một đêm bình an, đúng 07 giờ 00, sáng Chúa nhật XXV TN, Cha Phanxicô Xaviê Võ Thanh Tâm đã chủ tế Thánh lễ Cao điểm của Tuần chầu, với sự tham gia đồng tế của 14 Cha trong và ngoài giáo hạt; trong đó, có Cha quản lý Phaolô Nguyễn Xuân Hóa, Cha Linh hướng Gioan Nguyễn Phước và Cha Phaolô Bùi Đình Cao-giáo sư Đại Chủng viện Vinh-Thanh. Buổi chiều cùng ngày, sau các phiên thứ Chầu Đền tạ (từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 00), Cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Thanh đã dâng Thánh lễ Bế mạc Tuần Chầu Lượt 2009.
Đó là cả chuỗi ngày hồng ân nhưng không của Thiên Chúa mà quê Mành, xứ biển mến thương, đã được đón nhận trong suốt Tuần Chầu 2009 này. Nhưng, ngày mừng cắt băng khánh thành và làm phép ngôi thánh đường của giáo họ Văn Phú mới thật là một ngày đại ân, đại phúc, đại lộc, đáng tự hào và đáng ghi nhớ trong lịch sử thành hình, thăng tiến và triển nở của giáo họ vừa già lại vừa trẻ, vừa cũ lại vừa mới này.
Giấc mơ dài của bao thế hệ tiền nhân tiếp nối nhau nay đã trở thành hiện thực. Một ngôi thánh đường đơn sơ, nhỏ gọn, xinh xắn, đặt dưới sự bảo trợ của thánh Phêrô-Quan thầy, vị Giáo hoàng đầu tiên của Hội thánh, đã mọc lên giữa một vùng đầm lầy sác xú, ngay trên khu đất mới được khôi phục, ngày 10 tháng 05 năm 2007 của giáo họ, tọa lạc ở phía Nam chân núi Đáy.
Sau gần hai tháng trời, kể từ ngày khởi công xây dựng, từ khi đặt viên đá đầu tiên vào ngày 28 tháng 07 năm 2009 đến hôm nay-ngày 19 tháng 09 năm 2009-ngôi thánh đường mới của giáo họ Văn Phú đã chính thức được hoàn thành. 54 ngày đã qua là một chuỗi ngày vất vả, lo lắng, chờ đợi, mừng vui và hy vọng của hơn 412 con tim già trẻ, lớn bé của giáo họ Văn Phú, của gần 2100 tín hữu giáo xứ Mành Sơn, của những người con xa xứ và của những ân nhân-thân nhân, quý khách xa gần; để rồi hôm nay, những ưu tư, muộn phiền, lắng lo… nhường chỗ cho những nụ cười sướng vui và cả những giọt nước mắt chan chứa hạnh phúc.
Đây chính là lời xác quyết hùng hồn rằng Thân mình Mầu nhiệm của Chúa Kitô luôn vươn dài, vươn cao, vươn xa, và lớn mạnh không ngừng theo thời gian, cho đến tận cùng bờ cõi trái đất; và đây, quả là một hồng ân đặc biệt mà Thiên Chúa đã tặng ban nhưng không cho giáo họ này, qua bàn tay dựng xây Nước Chúa, nhờ lời cầu nguyện và sự giúp đỡ tinh thần-vật chất của các mọi thành phần Dân Chúa và của những người thành tâm thiện chí, kể từ khi thành lập cho đến nay.
CON ĐƯỜNG LỊCH SỬ
Quả thật, Đại lễ Khánh thành và Làm phép Nhà thờ Giáo họ Văn phú, do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên-Giám mục Giáo phận Vinh chủ sự, lúc 07 giờ 30, thứ Bảy, ngày 19 tháng 09 năm 2009 vừa qua, là một biến cố, một khúc ngoặt lịch sử quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành, thăng tiến và triển nở của họ đạo nhỏ bé ven biển này:
1. Từ “Xóm Đồn” Đến “Văn Phú”
Đầu thế kỷ 19, có một số người dân Bến Nậy, làm nghề cầm te đóng đáy, thường đến vùng đất của Lạch Quèn làm ăn. Là dân vạn chài, họ sống lênh đênh trên những con thuyền, nay đây mai đó, ngược xuôi dọc các khúc sông. Lúc đó, ở phía Bắc cửa lạch Quèn đã có một họ đạo đông đúc, đó là giáo họ Mành Sơn.
Với nghề nông nước, tản mạn khắp nơi, nên bà con Bến Nậy rất ngỡ ngàng khi đến kiếm kế sinh nhai tại khu vực này; không những không bị quấy phá, lấy cắp tài sản, cá tôm, v.v. như các nơi khác, mà họ còn được người dân bản địa giúp đỡ, những lúc trái gió trở trời, ít que củi, vài thùng nước ngọt, và nhất là tình người nơi này.
Qua một thời gian tìm hiểu, họ mới biết đây là những người theo đạo Công giáo. Vì cảm phục lòng nhân, một số đông bà con đã tự nguyện xin học Đạo và đã được Rửa tội tại Mành Sơn. Thế là, họ đã trở thành những người đầu tiên gầy dựng giáo họ Cự Tân ngày nay.
Đến đầu thế kỷ 20, một số ít bà con Bến Nậy (giáo họ Cự Tân) vẫn giữ nghề truyền thống cha ông, quanh năm đến Lạch Quèn để làm ăn sinh sống. Vì yêu người và mến thương vùng đất lắm cá nhiều tôm này, họ đã rủ nhau lưu lại và tập cư tại khu vực ven bờ sông phía Tây-Nam chân Núi Đáy. Vì ở đó, có Đồn Lính Tây trấn giữ, nên họ được dân quanh vùng gọi là dân “Xóm Đồn”.
Ngày càng trở nên giàu có, an khang và thịnh đạt, dân Xóm Đồn cùng nhau quyết định xin gia nhập giáo xứ Mành Sơn; và họ đã được Cha quản xứ cùng toàn thể giáo dân nơi đây vui mừng đón nhận và coi họ như thể là người con thứ của giáo xứ mới chào đời; vì lúc đó, giáo họ Vĩnh Yên thuộc giáo xứ Mành Sơn vừa được nâng cao lên cấp giáo xứ.
Tháng 06 năm 1920, Đức Cha Bắc đã ký quyết định thành lập giáo họ Xóm Đồn, thuộc giáo xứ Mành Sơn, dưới sự bảo trợ của thánh Phêrô-Quan thầy. Lúc này, giáo họ chỉ có 10 hộ gia đình, với số giáo dân là 28 người, hầu hết là trai trẻ, đầy tinh thần nhiệt huyết, mãnh mẽ, cùng với họ chị Mành Sơn, tiến bước trên đường chứng tá đức tin và hăng hái xây dựng giáo xứ ngày một thăng tiến và triển nở về mọi mặt.
Đến năm 1930, số giáo dân giáo họ Xóm Đồn đã lên tới 56 người. Lúc đó, Cố Nhơn, đang coi sóc Mành Sơn, đã bàn với bà con giáo họ, làm sao tậu được một vùng đất để xây dựng nhà thờ và an cư lạc nghiệp; vì mỗi năm, cứ đến dịp Lễ Quan thầy, giáo họ lại phải nhờ nhà thờ giáo xứ để tổ chức.
Được sự đồng thuẫn và hưởng ứng của mọi người, Cố Nhơn đã thương thuyết với các chức sắc của thôn Mạnh Sơn, để mua đất. (Xin nói rõ thêm là thời đó, thôn Mạnh Sơn đã tách khỏi xã Phú Nghĩa và trở thành một thôn đôc lập như các xã trong huyện Quỳnh lưu).
Về mặt kinh tế, việc bán đất là một sự tổn thất, nhưng vì để dựng xây cộng đoàn và kiến tạo nhà Chúa, nên toàn thể nhân dân thôn-xứ Mành Sơn đã đồng ý bán cho giáo họ Xóm Đồn vùng đất của làng: phía Tây giáp bờ sông; phía Đông giáp đường dọc cánh đồng làng; phía bắc giáp đường dọc chân núi Đáy; và phía Nam giáp chân Núi Đình, với diện tích khoảng 4 ha.
Vào hạ tuần tháng 05 năm 1930, cả giáo họ vui mừng tổ chức liên hoan. Đại biểu của làng và của hai giáo họ ngồi chật ních cả bốn con thuyền. Ông Trần Văn Tăng-đại diện họ Xóm Đồn và ông Trần Văn Thổ-đại diện thôn Mạnh Sơn cùng ký vào biên bản bán đất, với giá tuyệt nhượng là 700 quan; số tiền này do bà con giáo dân giáo họ Xóm Đồn đóng góp.
Tậu được vùng đất mới, giáo dân vừa mừng lại vừa lo; vì lúc đó, chẳng có lấy một phương tiện máy móc nào để cải tạo một vùng sình lầy và sác xú này, lại thêm sự xói mòn của hai dòng khe, do nguồn nước đổ xuống từ ba sườn núi là Núi Rồng, Núi Đình và Núi Đáy. Mỗi khi có báo tố, lúc gặp triều cường, thì xóm biển lại bị tàn phá nặng nề.
Nhưng, dù khó khăn bao nhiêu, cũng không thể ngăn được lòng quyết tâm và sự đoàn kết của mọi người. Với sự đồng lòng nhất trí của bà con giáo họ, thêm vào đó là sự tận tình giúp đỡ của Cha quản xứ và bà con họ Mành Sơn, từ vùng sình lầy xác xú này, nhiều ngôi nhà đã mọc lên trên nền đất mênh mông, lung linh soi bóng nước, mộng mơ nên thơ, thấm đầy mồ hôi và lao công của con người.
Đầu năm 1935, nhân một chuyến đi công tác ở Quảng Bình, Cha Giuse Quy, lúc đó coi sóc giáo xứ Mành sơn, nhận thấy có xứ đạo nơi này mang tên “Văn Phú”. Vì cho đây là một cái tên rất đẹp và rất phù hợp với vùng đất Xóm Đồn, nên khi trở về, ngài liền bàn thảo với giáo dân và mọi người nhất trí đổi tên giáo họ “Xóm Đồn” thành giáo họ “Văn Phú”, vào tháng 03 năm 1935.
2. Xây Dựng Nhà Chúa Lần I
Khoảng tháng 04 năm 1935, giáo dân giáo họ Văn Phú lúc đó mới chỉ có 16 hộ gia đình, với khoảng 80 người, nhưng đầy nhiệt huyết tông đồ; tất cả đều đồng lòng nhất trí, chung sức, đồng lòng, góp công-của, quyết tâm xây dựng ngôi nhà thờ của giáo họ.
Biết bao mồ hôi công sức, giữa bốn bề nước mặn mênh mông, phải khiêng gánh từng thùng nước ngọt và nguyên vật liệu dưới trời hè nóng gắt để dựng xây nhà Chúa, nhưng tất cả đều hăng say, vui vẻ. Nhờ sự chung tay, góp công, tiếp sức của chị cả Mành sơn và sự yêu thương, giúp đỡ của Cha quản xứ, chỉ hơn một năm xây dựng, ngôi nhà thờ mới đã được hoàn thành, nổi lên giữa vùng nước mênh mông, lung linh xinh đẹp, trong niềm vui hoan của mọi người.
3. Thời Kỳ Hưng Phát (1937-1953)
Có được ngôi nhà thờ mới, bà con trong giáo họ sớm tối quây quần bên nhau, cùng vang lên lời kinh tiếng hát; nhà nhà an cư lạc nghiệp; người người vui vẻ hạnh phúc; cuộc sống tràn đầy hồng ân Thiên Chúa. Vì thế, hằng năm, cứ đến dịp lễ Quan thầy, bà con trong giáo xứ và các xứ bạn, cùng đổ về đông vui, trên bến dưới thuyền, cờ bay phất phới, rực rạo cả lòng người. Văn Phú ngày càng đông vui; các Hội đoàn đua nhau phát triển.
Thật là sơn thủy hữu tình! Đúng như cái tên Văn phú-vừa đẹp lại vừa giàu! Tức cảnh, sinh tình! Có người đã ứng tác nên mấy vần thơ:
“Ai về Văn phú mà coi,
Lung linh bóng nước, ngắm soi nhà thờ.
Thuyền chài cập bến nên thơ,
Rộn ràng tôm cá, ngẩn ngơ lòng người.”
Lúc này, giáo xứ Mành sơn có hai họ giáo, hai ngôi nhà thờ; chị em cùng dắt tay nhau, tung tăng thăng tiến… Đến cuối năm 1953, số giáo dân đã lên tới 112 người.
4. Thời Kỳ Bi Thương (1954-1980)
Cuối năm 1954, giáo họ Văn Phú cùng chịu chung số phận, trong cuộc biến động của lịch sử đất nước: tổ quốc bị cắt chia thành hai miền. Trong trào lưu di cư vào Nam, 87 người đã bước vội ra đi. Giáo họ từ 112 người chỉ còn 5 hộ gia đình với 25 người ở lại cầm cự; họ phải duy trì những sinh hoạt riêng của giáo họ, phải đóng góp nghĩa vụ chung với giáo xứ và phải tiếp tục gìn giữ ngôi thánh đường thân thương này. Dù khó khăn ngàn trùng, những người ở lại vẫn duy trì lời kinh tiếng hát; và hằng năm, họ vẫn tổ chức mừng lễ thánh Phêrô-Quan thầy.
Mặc dù cuộc chiến đã lan rộng ra miền Bắc, nhưng Cha già Phêrô Phạm Đình Hậu vẫn luôn yêu thương, quan tâm và chăm sóc giáo họ. Nhưng, một sự kiện kinh hoàng đã xẩy ra: ngày 07 tháng 03 năm 1967, máy bay Mỹ đã ném bom phá sập ngôi nhà thờ của giáo họ; bức tường mặt tiền hoàn toàn biến mất, ngôi nhà thờ chỉ còn trơ trọi ba bức tường phía sau và hai bên; tượng thánh Phêrô rơi từ trên tháp xuống đất, nhưng vẫn nguyên vẹn: tay này vẫn cầm trọn chìa khóa, tay kia vẫn giữ nguyên cuốn sách, như thể muốn nói lên rằng Thiên Chúa luôn gìn giữ, thánh Quan thầy luôn phù trợ vùng đất thiêng liêng này, và rồi Lời Chúa sẽ lại có ngày được vang lên trên nền đất mà Thiên Chúa đã ngự trị.
Dù không còn nhà thờ và chỉ có mấy gia đình, nhưng bà con giáo họ vẫn duy trì sinh hoạt của giáo họ; hằng năm đến lễ Quan thầy vẫn được Cha phụ trách dâng lễ trọng thể, trong ngôi nhà thờ của giáo xứ.
Năm 1977, một nỗi đau thương và mất mát nữa lại xảy ra: ba bức tường còn lại của ngôi thánh đường và đá kè quanh móng đã bị chính quyền và Ủy ban Nhân dân xã Tiến Thủy cho người lấy hết, chẳng cần một thông báo, hay ý kiến gì của bà con giáo họ; mọi người chỉ biết ứa lệ đau buồn, nuốt hận vào trong!
Thiết nghĩ việc lấy đá của nhà thờ Văn Phú để làm đường, về mặt kinh tế, đối với toàn xã Tiến thủy thật chẳng có nghĩa lý gì, nhưng lại gây tổn thương vô cùng lớn, đối với giáo dân Văn Phú và cộng đoàn giáo xứ Mành Sơn. Dù ngôi thánh đường đã bị xóa sạch dấu vết, bởi sự tàn nhẫn của con người, nhưng bà con giáo dân vẫn cố gắng duy trì sinh hoạt của giáo họ.
Tuy nhiên, năm 1980 lại đánh dấu một bước ngoặt đau buồn nữa trong lịch sử của giáo họ: vì quá ít người, thấy không thể duy trì sinh hoạt được nữa, giáo dân Văn Phú đã xin gia nhập vào họ giáo Mành Sơn.
Giáo xứ Mành Sơn vô cùng đau xót khi thấy người con của mình bị mất đi trong niềm tiếc thương vô hạn, nhưng vẫn hy vọng một ngày nào đó, giáo họ lại được khôi phục… Lời Chúa lại vang lên hằng ngày trên mảnh đất linh thiêng này.
5. Tiến Trình Hồi Phục (2005-2009)
Từ 2005 đến 2009, một chuỗi ngày đầy hồng ân mà Thiên Chúa đổ tràn xuống trên giáo họ:
* Ngày 11 tháng 06 năm 2005, với lời đề nghị của đông đảo bà con giáo dân Văn Phú, Cha Phêrô Lê Nam Cao, cùng Hội đồng Mục vụ giáo xứ, đã chủ trì Hội nghị bàn việc khôi phục giáo họ. 60 người chủ hộ, đại diện cho 350 giáo dân, đã thống nhất làm đơn đệ trình lên chính quyền các cấp, để xin khôi phục giáo họ;
* Ngày 29 tháng 06 năm 2006, Cha Phêrô Lê Nam Cao tổ chức dâng thánh lễ tại cầu Ông Nho, mừng kính thánh Quan thầy Phêrô và dựng cây Thánh giá cao 4 m trên nền đất ngôi nhà thờ cũ;
* Ngày 29 tháng 03 năm 2007, dưới sự chỉ đạo của Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, tổ máy xúc của anh Lê Văn Thành (Quỳnh Mỹ), khởi công xúc đất và đắp nền cho giáo họ Văn phú;
* Ngày 17 tháng 04 năm 2007, văn thư của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An, gửi Tòa Giám mục Xã Đoài, số 17/2009, ký quyết định cho khôi phục giáo họ Văn Phú;
* Ngày 10 tháng 05 năm 2007, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Giám mục Giáo phận Vinh, ký quyết định số 22/207 QĐTC khôi phục giáo họ Văn Phú;
* Ngày 15 tháng 06 năm 2007, sau 75 ngày lao động cật lực, san lấp đất của cả cộng đoàn giáo xứ, kết hợp với máy xúc, cùng đoàn xe tải, đã làm được hơn 5000 m2. Mặt bằng đất đã nổi lên trên vùng đầm lầy, mênh mông nước của giáo họ Văn Phú;
* Ngày 07 tháng 09 năm 2007, Đức Cha Phaolô chủ sự Thánh lễ Tạ ơn, cùng với 20 Linh mục, mừng khôi phục giáo họ Văn Phú.
Niềm ao ước canh cánh bấy lâu, nay đã trở thành hiện thực. Sau hơn 40 năm vắng bóng, Lời Chúa lại được vang lên trong Thánh lễ, trên mảnh đất linh thiêng của giáo họ. Nhưng, biến cố này cũng tiên báo những ngày đầy vất vả của giáo họ và giáo xứ, trong công việc tái thiết cơ sợ hạ tầng cho giáo họ Văn Phú.
Xin được nói đôi chút về Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, hiện đang quản nhiệm giáo xứ: Với nhiệt huyết Tông đồ và lòng đại ái Mục tử, Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh đặc biệt quan tâm đến cộng đoàn giáo xứ Mành Sơn, cách riêng giáo họ Văn Phú.
Thấy điều kiện giao thông vô cùng bi đát, với con đường hơn 2 m chiều rộng, khó khăn cho xe cộ đến bến thuyền để vận chuyển cá ruốc, nhất là khi trời cho được mùa; thấy con đường đê của chính quyền nhân dân đắp năm xưa bị xói lở gần hết, không thể đi lại được, Cha Antôn đã động viên giáo dân, cùng chung sức với Ngài khôi phục con đường cũ, để giao thông được dễ dàng, kinh tế phát triển, thôn làng sẽ đẹp hơn.
Nhưng, thật trớ trêu thay, việc làm vô cùng chính đáng này lại là nguyên nhân dẫn đến bao nhiêu chuyện buồn, do sự đố kỵ và giải quyết không hay, thiếu thỏa đáng của chính quyền địa phương:
* Ngày 13 tháng 06 năm 2008, tổ máy xúc của anh Chính (Hạ Nguyên), cùng với nhân dân khởi công đắp lại con đường mang tên “Đê Văn Phú”;
* Ngày 15 tháng 06 năm 2008, chính quyền, công an xã xuống đình chỉ công trình, đe dọa còng thợ lái máy xúc; và họ đã bị nhân dân kịch liệt phản đối;
* Ngày 25 tháng 07 năm 2008, nhân dân thôn Minh Sơn tổ chức cắm cờ, đắp chắn ngang con đường đang thi công, giáo dân Mành Sơn rất bức xúc, định phản ứng… nhưng, được Cha quản xứ và Hội động Mục vụ giáo xứ can ngăn, nên phải nuốt hận cho qua;
* Ngày 29 tháng 07, Ban Chính sách thôn mời chính quyền xuống tham dự cuộc họp với nhân dân. Nhưng, ông Bí thư xã, Phó Chủ tịch và Chủ tịch HĐND, không đáp ứng được đề nghị của họ và hẹn ngày 03 tháng 08 sẽ giải quyết;
* Chiều ngày 03 tháng 08 năm 2008, nhân dân kéo nhau lên xã, nhưng chính quyền lại không giải quyết;
* Ngày 06 tháng 08 năm 2008, UBND xã mời giáo dân lên Ủy ban, có Đoàn của Chính quyền Mặt trận huyện Quỳnh Lưu xuống giải quyết. Sau khi nghe nhân dân trình bày nguyện vọng và lịch sử con đường cũ, ông Vang-Phó Chủ tịch UBND huyện-phát biểu chỉ đạo thống nhất, cho nhân dân thôn Sơn Hải khôi phục con đường cũ. Nhân dân vỗ tay đồng tình với sự giải quyết của chính quyền huyện, đối với nguyện vọng chính đáng của họ;
* Ngày 10 tháng 08 năm 2008, toàn thể giáo dân Mành sơn, với sự giúp đỡ của hơn 300 giáo dân giáo xứ Cẩm Trường, dưới sự chỉ đạo của Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, sau một buổi sáng làm việc cật lực, 3 mặt giáp công, thủy, bộ và đắp tại chỗ; hơn 1 vạn bao bì cát được de xếp thành đoạn đê dài hơn 30 m, nối liên việc đi bộ từ Mành Sơn theo đường thẳng lên bến cảng;
* Ngày 11 tháng 08 năm 2008, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Tàu Cuốc Nghệ An đã gặp Cha quản xứ và Hội đồng Mục vụ giáo xứ, xin được đổ cát vào khu đất của giáo họ Văn Phú.
Quả thật, một sự lạ lùng mà ai ai cũng nhận thấy là có một sự xếp đặt công việc hết sức lô-gích. Không những chỉ có Cha con trong giáo xứ xây dựng mà cả xã hội, dù không thích cũng phải cùng chung tay:
* Ngày 13 tháng 08 năm 2009, tàu hút bùn của Công ty Cổ phần Tàu Cuốc Nghệ An, bắt đầu làm việc để bơm cát đắp đầy vùng đất giáo họ Văn Phú. Đến ngày 15 tháng 04 năm 2008, họ đã bơm được một vùng đất bằng phẳng như chúng ta thấy hôm nay;
* Ngày 13 tháng 08 năm 2008, lợi dụng lúc đa số giáo dân Mành Sơn đi tham dự lễ Đức Mẹ tại La Vang, khoảng 22 giờ đêm, một số đông dân Minh Sơn tổ chức phá đê, chọc thủng các bao cát, làm hỏng một đoạn đường dài 8, 20 m (mất khoảng 2000 bao bì cát);
* Sáng ngày 14 tháng 08 năm 2008, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch HĐMV giáo xứ và ông Trần Đức Biển, lên văn phòng Chủ tịch UBND xã báo cáo sự việc với ông Chủ tịch Bùi Quang Khánh và Phó Chủ tịch Hồ Ngọc Cường, nhưng UBND xã không đến hiện trường lập biên bản và cũng không hề có ý kiến gì;
* Đêm ngày 15 tháng 08 năm 2008, một số dân Minh Sơn lại chặn đánh nhân dân thôn Sơn Hải đi chơi về đêm, ngay đầu đoạn đê vừa bị phá hôm trước và có hành động phá đường tiếp. Vì quá bức xúc, nên nhân dân Sơn Hải đã đuổi đánh;
* Ngày 16 tháng 08 năm 2008, từ 5 giờ sáng, một số dân Minh Sơn đã lăn đá chắn đường không cho người các nơi đến Sơn Hải bán gạo, rau, quả… và các xe cộ; chúng hăm dọa các em đi học cùng nhân dân, có sự hiện diện của cán bộ và công an xã; chúng còn chặn và hăm dọa cả cán bộ thôn đi họp nữa. Ông Trần Đức Biển, Trưởng thôn, đã báo với Cha quản xứ và HĐMV giáo xứ. Vì quá bức xúc, đến 8 giờ sáng cùng ngày, nhân dân thôn Sơn Hải đã phải đuổi đánh mới giải tỏa được;
* Đêm ngày 17 tháng 08, một số thánh giá khu vực nghĩa địa của giáo xứ Mành Sơn bị đập phá;
* Ngày 28 tháng 08, sau bao ngày lao động cực nhọc, niềm vui phấn khởi đã đến: cùng với sự giúp đỡ trong ngày của hơn 200 giáo dân Cẩm Trường, đến 16 giờ 00, 2 đầu cầu được nối liền; những chiếc xe tải đã chạy thông đường, trong tiếng reo hoan của mọi người;
* Ngày 28 tháng 03 năm 2009, được sự giúp đỡ của hơn 30 thợ của giáo xứ Cẩm Trường và toàn thể giáo dân Mành Sơn, sau hơn 2 giờ làm việc, bức tường rào phía Bắc của giáo họ dài 150 m và tượng Chúa Kitô vua cao hơn 5 m (cả bệ) đã được xây dựng hoàn thành.
6. Xây Dựng Nhà Chúa Lần II
Thật khó mà nói hết được tinh thần nhiệt huyết, lòng mến thương Hội thánh của Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, một Mục tử tốt lành giữa đoàn chiên. Không thể diễn tả hết được bằng lời mà chỉ có những tấm lòng kính phục! Những công trình Ngài đã dựng xây nói lên điều đó, cách riêng ngôi nhà thờ của giáo họ hôm nay.
Trong lúc còn xây dở ngôi thánh đường giáo xứ Cẩm Trường, với trăm ngàn khó khăn, nhưng Ngài vẫn quyết định xây cất ngôi nhà thờ mới cho giáo họ Văn Phú.
Và thật đẹp lòng Chúa, nên hồng ân Thiên Chúa đổ xuống tràn trề, với sự đồng tâm nhất trí của bà con giáo họ, giáo xứ, cùng với sự giúp đỡ của các anh em thợ giáo xứ Cẩm Trường và các tổ thợ khác.
* 22 giờ thứ Bảy, ngày 11 tháng 07 năm 2009, phần gỗ nhà thờ được chở đến nền đất giáo họ;
* Thứ Bảy, ngày 18 tháng 07 năm 2009, Cha quản xứ và giáo dân động thổ xây móng;
* Thứ Tư, ngày 28 tháng 07 năm 2009, toàn giáo xứ dựng phần gỗ nhà thờ giáo họ Văn Phú;
* 9 giờ 15 phút, ngày 04 tháng 09 năm 2009, Cha Antôn đã cùng với các thợ đỡ cây thánh giá đặt lên đỉnh mặt tiền nhà thờ, trong tiếng vỗ tay hoan hô phấn khởi của mọi người;
* Ngày 13 tháng 09, tượng thánh Phêrô-Quan thầy đã được đặt lên ngai tòa;
* Ngày 14 tháng 09 năm 2009, giáo họ Văn Phú hoàn thành việc xây dựng ngôi nhà thờ mới, hồi công cho các tổ thợ và chờ ngày Đức Cha ra cắt băng khánh thành.
Vậy là chỉ sau 58 ngày, kể từ ngày động thổ, việc xây dựng ngôi nhà thờ của giáo họ đã thành công tốt đẹp. Không thể diễn tả hết niềm vui, bà con giáo dân chỉ xin dâng lên Thiên Chúa lời tri ân cảm tạ, bởi biết bao hồng ân Người đã thương ban cho, nhờ sự cầu thay nguyện giúp của Mẹ Maria và thánh Phêrô Quan thầy.
Quả thật, sau hơn hai năm phục hồi, nhờ hồng ân nhưng không của Thiên Chúa, dưới sự chăn dắt khôn ngoan của Cha quản xứ Antôn Nguyễn Văn Thanh và sự nhiệt thành vì nhà Chúa của giáo dân Mành Sơn nói chung và giáo dân Văn Phú nói riêng, nhiều phép lạ cả thể đã lần lượt xảy ra trên mảnh đất linh thiêng này.
Một vùng đầm lầy sác xú của Lạch Quèn bỗng chốc trở thành một bãi đất mênh mông, một khuôn viên rộng lớn với tượng đài Chúa Kitô Vua cao gần 5 m (cả bệ) án ngự, bên cạnh một ngôi thánh đường nho nhỏ, xinh xinh, ngiêng mình hiện hữu, sau 58 ngày lao công vất vả của biết bao bàn tay dựng xây nhà Chúa.
Đại lễ hôm nay nhắc nhớ cộng đoàn hiện diện, đặc biệt là giáo dân giáo họ Văn Phú, rằng: Chúng ta cần năng lui tới ngôi nhà thờ này để điểm tô, gìn giữ đền thờ tâm hồn của mỗi người bằng chính nỗ lực sống theo và sống đúng tinh thần Tin Mừng, như thánh Âugustinô đã nói trong một thánh lễ cung hiến thánh đường: “Chúng ta đến đây để cung hiến nhà cầu nguyện; nhưng, đừng quên rằng nếu hôm nay nhà này trở thành nhà cầu nguyện, thì tâm hồn anh chị em phải luôn luôn là nhà của Thiên Chúa”.
Hiểu như thế, ngôi nhà thờ bằng gỗ đá này sẽ đứng đây như biểu tượng nhắc nhớ, hướng dẫn và giáo huấn chúng ta, để chúng ta ngày càng trở nên người hơn và thêm giống Chúa Kitô hơn, nhất là trở nên người Kitô hữu hơn.